Dòng tộc Ái Tân Giác La ᠠᡳᠰᡳᠨ ᡤᡳᠣᡵᠣ 愛新覺羅 | |
---|---|
Hoàng gia | |
Quốc gia | Hậu Kim nhà Thanh Mãn Châu Quốc |
Thành lập năm | 17 tháng 2 năm 1616 |
Thành lập bởi | Nỗ Nhĩ Cáp Xích |
Lãnh đạo hiện tại | Kim Dục Chướng[1] |
Cai trị cuối cùng | Phổ Nghi |
Tước hiệu |
|
Danh xưng | "Bệ hạ" |
Lãnh địa | Tử Cấm Thành (Bắc Kinh) Di Hòa viên (Bắc Kinh) Vườn Viên Minh (Bắc Kinh) Cố cung Thẩm Dương (Thẩm Dương) Tị Thử Sơn Trang (Thừa Đức, Hà Bắc) |
Phế truất | 1912 |
Ái Tân Giác La (phiên âm: Aisin Gioro; giản thể: 爱新觉罗; phồn thể: 愛新覺羅; bính âm: Àixīnjuéluó) là một gia tộc Mãn Châu cai trị các triều đại Hậu Kim (1616–1636), triều đại nhà Thanh (1636–1912) và Mãn Châu Quốc (1932–1945).
Dưới triều đại nhà Minh, các thành viên của gia tộc Ái Tân Giác La từng là tù trưởng của Kiến Châu Nữ Chân, một trong ba bộ tộc Người Nữ Chân lớn vào thời điểm này. Các chiến binh nhà Thanh vượt qua Vạn Lý Trường Thành vào năm 1644, đánh bại triều đình Đại Thuận tồn tại trong thời gian ngắn và triều đại Nam Minh, và giành quyền kiểm soát toàn bộ Trung Quốc. Triều đại đạt đến đỉnh cao dưới thời Hoàng đế Càn Long, người trị vì từ năm 1735 đến năm 1796. Triều đại này suy tàn dần dần trong một thế kỷ tiếp theo, rồi bị mất quyền lực vào năm 1912 sau cuộc Cách mạng Tân Hợi. Phổ Nghi, Hoàng đế Ái Tân Giác La cuối cùng, tiếp tục trị vì trong Tử Cấm Thành cho đến khi các Điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh bị thu hồi vào năm 1924. Nhà Thanh là triều đại phong kiến chính thống cuối cùng của Trung Quốc.
Từ nguyên
Từ Ái Tân (aisin) có nghĩa là vàng trong tiếng Mãn (điều này lý giải việc một số hậu duệ nhà Thanh sau này đã đổi thành họ Kim), và từ Giác La (gioro) là tên của một địa danh mà nay là Y Lan thuộc Hắc Long Giang. Theo phong tục Mãn Châu, các dòng họ được nhận biết đầu tiên là bởi Hala (哈拉, cáp lạp), tức là tên họ tộc hay bộ tộc của họ, và sau đó là Mukūn (穆昆, mục côn), một sự phân loại mang đặc trưng của các gia đình, dòng tộc. Trong trường hợp của Ái Tân Giác La, Ái Tân là Mukūn, và Giác La là Hala. Các dòng họ khác của bộ tộc Giác La bao gồm Y Nhĩ Căn Giác La (伊爾根覺羅, Irgen Gioro), Thư Thư Giác La (舒舒覺羅, Susu Gioro) và Tây Lâm Giác La (西林覺羅, Sirin Gioro) và một số dòng họ khác.
Vào thời nhà Kim (1115 - 1234), người Nữ Chân, tổ tiên của người Mãn đã được gọi là Aisin Gurun. Trong những năm đầu dưới triều nhà Thanh, dòng họ này được gọi là () amaga aisin gurun,. Từ khi nhà Thanh sụp đổ, một số thành viên của dòng họ đã chuyển họ của mình sang Kim (tiếng Trung: 金). Đáng chú ý, em trai của Hoàng đế Phổ Nghi đã chuyển họ tên của mình từ Ái Tân Giác La Phổ Nhậm (愛新覺羅溥任, phiên âm Mãn: Aisin-Gioro Puren) thành Kim Hữu Chi (金友之) và các con của ông cũng mang họ Kim.
Nguồn gốc
Gia tộc Ái Tân Giác La có nguồn gốc từ Bố Khố Lý Ung Thuận, một chiến binh huyền thoại ở thế kỷ 13. Hoàng đế Hoàng Thái Cực tuyên bố rằng mẹ của Bố Khố Lý Ung Thuận được thụ thai từ khi còn là một trinh nữ. Theo truyền thuyết, ba thiên nữ là Ân Cổ Luân(ᡝᠩᡤᡠᠯᡝᠨ,[2][3] 恩古倫), Chính Cố Luân(ᠵᡝᠩᡤᡠᠯᡝᠨ, 正古倫) và Phất Khố Luân(ᡶᡝᡴᡠᠯᡝᠨ, 佛庫倫), đang tắm tại một hồ nước tên là Bulhūri Omo gần dãy Trường Bạch. Một con chim ác là đã đánh rơi một miếng trái cây màu đỏ gần Phất Khố Luân, người đã ăn nó. Sau đó cô có thai Bố Khố Lý Ung Thuận.[4]
Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhaci) tạo ra gia tộc Ái Tân Giác La như một phần của quá trình tái tổ chức xã hội Nữ Chân do ông khởi xướng vào năm 1601. Những người ủng hộ ông đã được ghi danh vào các kỳ và quân sự hóa dân cư. Gia tộc Giác La đã được phân chia. Những người hậu duệ của Tháp Khắc Thế, cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích, được chỉ định là Ái Tân Giác La. Nỗ Nhĩ Cáp Xích giao các Gác La khác cho các gia tộc khác, bao gồm bao gồm Y Nhĩ Căn Giác La (伊爾根覺羅, Irgen Gioro), Thư Thư Giác La (舒舒覺羅, Susu Gioro) và Tây Lâm Giác La (西林覺羅, Sirin Gioro) và một số dòng họ khác.[5]
Khi người Nữ Chân được Nỗ Nhĩ Cáp Xích tổ chức lại thành Bát Kỳ, nhiều gia tộc được tạo ra gồm một nhóm những người vốn không liên quan về huyết thống (mukun) bằng cách sử dụng tên nguồn gốc địa lý, chẳng hạn như các địa danh cho hala (tên gia tộc) của họ[6]
Thuật ngữ "người Mãn Châu" có cách định danh tương tự. Mặc dù những người sống tại vùng Mãn Châu do dòng họ Ai Tân Giác La cai trị có sự pha trộn về sắc tộc (gồm cả gốc Hán, Nữ Chân, Triều Tiên...), nhưng toàn bộ dân số đó đã được chỉ định là "người Mãn Châu" vào năm 1635.
Sự bành trướng của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hoàng Thái Cực
Dưới sự lãnh đạo của Nỗ Nhĩ Cáp Xích và con trai là Hoàng Thái Cực, bộ tộc Ái Tân Giác La đã giành được quyền lãnh đạo các bộ tộc Nữ Chân ở vùng đông, và sau đó thông qua chiến tranh hay liên minh đã mở rộng phạm vi lãnh đạo đến tận khu vực Nội Mông ngày nay. Nỗ Nhĩ Cáp Xích đã thành lập các đội quân lớn và thường trực được gọi là "kỳ" để thay thế các nhóm lính nhỏ mà vốn trước đó chỉ là các thợ săn. Một kỳ bao gồm các nhóm nhỏ hơn; và có khoảng 7.500 chiến binh cùng gia đình của họ, gồm cả lao nô, và nằm dưới quyền chỉ huy của thủ lĩnh. Mỗi kỳ được nhận biết bởi một lá cờ với các màu sắc khác nhau như vàng, trắng, lam hay đỏ; chỉ có màu trơn hoặc thể hiện ranh giới. Ban đầu chỉ có bốn kỳ, về sau con số này tăng lên tám và được gọi là Bát Kỳ; các kỳ mới được thành lập khi người Mãn chiếm được một vùng đất mới, và cuối cùng có tổng cộng 24 kỳ chia đều cho 3 tộc là Mãn, Mông và Hán. Năm 1648, chỉ có dưới một phần sáu binh lính các kỳ thật sự có nguồn gốc Mãn. Các cuộc chinh phục của người Mãn được thực hiện với một đội quân đa sắc tộc do các quý tộc Mãn và tướng người Hán lãnh đạo.
Việc đổi tên từ Nữ Chân sang Mãn Châu được thực hiện để che giấu sự thật rằng tổ tiên của người Mãn Châu, người Kiến Châu Nữ Chân, bị cai trị bởi người Trung Quốc.[7][8][9] Nhà Thanh đã cẩn thận cất giấu 2 ấn bản gốc của bộ sách "Thanh Thái Tổ Vũ Hoàng đế Thật lục" và "Mãn Châu Thật lục Từ" (Thái Tổ Thật lục Từ) trong cung điện nhà Thanh, cấm công chúng xem vì cho thấy dòng họ Mãn Châu Ái Tân Giác La đã được cai trị bởi triều đại nhà Minh.[10][11] Vào thời nhà Minh, người Triều Tiên thời Joseon gọi các vùng đất sinh sống của người Nữ Chân ở phía Bắc bán đảo Triều Tiên, phía trên sông Yalu và Tumen là một phần của nhà Minh Trung Quốc, là "Quốc gia thượng đẳng" (sangguk) mà họ gọi là nhà Minh Trung Quốc.[12] Nhà Thanh cố tình loại trừ các tài liệu tham khảo và thông tin cho thấy người Nữ Chân (Mãn Châu) là phụ thuộc vào triều đại nhà Minh, khỏi Minh Sử để che giấu mối quan hệ chư hầu cũ của mình với nhà Minh. Minh thực lục không được sử dụng để làm nguồn nội dung về Nữ Chân trong thời kỳ cai trị của nhà Minh trong Minh sử vì điều này.[13] Chủ nghĩa xét lại lịch sử này đã giúp loại bỏ cáo buộc nổi loạn từ gia đình thống trị nhà Thanh từ chối đề cập trong Minh sử thực tế rằng những người sáng lập nhà Thanh là thần dân của nhà Minh Trung Quốc.[14] Hoàng đế Ung Chính nhà Thanh đã cố gắng viết lại hồ sơ lịch sử và tuyên bố rằng Ái Tân Giác La không bao giờ là thần dân của các triều đại và đế chế trong quá khứ khi cố gắng ép Nỗ Nhĩ Cáp Xích chấp nhận các danh hiệu nhà Minh như Long Hổ Tướng quân (longhu jiangjun 龍虎 將軍) bằng cách tuyên bố rằng ông chấp nhận để "please Heaven".[15]
Lãnh đạo gia tộc
Gia tộc Ái Tân Giác La không có hệ thống kế thừa tự động như quyền con trưởng hay luật thừa kế. Thay vào đó, Hoàng đế sẽ chỉ định một người thừa kế trong một di chúc bí mật. Di chúc sẽ được đọc trước các thành viên cao cấp của gia tộc sau cái chết của Hoàng đế.[16] Một Hoàng đế có thể có nhiều con trai bởi những phụ nữ thuộc nhiều cấp bậc khác nhau. Năm 1912, triều đại nhà Thanh bị lật đổ và Trung Quốc được tuyên bố là một nước Cộng hòa. Phổ Nghi, Hoàng đế cuối cùng, được quyền duy trì vương hiệu của mình trong Tử Cấm Thành cho đến năm 1924, khi Điều kiện ưu đãi của Hoàng đế nhà Thanh bị bãi bỏ. Ông đi đến Trường Xuân ở đông bắc Trung Quốc để làm Quốc trưởng (1932–1934) và sau đó là Hoàng đế (1934–1945) của Mãn Châu Quốc, một nhà nước bù nhìn của Nhật Bản.
Thời gian | Tên | Niên hiệu | Thụy hiệu | Miếu hiệu | Lưu ý |
---|---|---|---|---|---|
Thủ lĩnh của Kiến Châu Nữ Chân | |||||
1571–1583 | Tháp Khắc Thế | Tuyên Hoàng đế | Thanh Hiển Tổ | Thủ lĩnh đầu tiên của gia tộc
Tổ tiên của thị tộc, con trai của Giác Xương An, và cha của Nỗ Nhĩ Cáp Xích | |
1583–1616 | Nỗ Nhĩ Cáp Xích | Cao Hoàng đế | Thanh Thái Tổ | Con trai của Tháp Khắc Thế. Thống nhất Kiến Châu Nữ Chân năm 1588. | |
Đại Hãn của Hậu Kim | |||||
1616–1626 | Nỗ Nhĩ Cáp Xích | Thiên Mệnh | Sáng lập triều đại | ||
1626–1636 | Hoàng Thái Cực | Thiên Thông | Văn Hoàng đế | Thanh Thái Tông | Con trai thứ 8 của Nỗ Nhĩ Cáp Xích |
Hoàng đế Nhà Thanh | |||||
1636–1643 | Hoàng Thái Cực | Sùng Đức | Đổi quốc hiệu thành "Đại Thanh Quốc" năm 1636 | ||
1644–1661 | Phúc Lâm | Thuận Trị | Chương Hoàng đế | Thanh Thế Tổ | Hoàng đế đầu tiên của thời kỳ Đại Thanh nhập quan. Con trai thứ chín của Hoàng Thái Cực |
1661–1722 | Huyền Diệp | Khang Hi | Nhân Hoàng đế | Thanh Thánh Tổ | Hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất. Con trai thứ ba của Hoàng đế Thuận Trị |
1723–1735 | Dận Chân | Ung Chính | Hiến Hoàng đế | Thanh Thế Tông | Con trai thứ tư của Hoàng đế Khang Hi |
1736–1796 | Hoằng Lịch | Càn Long | Thuần Hoàng đế | Thanh Cao Tông | Con trai thứ tư của Hoàng đế Ung Chính |
1796–1820 | Vĩnh Diễm | Gia Khánh | Duệ Hoàng đế | Thanh Nhân Tông | Con trai thứ mười lăm của Hoàng đế Càn Long |
1821–1850 | Miên Ninh | Đạo Quang | Thành Hoàng đế | Thanh Tuyên Tông | Con trai thứ hai của Hoàng đế Gia Khánh |
1851–1861 | Dịch Trữ | Hàm Phong | Hiển Hoàng đế | Thanh Văn Tông | Con trai thứ tư của Hoàng đế Đạo Quang |
1862–1875 | Tái Thuần | Kỳ Tường (1861)
Đồng Trị (1862 - 1875) |
Nghị Hoàng đế | Thanh Mục Tông | Con trai đầu của Hoàng đế Hàm Phong |
1875–1908 | Tái Điềm | Quang Tự | Cảnh Hoàng đế | Thanh Đức Tông | Con trai thứ hai của Thuần Thân vương Dịch Hoàn |
1908–1912; 1917 | Phổ Nghi | Tuyên Thống | Thanh Cung Tông | Con đầu của Thuần Thân vương Tái Phong | |
Lãnh đạo gia tộc sau 1912 | |||||
1912–1967 | Phổ Nghi | Bị phế truất năm 1912.
Di dời khỏi Tử Cấm Thành vào năm 1924. Hoàng đế Mãn Châu Quốc từ năm 1934 đến năm 1945. | |||
1967–1994 | Phổ Kiệt[17] | Em trai của Phổ Nghi, con trai thứ tư của Thuần Thân vương Tái Phong | |||
1994–2015 | Kim Hữu Chi | Hoàng tử Phổ Nhậm, Em trai của Phổ Nghi | |||
2015–nay | Kim Dục Chướng | Con trai của Phổ Nhậm |
Những người đứng đầu gia tộc gần đây hơn được đưa ra theo luật kế vị được Phổ Nghi phê duyệt vào năm 1937. Điều này tuân theo thông lệ của các báo cáo tin tức và các tác phẩm tham khảo có liên quan.[17] Pháp luật đã quy định về việc kế vị cha con. Anh em trai có thể thừa kế trong trường hợp không có con trai. Là một người em trai ruột, Phổ Kiệt được ưu tiên hơn người em cùng cha khác mẹ Kim Hữu Chi.[18] Tuy nhiên, do Phổ Kiệt chỉ có 2 người con gái, vì vậy, sau khi ông qua đời năm 1994, quyền tông chủ đã được chuyển sang cho Kim Hữu Chi rồi truyền đến con trai ông là Kim Dục Chướng.
Cây phả hệ
- Miên Ninh, Đạo Quang Đế (1782-1850)
- Dịch Trữ, Hàm Phong Đế (1831-1861)
- Tải Thuần, Đồng Trị Đế (1856-1875)
- Dịch Hoàn (1840-1891)
- Tải Điềm, Quang Tự Đế (1871-1908)
- Tái Phong (1883-1951)
- Phổ Nghi, (1906-1967) Tuyên Thống Đế của Trung Quốc và Mãn Châu Quốc
- Phổ Kiệt, trưởng tộc Ái Tân Giác La (1907-1994)
- Phổ Nhậm, trưởng tộc Ái Tân Giác La (1918-2015)
- Kim Dục Chướng, trưởng tộc Ái Tân Giác La (sinh 1942)[1]
- (1) Kim Dục Quan (金毓峑, sinh 1946)[19]
- (2) Kim Dục Lam (金毓嵐, sinh 1948)[cần dẫn nguồn]
- Dịch Trữ, Hàm Phong Đế (1831-1861)
Xem thêm
Tham khảo
- ^ a b Spencer, Richard (ngày 30 tháng 11 năm 2008). “The Chinese man who would be emperor”. The Daily Telegraph. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
McDonald, Hamish (ngày 27 tháng 11 năm 2004). “Heir to China's throne celebrates a modest life”. The Age. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2016.
“Just call me Jin, says the man who would be emperor”. Sydney Morning Herald. ngày 27 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2021. - ^ 官修史料.清實錄.中華書局,2008
- ^ 滿洲實錄·上函(卷一) 遼寧省檔案館, 遼寧教育出版社, 2012
- ^ Pamela Kyle Crossley (ngày 15 tháng 2 năm 2000). A Translucent Mirror: History and Identity in Qing Imperial Ideology. University of California Press. tr. 198–. ISBN 978-0-520-92884-8.
- ^ Crossley, Pamela Kyle, Orphan Warrors: Three Manchu Generations and the End of the Qing dynasty, p. 34.
- ^ Sneath, David (2007). The Headless State: Aristocratic Orders, Kinship Society, and Misrepresentations of Nomadic Inner Asia . Columbia University Press. tr. 99–100. ISBN 978-0231511674.
- ^ Bản mẫu:Cite ECCP
- ^ Grossnick, Roy A. (1972). Early Manchu Recruitment of Chinese Scholar-officials. University of Wisconsin--Madison. tr. 10.
- ^ Till, Barry (2004). The Manchu era (1644–1912): arts of China's last imperial dynasty. Art Gallery of Greater Victoria. tr. 5. ISBN 9780888852168.
- ^ Bản mẫu:Cite ECCP
- ^ The Augustan, Volumes 17-20. Augustan Society. 1975. tr. 34.
- ^ Kim, Sun Joo (2011). The Northern Region of Korea: History, Identity, and Culture. University of Washington Press. tr. 19. ISBN 978-0295802176.
- ^ Smith, Richard J. (2015). The Qing Dynasty and Traditional Chinese Culture. Rowman & Littlefield. tr. 216. ISBN 978-1442221949.
- ^ Fryslie, Matthew (2001). The historian's castrated slave: the textual eunuch and the creation of historical identity in the Ming history. University of Michigan. tr. 219. ISBN 9780493415963.
- ^ Crossley, Pamela Kyle (2002). A Translucent Mirror: History and Identity in Qing Imperial Ideology . University of California Press. tr. 303–4. ISBN 0520234243.
- ^ Woo, Tshung-zhu, "The Rule of Succession to the Throne in China", 9 Chinese Soc. & Pol. Sci. Rev. 626 (1925).
- ^ a b Pujie's status as Puyi's heir was widely acknowledged: • Schmetzer, Uli, "Emperor-in-waiting recalls bygone age", Chicago Tribune, Oct. 25, 1992. "The heir to China`s throne [Pujie] lives in an old house with a courtyard in which the last chrysanthemums of fall sprout amid a heap of coal briquettes collected for the winter." • "Pu Jie, 87, Dies, Ending Dynasty of the Manchus", New York Times, ngày 2 tháng 3 năm 1994. "If Japan had won the war, Pu Jie could have become Emperor of China." • Song, Yuwu, Biographical Dictionary of the People's Republic of China, 2014, McFarland and Co., p. 6. "The younger brother of Pu Yi (the Emperor Xuantong) Pu Jie was technically head of the Imperial Qing Dynasty from the death of his brother in 1967 until his own death in 1994."
- ^ The Manchoukuo Year Book 1941, "Text of the Law Governing Succession to the Imperial Throne", ngày 1 tháng 3 năm 1937, p. 905, Tōa Keizai Chōsakyoku (Japan). • "The Imperial Throne of Manchoukuo shall be succeeded to by male descendants in the male line of His Majesty the Emperor for ages to come" (Article 1). • "In the absence of sons or descendants, the brothers of the reigning emperor, borne of the same mother, and their male-line descendants succeed according to age" (Article 5). • "Among the Imperial brothers and the remoter Imperial relations, precedence shall be given, in the same degree, to the descendants of full blood over those of half blood" (Article 8).
- ^ "Life of Last Chinese Emperor's Nephew", People Daily, Dec. 11, 2000.