![]() |

- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt
{{UCVCL}}
(viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử. - Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng
=== {{thế:SUBPAGENAME}} ===
, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu~~~~
. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ. - Chép lại dòng:
{{/tên bài được đề cử}}
, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử). - Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Bên dưới dòng
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã
{{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}}
hoặc{{thế:ctcb}}
(viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
![]() |
{{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc |
![]() |
{{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề |
![]() |
{{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã
*{{Đồng ý}}
kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó. - Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã
*{{Chưa đồng ý}}
và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi<s>...</s>
. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành*{{Đồng ý}}
hoặc*{{Ý kiến}}
. - Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng
*{{Ý kiến}}
. - Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
- Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số
|chất lượng=...
của các hộp dự án thành|chất lượng=CL
. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự. - Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọc và cổng thông tin nội dung chọn lọc.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Tuần được đưa lên".
- Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn Bài viết của năm 2025.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã
{{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}}
tại trang thảo luận của họ.
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Lê Duẩn là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử Việt Nam. Dù di sản của ông có thể gây tranh cãi, nhưng không thể phủ nhận rằng ông là một trong những nhân vật có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến tiến trình lịch sử Việt Nam hiện đại.
Đây là bài viết quy mô lớn đầu tiên tôi thực hiện về một chính khách cộng sản, nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách trình bày và tiếp cận nguồn tư liệu. Hơn nữa, so với một số nhân vật cùng thời, tài liệu về Lê Duẩn nhìn chung không thực sự dồi dào, điều này cũng phần nào hạn chế việc đối chiếu và khai thác chiều sâu. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, phản biện và góp ý từ các thành viên để hoàn thiện bài viết tốt hơn.
Trong thời gian tới, với những tài liệu đã thu thập được, tôi dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các bài viết liên quan đến ông như Chiến tranh biên giới Việt–Trung, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Đặng Tiểu Bình,... (hiện tại tôi mới chỉ hoàn thành bài viết về Hoàng Văn Hoan). --Leeaan (thảo luận) 22:37, ngày 23 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
Ý kiến bởi ThiênĐế98:
- Một bài viết chất lượng thường thấy của tác giả. Tuy có một số điểm tôi còn phân vân: Đoạn intro còn chia thành nhiều đoạn, không rõ có thể rút ngắn hoặc kết hợp hay không; một số đánh giá về nhân vật chưa nêu rõ tên người đánh giá nhân vật, vì đây là nhân vật nhạy cảm nên tôi nghĩ cần làm rõ ở điểm này (tôi từng bị đặt bản mẫu "Who?" ở các đánh giá không có tên tác giả). Có thể còn một số chỗ còn lỗi typo, ví dụ: Lê Duẩn mô tả là một người, khoá 1924 – 1925. Theo Lê Duẩn là không đơn thuần là. Tôi sẽ đọc thêm và góp ý tổng quan về bài viết trong thời gian tới. ✠ Tân-Vương 02:59, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Ở mục "chính sách tôn giáo", tôi không thấy nguồn trích dẫn có đề cập đến hai chữ "ôn hòa", thay vào đó, Tổng Bí thư nhận định "Công giáo ở Nam Bộ có vài đặc điểm khác" và "kháng chiến mạnh mẽ". Không rõ tác giả có thêm tài liệu nào về chính sách tôn giáo của TBT hay không, vì theo tôi thấy ở đây thì giai đoạn từ sau năm 1975, chính sách tôn giáo gần như không có nội dung. Đối với nhiều biến cố với giới Công giáo giai đoạn 15 năm hậu chiến, tôi thiết thấy có thể có chính sách/quan điểm từ người đứng đầu đất nước. ✠ Tân-Vương 03:13, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Nội dung về khủng hoảng kinh tế chưa nhắc đến ba lần đổi tiền tại Việt Nam. Chính TBT Lê Duẩn trong cuộc gặp tại Liên Xô đã được nhắc đến việc đổi tiền đầu tiên vào năm 1975. Việc đổi tiền là một sai lầm được thừa nhận: [1], [2]. Về nội dung trái chiều với quan điểm chính thống, tôi thấy sách "Bên Thắng Cuộc" của Huy Đức có đề cập đến góc nhìn đối lập này. ✠ Tân-Vương 03:33, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Xin cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc và đưa ra những nhận xét chi tiết, rất đáng trân trọng.
- Về phần mở đầu: Tôi đồng ý rằng phần intro hiện tại còn hơi dài dòng và chia đoạn chưa hợp lý. Tôi sẽ xem xét rút gọn và kết nối các đoạn lại cho mạch lạc hơn.
- Về mục chính sách tôn giáo: Tôi thừa nhận là cụm từ "ôn hòa" hiện không phản ánh trực tiếp từ ngữ trong các nguồn đang trích dẫn, và xin rút lại mô tả này để đảm bảo trung lập. Tôi cũng đồng ý rằng chính sách tôn giáo, đặc biệt sau năm 1975, là một chủ đề quan trọng nhưng trong bài hiện còn quá sơ lược. Tôi sẽ cố gắng tìm thêm tài liệu để bổ sung cho cân đối. Nếu bạn có tài liệu nào phù hợp, tôi cũng rất mong được chia sẻ thêm.
- Về ba lần đổi tiền: Góp ý này hoàn toàn chính xác. Tôi sẽ bổ sung nội dung này vào phần “Khủng hoảng kinh tế và cải cách”. Rất cảm ơn bạn đã gợi nhắc và dẫn nguồn.
- Về các lỗi câu chữ, typo: Tôi xin ghi nhận và sẽ rà lại toàn bộ bài để chỉnh sửa ngôn ngữ và kỹ thuật hành văn.
- – Leeaan (thảo luận) 12:29, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Cảm ơn bạn đã hồi đáp và có một số sửa chữa trong bài. Cá nhân tôi thấy các gợi ý ở đây chỉ dừng lại ở mức gợi ý. Với tư cách là một người tự viết bài, tôi thừa nhận có nhiều chủ đề còn thiếu mà không có cách nào bồi đắp do thiếu thông tin cả nguồn và sách. Cá nhân tôi đang tìm chủ đề "Chính sách và Công giáo" giai đoạn 1975 đến 1990 nhưng quả thực là không thấy gì nhiều. Nếu bạn muốn bổ sung vào bài, tôi thiết thấy có thể thêm một số nghị định về tôn giáo trong giai đoạn kể trên. Tôi sẽ đọc và đưa thêm ý kiến để đóng góp, và ghi nhận rằng chủ đề này là rất rất khó và phức tạp, do đó bạn có thể hoàn toàn bỏ qua một số ý kiến nếu ý kiến đó là không thể khắc phục do thiếu nguồn. Như bạn đã biết, có một số nguồn có thể dùng trực tiếp, và một số nguồn dùng đọc để biết thêm ý tưởng, xin đóng góp một ít nguồn: [3], [4], (này là phần 6!) ✠ Tân-Vương 14:38, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Cảm ơn bạn đã gợi ý, tôi sẽ xem liệu có thể bổ sung được gì vào bài không. – Leeaan (thảo luận) 19:29, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Cảm ơn bạn đã hồi đáp và có một số sửa chữa trong bài. Cá nhân tôi thấy các gợi ý ở đây chỉ dừng lại ở mức gợi ý. Với tư cách là một người tự viết bài, tôi thừa nhận có nhiều chủ đề còn thiếu mà không có cách nào bồi đắp do thiếu thông tin cả nguồn và sách. Cá nhân tôi đang tìm chủ đề "Chính sách và Công giáo" giai đoạn 1975 đến 1990 nhưng quả thực là không thấy gì nhiều. Nếu bạn muốn bổ sung vào bài, tôi thiết thấy có thể thêm một số nghị định về tôn giáo trong giai đoạn kể trên. Tôi sẽ đọc và đưa thêm ý kiến để đóng góp, và ghi nhận rằng chủ đề này là rất rất khó và phức tạp, do đó bạn có thể hoàn toàn bỏ qua một số ý kiến nếu ý kiến đó là không thể khắc phục do thiếu nguồn. Như bạn đã biết, có một số nguồn có thể dùng trực tiếp, và một số nguồn dùng đọc để biết thêm ý tưởng, xin đóng góp một ít nguồn: [3], [4], (này là phần 6!) ✠ Tân-Vương 14:38, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Leeaan: Mục "Chiến tranh kết thúc" có một câu không hoàn chỉnh: "Đến tháng 7 năm 1974, sau khi Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ cho miền Nam." Còn ở mục kinh tế thì không rõ có nhầm lẫn không, nhưng một đoạn thì nói thu nhập bình quân đầu người [hàng năm?] là 101 đô la năm 1975, $81 năm 1980 và $99 năm 1982, rồi sau đó lại nói thu nhập hàng tháng ở miền Bắc lại là $82. NHD (thảo luận) 06:14, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN Về cái thu nhập bình quân thì nguồn ghi là "công chức nhà nước và các hộ gia đình công nhân":
The Fourth Party Congress had declared that improving the people's material and spiritual life was the "cardinal task," and the "highest objective" of economic development programs. Yet the people's standard of living declined dramatically between 1976 and 1980. For example, real monthly per capita income for worker families and state employees in the north declined from an indice of 81.8 in 1976 to 57.8 in 1980. Almost certainly the drop was more severe in the south.
- Thú thực là em không hiểu cái chỉ số 81.8 và 57.8 ám chỉ đơn vị gì. Tác giả cũng không ghi rõ. Đoạn này được lấy từ bên en, thì người viết bên đó suy thành Đô la. – Leeaan (thảo luận) 12:42, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Vậy con số ở đoạn đầu là hàng năm hay hàng tháng? NHD (thảo luận) 13:44, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN Ông Võ Nhơn Trí không ghi rõ là per year hay per month, nhưng chắc chắn là hàng năm (…"Calculated according to UN methods, per capita national income had been $101 in 1976, then slid to $91 by 1980, and managed to creep back up to $99 by 1982"…) – Leeaan (thảo luận) 13:47, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Tôi đọc nguồn bạn nêu thì trong chú thích 31 họ ghi rõ là chỉ số cơ sở 100 là chi tiêu cuộc sống năm 1960. Đó có nghĩa là thu nhập hàng tháng năm 1976 chỉ đủ 80% chi tiêu hàng tháng của năm 1960. NHD (thảo luận) 13:52, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN Vậy diễn đạt lại thành "Trong giai đoạn 1976–1980, mức sống của các hộ gia đình công nhân và viên chức nhà nước ở miền Bắc sụt giảm đáng kể. Theo chỉ số thu nhập thực tế được tính trên nền giá sinh hoạt năm 1960 (gán giá trị 100), mức thu nhập năm 1976 chỉ đạt khoảng 81,8 điểm và giảm xuống còn 57,8 điểm vào năm 1980. Như vậy, ngay cả năm 1976, thu nhập cũng chỉ đủ đáp ứng khoảng 80% mức sống của năm 1960, và đến năm 1980 thì giảm xuống còn chưa đến 60%." anh thấy có ổn không? – Leeaan (thảo luận) 19:18, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Tôi đọc nguồn bạn nêu thì trong chú thích 31 họ ghi rõ là chỉ số cơ sở 100 là chi tiêu cuộc sống năm 1960. Đó có nghĩa là thu nhập hàng tháng năm 1976 chỉ đủ 80% chi tiêu hàng tháng của năm 1960. NHD (thảo luận) 13:52, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN Ông Võ Nhơn Trí không ghi rõ là per year hay per month, nhưng chắc chắn là hàng năm (…"Calculated according to UN methods, per capita national income had been $101 in 1976, then slid to $91 by 1980, and managed to creep back up to $99 by 1982"…) – Leeaan (thảo luận) 13:47, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Vậy con số ở đoạn đầu là hàng năm hay hàng tháng? NHD (thảo luận) 13:44, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Leeaan: Trong tập tin commons:File:3è Plénum du comité de circonscription du Parti, le 24 janvier 1949.jpg, bạn có thể chỉ rõ Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là người bên nào được không ạ (trái, giữa hay phải) 😊 Hongkytran (thảo luận) 15:07, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Xong. Nếu rảnh nhờ bạn rà bài và cho ý kiến giúp mình nhé. – Leeaan (thảo luận) 19:22, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Leeaan: Không thấy bài nhắc gì về Vụ án Xét lại chống Đảng và những nỗ lực tạo ra nhà nước công an trị ở miền Bắc trong bài. NHD (thảo luận) 22:12, ngày 24 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN
Xong – Leeaan (thảo luận) 12:10, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @DHN Em đã biên tập lại mục cũng cố quyền lực. Tuy văn phong chắc vẫn còn chỗ cần trau chuốt thêm, nhưng về mặt nội dung thì em tạm xem là đã hoàn chỉnh. Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp từ anh – Leeaan (thảo luận) 18:49, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Các mâu thuẫn liên quan đến Vụ án Xét lại chống Đảng còn liên quan đến quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Phần "Đối ngoại" không thấy nói về khuynh hướng của Lê Duẩn và Đảng Lao động đối với Liên Xô trước 1975. Tôi nghĩ bài nên nói rõ sự chuyển hướng của Lê Duẩn từ Trung Quốc qua Liên Xô trước và sau 1975. NHD (thảo luận) 19:28, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @DHN Mục đối ngoại em đã biên tập lại trong máy tính rồi, tối về chèn thẻ ref xong đã rồi e sẽ đăng. – Leeaan (thảo luận) 19:38, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Các mâu thuẫn liên quan đến Vụ án Xét lại chống Đảng còn liên quan đến quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc. Phần "Đối ngoại" không thấy nói về khuynh hướng của Lê Duẩn và Đảng Lao động đối với Liên Xô trước 1975. Tôi nghĩ bài nên nói rõ sự chuyển hướng của Lê Duẩn từ Trung Quốc qua Liên Xô trước và sau 1975. NHD (thảo luận) 19:28, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @DHN Em đã biên tập lại mục cũng cố quyền lực. Tuy văn phong chắc vẫn còn chỗ cần trau chuốt thêm, nhưng về mặt nội dung thì em tạm xem là đã hoàn chỉnh. Rất mong nhận được thêm ý kiến đóng góp từ anh – Leeaan (thảo luận) 18:49, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @DHN
Ý kiến (Tôi loay hoay kiếm bản mẫu ẩn thảo luận phía trên đi để góp ý chi tiết ở đây):
- Intro: (1) Ông là Tổng Bí thư có thời gian tại vị lâu nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam là chưa chuẩn, vì ngay câu trước đó, chức vụ Tổng Bí Thư do ông nắm thực tế chỉ từ năm 1976, trước đó nó mang tên Bí thư Thứ Nhất. Tôi đề xuất có thể thay thành "người đứng đầu Đảng"; (2) đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930, từ 1951 đến 1954, các lỗi rất nhỏ sau đây có vẻ là thiếu giới từ/từ để hiểu trọn vẹn nghĩa của câu.
- Thiếu thời (1) cách viết về số chưa thống nhất: "9 người con" "năm anh em" (2) "vào Huế"/"vào Đà Nẵng", theo mạch câu từ chuẩn xác là từ Quảng Trị vào Huế, nhưng tôi đề xuất cách viết trung dung hơn là "đến/đi Huế" để đối xứng "trở về/đến (đi)" (3) Không rõ về danh xưng có thể linh hoạt hơn chút không, vì giai đoạn thiếu thời của TBT với danh xưng "ông" thì có phần hơn nặng (4) Trong bối cảnh phong trào yêu nước ... Vladimir Ilyich Lenin câu này còn dài và phức tạp, chưa rõ nghĩa (5) depot in nghiêng nhưng chưa có chú thích để hiểu rõ (6) con đường lâu dài chưa rõ nghĩa, có thể dùng 'định hướng lâu dài' (7) Liên kết báo Thanh Niên bị nhầm (8) Hà Nội, Gia Lâm có thể thêm liên từ "và". ✠ Tân-Vương 05:06, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98: Anh muốn ẩn phần thảo luận nào? Dùng
{{hidden begin|Thảo luận ẩn}} {{hidden end}}
. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:04, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)- Cảm ơn bạn, tôi sẽ dùng sau bình luận này. ✠ Tân-Vương 17:49, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Hide on Rosé Tôi đã thử nhưng quên nêu chi tiết là "ẩn với một thanh tiêu đề có thể đóng/mở". Tôi nhớ mình từng sử dụng nhiều nhưng chưa có thời gian xem lại. ✠ Tân-Vương 17:52, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Cảm ơn bạn nhiều. Các điểm đã nêu tôi đã cố gắng khắc phục. Tôi quyết định trong mục thiếu thời sẽ sử dụng danh xưng "cậu", bạn thấy thế nào? – Leeaan (thảo luận) 13:02, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Cá nhân tôi đồng ý với thay đổi này, có thể dùng "cậu" và "anh" đan xen trong bài. ✠ Tân-Vương 17:53, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Tôi chợt nhớ thêm một vấn đề có liên quan đến giai đoạn của TBT Duẩn và ông nhiều lần trực tiếp đề cập: TBT Lê Duẩn và Hải chiến Hoàng Sa năm 1974, một số gợi ý: [5], [6], [7], [8], [9], [10], [11] etc. ✠ Tân-Vương 19:00, ngày 26 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Bạn Leeaan check qua Thư viện Báo chí Quốc gia chưa? [12] có thể có một số bài báo thời xưa có ích cho bài. Hy vọng bạn không quá stress vì bài này, tuy vậy tôi thấy việc bài có sao BVCL là hơi căng vì TBT Lê Duẩn nắm quyền lực lớn đến 1/4 thế kỷ. ✠ Tân-Vương 03:54, ngày 27 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Cảm ơn bạn. Tôi đang bị ốm nên sẽ thực hiện trong ít ngày tới khi khỏe hơn. – Leeaan (thảo luận) 15:36, ngày 28 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Cảm ơn bạn Leeaan đã có lời nhắn, chúc bạn mau khỏe. ✠ Tân-Vương 18:21, ngày 28 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Tôi vừa bổ sung thêm nội dung về chính sách tôn giáo trong giai đoạn hậu chiến. Phần này ban đầu được viết chi tiết hơn, nhưng sau khi cân nhắc độ dài tổng thể của bài viết, tôi đã lược bớt một số chi tiết để giữ cho nội dung mang tính tóm lược. Một lý do khác là phần lớn các nguồn tôi tìm được chỉ đề cập đến chính sách của chính quyền hoặc của Đảng nói chung, chứ không trực tiếp gắn với vai trò cá nhân của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Rất mong tiếp tục nhận được góp ý từ bạn để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. – Leeaan (thảo luận) 18:45, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Cảm ơn bạn đã có phản hồi. Về phần Hải chiến Hoàng Sa, không rõ bạn có thời gian xem qua chưa? P.S Bài viết nghiên cứu của Thao Nguyen, tối hôm qua tôi mãi mới tìm cách download được, nay đã thấy bạn dùng trong bài, đúng là một bài viết quan trọng. Về nguồn các tôn giáo, nếu bạn hứng thú tìm thêm các chi tiết, tôi xin gợi ý State-Controlled Religion and Religious Freedom in Vietnam. ✠ Tân-Vương 00:44, ngày 3 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Tôi đã hoàn thành các đoạn liên quan Hải chiến Hoàng Sa và Tôn giáo. Vì hiện tại bài đã quá dài nên tôi không phân tích diễn biến một cách quá chi tiết vì sợ bài bị lan man. – Leeaan (thảo luận) 04:42, ngày 4 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Leeaan À không, tôi hiểu rõ đây là bài về "Lê Duẩn" chứ không phải bài về "lịch sử VN", nên ý tưởng của tôi là "Lê Duẩn phản ứng như thế nào về vụ việc". Đương nhiên, bạn không phải ở đây để viết về hải chiến. Ý của tôi là: Năm 1974, hải chiến xảy ra, với tư cách TBT, Lê Duẩn đã làm gì? Do đó tôi đã gợi ý các nguồn phía trên, trực tiếp nêu rõ Lê Duẩn đã có các hành động nào liên quan đến việc đó. Cảm ơn bạn đã viết rõ các đoạn về tôn giáo rất súc tích, tôi sẽ đọc và góp ý sau do mới chỉ lướt qua khi nãy lúc bạn sửa bài. ✠ Tân-Vương 04:55, ngày 4 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Nếu sự việc là quan trọng thì ghi tóm tắt 1-2 câu về Lê Duẩn phản ứng hay có những hành động gì liên quan tới sự việc đó là đủ. Đây là bài về Lê Duẩn nên không cần viết lan man. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 10:11, ngày 5 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Leeaan À không, tôi hiểu rõ đây là bài về "Lê Duẩn" chứ không phải bài về "lịch sử VN", nên ý tưởng của tôi là "Lê Duẩn phản ứng như thế nào về vụ việc". Đương nhiên, bạn không phải ở đây để viết về hải chiến. Ý của tôi là: Năm 1974, hải chiến xảy ra, với tư cách TBT, Lê Duẩn đã làm gì? Do đó tôi đã gợi ý các nguồn phía trên, trực tiếp nêu rõ Lê Duẩn đã có các hành động nào liên quan đến việc đó. Cảm ơn bạn đã viết rõ các đoạn về tôn giáo rất súc tích, tôi sẽ đọc và góp ý sau do mới chỉ lướt qua khi nãy lúc bạn sửa bài. ✠ Tân-Vương 04:55, ngày 4 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Tôi đã hoàn thành các đoạn liên quan Hải chiến Hoàng Sa và Tôn giáo. Vì hiện tại bài đã quá dài nên tôi không phân tích diễn biến một cách quá chi tiết vì sợ bài bị lan man. – Leeaan (thảo luận) 04:42, ngày 4 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Cảm ơn bạn đã có phản hồi. Về phần Hải chiến Hoàng Sa, không rõ bạn có thời gian xem qua chưa? P.S Bài viết nghiên cứu của Thao Nguyen, tối hôm qua tôi mãi mới tìm cách download được, nay đã thấy bạn dùng trong bài, đúng là một bài viết quan trọng. Về nguồn các tôn giáo, nếu bạn hứng thú tìm thêm các chi tiết, tôi xin gợi ý State-Controlled Religion and Religious Freedom in Vietnam. ✠ Tân-Vương 00:44, ngày 3 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Tôi vừa bổ sung thêm nội dung về chính sách tôn giáo trong giai đoạn hậu chiến. Phần này ban đầu được viết chi tiết hơn, nhưng sau khi cân nhắc độ dài tổng thể của bài viết, tôi đã lược bớt một số chi tiết để giữ cho nội dung mang tính tóm lược. Một lý do khác là phần lớn các nguồn tôi tìm được chỉ đề cập đến chính sách của chính quyền hoặc của Đảng nói chung, chứ không trực tiếp gắn với vai trò cá nhân của Tổng Bí thư Lê Duẩn. Rất mong tiếp tục nhận được góp ý từ bạn để bài viết ngày càng hoàn thiện hơn. – Leeaan (thảo luận) 18:45, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)
- Cảm ơn bạn Leeaan đã có lời nhắn, chúc bạn mau khỏe. ✠ Tân-Vương 18:21, ngày 28 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @ThiênĐế98 Cảm ơn bạn. Tôi đang bị ốm nên sẽ thực hiện trong ít ngày tới khi khỏe hơn. – Leeaan (thảo luận) 15:36, ngày 28 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- Bạn Leeaan check qua Thư viện Báo chí Quốc gia chưa? [12] có thể có một số bài báo thời xưa có ích cho bài. Hy vọng bạn không quá stress vì bài này, tuy vậy tôi thấy việc bài có sao BVCL là hơi căng vì TBT Lê Duẩn nắm quyền lực lớn đến 1/4 thế kỷ. ✠ Tân-Vương 03:54, ngày 27 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mình đang đọc, nhưng trước hết thấy một vấn đề là tên đề mục "Con đường vươn tới quyền lực" không bách khoa và không trung lập. Bạn hãy sửa đổi tên đề mục khác cho phù hợp hơn. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 12:01, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 Mình đổi thành "Sự nghiệp chính trị ban đầu" được không? Hay bạn có đề xuất nào khác không? – Leeaan (thảo luận) 12:59, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Leeaan Mình tán thành nha. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 13:07, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 Mình đổi thành "Sự nghiệp chính trị ban đầu" được không? Hay bạn có đề xuất nào khác không? – Leeaan (thảo luận) 12:59, ngày 25 tháng 6 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Leeaan: "Hằng ngày, cậu đi bộ đến nơi làm việc thuộc khu vực ga Hàng Cỏ. Từ các mối quan hệ trong giới lao động và thông qua hiệu sách Văn Khê thư quán trên phố Hàng Gai – do Nguyễn Tạo, một thành viên Tân Việt Cách mệnh Đảng, điều hành – cậu có cơ hội nghiên cứu thêm lý luận Marx–Lenin cũng như kinh nghiệm cách mạng quốc tế thông qua các ấn phẩm như Đường Kách mệnh của Nguyễn Ái Quốc hay báo Thanh niên." (đề mục Thiếu thời) – Báo Thanh niên mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 1925 và Báo Thanh niên mà ta biết hiện giờ là một nha, bạn đọc qua bài báo này! Hongkytran (thảo luận) 13:44, ngày 26 tháng 6 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran À, do lúc đó thấy Infobox ghi là thành lập năm 1986 nên mình tưởng là hai tờ khác nhau 😵💫 – Leeaan (thảo luận) 18:47, ngày 1 tháng 7 năm 2025 (UTC)