Đại dịch COVID-19 | |||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Các chuyên gia y tế đang điều trị cho bệnh nhân COVID-19 trong khoa hồi sức tích cực ở São Paulo vào tháng 5 năm 2020 | |||||||
Số ca tử vong trên 100,000 người được xác nhận tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2023 | |||||||
| |||||||
Dịch bệnh | Bệnh virus corona 2019 (COVID-19) | ||||||
Chủng virus | Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2 (SARS‑CoV‑2) | ||||||
Vị trí | Toàn cầu | ||||||
Trường hợp đầu tiên | Vũ Hán, Trung Quốc 30°37′11″B 114°15′28″Đ / 30,61972°B 114,25778°Đ PHEIC: 30 tháng 1 năm 2020 – 5 tháng 5 năm 2023 (3 năm, 3 tháng và 5 ngày) | ||||||
Nguồn gốc | Dơi, có khả năng gián tiếp[1][2] | ||||||
Trường hợp xác nhận | 774,367,797[3] | ||||||
Tử vong | 7,020,337 (theo báo cáo)[4] 18,2–33,5 triệu (có khả năng)[5] | ||||||
Tỷ lệ tử vong | 1,02%[6] | ||||||
Trang web chính thức | |||||||
Đại dịch trên WHO |
Một phần của một loạt bài về |
Đại dịch COVID-19 |
---|
|
|
Các vấn đề Các vấn đề và hạn chế
Ảnh hưởng kinh tế – xã hội |
Bệnh virus corona 2019 |
Đại dịch COVID-19[7][8] là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2 và các biến thể của nó đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.[9] Khởi nguồn vào cuối tháng 12 năm 2019[a] với tâm dịch đầu tiên tại thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người mắc viêm phổi không rõ nguyên nhân. Giới chức y tế địa phương xác nhận rằng trước đó họ đã từng tiếp xúc, chủ yếu với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ buôn bán hải sản Hoa Nam. Các nhà khoa học Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng coronavirus mà Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm gọi là 2019-nCoV,[b] có trình tự gen giống với SARS-CoV trước đây với mức tương đồng lên tới 79,5%.[10][11][12]
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019. Trường hợp tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán vào ngày 9 tháng 1 năm 2020.[13] Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản.[14][15][16] Sự lây nhiễm virus từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng vào giữa tháng 1 năm 2020.[17] Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập khẩu đều bị tạm ngưng.[18]
Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ra tuyên bố gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".[7][8][19][20][21][22]
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã tiến hành phản ứng đáp trả nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, đeo khẩu trang, hạn chế ra ngoài khi không cần thiết, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Ví dụ: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch bệnh ở mức cao. Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.[23]
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội,[24][25] tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và vũ khí sinh học.[26][27]
Danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có dịch bệnh và số ca nhiễm
Dưới đây là danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có người nhiễm COVID-19 và tổng số ca nhiễm tính từ ngày 17 tháng 11 năm 2019 đến 17 tháng 11 2024 được cập nhật bởi Our World in Data.
|
Các ca nghi nhiễm đầu tiên ở Vũ Hán (Trung Quốc) được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó (ngày 8 tháng 12 năm 2019). Chợ hải sản Hoa Nam, nơi được giới chức y tế địa phương cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, đã bị đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và các bệnh nhân có các triệu chứng được cách ly. Hơn 700 người, bao gồm hơn 400 nhân viên y tế, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh sau đó đã được theo dõi. Với sự phát triển một phương pháp xét nghiệm phản ứng tổng hợp chuỗi polymerase sao chép ngược đã chẩn đoán cụ thể để phát hiện người nhiễm virus, 41 người ở Vũ Hán đã được xác nhận là bị nhiễm virus 2019-nCoV, trong đó có hai người được báo cáo là một cặp vợ chồng mà một trong hai người chưa bao giờ đến khu chợ, ba người khác là thành viên trong cùng gia đình đó và làm việc tại quầy hải sản ở chợ.
Vào ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong đầu tiên là một người đàn ông 61 tuổi ở Vũ Hán. Vào ngày 16 tháng 1 năm 2020, chính quyền Trung Quốc thông báo rằng có một người đàn ông 69 tuổi khác được xác nhận mắc bệnh, cũng ở Vũ Hán, đã chết vào ngày trước đó.[13][29]
Vì đến ngày 14 tháng 1 năm 2020 việc lây truyền từ người sang người không được loại trừ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo rằng một vụ dịch rộng hơn có thể xảy ra.[30] Từ 14 đến 22 tháng 1 năm 2020, các trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục đầu tiên bao gồm 3 phụ nữ và 1 đàn ông ở Thái Lan, 1 đàn ông ở Nhật Bản, 1 phụ nữ ở Hàn Quốc, 1 phụ nữ ở Đài Loan, 1 đàn ông ở Hồng Kông, 1 phụ nữ ở Ma Cao và 1 đàn ông ở Hoa Kỳ.[14][15][16][31][32] Dựa trên những diễn biến và giả định như thống kê du lịch quốc tế, các nhà khoa học Anh ngày 17 tháng 1 ước tính rằng số ca nhiễm virus thực sự có thể vào khoảng 1.700. Trong khi đó, tính đến ngày 18 tháng 1, số trường hợp được xác nhận trong phòng thí nghiệm là 65, bao gồm 62 ở Trung Quốc, hai ở Thái Lan và một ở Nhật Bản. Cũng có những lo ngại về việc lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.[33]
Ngày 20 tháng 1, Trung Quốc thông báo tình hình dịch bệnh ngày càng lây lan nhanh chóng, cụ thể: 140 bệnh nhân mới, bao gồm hai người ở Bắc Kinh và một người ở Thâm Quyến.[34] Tính đến ngày 22 tháng 1, số trường hợp được xác nhận mắc bệnh trong xét nghiệm là 550, gồm 541 người ở Trung Quốc đại lục.[35][36][37][38][39][40][41][42] Trong giai đoạn đầu, số ca mắc bệnh tăng gấp đôi cứ sau hơn 7 ngày. Vào ngày 26 tháng 2 năm 2020, WHO báo cáo rằng, khi các trường hợp mới được báo cáo giảm ở Trung Quốc nhưng đột nhiên tăng ở Ý, Iran và Hàn Quốc. Và lần đầu tiên, số trường hợp mới bên ngoài Trung Quốc đã vượt quá số trường hợp mới ở Trung Quốc vào ngày 25 tháng 2 năm 2020.[43]
Các trường hợp tử vong được xác nhận bên ngoài Trung Quốc đại lục tính đến ngày 3 tháng 3 năm 2020 bao gồm 1 đàn ông người Vũ Hán tại Philippines,[44] 2 người tại Hồng Kông, một bà cụ ngoài 80 tuổi, 1 cụ già 80 tuổi và 3 người khác tại Nhật Bản,[45] 1 trường hợp ở Đài Loan, 1 người tại Hoa Kỳ, 2 người Nhật ngoài 80 tuổi và 4 người khác trên tàu du lịch Diamond Princess, một người đàn ông Trung Quốc và một người khác ở Pháp, 77 người tại Iran, 29 người ở Hàn Quốc và 52 ở Ý.[46]
Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, WHO tuyên bố COVID-19 là "đại dịch toàn cầu", trước bối cảnh số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt mốc 126.000 và dịch đã lan ra 123 quốc gia và vùng lãnh thổ.[7]
Tính đến tháng 5 năm 2021, số ca nhiễm đã vượt quá 150.000.000 ca nhiễm và đang gia tăng nhanh chóng.
Tử vong
Ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào ngày 9 tháng 1 năm 2020 tại Vũ Hán.[47] Theo dõi 17 bệnh nhân tử vong đầu tiên ở Trung Quốc thống kê đến ngày 22 tháng 1 năm 2020, thời gian bắt đầu mắc COVID-19 đến khi tử vong nằm trong khoảng 6 đến 41 ngày, với số trung vị là 14 ngày.[48] Theo đài Trung ương Trung Quốc NHC, tính đến ngày 2 tháng 2 năm 2020, phần lớn ca tử vong (trên tổng số 490 ca) có độ tuổi cao – khoảng 80% ca là người có độ tuổi lớn hơn 60, và 75% trong số họ có bệnh lý nền như bệnh tim mạch và đái tháo đường.[49]
Ca tử vong do/với SARS-CoV-2 ngoài Trung Quốc đầu tiên là tại Philippines vào ngày 1 tháng 2,[50][51][52][53] và ca tử vong đầu tiên ngoài châu Á (tại Pháp) là vào ngày 15 tháng 2 năm 2020.[54] Tính đến ngày 12 tháng 6 năm 2020, hơn chục người đã tử vong tại Iran, Hàn Quốc và Ý.[55][56][57] Sau đó thêm các ca tử vong do coronavirus cũng được báo cáo tại Bắc Mỹ, Úc, San Marino, Tây Ban Nha, Iraq, và Anh Quốc[58] và có thể cả CHDCND Triều Tiên.[59]
Tính đến ngày 9 tháng 7 năm 2021[cập nhật][60], số ca tử vong trên toàn cầu do hoặc có liên quan tới COVID-19 đã hơn 4 triệu người[61][62].
Hôm 12-5, The New York Times đưa tin người dân nghèo ở các vùng nông thôn Ấn Độ đang vứt thi thể các bệnh nhân tử vong vì Covid-19 xuống sông vì chi phí hỏa táng đã tăng vọt.
Các nhà chức trách tin rằng đó là những gì đã xảy ra khi dân làng ở miền bắc Ấn Độ phát hiện ra hàng chục xác chết trôi dạt vào bờ sông Hằng dọc theo ranh giới Bihar và Uttar Pradesh, hai bang nơi dịch Covid-19 đang hoành hành khốc liệt.
Người dân đã tìm thấy các thi thể vào tối 10-5 ở Chausa, một ngôi làng ven sông ở Bihar. Những người hiếu kỳ chen chúc xung quanh các thi thể trôi cập mé sông.
Một số quan chức cho biết khoảng 30 thi thể đã được phát hiện. Các nhân chứng khác đưa ra con số nhiều hơn là 100. Một số người dân trong khu vực có phong tục cột đá vào thi thể thả xuống sông Hằng, con sông linh thiêng nhất theo quan niệm của Ấn Độ giáo. Nhưng các nhà chức trách nghi ngờ rằng nhiều người trong số này đã chết vì Covid-19.
Arun Kumar Srivastava, một bác sĩ ở Chausa cho biết: "Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều thi thể như vậy, có khả năng một số là nạn nhân của đại dịch Covid-19."
Một số nhà khoa học nói rằng "Số ca tử vong trên toàn cầu có thể nhiều gấp 3 đến 6 lần hiện nay", tức khoảng 26 triệu đến 30 triệu người tử vong, lí do là vì "Số ca Tử vong tối đa" đơn giản là "Khi đại dịch Covid đến, làm cho lương thấp, bạn tử vong vì đói và tại vì Covid làm bạn có ít Tiền lương, lương ít làm bạn không có ăn, không có ăn thì bạn sẽ chết, nó không tính là chết vì đó mà được tính là chết vì Covid".
-
Bản đồ cho thấy số ca COVID-19 được xác nhận từ ngày 12 tháng 1 đến ngày 29 tháng 2 năm 2020
-
Số ca tại Trung Quốc đại lục (Xem chi tiết tại đây)
-
Số ca ngoài Trung Quốc
-
Biểu đồ dạng bán logarit tỷ lệ mắc bệnh tích lũy (cumulative incidence) các trường hợp được xác nhận và tử vong ở trong lãnh thổ Trung Quốc và ngoài lãnh thổ Trung Quốc (ROW)[63][64]
-
Biểu đồ dạng bán logarit số ca mới xác nhận theo ngày và theo khu vực: Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đại lục (bao gồn cả Hồ Bắc), và ngoài lãnh thổ Trung Quốc (ROW), và toàn bộ thế giới[64][65]
-
Tỷ lệ tử vong theo nhóm tuổi ở Trung Quốc. Dữ liệu đến hết ngày 11 tháng 2 năm 2020.[66]
-
Mức độ nghiêm trọng của các trường hợp được chẩn đoán COVID-19 tại Trung Quốc[67]
Bối cảnh và phát sinh virus mới
Bối cảnh
Vũ Hán là thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc là thành phố lớn thứ bảy ở Trung Quốc, với dân số hơn 11 triệu người. Nơi đây là một trung tâm giao thông lớn của đất nước này và Trung tâm đường sắt Vũ Hán là một trong 4 trung tâm đường sắt quan trọng nhất Trung Quốc. Thành phố này nằm cách Bắc Kinh khoảng 700 dặm (1.120 km) về phía Nam,[68] 500 dặm (800 km) về phía Tây với Thượng Hải và 600 dặm (960 km) về phía Bắc với Hồng Kông.[69] Các chuyến bay thẳng từ Vũ Hán cũng kết nối đến các thành phố lớn của châu Âu và Bắc Mĩ: sáu chuyến mỗi tuần đến Paris, ba chuyến hàng tuần đến Luân Đôn và năm chuyến hàng tuần đến Roma.[70]
Coronavirus chủ yếu truyền bệnh ở động vật, nhưng đã tiến hóa và lây nhiễm sang người, như đã thấy ở đại dịch SARS, MERS và bốn loại coronavirus khác được tìm thấy ở người gây ra các triệu chứng nhẹ về hô hấp như cảm lạnh thông thường. Cả sáu loại đều có thể lây từ người sang người.[71][72] Năm 2002, với nguồn gốc từ cầy hương từ các chợ động vật hoang dã, một đợt bùng phát SARS bắt đầu ở Trung Quốc đại lục và lan sang tận Canada và Hoa Kỳ, khiến hơn 700 người tử vong trên toàn thế giới. Trường hợp cuối cùng xảy ra vào năm 2004.[71][73][74] Vào thời điểm đó, Trung Quốc bị WHO chỉ trích vì cách xử lý dịch bệnh.[75] Mười năm sau khi xuất hiện SARS, coronavirus liên quan đến lạc đà một bướu, MERS cũng khiến 750 người tử vong ở 27 quốc gia.[71]
Trước khi bùng phát dịch, một nghiên cứu tiến hành trong tự nhiên công bố năm 2015 đã cảnh báo nguy cơ tiềm tàng tái phát dịch SARS-CoV, dựa trên các chủng virus tồn tại trong quần thể dơi Trung Quốc. Dựa trên nguyên lý kỹ thuật di truyền ngược mã gen SARS-CoV, một nhóm nghiên cứu tên là Ralph Baric đã tạo ra và miêu tả tính chất của coronavirus SHC014, một loại virus chimera có protein gai (protein S, spike protein) lấy từ chủng SARS-CoV đã thích nghi với chuột. Việc sử dụng kháng thể và vaccine đơn dòng đều thất bại trong việc vô hiệu hóa và phòng ngừa nhiễm CoV có protein gai trên bề mặt nêu trên.[76]
Các trường hợp đầu tiên
Nhiều trường hợp "viêm phổi không rõ nguyên nhân" tập trung quanh một chợ bán động vật và cá ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc từ cuối tháng 12 năm 2019. Trong khu chợ này có khoảng 1000 quầy bán gà, mèo, gà lôi, dơi, con dúi (marmota), rắn độc, hươu đốm, các bộ phận của thỏ và nhiều loài động vật hoang dã khác, do đó dẫn đến sự nghi ngờ rằng nguyên nhân gây bệnh có thể là một loại coronavirus mới được bắt nguồn từ động vật.[11][77][78][79] Việc dịch bệnh ở Vũ Hán có nguồn gốc liên quan đến một thị trường lớn chuyên bán hải sản và động vật để tiêu thụ đã dẫn đến khả năng bệnh bắt nguồn từ động vật.[72] Điều này dẫn đến nỗi lo ngại rằng dịch bệnh sẽ tương tự như sự bùng phát SARS trước đó,[73][80] thậm chí một mối lo ngại trầm trọng hơn trước bởi một lượng lớn người dân dự kiến sẽ đi du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán này khiến cho dịch bệnh dễ dàng lây lan nhanh chóng ở nhiều nơi trên thế giới, bắt đầu từ ngày 25 tháng 1 năm 2020.[81]
Phát sinh chủng loại coronavirus mới (SARS-CoV-2)
Tổ chức bộ gen (nhấn vào để mở rộng) | |
ID hệ gen theo NCBI | MN908947 |
---|---|
Kích cỡ hệ gen | 30473 cặp base |
Năm | 2020 |
Chủng virus mới gây ra các trường hợp đã được xác nhận là SARS-CoV-2 (tên gọi tạm thời là coronavirus mới (2019-nCoV)), là chủng thứ bảy trong họ coronavirus được biết đến có khả năng lây bệnh cho người, với trình tự bộ gen được báo cáo là giống đến 79,5% so với trình tự bộ gen của SARS-CoV và có sự tương đồng đến 96% với các chủng coronavirus lây nhiễm ở loài dơi móng ngựa.[82][83]
Các chuỗi trong bộ máy di truyền của betacoronavirus ở Vũ Hán có sự tương đồng với các chủng betacoronavirus tìm thấy ở dơi; tuy nhiên, virus này, so với các loại coronavirus khác như coronavirus gây ra Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (virus SARS) và coronavirus gây ra hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (virus MERS), thì có sự khác biệt về mặt di truyền.[84] Giống như SARS-CoV, chủng virus thuộc dòng B của Beta-CoV.[85]
Ngay giữa tháng 1 năm 2020, ít nhất năm bộ gen của coronavirus mới đã được phân lập, giải mã và công bố chi tiết.[84][86][87] Năm bộ gen của virus đã được phân lập bao gồm BetaCoV/Wuhan/IVDC-HB-01/2019, BetaCoV/Wuhan/IVDC-HB-04/2020, BetaCoV/Wuhan/IVDC-HB-05/2019, BetaCoV/Wuhan/WIV04/2019, và BetaCoV/Wuhan/IPBCAMS-WH-01/2019. Thông tin này do Viện Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh do Virus Quốc gia thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc (CDC), Viện Sinh học Mầm bệnh và Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán công bố.[84][88][89] Trình tự RNA của virus dài khoảng 30 kbp (30 000 cặp base).[84] Các bộ gen này chỉ ra rằng coronavirus mới này khác biệt về mặt di truyền với các coronavirus khác đã biết trước đó, như các coronavirus liên quan đến Hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS-CoV) và Hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS-CoV).[84] Giống như SARS-CoV, nó là thành viên của Beta-CoV dòng B.[90] Các nghiên cứu đã phát hiện chủng virus SARS 2 ký sinh trong người thông qua thụ thể ACE 2, giống hệt virus SARS.[91][92]
Virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện những thay đổi trên vật liệu di truyền.Một số biến chủng của SARS-CoV-2 với những thay đổi về cấu trúc đã xuất hiện đặc tính mới liên quan đến tốc độ lây lan và (có thể) đến hiệu quả của các loại vác-xin chống COVID-19 hiện hành.
-
Hình ảnh siêu vi thể hiện SARS-CoV-2. Các gai ở rìa ngoài của các hạt virus giống như một vương miện.
-
Hình ảnh kính hiển vi điện tử quét cho thấy SARS-CoV-2 (màu vàng) nổi lên từ bề mặt tế bào (màu xanh/hồng) được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm.
-
Mô hình tăng đột biến protein SARS-CoV-2 được tạo bằng máy in 3D
Nguồn gốc lây truyền
Nguồn động vật hoang dã tự nhiên của 2019‐nCoV và vật chủ trung gian truyền 2019-nCoV sang người vẫn chưa được xác nhận.[93] Tuy nhiên, rất có thể nguồn nguyên thủy của virus này là dơi.[83] 33 trong số 585 mẫu động vật thu được từ chợ chỉ ra chứng cứ của 2019-nCoV.[94]
Các nghiên cứu về phát sinh chủng loại của 2019-nCoV kiểm tra lịch sử tiến hóa của virus này và các mối quan hệ của nó với các loài sinh vật khác. Một báo cáo vào ngày 22 tháng 1 năm 2020 từ Đại học Bắc Kinh, Đại học Y học cổ truyền Trung Hoa Quảng Tây, Đại học Ninh Ba và Học viện Công nghệ Sinh học Vũ Hán (武汉生物工程学院) so sánh khuynh hướng sử dụng codon của 2019-nCoV với người, dơi, gà, nhím, tê tê và 2 loài rắn,[95] và họ kết luận rằng "rắn là nguồn động vật hoang dã có thể nhất của 2019‐nCoV" để sau dó truyền sang con người.[95][96][97] Tuyên bố này gây tranh cãi rộng khắp: một số người cho rằng nguồn phải là dơi và vật chủ trung gian, chim hay thú, không phải rắn (do rắn là động vật biến nhiệt, không giống như người là động vật hằng nhiệt),[98][99] trong khi những người khác sử dụng dữ liệu tái tổ hợp và khuynh hướng sử dụng codon SARS/MERS đã bác bỏ lý luận này. Sự kiện tái tổ hợp có lẽ đã xảy ra trong dơi.[100]
Một bài báo trước công bố được cập nhật phát hành ngày 23 tháng 1 năm 2020 trên bioRxiv từ các thành viên của Viện Virus học Vũ Hán, Bệnh viện Kim Ngân Đàm Vũ Hán, Đại học Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc gợi ý rằng 2019-nCoV có lẽ có nguồn gốc từ dơi, do phân tích của họ chỉ ra rằng ở mức bộ gen tổng thể thì 2019-nCoV là 96% đồng nhất với coronavirus dơi nhận dạng năm 2013.[101]
Một bài báo qua bình duyệt của Domenico Benvenuto et al. mô tả cây phát sinh chủng loài được dựng lên từ 15 trình tự bộ gen tổng thể sẵn có của 2019-nCoV và 12 trình tự bộ gen tổng thể tương tự cao sẵn có trong ngân hàng gen (5 từ SARS, 2 từ MERS và 5 từ Coronavirus tựa SARS trên dơi). Phân tích bộ gen chỉ ra rằng nucleocapsid và spike glycoprotein có một số vị trí chịu áp lực chọn lọc dương. Lập mô hình tương đồng chỉ ra một số khác biệt phân tử và cấu trúc nhất định giữa các virus. Cây phát sinh chủng loài chỉ ra rằng 2019-nCoV tụ hợp đáng kể với trình tự coronavirus tựa SARS trên dơi, trong đó có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với trình tự coronavirus tựa SARS trên dơi cô lập từ loài Rhinolophus sinicus năm 2015, trong khi phân tích cấu trúc phát hiện các đột biến ở Spike glycoprotein và nucleocapsid protein. Các tác giả cho rằng 2019-nCoV là một coronavirus khác biệt với virus SARS, có lẽ đã được truyền từ dơi hay vật chủ khác cung cấp khả năng lây nhiễm sang con người.[102]
Đặc điểm
Sự lây truyền
Virus corona chủng mới chủ yếu lây lan qua các giọt bắn trong không khí khi một cá nhân bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi trong phạm vi khoảng 3 foot (0,91 m) đến 6 foot (1,8 m).[103][104][105] Trong số 41 trường hợp ban đầu, hai phần ba có tiền sử tiếp xúc với Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam.[106] Tháng 5 năm 2020, một nghiên cứu tại Đại học Hong Kong - Trung Quốc cũng cho biết virus này cũng lây qua mắt[107] cao gấp 100 lần so với SARS[108]
Hệ số lây nhiễm cơ bản R0
Khả năng lây lan virus giữa người với người khá đa dạng, có người mắc nhưng không truyền virus, có người lại có khả năng truyền bệnh cho nhiều người.[109] Hệ số lây nhiễm cơ bản R0 (cũng được gọi là hệ số sinh sản cơ bản hoặc hệ số sinh sản cơ sở)[110][111] chỉ ra khả năng truyền virus từ người sang người, được ước tính là từ 2 đến 4 (R0=2÷4). Con số này có ý nghĩa: trong quần thể người, một người mới nhiễm có khả năng truyền virus cho bao nhiêu người khác và khiến họ mắc bệnh. Như vậy, theo như các báo cáo hiện nay, một người mắc chủng coronavirus này có thể lan truyền cho 4 người khác.[112]
Hệ số lây nhiễm của các biến chủng SARS-COV-2 mới
Từ giữa năm 2020 đến nay, nhiều biến chủng mới của SARS-COV-2 ra đời ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới như B.1.1.7 ở Anh, biến chủng B.1.2.2.2 ở Scotland, biến chủng D614G ở lục địa Châu Âu, biến chủng B.1.619 ở Trung Phi, biến chủng B.1.351 ở Nam Phi, biến chủng B.1.617.2 ở Ấn Độ đã làm thay đổi tốc độ lây nhiễm theo chiều hướng gia tăng. Trong đó, biến chủng B.1.1.7 ở Anh và biến chủng B.1.617.2 ở Ấn Độ có thể cho tốc độ lây nhiễm gấp 1,7 lần so với chủng SARS-COV-2 gốc. Có nghĩa là trung bình một người nhiễm SARS-COV-2 gốc có thể lây cho 2,5 đến 3 người thì một người biến chủng mới B.1.1.7 hoặc B.1.617.2 có thể lây sang 4 đến 5 người. Mặt khác, các yếu tố ngoại cảnh cũng có thể làm gia tăng tốc độ và khả năng lây nhiễm. Tỷ lệ lâu nhiễm trong nhà có thể đạt từ 11% đến 19% tùy theo điều kiện thông gió và mật độ người có mặt trong một đơn vị diện tích. Trong không gian kín như khoang máy bay, khoang tàu hỏa, khoang ô tô thì mức độ lây nhiễm có thể cao gấp 6 đến 7 lần so với mức độ lây nhiễm ở không gian bên ngoài. Tỷ lệ lây nhiễm thứ phát trung bình từ F1 sang F2 ở trẻ em là 4% so với người lớn là 17,1%. Tỷ lệ lây nhiễm trong các căn hộ gia đình rất cao, lên tới 75% hoặc hơn. Tỷ lệ lây nhiễm ở những nơi làm việc (văn phòng, công xưởng) cũng cao hơn bình thường, tới 43,5%. Những điều này lý giải nguyên nhân bùng phát nhanh chóng của COVID-19 tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, cơ quan, doanh trại, trên tàu thủy, tàu hỏa, tàu bay, xe khách, những nhà hàng, siêu thị, chợ, bến tàu, bến xe, trường học, thánh đường, đền chùa, bệnh viện, cơ sở chăm sóc y tế, rạp hát, trại giam.v.v... thường có hệ số lây nhiễm rất cao so với những nơi khác.[113]
Dấu hiệu và triệu chứng
Triệu chứng | Tỷ lệ |
---|---|
Sốt | 85–99% |
Ho | 59–82% |
Mất vị giác | 40–84% |
Mệt mỏi | 44–70% |
Khó thở | 31–40% |
Ho có đờm | 28–33% |
Đau và nhức cơ | 7–35% |
Các triệu chứng được báo cáo gồm sốt trong 90% trường hợp mắc bệnh,[10] mệt mỏi và ho khan trong 80% trường hợp,[10][116] 20% bị khó thở và suy hô hấp chiếm 15%.[77][116][117] X-quang ngực đã tiết lộ các dấu hiệu ở cả hai phổi.[77][117] Dấu hiệu sống nhìn chung là ổn định vào thời điểm nhập viện của những bệnh nhân.[116] Các xét nghiệm máu thường cho thấy số lượng bạch cầu thấp (giảm bạch cầu và giảm bạch cầu lympho).[10] Nhiều bệnh nhân còn có thể gặp các biểu hiện ngoài da, đặc biệt là ở các ngón chân[118][119]
Tuy nhiên, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), 25% số người bệnh có thể không có triệu chứng gì[120][121] hoặc triệu chứng không rõ ràng.
Giao thức chẩn đoán
Ngày 15 tháng 1 năm 2020, WHO công bố một giao thức kiểm tra chẩn đoán virus SARS-CoV-2 (testing protocol) do nhóm nghiên cứu virus học từ Bệnh viện Charité ở Đức phát triển.[122]
Mối lo ngại về việc chẩn đoán số ca mắc bệnh thấp hơn trên thực tế
Có những lo ngại về việc liệu nhân viên y tế và thiết bị có sẵn ở khu vực chứa dịch bệnh xác định có chính xác các trường hợp mắc coronavirus hay không, thay vì chẩn đoán sai các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 là "viêm phổi nặng".[123][124][125] Nhiều người mang các triệu chứng giống như mắc coronavirus có thể quyết định tự cách ly tại nhà thay vì đến bệnh viện, tránh chờ đợi lâu và điều kiện chật chội tại các bệnh viện, trung tâm y tế.[126] Ngoài ra, vẫn có nhiều trường hợp bị từ chối xét nghiệm và được trả về nhà vì các cơ sở y tế hiện đang bị quá tải nghiêm trọng.
Các ước tính về số lượng nhiễm bệnh
Vào ngày 17 tháng 1, một nhóm trường Đại học Hoàng gia ở Anh công bố một ước tính đến ngày 12 tháng 1 năm 2020, có khoảng 1.723 trường hợp (độ tin cậy 95%, 427–4.471) với các triệu chứng mới bùng phát. Công bố này này dựa trên số trường hợp được ghi nhận bên ngoài Trung Quốc. Họ cũng kết luận rằng "không nên loại trừ việc lây truyền từ người sang người".[127][128]
Dựa trên các trường hợp được báo cáo và nghi ngờ trong khoảng thời gian 10 ngày từ lúc nhiễm virus cho đến khi phát hiện, các nhà nghiên cứu tại Đại học Đông Bắc (Northeastern University) và Đại học Hoàng gia Luân Đôn ước tính rằng số ca nhiễm trùng thực tế có thể cao hơn 10 lần so với những gì xác nhận tại thời điểm báo cáo. Đại học Hoàng gia ước tính 4.000 ca nhiễm (so với 440 được xác nhận) vào ngày 21 tháng 1 năm 2020, Đại học Đông Bắc ước tính có 12.700 ca nhiễm (so với 1.320 trường hợp được xác nhận) vào ngày 24 tháng 1 năm 2020.[129][130][131]
Khả năng virus còn sót lại sau khi hồi phục
Một nghiên cứu công bố vào ngày 27 tháng 2 trên JAMA Network cho thấy virus SAR-CoV-2 có thể còn sót lại trong cơ thể bệnh nhân ít nhất hai tuần sau khi không còn triệu chứng. Các nghiên cứu cho rằng, mặc dù virus còn sót lại ở người, hầu hết chúng đã được hệ miễn dịch người đó chống lại rất mạnh, do đó nguy cơ lây nhiễm trong giai đoạn hồi phục là rất thấp. Virus lây nhiễm qua các giọt dịch hô hấp do người bệnh bắn ra, nhưng những người hồi phục không có triệu chứng ho, hắt hơi, đồng thời lượng virus trong cơ thể thấp nên việc lây lan đòi hỏi phải tiếp xúc rất gần.[132]
Phản ứng và khống chế
Phản ứng tại Trung Quốc
Vào ngày 20 tháng 1, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu công khai đầu tiên về vụ dịch và nói về "sự cần thiết phải công bố thông tin kịp thời", theo Thông tấn xã.[133][134] Một ngày sau, Ủy ban Chính trị và Pháp lý Trung ương của CPC, cơ quan chính trị quyền lực nhất Trung Quốc giám sát các cơ quan thực thi pháp luật và cảnh sát, đã viết "tự lừa dối sẽ chỉ làm cho dịch bệnh trở nên tồi tệ hơn và biến một thảm họa tự nhiên từ có thể kiểm soát được thành thảm họa do con người tạo ra với chi phí lớn" và "chỉ có sự cởi mở mới có thể giảm thiểu hoảng loạn đến mức lớn nhất". Ủy ban sau đó nói thêm, "bất cứ ai cố tình trì hoãn và che giấu việc báo cáo các trường hợp vì lợi ích cá nhân sẽ bị đóng đinh trên cột chịu xấu hổ đời đời."[135][136]
Các nhà chức trách trên khắp Trung Quốc tuyên bố đóng cửa trường học và trì hoãn học kỳ mùa xuân, thường bắt đầu vào cuối tháng Hai và đầu tháng Ba. Tất cả các trường học từ mẫu giáo đến đại học trong toàn tỉnh Hồ Bắc sẽ được nghỉ đông kéo dài và ngày chính xác của học kỳ mới sẽ được công bố sau đó, theo một tuyên bố được đưa ra vào ngày 24 tháng 1.[137] Bộ Giáo dục Trung Quốc cũng yêu cầu tất cả các trường học dừng các hội đồng công cộng và trì hoãn các kỳ thi lớn. Một số trường đại học có khuôn viên mở cũng cấm công chúng ghé thăm.[138] Sở Giáo dục tỉnh Hồ Nam, nơi lân cận trung tâm của tỉnh Hồ Bắc, đã nhấn mạnh trên tờ báo chính thức Hồ Nam nhật báo vào ngày 23 tháng 1, tuyên bố họ sẽ nghiêm cấm học thêm và hạn chế các giờ học ngoài giờ không được chấp thuận, vốn là những thông lệ phổ biến ở Trung Quốc để có được điểm tốt hơn.[139] Các Sở Giáo dục Thượng Hải và Thâm Quyến cũng áp dụng lệnh cấm dạy thêm và yêu cầu các trường theo dõi và báo cáo những học sinh đã đến Vũ Hán hoặc tỉnh Hồ Bắc trong kỳ nghỉ đông.[140][141] Một số trường đại học, bao gồm Đại học Bắc Kinh hàng đầu của Trung Quốc và Đại học Thanh Hoa tuyên bố các học kỳ mùa xuân sẽ bị trì hoãn vào ngày 26 tháng 1.[142] Các khu vực bán tự trị Hồng Kông và Ma Cao cũng công bố điều chỉnh lịch học. Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại một cuộc họp báo vào ngày 25 tháng 1, nói rằng chính phủ sẽ đóng cửa các trường tiểu học và trung học trong hai tuần nữa vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã lên lịch trước đó, đẩy ngày đến trường mở cửa trở lại vào ngày 17 tháng 2.[143][144] Ma Cao đã đóng cửa một số bảo tàng và thư viện, và kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đến ngày 11 tháng 2 cho các tổ chức giáo dục đại học và 10 tháng 2 cho những cấp học khác.[145] Đại học Ma Cao cho biết họ sẽ theo dõi các điều kiện thể chất của các sinh viên đã đến Vũ Hán trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán.[146]
Sau Tết Nguyên đán Trung Quốc vào ngày 25 tháng 1, sẽ có một lượng lớn người gồm những người đi trở lại từ quê nhà đến nơi làm việc như một phần của Xuân vận. Một số tỉnh và thành phố bắt đầu khuyến khích mọi người ở lại quê hương và không đi đến nơi làm việc trở lại. Thành phố phía đông Tô Châu cũng khuyến khích làm việc từ xa qua internet và tiếp tục kéo dài thời gian nghỉ lễ xuân.[147]
Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc và Tập đoàn Đường sắt Nhà nước Trung Quốc, nơi điều tiết hàng không dân dụng của Trung Quốc và vận hành các dịch vụ đường sắt, đã thông báo vào ngày 24 tháng 1 rằng hành khách có thể hoàn lại tiền đầy đủ cho vé máy bay và tàu mà không phải trả thêm phụ phí, bất kể chuyến bay hay tàu của họ sẽ đi qua Vũ Hán hay không. Một số chuỗi khách sạn và các công ty du lịch trực tuyến cũng cho phép linh hoạt hơn trong việc hủy bỏ và thay đổi.[148][149] Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ra lệnh cho các cơ quan du lịch và các công ty du lịch trực tuyến tạm dừng các tour du lịch trọn gói và ngừng cung cấp các gói "chuyến bay + khách sạn".[147][150]
Nhiều tỉnh và thành phố bên ngoài Hồ Bắc bị lây nhiễm nhất bắt đầu hạn chế đi lại. Bắc Kinh đã đình chỉ tất cả các xe buýt liên tỉnh vào ngày 25 tháng 1,[151] với một số thành phố khác làm theo. Thượng Hải, Thiên Tân, Sơn Đông, Tây An và Tam Á đều tuyên bố đình chỉ dịch vụ xe buýt liên tỉnh hoặc liên thông vào ngày 26 tháng 1.[147]
Vào tối ngày 25 tháng 1, chính quyền Trung Quốc đã cấm sử dụng phương tiện cá nhân ở Vũ Hán. Chỉ những phương tiện đang vận chuyển vật tư quan trọng hoặc phương tiện ứng phó khẩn cấp mới được phép di chuyển trong thành phố.[152]
Các biện pháp phong tỏa dịch bệnh trên quy mô toàn thành phố
Vào ngày 23 tháng 1 năm 2020, biện pháp kiểm dịch về du lịch trong và ngoài Vũ Hán đã được áp đặt trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus ra khỏi Vũ Hán. Các chuyến bay và xe lửa trong và ngoài Vũ Hán, xe buýt công cộng, hệ thống tàu điện ngầm và xe khách đường dài đã bị đình chỉ cho đến khi có thông báo mới. Các cuộc tụ họp quy mô lớn và các tour du lịch theo nhóm cũng được yêu cầu tạm dừng.[153] Đến ngày 24 tháng 1 năm 2020, tổng cộng 15 thành phố, bao gồm Vũ Hán, ở Hồ Bắc, đã được đặt dưới các biện pháp kiểm dịch tương tự.[154]
Do các biện pháp kiểm dịch chưa từng có này, người dân đổ xô đi dự trữ các mặt hàng thiết yếu, thực phẩm và nhiên liệu. Giá cả hàng hóa cũng tăng đáng kể.[155][156][157] Nhân viên y tế phải đối mặt với những khó khăn trong việc đi lại đến bệnh viện của họ, vì giờ đây họ bị giới hạn trong việc đi bộ và đi bằng xe hơi riêng.[158] Taxi và xe cho thuê tư nhân sẽ xa lánh họ khi biết điểm đến.
Guan Yi, một nhà dịch tễ học và nhà virus học SARS với các nhóm bao gồm các chuyên gia y tế vừa bay về Hồng Kông sau cuộc kiểm tra một ngày của họ ở Vũ Hán nói với các phóng viên rằng "dịch Vũ Hán lớn hơn ít nhất 10 lần so với SARS, kêu gọi mọi người tránh xa Vũ Hán càng sớm càng tốt."[159][160][161][162]
Một số bài đăng trên Weibo cho thấy các bệnh viện ở Vũ Hán đã quá tải với hàng ngàn người bị sốt và bị chỉ trích nặng nề về độ tin cậy của các số liệu từ chính phủ Trung Quốc mặc dù các bài đăng này hiện đã bị xóa do không rõ lý do.[163]
Vào ngày 26 tháng 1, thành phố Sán Đầu ở Quảng Đông đã tuyên bố phong tỏa một phần thành phố,[164] mặc dù lệnh này đã nhanh chóng đảo ngược chỉ hai giờ sau đó.[165] Điều này tạo ra sự hỗn loạn khi người dân đổ xô đến các siêu thị để dự trữ thực phẩm ngay sau khi lệnh này được tuyên bố, và việc người dân tích trữ thực phẩm đã không chấm dứt cho đến khi chính quyền đảo ngược quyết định của họ. Caixin cho biết cách diễn đạt ban đầu của Sán Đầu là "nghiêm ngặt chưa từng thấy" và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân nếu được thực hiện như hiện tại. Bộ phận kiểm soát ổ dịch của Sán Đầu sau đó đã làm rõ rằng họ sẽ không hạn chế việc đi lại và tất cả những gì họ sẽ làm là khử trùng các phương tiện được sử dụng để vận chuyển.[166]
Chính quyền thủ đô Bắc Kinh và một số thành phố lớn khác, bao gồm Hàng Châu, Quảng Châu và Thâm Quyến tuyên bố ngày 26 tháng 1 rằng các thành phố này sẽ không bị phong tỏa tương tự như của tỉnh Hồ Bắc. Tin đồn về những lần phong tỏa này đã lan truyền rộng rãi trước khi có thông báo chính thức.[167] Người phát ngôn của ủy ban giao thông thành phố Bắc Kinh tuyên bố rằng đường cao tốc, cũng như tàu điện ngầm và xe buýt, đang hoạt động bình thường. Trong nỗ lực giảm bớt sự hoảng loạn của người dân, chính quyền của Hàng Châu nhấn mạnh thành phố sẽ không bị phong tỏa và cả hai thành phố đều nói rằng họ sẽ đưa ra các biện pháp phòng ngừa trước những rủi ro tiềm ẩn.[168]
Vào ngày 2 tháng 2 năm 2020, thành phố Ôn Châu thuộc Chiết Giang cũng đã thực hiện phong tỏa một phần, đóng cửa 46 trong số 54 trạm kiểm soát đường cao tốc.[169]
Thành phố | Ngày cách ly | Ước lượng dân số | Nguồn |
---|---|---|---|
Vũ Hán | 23 tháng 1 năm 2020[170] | 11.081.000 | [171] |
Hoàng Cương | 23 tháng 1 năm 2020 | 6.630.000 | [172] |
Ngạc Châu | 23 tháng 1 năm 2020 | 1.077.700 | [173][174] |
Xích Bích | 24 tháng 1 năm 2020 | 490.900 | [175] |
Kinh Châu | 24 tháng 1 năm 2020 | 5.590.200 | [176] |
Chi Giang | 24 tháng 1 năm 2020 | 497.600 | [177] |
Nghi Xương | 24 tháng 1 năm 2020 | 4.135.900 | [178] |
Tiềm Giang | 24 tháng 1 năm 2020 | 966.000 | [179] |
Tiên Đào | 24 tháng 1 năm 2020 | 1.140.500 | [180] |
Hàm Ninh | 24 tháng 1 năm 2020 | 2.543.300 | [181] |
Hoàng Thạch | 24 tháng 1 năm 2020 | 2.470.700 | [182] |
Đương Dương | 24 tháng 1 năm 2020 | 469.600 | [183] |
Ân Thị | 24 tháng 1 năm 2020 | 777.000 | [184] |
Hiếu Cảm | 24 tháng 1 năm 2020 | 4.915.000 | [185] |
Kinh Môn | 24 tháng 1 năm 2020 | 2.896.500 | [186] |
Toàn bộ | 41.546.000 |
Bệnh viện chuyên khoa dã chiến
Một bệnh viện chuyên khoa tên là Bệnh viện Hỏa Thần Sơn (火神山医院) đã được xây dựng như một biện pháp đối phó với dịch bệnh và để cách ly tốt hơn cho bệnh nhân. Chính quyền thành phố Vũ Hán đã yêu cầu một doanh nghiệp nhà nước xây dựng một bệnh viện như vậy "với tốc độ nhanh nhất" tương đương với tốc độ xây dựng bệnh viện phục vụ dịch SARS năm 2003.[187]
Vào ngày 24 tháng 1, chính quyền Vũ Hán đã định rõ chi tiết kế hoạch của họ, cho biết họ đã lên kế hoạch xây dựng bệnh viện trong vòng sáu ngày kể từ ngày thông báo và nó sẽ sẵn sàng để sử dụng vào ngày 3 tháng 2. Bệnh viện chuyên khoa này sẽ có 813 giường[188] và sẽ có diện tích 25.000 m². Bệnh viện được mô phỏng theo Bệnh viện Tiểu Thang Sơn (小汤山医院) được xây dựng vì sự bùng phát SARS năm 2003, được xây dựng chỉ trong bảy ngày.[189][190] Truyền thông nhà nước ca ngợi các công nhân xây dựng vì họ đã làm việc chăm chỉ, cho biết đã có 1.500 công nhân và gần 300 đơn vị máy móc xây dựng trên công trường vào lúc cao điểm, và một đội dự phòng gồm 2.000 công nhân đã được tập hợp.[191] Việc xây dựng sẽ không ngừng nghỉ vào đêm giao thừa và Tết Nguyên đán của Trung Quốc, tức là ngày 24 và 25 tháng 1. Điều này có nghĩa là các công nhân sẽ phải làm việc xuyên Tết Nguyên đán và báo cáo cho biết những công nhân này đã được trả lương cao gấp đôi.[192]
Nhà chức trách đã công bố kế hoạch cho một bệnh viện chuyên khoa thứ hai vào ngày 25 tháng 1. Cái mới sẽ được đặt tên là Bệnh viện Lôi Thần Sơn (雷神山医院), với sức chứa 1.600 giường; việc hoàn thành được lên kế hoạch trong vòng "nửa tháng."[193] Một số người bày tỏ mối quan tâm của họ thông qua các dịch vụ truyền thông xã hội, nói rằng quyết định của chính quyền xây dựng một bệnh viện khác trong thời gian ngắn như vậy cho thấy mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh có thể tồi tệ hơn nhiều so với dự kiến.[194]
Ngày 24 tháng 1 năm 2020, chính quyền thông báo về việc sẽ chuyển một tòa nhà bỏ không ở Hoàng Châu, Hoàng Cương thành bệnh viện 1.000 giường. Công việc được 500 người tiến hành vào ngày hôm sau và tòa nhà bắt đầu tiếp nhận bệnh nhân vào 22:30 ngày 28 tháng 1 năm 2020 dưới tên gọi Trung tâm Y tế Khu vực Đại Biệt Sơn (大别山区域医疗中心).[195]
Phản ứng quốc tế
Tình hình ở Vũ Hán đang được theo dõi liên quan đến vòng đấu thứ ba sắp tới của Giải đấu vòng loại Olympic AFC 2020, một số trận đấu sẽ diễn ra ở đó trong suốt thời gian diễn ra giải đấu từ ngày 3 tháng 2 năm 2020 đến ngày 9 tháng 2 năm 2020.[196] Vào ngày 22 tháng 1 năm 2020, AFC đã thông báo rằng họ sẽ chuyển các trận đấu của bảng A dự kiến sẽ được chơi ở Vũ Hán, bao gồm các đội Úc, Trung Quốc, Đài Loan và Thái Lan chuyển đến thi đấu tại Nam Kinh do sự bùng phát của coronavirus.[197] Vài ngày sau, AFC thông báo rằng cùng với Liên đoàn bóng đá Úc, họ sẽ chuyển các trận đấu tới Sydney, Australia.[198]
Kể từ ngày 31 tháng 12 năm 2019, một số khu vực và quốc gia gần Trung Quốc đã siết chặt sàng lọc các du khách được chọn. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) sau đó đã ban hành lệnh theo dõi khách du lịch cấp 1.[117] Hướng dẫn và đánh giá rủi ro đã được đăng tải trong thời gian ngắn bởi những người khác bao gồm Trung tâm phòng chống dịch bệnh châu Âu và y tế công cộng Anh.[199] Ở Trung Quốc, các sân bay, nhà ga và nhà ga xe lửa đã lắp đặt nhiệt kế hồng ngoại. Những người bị sốt sau đó được đưa đến các cơ sở y tế sau khi được đăng ký và đeo khẩu trang.[38] Thử nghiệm phản ứng sao chép chuỗi polymerase đảo ngược thời gian thực (rRT-PCR) đã được sử dụng để xác nhận các trường hợp nhiễm coronavirus mới.[200]
Một phân tích về các mô hình du lịch hàng không đã được sử dụng để vạch ra và dự đoán các mô hình lây lan, và đã được công bố trên Tạp chí Y học Du lịch vào giữa tháng 1 năm 2020. Dựa trên thông tin từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (2018), Bangkok, Hồng Kông, Tokyo và Đài Bắc có lượng khách du lịch lớn nhất từ Vũ Hán. Dubai ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Sydney và Melbourne ở Úc cũng được báo cáo là điểm đến phổ biến cho những người đi du lịch từ Vũ Hán. Sử dụng công cụ được xác nhận, Chỉ số dễ bị tổn thương bệnh truyền nhiễm (IDVI), để đánh giá khả năng quản lý mối đe dọa bệnh tật, Bali được báo cáo là ít có khả năng chuẩn bị nhất, trong khi các thành phố ở Úc có khả năng nhất.[201]
Sơ tán các nhà ngoại giao và công dân nước ngoài tại Vũ Hán
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố vào ngày 25 tháng 1 rằng họ đang thực hiện các biện pháp sơ tán các nhà ngoại giao và quan chức tại Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Vũ Hán, cũng như bất kỳ công dân Hoa Kỳ nào bị lệnh phong tỏa làm ảnh hưởng. Ước tính có khoảng 1.000 công dân Hoa Kỳ sống trong tỉnh Hồ Bắc.[202] Một chuyến bay sơ tán dự kiến sẽ rời Sân bay quốc tế Thiên Hà Vũ Hán vào ngày 28 tháng 1, đến Sân bay quốc tế San Francisco.[203]
Chính phủ Thái Lan cũng đang lên kế hoạch sơ tán 64 công dân Thái Lan.[204] Bốn máy bay C-130 được trang bị các đội y tế đã được đặt ở chế độ chờ, với kế hoạch sơ tán hoàn chỉnh hơn dự kiến sẽ được biết vào ngày 27 tháng 1.[205]
Chính phủ Nga, Pháp,[206] Ấn Độ,[207] Nhật Bản,[203] và Úc[208] cũng đang xem xét các biện pháp tương tự.
Panama và Sri Lanka đã bắt đầu hồi hương các sinh viên của họ tại Trung Quốc.[209][210] Myanmar đã bắt đầu hồi hương 60 sinh viên của họ từ khu vực ven Vũ Hán.[211]
Việt Nam đã cho phép bốn chuyến bay đặc biệt để chuyên chở hành khách Vũ Hán về nhà trong giai đoạn 24 – 27 tháng 1,[212] và sẵn sàng tổ chức chuyến bay để sơ tán công dân còn ở Vũ Hán.[213]
Ngày 29 tháng 1, Australia và New Zealand thông báo về việc họ có thể hợp sức để sơ tán công dân của họ từ Vũ Hán. Hiện có khoảng 50-82 công dân New Zealand tại Vũ Hán và 600 công dân Australia ở tỉnh Hồ Bắc, bao gồm 140 trẻ em Australia tại Vũ Hán.[214][215] Chính phủ New Zealand cũng thuê một máy bay Boeing 777-200ER từ hãng hàng không quốc gia Air New Zealand để hỗ trợ các cố gắng sơ tán, tùy theo sự phê chuẩn từ các quan chức Trung Quốc.[216][217][218] Trong khi ưu tiên là dành cho người quốc tịch New Zealand nhưng máy bay cũng sẽ sơ tán công dân Australia và các đảo trên Thái Bình Dương.[219]
Ngày 29 tháng 1, thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo các kế hoạch cách ly công dân Australia đã sơ tán từ Vũ Hán, bao gồm trẻ em và người già, trong khoảng thời gian 14 ngày trên đảo Christmas. Quyết định hồi hương các công dân này sử dụng khu tạm giữ gây tranh cãi trước đây được sử dụng để tạm giữ những người tị nạn trước khi bị đóng cửa năm 2018 đã bị phê phán.[220] Kế hoạch của chính phủ cũng gây tranh cãi khi đòi những người được sơ tán phải trả phí 1.000 AUD và sẽ để họ ở lại Perth sau thời gian cách li, nơi họ có thể phải tự thu xếp phương tiện đi lại để trở về nhà. Hiệp hội Y tế Australia trong thông báo cùng ngày đã tuyên bố rằng quyết định giữ công dân Australia ở "một nơi từng là tập trung của các cư dân chịu nhiều tổn thương tinh thần và thể chất cũng như bệnh sốt rét, không phải là một giải pháp phù hợp."[221]
Ngày 29 tháng 1, Hàn Quốc đã chuẩn bị mọi thứ để không vận khoảng 700 người có quốc tịch Hàn Quốc ra khỏi Vũ Hán, bao gồm cả hoàn thành các giấy tờ tài liệu, chuẩn bị nhân,vật lực và đàm phán với chính quyền Trung Quốc. Các quan chức Hàn Quốc đã chuẩn bị hai máy bay với hai tổ y tế gồm khoảng 20 bác sĩ, y tá và các quan chức ngoại giao và kiểm dịch cho mỗi tổ.[222]
Ngày 29 tháng 1, Không lực Indonesia (TNI-AU) đã chuẩn bị ba máy bay gồm hai Boeing 737 và một C-130 Hercules, một đội chuyên gia y tế để giúp sơ tán người có quốc tịch và công dân Indonesia khỏi thành phố Vũ Hán. TNI-AU đang chờ chỉ dẫn từ Bộ Ngoại giao Indonesia và trực chiến 24/24 giờ trong trường hợp chỉ dẫn được ban hành.[223][224]
Ngày 30 tháng 1, 92 công dân Singapore đã được sơ tán khỏi Vũ Hán bằng chuyến bay đặc biệt của Scoot, với đội bay là những người tình nguyện từ hãng hàng không sau sự phối hợp giữa các nhà chức trách Singapore và Trung Quốc tạo điều kiện cho chuyến bay. Tuy nhiên, vẫn còn một số người Singapore ở lại do họ có triệu chứng và không có ý nghĩa gì nếu sơ tán họ cùng với những người có thể không bị lây nhiễm.[225]
Phòng ngừa và điều trị
|
Wikibooks có cuốn sách Cẩm nang về phòng chống đại dịch COVID-19 |
Phòng tránh
Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, khó thở và ho,[226] được mô tả là "giống như cúm".[227] Để ngăn ngừa nhiễm virus, WHO khuyến cáo: "rửa tay thường xuyên, che miệng và mũi khi ho và hắt hơi và giữ khoảng cách ít nhất là 2 mét (6,56 feet) với bất kỳ ai có triệu chứng bệnh hô hấp như ho và hắt hơi, tránh đưa tay chạm mắt, mũi, miệng khi tay chưa rửa sạch. Nếu bản thân có biểu hiện sốt, ho hay khó thở, nên ở nhà và tìm kiếm trợ giúp y tế ngay lập tức bằng cách gọi trước cho bác sĩ hay trung tâm y tế, tuân thủ chỉ dẫn của chính quyền địa phương. Luôn cập nhật thông tin về dịch bệnh và tuân theo các hướng dẫn của nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe".[228][229][230][231]
Chính phủ nhiều nước khuyến cáo người dân nên hạn chế tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đến các quốc gia và khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.[232] Không có bằng chứng cho thấy vật nuôi, chẳng hạn như chó và mèo có thể bị nhiễm bệnh.[233] Trung Quốc đã cấm buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.[234]
Đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chăm sóc người bị nhiễm bệnh, biện pháp phòng ngừa tiêu chuẩn cần thêm kính bảo vệ mắt.[235]
Mặc dù không có phương pháp điều trị cụ thể đối với coronavirus mới ở người, CDC Hoa Kỳ khuyên rằng người nhiễm bệnh có thể làm giảm các triệu chứng của họ bằng cách uống thuốc giảm đau hạ sốt (lưu ý không dùng aspirin cho trẻ nhỏ), uống nước và nghỉ ngơi.[236] Một số quốc gia yêu cầu mọi người thông báo các triệu chứng giống cúm đến bác sĩ, đặc biệt nếu họ đã từng du lịch đến Trung Quốc đại lục.[237][238]
Dịch tễ là một phương pháp quan trọng để các cơ quan y tế xác định nguồn lây nhiễm và ngăn ngừa lây truyền thêm.[239] Các biện pháp cách ly với xã hội cũng được khuyến nghị để ngăn ngừa lây truyền trong cộng đồng.[240][241]
Những quan niệm sai lầm đang trôi nổi về cách ngăn ngừa nhiễm virus như rửa mũi, súc miệng bằng nước súc miệng, ăn tỏi... là không hiệu quả.[233]
Để chủ động phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới, thực hiện "Thông điệp 2K+" (Khẩu trang, Khử khuẩn, thuốc, điều trị, công nghệ, ý thức người dân,...) của Bộ Y Tế Việt Nam với các nội dung chính sau đây:
KHẨU TRANG: Khuyến khích đeo khẩu trang nơi công cộng, nơi đông người.
Trường hợp | Đối tượng bắt buộc |
---|---|
Tại cơ sở y tế, nơi cách ly y tế, nơi lưu trú mà có người đang cách ly y tế hoặc đang theo dõi, giám sát y tế | Hầu hết các đối tượng (trừ những người cách ly ở trong phòng đơn; người bị suy hô hấp, người bệnh đang phải thực hiện thủ thuật y tế theo chỉ định của bác sĩ, trẻ em dưới 5 tuổi) |
Sử dụng phương tiện giao thông công cộng | Hành khách; người điều khiển, người phục vụ trên phương tiện giao thông công cộng; nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động tại nhà ga, bến xe, bến tàu, nhà chờ khi tiếp xúc trực tiếp với hành khách |
Tại trung tâm thương mại, siêu thị, chợ đầu mối | Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. |
Tại nơi có không gian kín, thông thoáng kém. | Nhân viên phục vụ, người bán hàng, người quản lý, người lao động khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng |
Tại cơ sở văn hóa, du lịch, nơi tổ chức sự kiện tập trung đông người. | Nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự |
Tại nơi tiếp nhận hồ sơ, nơi giao dịch. | Nhân viên tiếp nhận hồ sơ, nhân viên giao dịch khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng |
KHỬ KHUẨN: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay. Vệ sinh các bề mặt/vật dụng thường xuyên tiếp xúc (tay nắm cửa, điện thoại, máy tính bảng, mặt bàn, ghế…). Giữ vệ sinh, lau rửa và để nhà cửa thông thoáng.
THUỐC: Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
ĐIỀU TRỊ: Tuân thủ các hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 và khám bệnh khi có các dấu hiệu bất thường sau mắc COVID-19
CÔNG NGHỆ: Sử dụng các ứng dụng công nghệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Ý THỨC NGƯỜI DÂN:
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh
- Không phát tán, tuyên truyền thông tin xấu - độc
- Tham gia và tuân thủ các quy định về hoạt động phòng, chống dịch của cơ quan chức năng.
Rửa tay
Rửa tay được đề xuất để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. CDC Hoa Kỳ khuyên mọi người nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh hoặc khi tay bị bẩn; trước khi ăn; và sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi; tháo bỏ khẩu trang. Họ khuyến nghị sử dụng thêm dung dịch rửa tay khô với ít nhất 60% cồn khi không có sẵn xà phòng và nước.[229] WHO cũng khuyên mọi người tránh chạm vào mắt, mũi hoặc miệng nếu tay vẫn còn đang bẩn.[230][238]
Vệ sinh đường hô hấp
Các tổ chức y tế khuyến cáo mọi người nên che miệng và mũi bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi (sau đó nên vứt ngay lập tức) hoặc bằng tay áo nếu không có khăn giấy.[230][242]
Không có bằng chứng cho thấy việc đeo khẩu trang của những người không bị nhiễm bệnh có nguy cơ thấp là có hiệu quả và Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến nghị sử dụng khẩu trang cho người khỏe mạnh.[243] Việc sử dụng khẩu trang y tế của những người có thể bị nhiễm bệnh đã được khuyến nghị,[243][244][245] vì chúng có thể giới hạn thể tích và khoảng cách di chuyển của các giọt thở phân tán khi nói chuyện, hắt hơi và ho.[246] WHO đã ban hành hướng dẫn về thời điểm và cách sử dụng khẩu trang, bao gồm:[247]
- Che miệng và mũi bằng khẩu trang và đảm bảo không có khoảng trống giữa mặt và khẩu trang.
- Tránh chạm vào khẩu trang trong khi sử dụng nó; nếu bạn làm thế, hãy làm sạch tay bằng dung dịch rửa tay hoặc xà phòng và nước.
- Thay khẩu trang mới ngay khi bị ẩm và không sử dụng lại khẩu trang sử dụng một lần.
- Tháo khẩu trang bằng cách cầm dây đeo từ phía sau (không chạm vào mặt trước của khẩu trang); vứt bỏ ngay lập tức và làm sạch tay.
Những người chăm sóc người mắc bệnh nên đeo khẩu trang.[243] Hơn nữa, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được khuyên nên đeo khẩu trang ít nhất có khả năng bảo vệ như NIOSH-N95, FFP2 tiêu chuẩn EU hoặc tương đương, ngoài các thiết bị bảo hộ cá nhân khác.[243][248]
Chỉ có Trung Quốc lúc đó đặc biệt khuyến nghị sử dụng khẩu trang cho những người dân khỏe mạnh;[249][250] khẩu trang đã được sử dụng rộng rãi bởi những người khỏe mạnh ở Hồng Kông,[251] Nhật Bản,[252] Malaysia,[253] và Singapore.[254][255]
Tự cách ly
Tự cách ly tại nhà được khuyến nghị cho những người được chẩn đoán mắc COVID-19 và những người nghi ngờ họ đã bị nhiễm bệnh. Các cơ quan y tế công cộng đã ban hành các hướng dẫn tự cách ly bao gồm thông báo cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe qua điện thoại và hạn chế tất cả các hoạt động bên ngoài nhà, ngoại trừ việc nhận chăm sóc y tế; không đi làm, đi học hoặc đi ra các khu vực công cộng. Tránh sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi chung xe hoặc taxi.[231]
Những người gần đây đã từng đi du lịch đến quốc gia có dịch lây lan rộng hoặc tiếp xúc trực tiếp với người được chẩn đoán mắc COVID-19 cũng đã được một số cơ quan y tế của chính phủ yêu cầu tự cách ly hoặc thực hiện cách ly trong 14 ngày kể từ thời điểm tiếp xúc cuối cùng.[256]
Cách ly với cộng đồng
Cách ly với cộng đồng là cách kiểm soát nhằm làm chậm sự lây lan của bệnh bằng cách giảm thiểu tiếp xúc gần giữa các cá nhân. Các phương pháp bao gồm thực hiện kiểm dịch, áp dụng các hạn chế đi lại hoặc đóng cửa hoặc hạn chế đến các trường học, nơi làm việc, sân vận động, nhà hát và trung tâm mua sắm. Nhiều chính phủ hiện đang bắt buộc hoặc khuyến nghị cách ly với xã hội ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch.[257][258]
Các phương pháp cách ly với xã hội bao gồm hạn chế đi lại, tránh những khu vực đông người và tránh xa những người bệnh.[259][260]
Người lớn tuổi và những người mắc bệnh mãn tính nghiêm trọng phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng và các biến chứng từ COVID-19 và đã được CDC Hoa Kỳ khuyên nên tránh đám đông và ở nhà càng nhiều càng tốt trong các khu vực bùng phát trong cộng đồng.[261]
Điều trị
SARS-CoV-2 chưa có thuốc điều trị hoặc vắc-xin đặc hiệu, mặc dù những nỗ lực để phát triển chúng đang được tiến hành.[262][263] Công ty sinh học Vir có trụ sở tại San Francisco đang đánh giá xem các kháng thể đơn dòng (mAbs) được xác định trước đó có hiệu quả chống lại virus hay không.[264]
Gilead Science đang thảo luận tích cực với các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng tại Hoa Kỳ và Trung Quốc về sự bùng phát coronavirus ở Vũ Hán đang diễn ra và việc sử dụng remdesivir như một phương pháp điều trị.[265] Các loại thuốc kháng virus khác cũng có thể được sử dụng để điều trị, bao gồm indinavir, saquinavir, lopinavir/ritonavir và interferon beta.[266][267][268]
Viện Khoa học Trung Quốc đã chọn ra 30 loại thuốc để thử nghiệm, bao gồm các loại thuốc đã có, thuốc Đông y và sản phẩm tự nhiên có hoạt tính sinh học. Đây chưa phải là các loại thuốc dùng để chữa bệnh, nhưng được chọn ban đầu như các dạng thuốc "ứng viên" nhằm thử nghiệm.[269]
Vắc xin
Một số tổ chức trên thế giới đang nghiên cứu, phát triển và sản xuất vắc-xin cho bệnh này. Trong các thử nghiệm Giai đoạn III, một số loại vắc-xin COVID-19 đã chứng minh hiệu quả cao tới 95% trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng COVID-19 có triệu chứng. Tính đến tháng 4 năm 2021, 14 loại vắc-xin được ít nhất một cơ quan quản lý quốc gia cho phép sử dụng rộng rãi: 2 loại vắc-xin RNA (Pfizer–BioNTech và Moderna), 5 vắc-xin bất hoạt (BBIBP-CorV, CoronaVac, Covaxin, WIBP-CorV và CoviVac), 5 loại vắc-xin vector virus (Sputnik Light, Sputnik V, Oxford–AstraZeneca, Convidecia và Johnson & Johnson), và 2 loại vắc-xin tiểu đơn vị protein (EpiVacCorona và RBD-Dimer). Tổng cộng tính đến tháng 3 năm 2021, 308 loại vắc xin đang trong các giai đoạn phát triển khác nhau, với 73 loại đang nghiên cứu lâm sàng, bao gồm 24 loại đang thử nghiệm giai đoạn I, 33 loại đang thử nghiệm giai đoạn I – II và 16 loại đang thử nghiệm giai đoạn III.
Chỉ trích nhằm vào các phản ứng của chính phủ
Chính phủ Trung Quốc
Kiểm duyệt thông tin và phản ứng của cảnh sát
Phản ứng sớm của chính quyền Vũ Hán bị chỉ trích là ưu tiên kiểm soát thông tin có thể gây bất lợi cho các quan chức địa phương về an toàn công cộng, và chính phủ Trung Quốc cũng bị chỉ trích vì che đậy, hạ thấp phát hiện ban đầu và mức độ nghiêm trọng của dịch. Tại thời điểm Trung Quốc thông báo cho WHO về coronavirus chủng mới vào ngày 31 tháng 12, tờ New York Times đã nói rằng chính phủ vẫn đang giữ "công dân của chính họ trong bóng tối".[270][271] Các nhà quan sát cũng đổ lỗi cho cấu trúc kiểm duyệt thể chế của báo chí nước này đã khiến các quan chức cấp cao có thông tin không chính xác về ổ dịch và "góp phần vào thời gian không hoạt động kéo dài cho phép virus lây lan".[272][273] Tổ chức Theo dõi Nhân quyền lưu ý rằng sự kiểm duyệt đã được mở rộng đến các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội từ gia đình của những người nhiễm bệnh đang tìm kiếm sự giúp đỡ cũng như bởi những người sống ở các thành phố bị phong tỏa, những người đang ghi chép cuộc sống hàng ngày của họ trong thời gian bị phong tỏa.[274]
Vào ngày 1 tháng 1 năm 2020, một nhóm gồm tám nhân viên y tế, bao gồm Lý Văn Lượng, bác sĩ nhãn khoa của Bệnh viện Trung ương Vũ Hán, đã bị cảnh sát Vũ Hán bắt giam và đe dọa sẽ truy tố vì "truyền bá thông tin sai lệch" vì mô tả nhiễm trùng mới giống như SARS.[275][276] Lý Văn Lượng đã thông báo đến các bạn học cũ về một loại coronavirus giống như SARS trong một nhóm WeChat sau khi kiểm tra báo cáo y tế của bệnh nhân với các triệu chứng của bệnh, và anh đã bị cảnh sát cảnh cáo vào ngày 3 tháng 1 vì đã "đưa ra những bình luận sai sự thật", "làm xáo trộn trật tự xã hội" và bị yêu cầu phải ký một biên bản thừa nhận việc làm này. Lý sau đó đã qua đời vì căn bệnh này vào ngày 7 tháng 2, điều này gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng mạng, được mô tả là "một trong những lần công chúng chỉ trích chính phủ trực tuyến nhiều nhất trong nhiều năm",[277] nhưng một số hashtag thịnh hành trên Weibo như "chính quyền Vũ Hán nợ Bác sĩ Lý Văn Lượng một lời xin lỗi" hoặc "Chúng tôi muốn tự do ngôn luận" đã bị chặn.[278][279] Một cơ quan truyền thông đã gửi thông báo cho các biên tập viên yêu cầu họ không "bình luận hoặc suy đoán" về cái chết của Lý và đưa ra hướng dẫn để "không hashtag và đưa chủ đề dần dần thoát khỏi danh sách tìm kiếm nóng, bảo vệ chống lại thông tin có hại."[280] Cơ quan chống tham nhũng của Trung Quốc Ủy ban Giám sát Quốc gia đã khởi xướng một cuộc điều tra về các vấn đề liên quan đến Lý Văn Lượng.
Vào ngày 14 tháng 1, Cảnh sát Vũ Hán bắt giữ một số phóng viên truyền thông Hồng Kông trong hơn một giờ khi họ đang thực hiện các cuộc phỏng vấn tại Bệnh viện Jinyintan của Vũ Hán. Các báo cáo cho biết cảnh sát đã đưa các phóng viên đến đồn cảnh sát, nơi cảnh sát kiểm tra tài liệu du lịch và đồ đạc của họ, sau đó yêu cầu họ xóa đoạn phim được quay trong bệnh viện trước khi thả các phóng viên ra.
Vào ngày 20 tháng 1, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu công khai đầu tiên về sự bùng phát dịch và nói về "sự cần thiết phải công bố thông tin kịp thời".[281] Tuy nhiên, Tập Cận Bình sau đó cũng chỉ thị cho các cơ quan chức năng "tăng cường hướng dẫn ý kiến công chúng", ngôn ngữ mà một số người coi là lời kêu gọi kiểm duyệt.[282] Là một phần trong "cách tiếp cận làm giảm thiểu sự bất mãn" của chính quyền trung ương, công dân được phép chỉ trích các quan chức địa phương miễn là họ không "đặt câu hỏi về tính hợp pháp căn bản của đảng".[283] Cơ quan quản lý không gian mạng (CAC) tuyên bố ý định thúc đẩy "bầu không khí trực tuyến tốt", với các thông báo CAC được gửi tới các nền tảng video khuyến khích họ "không đẩy bất kỳ câu chuyện tiêu cực nào và không tiến hành phát trực tiếp không chính thức về virus."[284] Kiểm duyệt đã được nới lỏng trong một thời gian "cửa sổ" khoảng hai tuần, trong thời gian này các nhà báo Trung Quốc có thể xuất bản những câu chuyện khó khăn phơi bày sự sai lầm của việc đối phó của các lãnh đạo đối với coronavirus mới", nhưng các cơ quan báo chí sau đó được yêu cầu sử dụng "thông tin quảng bá một cách có kế hoạch và kiểm soát" với sự đồng ý của chính quyền.[278]
Vào ngày 30 tháng 1, Tòa án Tối cao Trung Quốc đã đưa ra lời khiển trách hiếm hoi chống lại lực lượng cảnh sát nước này, gọi "cuộc đàn áp gay gắt vô lý đối với tin đồn trực tuyến" là làm xói mòn niềm tin của công chúng, và nói rằng những bài đăng trực tuyến như vậy sẽ cho phép công chúng áp dụng các biện pháp có thể giúp chống lại sự lây lan của virus.[285]
Chính quyền Hồ Bắc và Vũ Hán
Các quan chức địa phương ở Vũ Hán và cả tỉnh Hồ Bắc phải đối mặt với những lời chỉ trích cả trong nước lẫn quốc tế, vì đã không kiểm soát dịch ngay từ ban đầu. Các cáo buộc bao gồm không đủ nguồn cung cấp y tế, che giấu bằng chứng lây truyền từ người sang người và thiếu minh bạch với báo chí và kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội trong các cuộc họp của Quốc hội Nhân dân vì những lý do chính trị trong những tuần đầu bùng phát của đại dịch. Sự chỉ trích đã nhắm vào Tỉnh trưởng Hồ Bắc Vương Hiểu Đông sau khi ông hai lần tuyên bố tại một cuộc họp báo rằng 10.8 tỷ khẩu trang đã được sản xuất hàng năm trong tỉnh này, thay vì con số chính xác chỉ là 1,8 triệu.
Các nhà chức trách ở các tỉnh Vũ Hán và Hồ Bắc bị chỉ trích vì hạ thấp mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh và phản ứng chậm chạp. Tạp chí truyền thông có trụ sở tại Bắc Kinh Caixin lên án Hồ Bắc đã không triển khai "cơ chế ứng phó khẩn cấp y tế công cộng" đầu tiên cho đến ngày 24 tháng 1, trong khi một số tỉnh và thành phố khác bên ngoài tâm dịch đã được thực hiện vào ngày hôm trước. John Mackenzie, một chuyên gia cao cấp của WHO cáo buộc họ đã giữ "số liệu im lặng trong một thời gian vì một số cuộc họp lớn mà họ có ở Vũ Hán", cho rằng có "giai đoạn báo cáo rất chậm hoặc liên thông tin tức rất kém" từ đầu tháng 1.
Trong hơn một tháng từ ngày 8 tháng 12 năm 2019 đến ngày 17 tháng 1 năm 2020, tất cả các trường hợp được xác nhận ở Trung Quốc đại lục đều là từ thành phố Vũ Hán, tuy nhiên đã có những trường hợp được xác nhận ở Nhật Bản và Thái Lan.[286] Nhiều người trên phương tiện truyền thông xã hội Trung Quốc đã bình luận về tính không hợp lý của dữ liệu và cho rằng chính quyền đang che giấu con số thực tế,[287] vài người gọi một cách mỉa mai là "virus yêu nước" do virus này chỉ lây nhiễm ở người nước ngoài chứ không lây nhiễm ở người đồng hương.[288][289][290]
Chính quyền Vũ Hán và Hồ Bắc đã bị chỉ trích vì hạ thấp mức độ nghiêm trọng của đại dịch và phản ứng chậm hơn mức cần thiết. Caixin đổ lỗi cho Vũ Hán vì đã không triển khai "cơ chế ứng phó khẩn cấp y tế công cộng" đầu tiên cho đến ngày 24 tháng 1, thậm chí còn muộn hơn một số tỉnh và thành phố khác bên ngoài tâm dịch.[291] Vào ngày 19 tháng 1, bốn ngày trước khi phong tỏa toàn thành phố, một "vạn gia yến", nghĩa đen là "bữa tiệc của vạn gia đình" đã được tổ chức tại Vũ Hán, với hơn 40.000 gia đình tham gia. Tin tức Bắc Kinh cho rằng chính quyền địa phương không nên tổ chức một lễ hội cộng đồng như vậy trong khi đang cố gắng kiểm soát ổ dịch. Hãng tin này cũng cho biết vào thời điểm các nhà báo của họ đến thăm Chợ hải sản Hoa Nam nơi mà coronavirus có khả năng bắt nguồn, hầu hết cư dân và thương nhân ở đó thậm chí không đeo khẩu trang.[292] Các chuyên gia cho biết chính quyền "thiếu ý thức chung cơ bản" khi cho phép một bữa tiệc như vậy được tổ chức.[293] Chu Tiên Vượng, thị trưởng Vũ Hán sau đó đã phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc và tự biện hộ rằng bữa tiệc này được tổ chức hàng năm và đó là "hình mẫu cho sự tự lập của người dân". Sau đó, ông tuyên bố rằng quyết định cho phép một bữa tiệc như vậy được đưa ra dựa trên thực tế là các nhà khoa học đã tin tưởng sai lầm rằng khả năng virus lây lan từ người sang người là hạn chế.[294][295] Trong khi đó, vào ngày 20 tháng 1, Sở Văn hóa và Du lịch thành phố Vũ Hán đã phát 200.000 vé để tham quan miễn phí tất cả các điểm du lịch ở Vũ Hán cho công dân của mình, sau đó cơ quan này đã bị chỉ trích vì coi thường dịch bệnh.[292] Để đáp lại những lời chỉ trích, Thị trưởng Chu Tiên Vượng đã tự bảo vệ mình bằng cách đổ lỗi cho các yêu cầu pháp lý, vì chính quyền địa phương trước tiên phải được sự chấp thuận của Bắc Kinh, nên phải trì hoãn tiết lộ thông tin về dịch bệnh.[296]
Tang Zhihong, giám đốc sở y tế tại Huanggang, đã bị sa thải vài giờ sau khi bà không thể trả lời câu hỏi về việc có bao nhiêu người trong thành phố bà quản lý đang được điều trị.[285]
Chính quyền trung ương Trung Quốc
Trái ngược với những chỉ trích dữ dội về phản ứng của người dân địa phương, chính quyền trung ương được các chuyên gia quốc tế và truyền thông nhà nước khen ngợi vì đã xử lý tốt khủng hoảng.[297][298] Điều này dẫn đến ý kiến cho rằng đó là một nỗ lực của các phương tiện truyền thông nhà nước nhằm xoay chuyển sự tức giận của công chúng ra khỏi chính quyền trung ương và chĩa mũi dùi vào chính quyền địa phương. Các nhà phê bình, chẳng hạn như Wu Qiang, cựu giáo sư tại Đại học Tsinghua và Steve Tsang, giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học London, đã tranh luận về vấn đề này, Steve Tsang cho rằng sự che giấu thông tin đã trở nên tồi tệ hơn do các quan chức địa phương "e ngại về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa hợp lý mà không biết Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác muốn gì vì họ sợ rằng bất kỳ sai lầm nào cũng sẽ gây ra hậu quả chính trị nghiêm trọng", Tsang lập luận rằng khó tránh khi mà "quyền lực tập trung vào tay một lãnh đạo cao nhất mà luôn trừng phạt những người mắc lỗi lầm".[299][300][301][302] Thị trưởng Vũ Hán Chu Tiên Vượng tự bảo vệ mình, đề cập đến những quan điểm trên bằng cách đổ lỗi cho các yêu cầu pháp lý của trung ương đòi hỏi chính quyền địa phương trước tiên phải tìm kiếm sự chấp thuận của Bắc Kinh thì mới được đưa tin tức, trong khi Bắc Kinh liên tục trì hoãn việc tiết lộ thông tin về dịch bệnh. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn rằng "là chính quyền địa phương, chúng tôi chỉ có thể tiết lộ thông tin sau khi chúng tôi được phép làm như vậy. Đó là điều mà nhiều người không hiểu."[303][304] Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường được cử đi để giám sát việc kiểm soát và phòng chống dịch bệnh, với một số người nghi ngờ rằng Lý là một "vật tế thần chính trị" thuận tiện.[305] Điều này dẫn đến những nghi ngờ cho rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc và truyền thông nhà nước đang cố gắng hạn chế nguy cơ thất bại chính trị đối với Tập trong cuộc khủng hoảng này.[306] Sự kiểm duyệt và tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thúc đẩy sự ngờ vực đối với cách thức chính quyền xử lý ổ dịch, đặc biệt là trong giới trẻ.[307]
Chính phủ Trung Quốc cũng bị cáo buộc từ chối sự giúp đỡ của CDC và WHO.[308] Những người trong cuộc tại CDC Hoa Kỳ phàn nàn rằng Trung Quốc không đồng ý cho CDC thực hiện các chuyến thăm tại đây, trong khi Trung Quốc mất hai tuần để phê duyệt một nhóm truyền giáo quốc tế do Tiến sĩ Bruce Aylward dẫn đầu nhưng thành phần nhóm và phạm vi công việc vẫn chưa được xác định rõ ràng.[309]
Chính phủ Hàn Quốc
Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc đã bị chỉ trích vì chủ quan, đơn phương thực hiện tư vấn và kê đơn thuốc chữa bệnh chỉ thông qua điện thoại mà không thảo luận với Hiệp hội Y khoa Hàn Quốc cũng như không nắm bắt được tính chất nghiêm trọng của COVID-19, và chính quyền cũng không ban bố quy định hạn chế đối với những khách du lịch đến hoặc từng đi qua Trung Quốc đại lục, mặc dù trước đó đã có nhiều cảnh báo từ phía các hiệp hội y tế và rất nhiều các bản kiến nghị khác đến từ công chúng.
Vào ngày 22 tháng 2, chính phủ Hàn Quốc đã phải xin lỗi vì đã gọi loại virus này là "Daegu COVID-19" trong một báo cáo chính thức. Thuật ngữ này trước đó đã được giới báo chí phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông xã hội, làm dấy lên mối lo ngại về sự phân biệt đối xử.
Vào ngày 06 tháng 3, chính phủ Hàn Quốc lại tiếp tục hứng chịu sự chỉ trích của người dân khi chỉ giới hạn nhập cảnh nhằm vào công dân Nhật Bản trong số 102 quốc gia đã áp lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân Hàn Quốc. Hành động này cũng được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện truyền thông đại chúng và một lần nữa làm dấy lên những mối lo ngại về sự phân biệt đối xử có chủ đích.[310][311] Hơn 1,5 triệu người Hàn Quốc sau đó đã ký vào một bản kiến nghị để nhằm yêu cầu luận tội Tổng thống Moon Jae-in về những gì họ tuyên bố là sự xử lý tắc trách, chủ quan, sai lầm và chậm trễ của cá nhân ông Moon cũng như toàn bộ các cơ quan chính phủ trong quá trình phòng chống và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh.[312]
Chính phủ Nhật Bản
Theo hiến pháp sau chiến tranh, người dân Nhật Bản được đảm bảo một lượng tự do và quyền cá nhân đáng kể, do đó chính phủ không có quyền hạn có thể hạn chế di chuyển theo cách tương tự như Ý và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Chính phủ không có quyền phong tỏa bệnh nhân trong nước hoặc áp đặt lệnh giới nghiêm.[314]
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã bị chỉ trích vì phản ứng chậm trễ. Các nhà phê bình đã quan sát thấy rằng trong khi Nhật Bản công bố trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên vào ngày 28 tháng 1, phải đến ngày 17 tháng 2, Bộ Y tế mới thông báo cho công chúng về cách đến các trung tâm sàng lọc công cộng và ngày 25 tháng 2, để chính phủ ban hành "chính sách cơ bản" về phản ứng bùng phát. Thời gian phản ứng quá hạn của chính phủ đã khiến các nhà phê bình cáo buộc Abe "thờ ơ nhẫn tâm trước thảm họa đang diễn ra" và chính phủ nói chung là "mất liên lạc với cuộc sống của những người bình thường mà họ dường như không quan tâm đến hoàn cảnh của họ".[315][316]
Các hạn chế nghiêm ngặt trong việc kiểm tra virus của các cơ quan y tế Nhật Bản đã rút ra những lời buộc tội từ các nhà phê bình như Masahiro Kami, một bác sĩ và giám đốc của Viện nghiên cứu quản trị y tế, đối với Abe muốn "hạ thấp số lượng bệnh nhân hoặc bệnh nhân vì sắp tới Thế vận hội. " Các báo cáo chỉ có một số lượng nhỏ các cơ sở y tế công cộng được phép kiểm tra virus, sau đó kết quả chỉ có thể được xử lý bởi năm công ty được chính phủ phê duyệt, đã tạo ra một nút cổ chai nơi các phòng khám buộc phải từ chối ngay cả những bệnh nhân mắc bệnh sốt cao. Điều này đã khiến một số chuyên gia đặt câu hỏi về số vụ việc chính thức của Nhật Bản, với Tobias Harris, của Teneo Intelligence ở Washington, DC nói rằng "Bạn tự hỏi, nếu chính phủ Nhật xét nghiệm nhiều như Hàn Quốc đang làm, con số nhiễm bệnh thực tế sẽ là bao nhiêu? Có bao nhiêu ca nhiễm đang còn đang ẩn náu và chưa bị xét nghiệm? "[317][318]
Các biện pháp phong tỏa kiểm dịch trên tàu du lịch Diamond Princess cũng đã bị chỉ trích sau khi con tàu cho thấy nó là nơi sinh sản thuận lợi của virus.[319][320] Kentaro Iwata, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Kobe, cho biết tình trạng trên tàu là "hoàn toàn hỗn loạn" và "vi phạm tất cả các nguyên tắc kiểm soát nhiễm trùng".[321] Một báo cáo sơ bộ của Viện truyền nhiễm quốc gia Nhật Bản (NIID) ước tính rằng hầu hết các trường hợp lây truyền trên tàu đã xảy ra trước khi kiểm dịch, dựa trên 184 trường hợp đầu tiên.[322] Vào ngày 22 tháng 2, Bộ Y tế đã thừa nhận rằng 23 hành khách đã được lên đường mà không được kiểm tra virus đúng cách.[323] Vào ngày 23 tháng 2, một phụ nữ Nhật Bản đã thử nghiệm âm tính trước khi rời tàu du lịch sau đó lại đã thử nghiệm dương tính sau khi trở về nhà ở tỉnh Tochigi. Cô không nằm trong số 23 hành khách.[324].Vì dịch bệnh mà Nhật Bản đã hoãn thế vận hội mùa hè sang 2021.
Chính phủ Iran
Người Iran chỉ trích các cơ quan chính quyền đã tiến hành bầu cử trong khi căn bệnh đang lan rộng và đóng cửa các không gian thế tục trong khi vẫn giữ các đền thờ mở, đặc biệt là ở thành phố Qom của Shia.[325] Asif Shuja thuộc Viện Trung Đông của Đại học Quốc gia Singapore cho rằng "thực tế là Iran đã báo cáo các trường hợp tử vong cùng ngày với các ca nhiễm trùng đầu tiên ngay trước cuộc bầu cử quốc hội" có thể làm bất cứ ai nghi ngờ rằng "đã có sự che đậy".[326] Giám sát cũng đã được nhắm mục tiêu vào việc chính phủ không sẵn sàng thực hiện các biện pháp phong tỏa trên toàn khu vực như các biện pháp do Trung Quốc và Ý thực hiện, với các quan chức Iran gọi việc phong tỏa kiểm dịch là "lỗi thời".[327] Đã có những lo ngại rằng số lượng ca nhiễm chính thức của chính phủ Iran là một con số quá thấp.[328] Tổng giám đốc của WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus, nói rằng "WHO có "cơ chế riêng "để kiểm tra sự thật và không thấy có vấn đề gì với các số liệu được báo cáo của Iran".[326]
Chính phủ Ý
Chính phủ Ý đã hứng chịu những lời chỉ trích từ các nhà khoa học và WHO, vì quyết định đình chỉ các chuyến bay trực tiếp đến Trung Quốc đại lục rằng trong khi nghe có vẻ "cứng rắn" trên giấy tờ, là không hiệu quả vì "mọi người vẫn có thể đến Ý từ các khu vực rủi ro thông qua các tuyến bay gián tiếp." Walter Ricciardi, giáo sư vệ sinh và sức khỏe cộng đồng tại Đại học Cattolica del Sacro Cuore ở Rome và là thành viên của Ủy ban tư vấn châu Âu về nghiên cứu sức khỏe đã nói "Nước Ý đã sai lầm, việc đóng các chuyến bay từ Trung Quốc là không có ích lợi gì khi có những chuyến bay gián tiếp."[cần dẫn nguồn]
Sự chỉ trích xuất hiện sau khi Thủ tướng Ý Giuseppe Conte tiết lộ rằng các quy trình đã không được theo dõi tại bệnh viện ở Codogno, Lombardy khi điều trị cho "bệnh nhân số 1", điều này "chắc chắn đã góp phần lan truyền" virus ở Ý, với việc Conte trả lời các câu hỏi của các nhà báo về quy trình nào bị phá vỡ với câu trả lời "Đây không phải là lúc để tranh cãi." Đáp lại tuyên bố của Conte rằng chính quyền trung ương có thể cần phải "thu hồi các quyền lực chính sách y tế khu vực", Tổng thống của vùng Attilio Fontana gọi tuyên bố của Conte là "phát xít" và "nói chuyện tầm phào".[329]
Vào ngày 20 tháng 3 năm 2020, Ý chính thức vượt Trung Quốc về số người tử vong, trở thành quốc gia có số người tử vong cao nhất thế giới tính đến thời điểm đó[330] Tuy nhiên, ngày 11/4/2020, số người chết của Hoa Kỳ đã vượt qua Ý.
Chính phủ Hoa Kỳ
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh
CDC đã phải hứng chịu chỉ trích vì một số vấn đề và thất bại trong cách tiếp cận với sự bùng phát dịch coronavirus mới. Các vấn đề bao gồm: một số lượng lớn các bộ xét nghiệm coronavirus bị lỗi được gửi đến các bang trên khắp Hoa Kỳ, một số lượng xét nghiệm thấp đến "đáng sợ" đã được thực hiện (chỉ khoảng 3.600 lượt xét nghiệm so với con số hơn 65.000 khi ấy tại Hàn Quốc - quốc gia có quy mô dân số ít hơn rất nhiều, ở cùng một thời điểm), sự ô nhiễm của phòng thí nghiệm liên quan đến coronavirus mới,[331] và loại bỏ kiểm đếm số lượng người được thử nghiệm từ trang web của họ, dẫn đến cáo buộc che đậy thông tin.[332]
CDC cũng gây ra tranh cãi sau khi một bệnh nhân nghi ngờ bị CDC từ chối xét nghiệm sau đó hóa ra dương tính với SARS-CoV-2.[333] Timothy Stenzel, giám đốc Văn phòng Chẩn đoán và Sức khỏe X quang Vitro, đã đưa ra quan ngại rằng những gì ông đã thấy trong chuyến đi thăm các cơ sở CDC là "đáng báo động".[331] HHS đã mở một cuộc điều tra về sự chậm trễ và phản ứng tương đối chậm của Hoa Kỳ trái ngược với các nước ở Châu Á.[334] Việc xử lý người di tản từ Vũ Hán và tàu du lịch Diamond Princess cũng bị chỉ trích khi một trong những người di tản, được CDC thả ra và đã di chuyển đi nơi khác, sau đó hóa ra là dương tính và bị nhiễm bệnh.[335]
Chính quyền Trump đã mở một cuộc điều tra về những thiếu sót của CDC. Nội các Trump cũng đã ra lệnh rằng việc sản xuất các bộ dụng cụ thử nghiệm đã không còn được giao cho CDC làm nữa.[336]
Vào ngày 27 tháng 3 năm 2020, Hoa Kỳ chính thức vượt Trung Quốc với số người nhiễm cao nhất thế giới[337] Tới ngày 11/4/2020, số người chết của Hoa Kỳ đã vượt lên đứng đầu thế giới.
Tính tới ngày 25/11/2020, Hoa Kỳ có trên 13 triệu ca nhiễm bệnh và gần 270.000 người chết. Tới ngày 16/1/2021, Hoa Kỳ có trên 24,3 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 403.000 người chết. Tới ngày 17/11/2021, Hoa Kỳ có trên 47,2 triệu ca nhiễm bệnh và hơn 764.000 người chết, cao nhất thế giới cả về số ca nhiễm và số người chết.
Chính quyền của Tổng thống Trump
Chính quyền Trump đã bị chỉ trích trong bối cảnh bùng phát dịch bệnh vì đề xuất cắt giảm tài trợ y tế nói chung trong năm 2018. CDC đã buộc phải cắt giảm 80% chương trình dịch bệnh toàn cầu vì nguồn tài trợ của CDC đã bị cắt.[338] Được tạo ra vào năm 2014, chương trình này hoạt động ở 49 quốc gia, nhưng CDC đã lên kế hoạch giảm hoặc loại bỏ hoạt động tại 39 quốc gia đó. Trong ngân sách tài khóa 2020, chính quyền Trump đã đề xuất loại bỏ tài trợ cho dịch tễ học và năng lực phòng thí nghiệm ở cấp tiểu bang và địa phương.[339][340][341] 30 triệu đô la dành cho 'Quỹ khủng hoảng phức tạp' cũng đã bị cắt hoàn toàn, số tiền này sẽ cho phép Bộ Ngoại giao tài trợ cho việc triển khai các chuyên gia về bệnh trong trường hợp dịch bệnh bùng phát. Vào tháng 5 năm 2018, John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia của Trump, đã giải tán một đội an ninh y tế toàn cầu của Hội đồng Bảo an Quốc gia, chịu trách nhiệm dẫn dắt phản ứng của Mỹ trước đại dịch.
Mặc dù CDC đã công bố kế hoạch sàng lọc dân số để tầm soát coronavirus, nhưng chỉ có ba trong số 100 phòng thí nghiệm y tế công cộng được báo cáo là phù hợp với vai trò đó ngay cả sau khi trì hoãn, điều này được cho là do cắt giảm tài trợ của cơ quan. Trump đã bị chỉ trích thêm khi đề xuất cắt giảm thêm cho ngân sách của CDC và Viện Y tế Quốc gia, được chốt ở mức 16% và 10%, tương ứng. trong một tờ giấy trắng được phát hành năm 2021, dường như trong thời gian giữa đợt bùng phát vào ngày 11 tháng 2. Ngân sách đề xuất cũng kêu gọi cắt giảm 65 triệu USD tiền đóng góp của Hoa Kỳ dành cho WHO.
Đáp lại những chỉ trích về cách xử lý khủng hoảng của chính quyền, Mick Mulvaney, Chánh văn phòng của Nhà Trắng trong một bài phát biểu trước một sự kiện khán giả bảo thủ đã cáo buộc truyền thông Mỹ quá quan trọng và "châm ngòi cho nỗi sợ virus" với hy vọng rằng "điều này sẽ hạ bệ tổng thống."[342] Vào ngày 28 tháng 2, Trump khẳng định đảng Dân chủ đang quảng bá một "trò lừa bịp mới" để gây hại cho ông về mặt chính trị và báo chí đang ở "chế độ điên khùng", trong khi cố gắng liên kết sự bùng nổ với các chính sách nhập cư của đảng Dân chủ.[343][344]
Khi Trump bổ nhiệm Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu phản ứng của quốc gia đối với coronavirus, ông đã nói về kinh nghiệm của mình trong việc dập tắt dịch HIV ở Indiana và nói sai về vai trò của Pence trong đó ông cố tình trì hoãn phản ứng của chính quyền bang đối với căn bệnh này, mặc dù đề nghị của CDC về việc trao đổi kim tiêm mới là một cách tiếp cận hiệu quả để kiểm soát sự lây lan của bệnh tật. Pence nói với các nhà lập pháp rằng ông sẽ phủ quyết bất kỳ dự luật nào họ có thể thông qua mà tạo điều kiện cho các trao đổi kim tiêm như vậy.[345]
Sau khi WHO công bố virus có tỷ lệ tử vong 3,4% trong số các trường hợp được xác nhận chính thức,[346] Trump tuyên bố trên truyền hình quốc gia trực tiếp chia sẻ ý kiến của ông rằng đây là "con số giả" và dựa trên linh cảm ông tin rằng con số thật là dưới 1%.[347] Anthony S. Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và bệnh truyền nhiễm, cho biết rằng một tổng tỷ lệ tử vong của COVID-19 có thể tin cậy được, dựa trên tổng tất cả các ca nhiễm trùng COVID-19 bao gồm cả những người không chính thức được chẩn đoán, có thể là 1%, mà đã gấp 10 lần tỷ lệ gây tử vong khi so sánh với bệnh cúm theo mùa.[348] Vox News chỉ ra rằng tỷ lệ tử vong của một căn bệnh là phụ thuộc vào thời gian và dân số và các con số này còn có thể thay đổi.[349]
Chính phủ Ấn Độ
Tháng 4 năm 2021, trước tình trạng số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng vọt tại Ấn Độ, trên các mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết chỉ trích, yêu cầu thủ tướng Ấn Độ từ chức vì cách xử lý đại dịch kém. Nhiều bài đăng trên Twitter, Facebook... bị yêu cầu gỡ bỏ, tạm ẩn[350][351] cũng khiến Twitter, Facebook... vấp phải chỉ trích[352] từ các chính trị gia đối lập cùng những nhà hoạt động xã hội ở Ấn Độ
Ngân hàng Thế giới
Ngân hàng Thế giới đã bị chỉ trích vì phản ứng chậm của Cơ sở tài chính khẩn cấp đại dịch (PEF), một quỹ được Ngân hàng Thế giới thành lập để cung cấp tiền để giúp quản lý các đại dịch. Các điều khoản của PEF, được tài trợ bằng trái phiếu được bán cho các nhà đầu tư tư nhân, ngăn chặn bất kỳ khoản tiền nào được phát hành từ quỹ cho đến 12 tuần sau khi dịch bệnh ban đầu được phát hiện (23 tháng 3). Sự bùng phát coronavirus mới đã đáp ứng tất cả các yêu cầu khác về việc tiền tài trợ sẽ được đưa ra để xử lý dịch bệnh vào tháng 1 năm 2020.[353]
Các nhà phê bình cho rằng các điều khoản của PEF quá nghiêm ngặt và việc trì hoãn 12 tuần có nghĩa là khoản tài trợ sẽ kém hiệu quả hơn nhiều so với việc nó được phát hành để hỗ trợ các chính phủ nhằm ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh ngay từ ban đầu. Họ cho rằng quỹ ưu tiên lợi ích của các chủ trái phiếu tư nhân hơn là ưu tiên cho sức khỏe cộng đồng.[354]
Tổ chức Y tế Thế giới
Việc xử lý dịch bệnh của WHO đã bị chỉ trích trong bối cảnh được coi là "hành động cân bằng ngoại giao" của cơ quan này với "các nhà phê bình Trung Quốc".[355] Điều này bao gồm sự xem xét kỹ lưỡng về mối quan hệ giữa cơ quan này với chính quyền Trung Quốc.[356] Những lo ngại ban đầu rằng trong khi WHO dựa vào dữ liệu được cung cấp và sàng lọc từ các quốc gia thành viên, Trung Quốc đã có "ác cảm mang tính lịch sử đối với tính minh bạch và nhạy cảm đối với chỉ trích từ quốc tế". WHO và một số nhà lãnh đạo ca ngợi sự minh bạch của chính phủ Trung Quốc so với dịch SARS năm 2003,[357] những người khác bao gồm John Mackenzie của WHO và Anne Schuchat của CDC Hoa Kỳ thể hiện sự hoài nghi, cho rằng các báo cáo chính thức của Trung Quốc và mức độ nguy hiểm có thể được đánh giá thấp.[358] David Heymann, giáo sư dịch tễ bệnh truyền nhiễm tại Trường Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Luân Đôn, nói rằng: "Trung Quốc rất minh bạch và cởi mở trong việc chia sẻ dữ liệu của mình. Họ đang chia sẻ rất tốt và họ đã chia sẻ tất cả các tập tin của họ" cho phái đoàn WHO đến Vũ Hán vào ngày 22 tháng 2.[359]
Đáp lại những chỉ trích về sự chấp thuận trước đó của ông đối với những nỗ lực của Trung Quốc, Tổng giám đốc WHO Tedros tuyên bố rằng Trung Quốc "không cần phải được yêu cầu khen ngợi. Trung Quốc đã làm nhiều điều tốt đẹp để làm chậm quá trình phát tán virus. Cả thế giới có thể phán xét. Không có sự quay cuồng nào ở đây", và nói thêm rằng: "Tôi biết có rất nhiều áp lực đối với WHO khi chúng tôi đánh giá cao những gì Trung Quốc đang làm nhưng vì áp lực nên chúng tôi không nên nói sự thật, chúng tôi không nói bất cứ điều gì để xoa dịu bất cứ ai. Đó là vì đó là sự thật".[360] Tedros cũng đề nghị WHO sau đó đánh giá xem các hành động của Trung Quốc có dựa trên bằng chứng và tính hợp lý hay không, nói rằng: "Chúng tôi không muốn vội vã đổ lỗi, chúng tôi chỉ có thể khuyên họ rằng bất kỳ hành động nào họ nên làm đều tương xứng với các vấn đề, đó là những gì họ đảm bảo với chúng tôi".[361]
Một số nhà quan sát đã buộc tội WHO là không dám mạo hiểm đối kháng với chính phủ Trung Quốc, vì nếu không thì cơ quan này sẽ không thể thông báo về tình trạng dịch bệnh bùng phát và ảnh hưởng đến các biện pháp đối phó ở quốc gia này, sau đó có thể đã có "một loạt các bài báo chỉ trích WHO đã xúc phạm Trung Quốc không cần thiết vào thời điểm khủng hoảng và cản trở khả năng hoạt động của chính họ".[360] Thông qua đó, các chuyên gia như Tiến sĩ David Nabarro đã bảo vệ chiến lược này nhằm "đảm bảo sự hợp tác của Bắc Kinh trong việc thực hiện một phản ứng toàn cầu hiệu quả đối với dịch bệnh".[361] Osman Dar, giám đốc Dự án Một Sức khỏe tại Trung tâm An ninh Sức khỏe Toàn cầu Chatham House đã bảo vệ hành vi của WHO, nói rằng áp lực tương tự là một "điều mà các tổ chức của Liên Hợp Quốc luôn có từ các nền kinh tế tiên tiến".[355]
Các báo cáo tình hình dịch bệnh hàng ngày của WHO công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, kết quả là Đài Loan nhận được mức rủi ro "rất cao" như Trung Hoa đại lục mặc dù chỉ có một số ít ca nhiễm trên hòn đảo này do Trung Hoa Dân Quốc quản lý. Điều này đã dẫn đến việc Đài Loan nhận được lệnh cấm du lịch từ các quốc gia khác. Hơn nữa, vì Đài Loan đã bị loại khỏi WHO do áp lực từ Bắc Kinh sau cuộc bầu cử năm 2016 khi Thái Anh Văn thắng cử, Đài Loan có thể dễ bị tổn thương trong trường hợp bùng phát dịch trên lãnh thổ này mà không có kênh liên lạc với WHO. Tổng thống Đài Loan, Thái Anh Văn kêu gọi WHO cho phép các chuyên gia Đài Loan tham gia đối thoại và để WHO chia sẻ dữ liệu về virus ngay cả khi không thể thừa nhận Đài Loan là một quốc gia thành viên.[362] Đáp lại, WHO đã nói rằng họ "có các chuyên gia Đài Loan tham gia vào tất cả các cuộc tham vấn của chúng tôi... vì vậy họ tham gia đầy đủ và nhận thức đầy đủ về tất cả các phát triển trong mạng lưới chuyên gia." Sau sự thúc giục từ Nhật Bản, Mỹ và Anh, Đài Loan đã tham gia với sự đồng ý của Bắc Kinh, họ cho rằng "cần thiết trong trường hợp để Đài Loan tham gia chia sẻ thông tin về virus". Đài Loan gọi động thái này là "sự phát triển có ý nghĩa".[363] Một số nhà quan sát chính trị Đài Loan đã xem những chỉ trích như vậy của WHO là "chính trị nhiều hơn nhu cầu thực tế", cho thấy rằng "mặc dù chúng tôi không là thành viên WHO, chúng tôi vẫn có thể nhận được thông tin này từ nhiều nơi khác".[364]
Liên minh Châu Âu
Mặc dù một số chính trị gia châu Âu đã kêu gọi biên giới nội bộ của châu Âu cần tạm thời đóng cửa,[365] Liên minh châu Âu đã quyết định từ chối ý tưởng đình chỉ khu vực du lịch tự do Schengen và đưa ra các biện pháp kiểm soát biên giới với Ý.[366][367][368] Phó lãnh đạo của Liên đoàn Ticino Thụy Sĩ, Lorenzo Quadri, đã chỉ trích quyết định này: "Điều đáng báo động là sự giáo điều về biên giới rộng rãi được coi là ưu tiên hàng đầu".[369] Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho biết Liên minh châu Âu đã "không thực hiện các biện pháp phòng ngừa tương tự và hạn chế đi lại từ Trung Quốc và các điểm nóng khác" như Hoa Kỳ đã thực hiện.[370] Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babiš tuyên bố rằng "Các nước châu Âu không thể cấm nhập cảnh của công dân Ý trong khu vực Schengen. Cách duy nhất có thể là để thủ tướng Ý kêu gọi đồng bào của mình kiềm chế không đi du lịch tới các quốc gia khác của Liên minh châu Âu. "[371]
Politico báo cáo rằng "Các nước EU cho đến nay đã từ chối lời cầu xin của Ý để giúp chống lại coronavirus, vì các thủ đô của các quốc gia này lo lắng rằng họ có thể cần dự trữ khẩu trang và các thiết bị y tế khác để giúp đỡ công dân, quan chức và nhà ngoại giao của họ."[372]
Ảnh hưởng
Dịch bệnh trùng với Tết Nguyên đán, đánh dấu một mùa lễ hội lớn cho khu vực và thời gian du lịch bận rộn nhất ở Trung Quốc. Một số sự kiện liên quan đến đám đông lớn đã bị chính quyền quốc gia và khu vực hủy bỏ, bao gồm lễ hội năm mới ở Hồng Kông, với các công ty tư nhân cũng độc lập đóng cửa các cửa hàng và điểm du lịch của họ như IKEA và Hong Kong Disneyland.[373]
Vì Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế lớn và là trung tâm sản xuất, sự bùng phát virus đã được coi là một mối đe dọa gây bất ổn lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Agedit Demarais của Economist Intelligence Unit đã dự báo rằng các thị trường sẽ vẫn biến động cho đến khi một hình ảnh rõ ràng hơn xuất hiện về kết quả tiềm năng. Một số nhà phân tích đã ước tính rằng sự sụp đổ kinh tế của dịch bệnh đối với tăng trưởng toàn cầu có thể vượt qua sự bùng phát của SARS.[374]
Trung Quốc đại lục
Ngành du lịch đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các hạn chế du lịch và nỗi sợ lây nhiễm, bao gồm lệnh cấm đối với cả các nhóm du lịch trong nước và quốc tế.[375] Nhiều hãng hàng không đã hủy hoặc giảm đáng kể các chuyến bay đến Trung Quốc và một số cố vấn du lịch hiện cảnh báo chống lại du lịch đến Trung Quốc. Người nước ngoài đã được nhiều quốc gia sơ tán khỏi tỉnh Vũ Hán và Hồ Bắc, bao gồm cả Hoa Kỳ và Nhật Bản.[376]
Phần lớn các trường học và đại học đã kéo dài kỳ nghỉ hàng năm đến giữa tháng 2.[377] Các sinh viên nước ngoài theo học tại các trường đại học Trung Quốc đã trở về nước vì lo sợ bị lây nhiễm - những trường hợp đầu tiên được báo cáo từ Nepal và Kerala, một bang miền nam Ấn Độ, đều là những sinh viên đã trở về nước.[378][379]
Úc
Úc dự kiến sẽ là một trong ba nền kinh tế bị ảnh hưởng khủng khiếp nhất bởi dịch bệnh, cùng với Trung Quốc đại lục và Hồng Kông. BIS Oxford econom nói với Thời báo Tài chính rằng có "rủi ro rất thực là tổng sản phẩm quốc nội sẽ sụt giảm mạnh".[380] Ước tính sớm có hợp đồng GDP từ 0,2% đến 0,5%[381][382] và sẽ mất đi hơn 20.000 việc làm tại Úc.[383] Bộ trưởng Ngân khố Úc nói rằng nước này sẽ không còn có thể hứa hẹn thặng dư ngân sách do sự bùng phát.[384] Sự bùng phát được cho là đã góp phần làm giảm giá trị của đồng đô la Úc.[385]
Các cơ quan du lịch đã đề xuất rằng tổng chi phí kinh tế cho ngành, tính đến ngày 11 tháng 2 năm 2020, sẽ là 4,5 tỷ đô la Úc. Người Trung Quốc chiếm khoảng 15% lượng khách du lịch ngắn hạn đến Úc lên tới khoảng 1,5 triệu lượt khách.[380] Thu nhập của sòng bạc dự kiến sẽ giảm.[386] Ít nhất hai địa phương ở Úc, Cairns và Gold Coast, đã báo cáo đã mất thu nhập hơn 600 triệu đô la.[387] Một nhà điều hành du lịch nói rằng "nó trông giống như một trong những tình huống khủng hoảng tồi tệ nhất mà chúng tôi gặp phải như một ngành công nghiệp."[388] Hội đồng Công nghiệp Du lịch Úc (ATIC) kêu gọi Chính phủ Úc hỗ trợ tài chính, đặc biệt là đối với số lượng lớn các doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng.[389]
Ngành công nghiệp khai thác đang chuẩn bị cho một tác động "mạnh".[382] Người Trung Quốc chịu trách nhiệm cho khoảng một phần ba tổng số hàng xuất khẩu từ Úc, bao gồm 80% xuất khẩu quặng sắt và 70% nguồn cung thép trên toàn cầu.[390] 40% xuất khẩu LNG của Úc sang Trung Quốc đại lục. Ba công ty khai thác lớn được cho là đang phải đối mặt với sự bùng phát mạnh mẽ, theo Moody, trong đó Fortescue Metal chiếm 93% doanh thu tại đây, BHP bán 55% và Rio Tinto với 45% cho Trung Quốc.[386] Chỉ số vận chuyển quặng sắt giảm 99,9%.[391] Virus cũng đã làm cho hoạt động vận chuyển và hậu cần của các công ty khai thác trở nên phức tạp hơn.[392]
Ngành giáo dục tại Úc dự kiến sẽ chịu khoản lỗ 5 tỷ USD theo ước tính ban đầu của chính phủ.[393][394] Người nộp thuế có thể sẽ được yêu cầu trang trải sự thiếu hụt trong ngân sách giáo dục.[395] Ước tính 100.000 sinh viên không thể đăng ký vào đầu học kỳ này.[396] Gần hai phần ba sinh viên Trung Quốc đã buộc phải cách ly ở nước ngoài do hạn chế visa đối với du khách đến từ Trung Quốc đại lục.[397] Phil Honeywood, Giám đốc điều hành của IEAA, nói rằng chi phí bao gồm "các chính sách hoàn trả học phí, hoãn học miễn phí, sắp xếp lại lịch giảng dạy và chi phí ăn ở của sinh viên."[398] Các sinh viên tức giận vì phản ứng từ các trường đại học Úc cho rằng "các trường đại học không quan tâm đến sự nghiệp, cuộc sống, vấn đề thuê nhà bị ảnh hưởng của chúng tôi". Một giáo sư từ Đại học Sydney giải thích rằng "có thể mất vài năm để số sinh viên Trung Quốc phục hồi lại như cũ".
Nông nghiệp Úc cũng được dự kiến sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực và một số giá cả hàng hóa đã giảm,[399] bao gồm cả ngành công nghiệp sữa Úc đang gặp khó khăn, khi họ xuất khẩu một lượng lớn sản phẩm sữa sang Đông Á.[400] Ngành công nghiệp đánh cá đã bị "tàn phá" bởi sự hỗn loạn với mất việc làm và các công ty cũng đóng cửa.[401] Thủ hiến Queensland Annastacia Palaszczuk nói "Nông dân, ngư dân, [...] tất cả đều đang nói về việc kinh doanh bị sụt giảm".[402] Rượu vang Úc, chiếm 35% tổng lượng rượu nhập khẩu của Trung Quốc, cũng dự kiến sẽ chịu tổn thất về doanh số.[403] Dự kiến sản phẩm từ cừu sẽ giảm lớn về doanh số.[382] Rabobank, tổ chức chuyên về ngân hàng nông nghiệp, cảnh báo rằng ngành nông nghiệp chỉ có 8 tuần để cô lập coronavirus trước khi phải đối mặt với tổn thất lớn.[404]
Các trận đấu ở Champions League châu Á và các trận bóng đá Olympic dự kiến sẽ được tổ chức tại Úc đang được lên lịch lại.[405] Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Trung Quốc đã bị cách ly tại một khách sạn ở Brisbane. Họ hiện tại đã được thả ra.[406] Do chuyện này mà các trận đấu có đội tuyển này tại bảng B - Vòng loại thứ 3 Olympic Tokyo 2020 đã được lùi lịch lại.
Đại học Y khoa khẩn cấp Australasian kêu gọi mọi người phản ứng bình tĩnh và dựa trên thực tế đối với dịch bệnh, yêu cầu mọi người tránh phân biệt chủng tộc, "hoảng loạn và chia rẽ" và truyền bá thông tin sai lệch.[407] Một lượng lớn khẩu trang bảo vệ đã được người mua trong và ngoài nước mua hết, điều này đã gây ra sự thiếu hụt khẩu trang trên toàn quốc.[408] Để đối phó với việc tăng giá gần 2000%, Hiệp hội Dược phẩm Úc đã kêu gọi các "nhà cung cấp phi đạo đức" này giữ giá cả phải chăng.
Brazil
Hai ngân hàng Brazil đã dự đoán sự giảm tốc của tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc. UBS đã xem xét ước tính của mình từ 6% đến 5,4%, trong khi Ý tuyên bố tỷ lệ giảm còn 5,8%.[409]
Đại diện của một số công ty lớn hơn của Brazil trong lĩnh vực điện tử, Eletros, tuyên bố rằng hàng trong kho hiện tại để cung cấp linh kiện là đủ trong khoảng 10 đến 15 ngày.[409]
Giá cả đậu nành, dầu và quặng sắt đã giảm. Ba hàng hóa này lần lượt chiếm 30%, 24% và 21% hàng xuất khẩu của Brazil sang Trung Quốc.[409][410][411]
Châu Âu
Tại Pháp, năm người, trong đó có một trẻ em, được chẩn đoán nhiễm virus sau khi tiếp xúc với một người đàn ông người Anh từ Singapore trở về. Hai trường mà đứa trẻ này theo học sẽ bị đóng cửa, và cha mẹ đã được yêu cầu giám sát con cái họ.[412]
Bộ Y tế và Chăm sóc Xã hội Vương quốc Anh, đã tuyên bố coronavirus là "mối đe dọa nghiêm trọng và sắp xảy ra" đối với sức khỏe cộng đồng ở Anh. Theo kết quả của thông báo Bộ trưởng Ngoại giao, Matt Hancock đã có được các quyền hạn bổ sung bao gồm khả năng thực thi các lệnh cách ly. Điều này theo sau các báo cáo của một người, mà đã được sơ tán khỏi Vũ Hán và bị cách ly ở Liverpool, đe dọa bỏ trốn khỏi khu vực cách ly.[413] Một phòng khám đa khoa ở Brighton đã tạm thời bị đóng cửa sau khi một nhân viên y tế được chẩn đoán nhiễm virus.[414][415] Nhà sản xuất Digger JCB tuyên bố rằng họ có kế hoạch giảm thời gian làm việc và sản xuất do sự thiếu hụt trong chuỗi cung ứng của họ gây ra bởi sự bùng phát.[416]
Tại Tây Ban Nha, một số lượng lớn các công ty chuyên triển lãm (bao gồm các công ty Huawei và Vivo của Trung Quốc) đã công bố kế hoạch rút khỏi hoặc giảm bớt hiện diện của họ tại Mobile World Congress, một triển lãm thương mại ngành công nghiệp không dây ở Barcelona, Tây Ban Nha, do lo ngại về coronavirus.[417][418][419] Vào ngày 12 tháng 2 năm 2020, Giám đốc điều hành của GSMA John Hoffman tuyên bố rằng sự kiện này đã bị hủy bỏ, vì những lo ngại về an toàn y tế đã khiến sự kiện "không thể" được tổ chức.[420]
Tại Đức, theo Deutsche Bank, sự bùng phát của coronavirus mới có thể góp phần vào suy thoái kinh tế ở Đức.[421]
Do sự gia tăng nhu cầu về khẩu trang,[422] vào ngày 1 tháng 2, hầu hết các mặt nạ đã được bán hết trên các hiệu thuốc trên khắp Bồ Đào Nha.[423] Vào ngày 4 tháng 2, Marcelo Rebelo de Sousa, Tổng thống Cộng hòa Bồ Đào Nha, thừa nhận rằng dịch coronavirus mới ở Trung Quốc "ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của một nền kinh tế rất mạnh và do đó ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của thế giới hoặc có thể ảnh hưởng". Ông cũng thừa nhận khả năng biến động kinh tế do sự gián đoạn trong sản xuất. "[424]
Nhiều giải bóng đá vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu cũng đã bị hoãn sau khi nhiều cầu thủ, huấn luyện viên bị phát hiện dương tính với COVID-19.[425][426] Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) cũng ra quyết định hoãn vô thời hạn các trận đấu lượt về vòng 1/8 Champions League và Europa League.[427] Giải vô địch bóng đá châu Âu 2020 cũng bị hoãn sang năm 2021.[428]
Hồng Kông
Hồng Kông đã hồi phục sau các cuộc biểu tình quy mô lớn cho thấy lượng khách du lịch từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh trong khoảng thời gian 8 tháng. Tuy nhiên, dịch virus đã đặt ra nghi ngờ về khả năng của ngành du lịch chịu được thời kỳ suy thoái kéo dài. Sự sụt giảm lượng khách đến từ các nước thứ ba kiên cường hơn trong những tháng trước cũng đã được trích dẫn là một mối quan tâm.[376] Thành phố đã suy thoái[429] và Moody đã hạ mức xếp hạng tín dụng của thành phố, đồng thời tuyên bố rằng chính phủ đã không đáp ứng với "những lo ngại đã góp phần vào các cuộc biểu tình tiếp tục" và làm giảm sự tự chủ của hệ thống kinh tế và chính trị. từ Trung Quốc đại lục đã làm suy yếu thông tin của nó.[430][431] Những ảnh hưởng kinh tế tồi tệ nhất từ vụ dịch đã được dự kiến sẽ xảy ra tại Úc, Hồng Kông và Trung Quốc.[432]
Cũng có một sự gia tăng mới trong hoạt động phản kháng khi tình cảm thù địch chống lại Trung Quốc đại lục tăng cường vì lo ngại lây truyền virus từ Trung Quốc đại lục, với nhiều lời kêu gọi đóng cửa các cảng biên giới và cho tất cả du khách Trung Quốc đại lục bị từ chối nhập cảnh. Các sự cố đã bao gồm một số quả bom xăng được ném vào đồn cảnh sát,[433] quả bom tự chế phát nổ trong nhà vệ sinh,[434] và các vật thể lạ được ném lên đường ray quá cảnh giữa Hồng Kông và biên giới Trung Quốc đại lục.[435] Các vấn đề chính trị được nêu lên bao gồm những lo ngại rằng người Trung Quốc đại lục có thể thích đến Hồng Kông để tìm kiếm sự trợ giúp y tế miễn phí (đã được chính phủ Hồng Kông giải quyết).[436][437]
Kể từ khi virus bùng phát, một số lượng đáng kể các sản phẩm đã được bán ra trên toàn thành phố, bao gồm mặt nạ và các sản phẩm khử trùng (như rượu và thuốc tẩy).[438] Một thời kỳ mua sắm hoảng loạn đang diễn ra cũng đã khiến nhiều cửa hàng bị vét sạch các sản phẩm phi y tế như nước đóng chai, rau và gạo.[439] Chính phủ Hồng Kông đã hủy bỏ việc nhập khẩu khẩu trang khi dự trữ khẩu trang toàn cầu giảm xuống.[440]
Nhật Bản
Nhật Bản đã sơ tán công dân khỏi tỉnh Hồ Bắc, ba người trong số họ được xác nhận bị nhiễm virut Vũ Hán và mười hai người trong số họ đã bị hiếu khách.[441] Lần lây truyền virus nội địa đầu tiên được xác nhận vào ngày 28 tháng 1 khi một tài xế xe buýt du lịch ở tỉnh Nara bị nhiễm bệnh mặc dù chưa từng đến Trung Quốc.[442]
Chính trị gia kinh tế Yasutoshi Nishimura cảnh báo rằng dịch virus này có thể tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Nhật Bản do sự gián đoạn của hoạt động hậu cần và nhà máy.[443] Các hãng hàng không Nhật Bản đã bắt đầu tạm dừng các chuyến bay đến Trung Quốc đại lục,[444] trong khi các nhà sản xuất, bao gồm cả Toyota, đã tạm dừng tất cả các dây chuyền sản xuất của họ tại Trung Quốc đại lục.[445] Thủ tướng Abe đã cân nhắc sử dụng các quỹ khẩn cấp để giảm thiểu tác động của dịch bệnh đối với du lịch, trong đó số công dân Trung Quốc tới Nhật chiếm 40%.[446]
Người Trung Quốc, hoặc những người được coi là người Trung Quốc, đã báo cáo những sự phân biệt đối xử ở Nhật Bản vì người Nhật sợ lây nhiễm virus từ họ.[447]
Đông Nam Á
Tại Malaysia, các nhà kinh tế dự đoán sự bùng phát sẽ ảnh hưởng đến GDP, dòng chảy thương mại và đầu tư của đất nước, giá cả hàng hóa và lượng khách du lịch với mức độ khác nhau.[448] Các nhà kinh tế cho rằng sự bùng phát virus sẽ có tác động xấu đến nền kinh tế Singapore, nhưng vẫn còn quá sớm để đưa ra một câu trả lời rõ ràng. Ngành du lịch được coi là "mối quan tâm trước mắt" cùng với những ảnh hưởng đối với dây chuyền sản xuất do sự gián đoạn đối với các nhà máy và hậu cần ở Trung Quốc đại lục.[449]
Tại Thái Lan, mối đe dọa về sự bùng phát của virus đối với du lịch đã khiến giá đồng baht giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng.[450] Dự đoán rằng kinh tế Thái Lan sẽ bị suy thoái khoảng 7 - 8% trong năm 2020, mức suy thoái lớn nhất kể từ Khủng hoảng tài chính năm 1997.
Tại Philipines, dự đoán rằng nền kinh tế sẽ bị suy thoái khoảng 9% trong năm 2020.
Còn ở Việt Nam, virus đã đe dọa đến nhiều ngành nghề, gây hậu quả nghiêm trọng đến du lịch, công thương nghiệp, tăng trưởng kinh tế trong năm 2020 chỉ đạt khoảng 1,5%, mức tăng chậm nhất trong 35 năm qua.[451]
Nam Á
Ấn Độ phụ thuộc nhiều vào thương mại trên dãy Himalaya và sự gián đoạn ở Trung Quốc đại lục có thể ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế của Ấn Độ, đặc biệt là các ngành công nghiệp điện tử và dược phẩm, với việc đóng cửa các cảng Trung Quốc cũng ảnh hưởng đến hoạt động hậu cần của Ấn Độ.[452][453] Sri Lanka đã cảnh báo về tác động ngắn hạn đối với ngành du lịch của nước này.[454]
Hoa Kỳ
Tính đến ngày 7 tháng 3, tại Hoa Kỳ đã có 246 trường hợp được báo cáo, và có 14 trường hợp tử vong.[455] Trong một tweet vào ngày 27 tháng 1, Tổng thống Trump đã đề nghị hỗ trợ Trung Quốc "mọi giúp đỡ nào nếu cần thiết", viết rằng các chuyên gia Mỹ là "phi thường".[456] Sự bùng phát virus đã được nhiều công ty trích dẫn trong các cuộc họp giao ban với các cổ đông, nhưng một số công ty vẫn tự tin rằng họ sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự gián đoạn ngắn hạn do họ tiếp xúc "hạn chế" với thị trường tiêu dùng Trung Quốc, tuy nhiên những công ty có dây chuyền sản xuất ở Trung Quốc đại lục đang cảnh báo về khả năng tiếp xúc với tình trạng thiếu nguồn cung.[457]
Hàn Quốc
Tại cuộc họp khẩn cấp của chính phủ Hàn Quốc được tổ chức tại tòa nhà thuộc Khu liên hợp chính phủ ở thủ đô Seoul vào ngày 23 tháng 2 năm 2020, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã ra tuyên bố chính thức, thông báo rằng chính quyền của ông: "đã nâng cảnh báo khủng hoảng vì dịch bệnh COVID-19 lên cấp độ "cao nhất"", đồng thời ban bố "tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc" để đảm bảo rằng toàn bộ quốc gia, bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương và các nhân viên y tế sẽ nhận được những sự hỗ trợ cần thiết, tối đa và nhanh chóng nhất có thể trong quá trình tiến hành kiểm soát và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.[458]
Hậu quả
Tác động đến giáo dục
Tính đến ngày 14 tháng 3, hơn 420 triệu trẻ em và thanh thiếu niên không được đến trường vì chính phủ đóng cửa trường học toàn quốc trong nỗ lực làm chậm sự lây lan của COVID-19.[23][460][461] 13 quốc gia đã đóng cửa các trường học trên toàn quốc, gồm các lớp từ tiểu học đến trung học phổ thông. Thêm 9 quốc gia bao gồm Ấn Độ đã thực hiện đóng cửa trường học theo địa phương để ngăn chặn hoặc cô lập COVID-19.[462]
Kể cả khi đóng cửa trường học chỉ là tạm thời, kinh tế và xã hội sẽ phải trả giá cho những hệ luỵ của nó. Sự gián đoạn học tập ảnh hưởng đến mọi thành viên của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em và gia đình có hoàn cảnh khó khăn: học tập bị gián đoạn, chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng, vấn đề chăm sóc trẻ em và hậu quả kinh tế đối với các gia đình không thể đi làm trong mùa dịch.[23][463]
Để đối phó với việc đóng cửa trường học do COVID-19 gây ra, UNESCO khuyến nghị thực hiện các chương trình giáo dục từ xa, sử dụng các ứng dụng và nền tảng tài nguyên giáo dục mở (OSR) để trường học và giáo viên tiếp cận người học từ xa và hạn chế việc giáo dục bị gián đoạn.[462]
Bài ngoại và phân biệt chủng tộc
Kể từ khi COVID-19 bùng phát, định kiến, bài ngoại và phân biệt chủng tộc tác động đến người gốc Trung Quốc và các nước Đông Á nói riêng và Châu Á nói chung. Nguyên nhân là sự sợ hãi, nghi ngờ và thù địch xuất hiện nhiều quốc gia,[465][466][467][468] đặc biệt là ở Châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.[469] Một số quốc gia ở Châu Phi cũng có xu hướng bài Trung Quốc gia tăng.[470][471] Đã có sự hỗ trợ tinh thần cho người Trung Quốc, cả trực tuyến và ngoại tuyến, đặc biệt với những người ở khu vực bị nhiễm virus,[472][473][474] nhưng nhiều cư dân Vũ Hán và Hồ Bắc vẫn bị phân biệt đối xử.[475][476][477] Kể từ khi virus tạo các điểm nóng mới, những người từ Ý, tâm chấn COVID-19 của châu Âu, cũng đã bị nghi ngờ và bài ngoại.[478][479]
Công dân ở nhiều quốc gia như Malaysia, New Zealand, Singapore và Hàn Quốc đã ký đơn kiến nghị vận động chính phủ cấm người Trung Quốc vào nước.[480][481][482][483] Người dân Trung Quốc tại Vương quốc Anh nói rằng họ đang phải đối mặt với mức độ lạm dụng phân biệt chủng tộc ngày càng tăng, có báo cáo trường hợp tấn công.[484][485] Người biểu tình ở Ukraina tấn công xe buýt chở người Ukraina và nước ngoài di tản từ Vũ Hán.[486] Các sinh viên đến từ Đông Bắc Ấn Độ, nơi có chung biên giới với Trung Quốc, những người học tập tại các thành phố lớn của Ấn Độ phải trải qua việc bị quấy rối liên quan đến virus.[487] Chính quyền địa phương ở Bolivia cách ly công dân Nhật Bản mặc dù họ không có triệu chứng liên quan đến virus corona.[488] Tại các thành phố như Moskva và Yekaterinburg của Nga, công dân Trung Quốc là mục tiêu của các chiến dịch thực thi kiểm dịch, cũng như các cuộc tấn công của cảnh sát, bị những người ủng hộ nhân quyền lên án với lý do kỳ thị chủng tộc.[489] Đại sứ quán Trung Quốc tại Đức đã thừa nhận sự gia tăng các vụ kiện mang tính chất thù địch chống lại công dân Trung Quốc kể từ khi dịch bệnh bùng phát.[490] Trẻ em gốc Á bị tẩy chay và chế giễu tại các trường trung học gần Paris.[491][492] Nhiều báo cáo người Pháp gốc Việt cũng bị quấy rối kể từ khi dịch virus corona bùng phát ở Vũ Hán.[493]
Vào ngày 30 tháng 1, Ủy ban Khẩn cấp của WHO ban hành một tuyên bố khuyến nghị tất cả các nước rằng hãy chú ý đến "các nguyên tắc Điều 3 IHR (Quy định Sức khỏe Quốc tế)". Theo WHO "hành động thúc đẩy sự kỳ thị hoặc phân biệt đối xử" cần phải được loại bỏ khi một quốc gia tiến hành các biện pháp ứng phó với ổ dịch".[494]
Tác động kinh tế xã hội
Đại dịch virus corona dẫn thiếu nguồn cung, xuất phát từ: việc sử dụng thiết bị gia tăng trên toàn cầu để chống dịch, mua tích trữ và hoạt động nhà máy và hậu cần gián đoạn do dịch. FDA đã đưa ra cảnh báo về tình trạng thiếu thuốc và thiết bị y tế do nhu cầu của người tiêu dùng và nhà cung cấp tăng lên.[495] Một số địa phương, chẳng hạn như Hoa Kỳ,[496] Ý[497] và Hồng Kông,[498] cũng chứng kiến sự hoảng loạn khi mua hàng dẫn đến việc kệ hàng chứa nhu yếu phẩm như thực phẩm, giấy vệ sinh và nước đóng chai, gây ra trống trơn, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung.[499] Ngành công nghệ nói riêng đã cảnh báo về sự chậm trễ đối với các lô hàng điện tử.[500] Theo Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom, nhu cầu về thiết bị bảo vệ cá nhân đã tăng gấp 100 lần và nhu cầu này đã dẫn đến việc tăng giá lên tới 20 lần so với giá thông thường, gây ra sự chậm trễ trong việc cung cấp các mặt hàng y tế trong bốn đến sáu tháng.[501][502] WHO nhấn mạnh rằng sự thiếu hụt thiết bị bảo vệ cá nhân trên toàn thế giới sẽ gây nguy hiểm và tăng độ rủi ro cho nhân viên y tế.[503]
Vì Trung Quốc đại lục là một nền kinh tế lớn và là trung tâm sản xuất của thế giới, sự bùng phát virus được coi là một mối đe dọa gây bất ổn lớn cho nền kinh tế toàn cầu. Agedit Demarais của doanh nghiệp Economist Intelligence Unit dự báo rằng các thị trường sẽ vẫn biến động cho đến khi có một tầm nhìn khả quan hơn về dịch bệnh. Một số nhà phân tích đã ước tính rằng sự sụp đổ kinh tế do COVID-19 đối với tăng trưởng toàn cầu có thể vượt qua dịch SARS.[504] Một ước tính COVID-19 tác động hơn 300 tỷ đô la cho chuỗi cung ứng của thế giới có thể kéo dài tới hai năm.[505] Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa "tranh giành" thị phần do nhu cầu thấp hơn từ Trung Quốc khiến giá dầu giảm mạnh.[506] Thị trường chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ vào ngày 24 tháng 2 do sự gia tăng đáng kể số lượng người nhiễm COVID-19 bên ngoài Trung Quốc đại lục.[507][508] Vào ngày 27 tháng 2, do lo ngại về sự bùng phát của virus corona, các chỉ số chứng khoán khác nhau của Hoa Kỳ bao gồm NASDAQ-100, S&P 500 Index và Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm mạnh nhất kể từ năm 2008. Chỉ số Dow Jones giảm 1.191 điểm, đợt giảm lớn nhất trong một ngày kể từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008.[509] Kết thúc tuần, tất cả ba chỉ số đều giảm hơn 10%.[510] Ngày 28 tháng 2, Scope Ratings GmbH xác nhận xếp hạng tín dụng của Trung Quốc, nhưng vẫn có cái nhìn tiêu cực.[511] Chứng khoán sụt giảm một lần nữa do nỗi sợ COVID-19, đợt giảm điểm lớn nhất là vào ngày 9 tháng 3 năm 2020.[512] Nhiều người cho rằng một cuộc suy thoái kinh tế có thể diễn ra.[513][514][515]
Du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất do lượng khách du lịch từ Trung Quốc đại lục giảm mạnh. Hậu quả là nhiều hãng hàng không như British Airways, China Eastern và Qantas đã hủy các chuyến bay do nhu cầu đi lại thấp, thậm chí hãng hàng không khu vực Anh Flybe phải phá sản.[516] Một số nhà ga và bến phà cũng đã bị đóng cửa.[517] Dịch bệnh trùng với mùa Chunyun, một mùa du lịch lớn gắn liền với kỳ nghỉ đón năm mới của Trung Quốc. Một số sự kiện tụ tập đông người đã bị chính quyền các quốc gia và khu vực hủy bỏ, bao gồm các lễ hội năm mới hàng năm. Các công ty tư nhân cũng tự đóng cửa cửa hàng và điểm du lịch của mình như Hong Kong Disneyland và Shanghai Disneyland.[518][519] Nhiều sự kiện Tết Âm lịch và các điểm tham quan du lịch đóng cửa nhằm ngăn chặn tụ họp đông người, bao gồm Tử Cấm Thành ở Bắc Kinh, các hội chợ đền truyền thống.[520] 24 trong số 31 tỉnh, thành phố và khu vực của Trung Quốc, chính quyền đã kéo dài kỳ nghỉ lễ năm mới đến ngày 10 tháng 2, hầu hết các nơi làm việc không mở cửa cho đến ngày đó.[521][522] Những khu vực này đóng góp 80% GDP quốc gia và 90% xuất khẩu.[522] Hồng Kông đã nâng mức độ phản ứng với bệnh truyền nhiễm lên mức cao nhất và tuyên bố tình trạng khẩn cấp, đóng cửa các trường học cho đến tháng 3 và hủy bỏ lễ đón năm mới.[523][524]
Ả Rập Xê Út tạm thời cấm người nước ngoài vào Thánh địa Mecca và Medina, hai trong số những địa điểm hành hương linh thiêng nhất của đạo Hồi, để ngăn chặn sự lây lan của virus corona trong Vương quốc.[525] Việc hủy bỏ các sự kiện lớn trong ngành công nghiệp điện ảnh và các ngành công nghiệp giải trí khác như tour âm nhạc, hội nghị công nghệ, thời trang và các sự kiện thể thao.[526]
Xem thêm
Đại dịch COVID-19 theo khu vực
- Dòng thời gian của đại dịch COVID-19
- Đại dịch COVID-19 tại châu Á
- Đại dịch COVID-19 tại châu Âu
- Đại dịch COVID-19 tại Bắc Mỹ
Các vấn đề liên quan
- Thông tin sai lệch liên quan đến đại dịch COVID-19
- Bài ngoại và phân biệt chủng tộc
- Ảnh hưởng kinh tế – xã hội của đại dịch
Dự án khác
Chú thích
Ghi chú
Tham khảo
- ^ Lỗi kịch bản: Không tìm thấy mô đun “cite journal”.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênwho-origins-20210330
- ^ Mathieu, Edouard; Ritchie, Hannah; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Dattani, Saloni; Beltekian, Diana (5 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data.
- ^ Mathieu, Edouard; Ritchie, Hannah; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Dattani, Saloni; Beltekian, Diana (5 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data.
- ^ “The pandemic's true death toll”. The Economist. 26 tháng 7 năm 2023 [18 November 2021]. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2023.
- ^ “COVID-19 Dashboard by the Center for Systems Science and Engineering (CSSE) at Johns Hopkins University (JHU)”. ArcGIS. Đại học Johns Hopkins. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2021.
- ^ a b c WHO tuyên bố Covid-19 là đại dịch. VnExpress. Ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b Rolling updates on coronavirus disease (COVID-19) (Update: WHO characterizes COVID-19 as a pandemic). Tổ chức Y tế Thế giới. Ngày 11 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Thống kê tình hình dịch bệnh COVID-19”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c d Hui, David S.; Azhar, Esam EI; Madani, Tariq A.; Ntoumi, Francine; Kock, Richard; Dar, Osman; Ippolito, Giuseppe; Mchugh, Timothy D.; Memish, Ziad A.; Drosten, Christian; Zumla, Alimuddin (ngày 14 tháng 1 năm 2020). “The continuing epidemic threat of novel coronaviruses to global health - the latest novel coronavirus outbreak in Wuhan, China”. International Journal of Infectious Diseases (bằng tiếng Anh). 0 (0). doi:10.1016/j.ijid.2020.01.009. ISSN 1201-9712.
- ^ a b “Undiagnosed pneumonia - China (HU) (01): wildlife sales, market closed, RFI Archive Number: 20200102.6866757”. Pro-MED-mail. International Society for Infectious Diseases. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
- ^ Pinghui, Zhuang; Wu, Jerry (ngày 15 tháng 1 năm 2020). “Wuhan pneumonia: how search for source unfolded”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ a b Kyodo News. “China announces 2nd death from new coronavirus”. Kyodo News+. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ a b Walter, Sim (ngày 16 tháng 1 năm 2020). “Japan confirms first case of infection from Wuhan coronavirus; Vietnam quarantines two tourists”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b Wee, Sui-Lee (ngày 15 tháng 1 năm 2020). “Japan and Thailand Confirm New Cases of Chinese Coronavirus”. The New York Times (bằng tiếng Anh). ISSN 0362-4331. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b “WHO | Novel Coronavirus – Thailand (ex-China)”. WHO. ngày 14 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ China's Hubei Province confirms 15 more deaths due to coronavirus. cnbc.com.
- ^ “"China has locked down Wuhan, the epicenter of the coronavirus outbreak"”.
- ^ “WHO Director-General's opening remarks at the media briefing on COVID-19 - ngày 11 tháng 3 năm 2020”. WHO. 11 tháng 3 năm 2020.
- ^ “WHO declares the coronavirus outbreak a pandemic”. STAT NEWS. 11 tháng 3 năm 2020.
- ^ “WHO declares novel coronavirus outbreak a pandemic”. CNN. 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus confirmed as pandemic by World Health Organization”. BBC News. 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b c d “Coronavirus impacts education”. UNESCO (bằng tiếng Anh). ngày 4 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Here Comes the Coronavirus Pandemic – Now, after many fire drills, the world may be facing a real fire”. The New York Times. ngày 29 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
- ^ Krugman, Paul (ngày 27 tháng 2 năm 2020). “When a Pandemic Meets a Personality Cult”. The New York Times. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ Perper, Rosie (ngày 5 tháng 3 năm 2020). “As the coronavirus spreads, one study predicts that even the best-case scenario is 15 million dead and a $2.4 trillion hit to global GDP”. Business Insider – qua Yahoo!.
- ^ Clamp, Rachel (ngày 5 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus and the Black Death: spread of misinformation and xenophobia shows we haven't learned from our past”. The Conversation – qua Yahoo!.
- ^ Ritchie, Hannah; Mathieu, Edouard; Rodés-Guirao, Lucas; Appel, Cameron; Giattino, Charlie; Ortiz-Ospina, Esteban; Hasell, Joe; Macdonald, Bobbie; Beltekian, Diana; Dattani, Saloni; Roser, Max (2020–2021). “Coronavirus Pandemic (COVID-19)”. Our World in Data (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2024.
- ^ “武汉市卫生健康委员会”. wjw.wuhan.gov.cn. ngày 16 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|7=
(trợ giúp) - ^ Newey, Sarah (ngày 14 tháng 1 năm 2020). “WHO refuses to rule out human-to-human spread in China's mystery virus outbreak”. The Telegraph (bằng tiếng Anh). ISSN 0307-1235. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “China virus cases up sharply as infection spreads”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 20 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2020.
- ^ “1st case of coronavirus from China confirmed in U.S.”. NBC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2020–01–21.Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết)
- ^ Cohen, Jon; Normile, Dennis (ngày 17 tháng 1 năm 2020). “New SARS-like virus in China triggers alarm”. Science (bằng tiếng Anh). 367 (6475): 234–235. doi:10.1126/science.367.6475.234. ISSN 0036-8075.
- ^ “China confirms sharp rise in cases of SARS-like virus across the country”. France 24. 20 Tháng một 2020.
- ^ CDC (ngày 21 tháng 1 năm 2020). “2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV)”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ Bộ Y tế: 3 người Việt Nam dương tính với virus corona. Tuoitre.vn.
- ^ 3 người Việt Nam nhiễm virus Corona. Laodong.vn.
- ^ a b France-Presse, Agence (ngày 19 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: China reports 17 new cases of Sars-like mystery virus”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 1 năm 2020.
- ^ Deng, Chao (ngày 19 tháng 1 năm 2020). “China Reports New Cases of Wuhan Virus as Hectic Travel Period Nears”. WSJ (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ hermesauto (ngày 20 tháng 1 năm 2020). “Wuhan virus: China announces more confirmed cases, including in Shanghai and Guangdong”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2020.
- ^ 广东确诊1例新型冠状病毒感染的肺炎病例
- ^ “South Korea confirms first case of new coronavirus in Chinese visitor”. CNA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 1 năm 2020.
- ^ “WHO Director-General's opening remarks at the mission briefing on COVID-19 – ngày 26 tháng 2 năm 2020”. World Health Organization. ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Bệnh nhân nhiễm virus corona chết tại Philippines”. 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Thêm hơn 2.600 người nhiễm virus corona”. 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Tracking coronavirus: Map, data and timeline”. BNO News. ngày 10 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Death Toll Climbs in China, and a Lockdown Widens”. The New York Times. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Rothan HA, Byrareddy SN (tháng 2 năm 2020). “The epidemiology and pathogenesis of coronavirus disease (COVID-19) outbreak”. Journal of Autoimmunity: 102433. doi:10.1016/j.jaut.2020.102433. PMID 32113704.
- ^ “Coronavirus: Window of opportunity to act, World Health Organization says”. BBC News. ngày 5 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Holm P, Moritsugu K. “Where the virus has spread”. Associated Press. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ Philippines, World Health Organization (ngày 1 tháng 2 năm 2020). “A 44-year-old male is confirmed as the second person with Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) in the Philippines. He passed away on ngày 1 tháng 2 năm 2020.pic.twitter.com/5a5tPWtvpc”. @WHOPhilippines. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.[cần nguồn thứ cấp]
- ^ “Coronavirus updates: U.S., Japanese citizens die in Wuhan”. NBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Ramzy A, May T (ngày 2 tháng 2 năm 2020). “Philippines Reports First Coronavirus Death Outside China”. The New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Live Updates: First Death Outside Asia Reported in France”. The New York Times. ngày 15 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Legislator from Iran's Qom alleges virus coverup”. Al Jazeera. ngày 24 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ “코로나바이러스감염증-19 국내 발생 현황(일일집계통계, 9시 기준)” [Corona Virus Infection-19 Domestic Occurrence (Daily Statistics, 9:00)] (bằng tiếng Hàn). ngày 24 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus, sette morti in Italia, 229 contagi. Le vittime di oggi hanno tutte più di 80 anni” [Coronavirus, seven dead in Italy, 229 infections. Today's victims are all over 80 years old]. La Repubblica (bằng tiếng Ý). ngày 24 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ News, B. N. O. (ngày 18 tháng 2 năm 2020). “Tracking coronavirus: Map, data and timeline”. BNO News. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
- ^ Joo, Jeong Tae (ngày 9 tháng 3 năm 2020). “Sources: Almost 200 soldiers have died from COVID-19”. Daily NK. Truy cập ngày 10 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Update (Live) for COVID-19 Wuhan China Virus Outbreak – Worldometer”. www.worldometers.info.
- ^ “1 triệu người đã chết vì COVID-19 trên toàn thế giới”. Tuổi trẻ. 27 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Bản tin dịch COVID-19 trong 24h: Tử vong do COVID-19 trên toàn cầu vượt 1 triệu người”. Bộ Y tế (Việt Nam). 27 tháng 9 năm 2020.
- ^ 疫情通报 [Outbreak notification] (bằng tiếng Trung). National Health Commission of the People's Republic of China. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c “Tracking coronavirus: Map, data and timeline”. BNO News. ngày 18 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênautogenerated12
- ^ The Novel Coronavirus Pneumonia Emergency Response Epidemiology Team. The Epidemiological Characteristics of an Outbreak of 2019 Novel Coronavirus Diseases (COVID-19) – China, 2020. China CDC Weekly, 2020, 2(8): 113–122.
- ^ Roser, Max; Ritchie, Hannah; Ortiz-Ospina, Esteban (ngày 4 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus Disease (COVID-19)”. Our World in Data. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Outbreak of Pneumonia of Unknown Etiology (PUE) in Wuhan, China”. emergency.cdc.gov (bằng tiếng Anh). Centers for Disease Control and Prevention. ngày 8 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Chan, Ho-him; Mai, Jun (ngày 5 tháng 1 năm 2020). “China says Wuhan pneumonia not Sars, but virus remains unidentified, more people hospitalised”. South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “Update: Cluster of pneumonia cases associated with novel coronavirus – Wuhan, China – 2019”. European Centre for Disease Prevention and Control (bằng tiếng Anh). ngày 14 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ a b c Rogier van Doorn, H.; Yu, Hongji (2019). “33. Viral Respiratory Infections”. Trong Edward T Ryan, David R Hill, Tom Solomon, Timothy P Endy, Naomi Aronson (biên tập). Hunter's Tropical Medicine and Emerging Infectious Diseases E-Book (ấn bản thứ 10). Elsevier Health Sciences. tr. 286. ISBN 978-0-323-55512-8.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách biên tập viên (liên kết)
- ^ a b “Novel Coronavirus 2019 | CDC”. www.cdc.gov (bằng tiếng Anh). ngày 13 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ a b “Mystery pneumonia virus probed in China”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 3 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “What to Know About the Wuhan Pneumonia Oubreak”. Time (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “China probes pneumonia outbreak for Sars links: State media”. The Straits Times. ngày 31 tháng 12 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “Nature 2015 study warned about a SARS-like cluster of circulating bat coronaviruses shows potential for human emergence and can or may spread thorugh human to human transmission”. Nature. Nature.
- ^ a b c “Pneumonia of Unknown Cause in China – Watch – Level 1, Practice Usual Precautions – Travel Health Notices | Travelers' Health | CDC”. wwwnc.cdc.gov. ngày 6 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Schnirring, Lisa (ngày 8 tháng 1 năm 2020). “Virologists weigh in on novel coronavirus in China's outbreak”. CIDRAP (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Shih, Gerry; Sun, Lena H. (ngày 8 tháng 1 năm 2020). “Specter of possible new virus emerging from central China raises alarms across Asia”. Washington Post (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Gallagher, James (ngày 2020). “Mystery Chinese virus: How worried should we be?”. BBC News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “NaTHNaC – Chinese new year travel advice”. TravelHealthPro (bằng tiếng Anh). ngày 10 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Zhu, Na; Zhang, Dingyu; Wang, Wenling; Li, Xinwang; Yang, Bo; Song, Jingdong; Zhao, Xiang; Huang, Baoying; Shi, Weifeng; Lu, Roujian; Niu, Peihua (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “A Novel Coronavirus from Patients with Pneumonia in China, 2019”. New England Journal of Medicine. 0 (0): null. doi:10.1056/NEJMoa2001017. ISSN 0028-4793.
- ^ a b Perlman, Stanley (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Another Decade, Another Coronavirus”. New England Journal of Medicine. 0: null. doi:10.1056/NEJMe2001126. ISSN 0028-4793. PMID 31978944.
- ^ a b c d e “Coronavirus”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Phylogeny of SARS-like betacoronaviruses”. nextstrain. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Initial genome release of novel coronavirus”. Virological. ngày 11 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan seafood market pneumonia virus isolate Wuhan-Hu-1, complete genome”. ngày 17 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Initial genome release of novel coronavirus”. Virological (bằng tiếng Anh). ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan seafood market pneumonia virus isolate Wuhan-Hu-1, complete genome” (bằng tiếng Anh). ngày 2020–01–17. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết) - ^ “Phylogeny of SARS-like betacoronaviruses”. nextstrain. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 1 năm 2020.
- ^ Schnirring, Lisa; 2020 (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “WHO holds off on nCoV emergency declaration as cases soar”. CIDRAP. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Shi, Zheng-Li; Zhou, Peng; Yang, Xing-Lou; Wang, Xian-Guang; Hu, Ben; Zhang, Lei; Zhang, Wei; Si, Hao-Rui; Zhu, Yan; Li, Bei; Huang, Chao-Lin (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Discovery of a novel coronavirus associated with the recent pneumonia outbreak in humans and its potential bat origin”. bioRxiv: 2020.01.22.914952. doi:10.1101/2020.01.22.914952.
- ^ Liu, Shan-Lu; Saif, Linda (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “Emerging Viruses without Borders: The Wuhan Coronavirus”. Viruses. 12 (2): 130. doi:10.3390/v12020130. PMID 31979013.
- ^ Page, Jeremy (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “Virus Sparks Soul-Searching Over China's Wild Animal Trade”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b Hamzelou, Jessica. “Wuhan coronavirus may have been transmitted to people from snakes”. New Scientist. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ Haitao Guo, Guangxiang "George" Luo, Shou-Jiang Gao (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “Snakes Could Be the Original Source of the New Coronavirus Outbreak in China”. Scientific American. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
- ^ Ji, Wei; Wang, Wei; Zhao, Xiaofang; Zai, Junjie; Li, Xingguang (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “Homologous recombination within the spike glycoprotein of the newly identified coronavirus may boost cross‐species transmission from snake to human”. Journal of Medical Virology. doi:10.1002/jmv.25682. PMID 31967321.
- ^ Callaway, Ewen; Cyranoski, David (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Why snakes probably aren't spreading the new China virus”. Nature. doi:10.1038/d41586-020-00180-8. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ Multeni, Megan (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “No, the Wuhan Virus Is Not a 'Snake Flu'”. Wired. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ Andersen, Kristian (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “nCoV-2019 codon usage and reservoir (not snakes v2)”. Virological. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2020.
- ^ Zhou, Peng; và đồng nghiệp (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Discovery of a novel coronavirus associated with the recent pneumonia outbreak in humans and its potential bat origin”. bioRxiv. bioRxiv. doi:10.1101/2020.01.22.914952. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ Benvenuto D., Giovannetti M., Ciccozzi A., Spoto S., Angeletti S., Ciccozzi M., 2020. The 2019-new coronavirus epidemic: evidence for virus evolution. J. Med. Virol. 2020 Jan 29. doi:10.1101/2020.01.24.915157. PMID 31994738. [Epub]
- ^ “How does coronavirus spread?”. NBC News. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Transmission of Novel Coronavirus (2019-nCoV) | CDC”. www.cdc.gov. ngày 27 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ AFP (ngày 24 tháng 1 năm 2020), Doctor, nurses describe treating coronavirus patient, lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020, truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2020
- ^ Huang, Chaolin; Wang, Yeming; Li, Xingwang; Ren, Lili; Zhao, Jianping; Hu, Yi; Zhang, Li; Fan, Guohui; Xu, Jiuyang; Gu, Xiaoying; Cheng, Zhenshun (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China”. Lancet. doi:10.1016/S0140-6736(20)30183-5. ISSN 0140-6736. PMID 31986264.
- ^ “nCoV có thể lây qua mắt”. VnExpress. 9 tháng 5 năm 2020.
- ^ “SARS-CoV-2 lây qua mắt cao gấp 100 lần so với SARS”. Báo điện tử VTV. 10 tháng 5 năm 2020.
- ^ Schnirring, Lisa (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “Doubts rise about China's ability to contain new coronavirus”. CIDRAP (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ tiếng Anh: basic reproduction number. Thuật ngữ số sinh sản cơ sơ được lấy trong bài báo "Động lực của mô hình truyền bệnh sốt rét" của tác giả Nguyễn Hữu Khanh trên Tạp chí Khoa học của trường Đại học Cần Thơ. Bản PDF. Bản gốc trang web: lưu trữ.
- ^ Thuật ngữ hệ số lây nhiễm cơ bản được chú thích trong Hệ số lây nhiễm của virus corona của VnExpress.net.
- ^ Saey, Tina Hesman (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “How the new coronavirus stacks up against SARS and MERS”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Dịch tễ học về COVID (bản Việt ngữ)
- ^ Julia Naftulin, Business Insider (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “Wuhan Coronavirus Can Be Infectious Before People Show Symptoms, Official Claims”. sciencealert.com.
- ^ “Interim Clinical Guidance for Management of Patients with Confirmed Coronavirus Disease (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention. ngày 6 tháng 4 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b c “Experts explain the latest bulletin of unknown cause of viral pneumonia”. Wuhan Municipal Health Commission. ngày 11 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b c Schnirring, Lisa (ngày 6 tháng 1 năm 2020). “Questions still swirl over China's unexplained pneumonia outbreak”. CIDRAP. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
- ^ “"Ngón chân Covid": Triệu chứng lạ ở bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2”. Báo điện tử VTV. 24 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Hiện tượng 'ngón chân Covid'”. VnExpress. 15 tháng 5 năm 2020.
- ^ “25% ca mắc COVID-19 không triệu chứng”. Báo điện tử VTV. 3 tháng 4 năm 2020.
- ^ “Nhiều bệnh nhân mắc COVID-19 nhưng không có triệu chứng”. Báo điện tử VTV. 7 tháng 4 năm 2020.
- ^ Schirring, Lisa; 2020 (ngày 16 tháng 1 năm 2020). “Japan has 1st novel coronavirus case; China reports another death”. CIDRAP. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Fifield, Anna (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “As families tell of pneumonia-like deaths in Wuhan, some wonder if China virus count is too low”. Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Kuo, Lily (ngày 21 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: Chinese hospitals not testing patients, say relatives”. The Guardian. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ Fan, Wenxin (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Relatives Wonder Whether Pneumonia Deaths Were Tied to Coronavirus”. Wall Street Journal.
- ^ Buckley, Chris (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “Fear of Virus Ruins the 'Happiest Day' for Millions of Chinese”. New York Times. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Gallagher, James (ngày 18 tháng 1 năm 2020). “New Chinese virus 'will have infected hundreds'”. BBC News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ Imai, Natsuko; Dorigatti, Ilaria; Cori, Anne; Riley, Steven; Ferguson, Neil M (ngày 17 tháng 1 năm 2020). “Estimating the potential total number of novel Coronavirus cases in Wuhan City, China”. Imperial College London (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Chú thích có tham số trống không rõ:
|1=
(trợ giúp) - ^ “Report 2: Estimating the potential total number of novel Coronavirus cases in Wuhan City, China” (PDF). Imperial College London (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Estimating the potential total number of novel Coronavirus cases in Wuhan City, China” (PDF). Imperial College London (bằng tiếng Anh). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Preliminary analysis of the 2019 nCOV outbreak in Wuhan city”. Northeastern University. ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ Positive RT-PCR Test Results in Patients Recovered From COVID-19. jamanetwork.com. Ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “CPC leadership meets to discuss novel coronavirus prevention, control”. People's Daily Online. ngày 25 tháng 1 năm 2020.
Xi Jinping, general secretary of the CPC Central Committee, chaired the meeting.
- ^ “Xi orders resolute efforts to curb virus spread”. Xinhua News Agency. ngày 20 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Fifield, Anna; Sun, Lina H.; Bernstein, Lenny (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “Chinese officials try to contain virus outbreak as first case confirmed in U.S.”. The Washington Post. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Zheng, William; Lau, Mimi (ngày 21 tháng 1 năm 2020). “China's credibility on the line as it tries to dispels fears it will cover up spread of Wuhan virus”. South China Morning Post. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Liang, Jianqiang; Li, Changzheng (ngày 24 tháng 1 năm 2020). 湖北:全省学校推迟开学时间 党政机关出差取消 [Hubei: Schools throughout the province delayed new semester, the Party and governmental organs cancelled business trips] (bằng tiếng Trung). Xinhuanet.com. Xinhua News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Luo, Xiaojing (ngày 24 tháng 1 năm 2020). 湖北这些学校推迟开学 北大等暂停参观 [These Hubei schools delayed new semester; Peking Univ. halted public visits] (bằng tiếng Trung). The Beijing News. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Yu, Rong (ngày 23 tháng 1 năm 2020). 严禁寒假补课提前开学 省教育厅部署新型冠状病毒肺炎疫情防控工作 [Strictly ban winter break tutoring and schooling; Provincial Education Department deploy countermeasures against new coronavirus outbreak] (bằng tiếng Trung). Hunan Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Xu, Qin (ngày 25 tháng 1 năm 2020). 市教委:疫情解除前严禁组织大型活动 中小学取消所有假期返校 [City's Education Committee: Strictly forbid organizing large events before the outbreak dissolved; all middle and elementary schools to cancel school-returning during break] (bằng tiếng Trung). Jiefang Daily. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Yao, Zhuowen. 深圳:高三初三也不得提前开学提前补课 [Shenzhen: Junior students in middle schools and high schools shouldn't start school early or start tutoring early] (bằng tiếng Trung) (ngày 25 tháng 1 năm 2020). Shenzhen Tequ Bao (Shenzhen Special Economic Zone Newspaper). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ “清华大学、北京大学推迟2020年春季学期开学时间” [Tsinghua University, Peking University delayed school openings of 2020 spring semester] (bằng tiếng Trung). Chinanews.com. China News Service. ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Lum, Alvin; Sum, Lok-kei (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “China coronavirus: Hong Kong leader hits back at criticisms of being slow”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). South China Morning Post. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan bans cars, Hong Kong closes schools as virus spreads”. Associated Press. ngày 25 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Wang, Chenxi (ngày 24 tháng 1 năm 2020). 澳门关闭博物馆延期开学防控新型冠状病毒疫情 [Macau closed museums and delayed school-openings to control coronavirus outbreak]. www.xinhuanet.com (bằng tiếng Trung). Xinhua News Agency. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Zhao, Shi (ngày 24 tháng 1 năm 2020). 澳门高校延后开学,要求开学后主动报告假期去向 [Universities and colleges in Macau delayed openings, to ask students to report where they've been to during the break] (bằng tiếng Trung). Pengpai News. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b c Qian, Tong (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “春节假期将延长 各地延迟返工返校政策陆续出台” [Sping festival break to be extended; several places announced delayed work-returning and school-reopening policies] (bằng tiếng Trung). Caixin. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Factbox: As virus spreads, hotels, airlines offer refunds, stores close”. Reuters. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “今起全国飞机、火车免费退票” [Free ticket refunds offer to planes and trains nation-wide from today]. thepaper.cn / Pengpai News. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China Orders Travel Agencies to Suspend Tours to Contain Virus Outbreak”. Bloomburg. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Beijing to suspend interprovincial road transport starting Sunday”. chinadaily.com.cn. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Xiao, Bang (26 tháng 1 năm 2020). “Australians in coronavirus epicentre of Wuhan could get evacuated by Australian Government”. ABC News (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China halts flights and trains out of Wuhan as WHO extends talks”. CNA. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b 武汉肺炎病毒持续扩散 湖北下令封15个城市. Deutsche Welle (bằng tiếng Trung). ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Baker, Sinéad. “Residents left in Wuhan — which China quarantined to stop the coronavirus — are desperately stockpiling food and fuel, leaving empty shelves and prices skyrocketing”. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Residents of China's Wuhan rush to stock up as transport links severed”. Reuters. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武汉一线 | 菜价上涨,市民称白菜35一颗 [Wuhan First-line: Rising vegetable prices, napa cabbages 35 CNY each]. 澎湃新闻-The Paper (bằng tiếng Trung). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武汉公共交通暂停运营 医护人员反映出行遇到困难 [Medical staff complain about communiting troubles as Wuhan halts its public transit]. Sina News (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武漢肺炎》抗煞專家待1天逃離武漢 估疫情SARS十倍起跳 - 國際. Liberty Times (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 管轶:去过武汉请自我隔离 [(autotranslated) Guan Yi: I’ve been to Wuhan, please isolate myself] (bằng tiếng Trung). Caixin. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
保守估计,此次感染规模最终可能会是SARS的10倍起跳。我经历过这么多,从没有感到害怕过,大部分可控制,但这次我怕了。
- ^ “'This time I'm scared': SARS virologist warns Wuhan virus is far worse, as China locks down second city”. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武漢肺炎來勢洶洶 專家:規模至少SARS十倍 - 兩岸 - 重點新聞. Central News Agency (Taiwan) (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武漢肺炎疫情疑遭隱瞞 中國網友指患者多到躺地上 - 兩岸 - 重點新聞. Central News Agency (bằng tiếng Trung). Taiwan. ngày 17 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan virus: China imposes partial lockdown in Shantou, the first city to face measure outside virus epicentre”. straitstimes.com. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China's Shantou city will not ban cars, ships, people from entering, state media reports” (bằng tiếng Anh). Reuters. ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Zheng, Lichun (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “广东汕头撤回交通管制通告 市民一度抢购物资” [Shantou, Guangdong's announcement on traffic restrictions was reversed; residents rushed to stockpile food and supplies for a while] (bằng tiếng Trung). Caixin. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Ying, Rui (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “北京、深圳、广州、南京,这些城市官宣"不封城"” [Beijing, Shenzhen, Guangzhou, Nanjing – these cities officially announced they "will not lock down"]. The Beijing News (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Ma, Zhenhuan (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “Authorities say no imminent lockdown of Beijing”. China daily. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “温州市新型冠状病毒感染的肺炎疫情防控工作领导小组通告(第7号)”. 温州市人民政府. ngày 2 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
- ^ 武漢肺炎湖北再封第4城 赤壁市宣布公共運輸暫停 - 兩岸 - 重點新聞. Central News Agency (Taiwan) (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武汉常住人口突破1100万 城市吸引力稳步提升_新华网. Xinhua. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]黄冈市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]鄂州市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 鄂州商业大调查:小体量为王,与武汉唱响"双城记"能否破局. news.winshang.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [咸宁]赤壁市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]荆州市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [宜昌]枝江市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]宜昌市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]潜江市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]仙桃市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]咸宁市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]黄石市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [宜昌]当阳市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. www.hongheiku.com. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [恩施]恩施市最新常住户籍人口有多少和普查人口数据-红黑人口库2019年. Hongheiku. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 湖北省孝感市2018年人口是多少 人口总数 GDP 人均GDP 人均收入-世界人口大全-2019年. Chamiji. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ [湖北]荆门市最新人口数据和历史人口数据-红黑人口库2019年. Hongheiku. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 比照SARS集中醫治 武漢擬6天建千床醫療站 - 兩岸 - 重點新聞. Central News Agency (Taiwan) (bằng tiếng Trung). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ “李克强督战武汉"小汤山"医院建设:把这里建成遏制疫情蔓延的"安全岛"”. www.gov.cn. ngày 28 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan to follow Beijing's SARS treatment model in new coronavirus control”. Xinhua News Agency. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 7 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Chinese city plans to build coronavirus hospital in days”. The Guardian. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ Xu, Jinbo (ngày 25 tháng 1 năm 2020). 特别的除夕:武汉吹响建设火神山医院"集结号" [A special Lunar New Year's Eve: Wuhan sound the rally for building Huoshenshan hospital] (bằng tiếng Trung). China News Service. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Xiao, Hui; Niu, Mujiangqu (ngày 25 tháng 1 năm 2020). 现场直击:武汉将建两所"小汤山医院" 年初一工人已开工 [Report on-field: Wuhan to build two "Xiaotangshan Hospital"s; Construction begins on Day 1 of the New Year]. Caixin (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ He, Guanghua; Tian, Doudou (ngày 25 tháng 1 năm 2020). 武汉将再建一个"小汤山"医院 [Wuhan to build another "Xiaotangshan" hospital]. People's Daily (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 武漢肺炎︰火神山首階段施工近完成 當局再建雷神山 [Wuhan Pneumonia: First stage of Huoshenshan Hospital construction nearing completion, authorities to build Leishenshan Hospital]. Oriental Daily (bằng tiếng Trung). ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Hartley-Parkinson, Richard (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “China completes 1,000-bed coronavirus hospital in just 48 hours”. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China's coronavirus ground zero at Wuhan the destination for Matildas' Olympic qualifiers”. ABC News. ngày 22 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Archived copy” 懂球帝. n.dongqiudi.com. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ Colangelo, Anthony; Wicks, Kathryn (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “Matildas' Olympic qualifiers switched to Sydney after virus fears”. Brisbane Times.
- ^ “Wuhan novel coronavirus and avian flu: advice for travel to China”. GOV.UK. Public Health England. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2020.
- ^ “rRT-PCR, a method to confirm Wuhan coronavirus case – Artificial Intelligence for Chemistry” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Bogoch, Isaac I.; Watts, Alexander; Thomas-Bachli, Andrea; Huber, Carmen; Kraemer, Moritz U. G.; Khan, Kamran (ngày 14 tháng 1 năm 2020). “Pneumonia of Unknown Etiology in Wuhan, China: Potential for International Spread Via Commercial Air Travel”. Journal of Travel Medicine. doi:10.1093/jtm/taaa008. PMID 31943059.
- ^ “US arranging charter flight to evacuate American diplomats and citizens out of China amid coronavirus outbreak, official says”.
- ^ a b “Japan and US make plans to evacuate citizens from Wuhan”. Nikkei Asian Review (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Limited, Bangkok Post Public Company. “C130 aircraft on standby for Wuhan evacuation”. www.bangkokpost.com. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Meeting to discuss evacuation of Thais stranded in Wuhan”. www.nationthailand.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Wise, Justin (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “State Department orders US employees in Wuhan to evacuate due to coronavirus”. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Embassy steps in, promises to evacuate Indian students of China's Wuhan University”. www.thenewsminute.com. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Doherty, Ben (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: Australia considers evacuating citizens caught in China amid lockdown”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Panamá, GESE-La Estrella de (ngày 28 tháng 1 năm 2020). “Panamá repatriará a 75 estudiantes becados en China por el coronavirus”. La Estrella de Panamá (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Repatriation of Sri Lankan students in China commences”. www.adaderana.lk. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Sixty Myanmar Students to Be Evacuated From China as Coronavirus Spreads”. The Irrawady. ngày 27 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Vietnam to fly last Wuhan visitors home”. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Sẵn sàng chở công dân Việt Nam 'mắc kẹt' từ Vũ Hán về nước”. ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan coronavirus: Govt to team up with Australians to get NZers out of city”. Radio New Zealand. ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ Walls, Jason; Jancic, Boris (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: New Zealand and Australia to evacuate citizens”. New Zealand Herald. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Air New Zealand will charter flight to Wuhan”. Newstalk ZB. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ Martin, Hannah (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: Government charters Air NZ flight to assist Wuhan departure”. Stuff.co.nz. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ Bradley, Grant (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: Air New Zealand rescue flight details revealed”. NZ Herald (bằng tiếng Anh). ISSN 1170-0777. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Government charters Air New Zealand flight to evacuate Kiwis from coronavirus epicentre in China”. 1 News. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ Derwin, Jack (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “The government will evacuate Australians trapped in Wuhan by the coronavirus outbreak and quarantine them on Christmas Island”. Business Insider Australia (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Gayle, Alison Rourke; Molly Blackall Damien; Weaver, Matthew; Murray, Jessica; Rourke, Alison; Doherty, Ben; Doherty, Ben (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Virus death toll reaches 213 in China – as it happened”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ 김승연 (29 Tháng một 2020). “(LEAD) S. Korea makes last-minute preparations to airlift citizens from coronavirus-hit Wuhan”. Yonhap News Agency.
- ^ “Virus corona: TNI AU siapkan tiga pesawat di tengah evakuasi warga Jepang, AS dan Korea”. BBC News Indonesia (bằng tiếng Indonesia). ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ Post, The Jakarta. “Air Force prepares carriers to airlift Indonesian citizens from virus-stricken Wuhan”. The Jakarta Post. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan virus: 92 Singaporeans flown home from Wuhan; some remain in the city as they are symptomatic”. CAN. Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan pneumonia virus outbreak: What we know so far”. CNA. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ “DOH monitors child from Wuhan, China who manifested flu-like symptoms”. Yahoo. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Advice for public”. www.who.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “Prevention & Treatment”. US: Centers for Disease Control and Prevention. ngày 15 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020. Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.
- ^ a b c “Advice for public”. World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “What to do if you are sick with 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV)”. United States: Centers for Disease Control and Prevention. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ “COVID-19 Information for Travel”. United States: Centers for Disease Control and Prevention. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “Coronavirus disease (COVID-19) advice for the public: Myth busters”. World Health Organization (WHO). Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China bans trade, consumption of wild animals due to coronavirus”. CNBC. ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. United States: Centers for Disease Control and Prevention. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus | About | Prevention and Treatment”. CDC. ngày 9 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan pneumonia: Hong Kong widens net but can hospitals cope?”. South China Morning Post. ngày 17 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b “Coronavirus public information campaign launched across the UK”. Government of the United Kingdom. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Expert interview: What is contact tracing? – Public health matters”. Government of the United Kingdom. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ CDC (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus Disease 2019 (COVID-19)”. Centers for Disease Control and Prevention. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus (COVID-19) – 5 things you can do to protect yourself and your community – Public health matters”. Government of the United Kingdom. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ Home. “Novel Coronavirus”. Health Protection Surveillance Centre. Truy cập ngày 27 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c d “Advice on the use of masks the community, during home care and in health care settings in the context of the novel coronavirus (2019-nCoV) outbreak”. World Health Organization. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Severe Respiratory Disease associated with a Novel Infectious Agent”. Hong Kong: Centre for Health Protection, Department of Health. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Updates on Wuhan Coronavirus (2019-nCoV) Local Situation”. Singapore: Ministry of Health. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ “2019-nCoV: What the Public Should Do”. US Centers for Disease Control and Prevention. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus disease (COVID-19) advice for the public: When and how to use masks” (bằng tiếng Anh). World Health Organization. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Interim Infection Prevention and Control Recommendations for Patients with Confirmed Coronavirus Disease 2019 (COVID-19) or Persons Under Investigation for COVID-19 in Healthcare Settings”. United States: Centers for Disease Control and Prevention. ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
- ^ 疫情通报 [Outbreak notification] (bằng tiếng Trung). National Health Commission of the People's Republic of China. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus (COVID-19)”. Australia: Department of Health. ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ “As Hongkongers clamour for surgical masks, 25,000 stolen from warehouse”. South China Morning Post. Hong Kong. ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ Takahashi, Ryusei. “Amid virus outbreak, Japan stores scramble to meet demand for face masks”. Japan Times. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ Harun, Hana Naz; Teh, Athira Yusof; Solhi, Farah (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Demand for face masks, hand sanitisers soars”. New Straits Times. Malaysia. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ munsan (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Wuhan virus: Who needs to wear a mask and what's the proper way to wear it?”. The Straits Times. Singapore. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ Chia, Rachel Genevieve. “These 12 Twitter posts show the insane queues for masks in Singapore, Shanghai and Hong Kong, which are all sold out”. Business Insider Singapore. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ CDC (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “COVID-19 Travel Precautions”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2020.
- ^ Ivana Kottasová; Lindsay Isaac. “Italy shuts all schools over coronavirus outbreak”. CNN. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus (COVID-19): What is social distancing? - Public health matters”. publichealthmatters.blog.gov.uk (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Advice for public”. www.who.int (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Singapore: The Model for COVID-19 Response?”. www.medpagetoday.com (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ CDC (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “People at Risk for Serious Illness from COVID-19”. Centers for Disease Control and Prevention (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ “China confirms deadly Wuhan coronavirus can be transmitted by humans”. Sky News. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan novel coronavirus (WN-CoV) infection prevention and control guidance”. Gov.UK. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Vir Biotechnology and Novavax announce vaccine plans-GB”. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Gilead assessing Ebola drug as possible coronavirus treatment”. Reuters. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Paules, Catharine I.; Marston, Hilary D.; Fauci, Anthony S. (ngày 23 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus Infections—More Than Just the Common Cold”. JAMA. doi:10.1001/jama.2020.0757.
- ^ “Gilead assessing Ebola drug as possible coronavirus treatment”. Reuters. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Vir Biotechnology and Novavax announce vaccine plans-GB”. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Bệnh viện Trung Quốc xác nhận chữa khỏi 1 ca viêm phổi Vũ Hán”.
- ^ “The true cost of China's coronavirus cover-up: How state censorship let the outbreak spread”. Financial Times. ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020 – qua Nationalpost.com.
- ^ Griffiths, James. “Wuhan is the latest crisis to face China's Xi, and it's exposing major flaws in his model of control”. CNN. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Kristof, Nicholas (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus Spreads, and the World Pays for China's Dictatorship”. The New York Times. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ “China's slow response to coronavirus has shown the weakness of its centralised model”. New Statesman. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China: Respect Rights in Coronavirus Response”. Human Rights Watch. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “新冠肺炎吹哨醫師 李文亮病逝 民眾激憤”. 世界新聞網 (bằng tiếng Trung). ngày 7 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus kills Chinese whistleblower doctor”. BBC News. ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Li Wenliang's death is a new crisis for China's rulers”. The Economist. ISSN 0013-0613. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Zhong, Raymond (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “As Virus Spreads, Anger Floods Chinese Social Media”. The New York Times. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Li Wenliang: Coronavirus death of Wuhan doctor sparks outpouring of anger”. BBC News. ngày 7 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China's online censors tighten grip after brief coronavirus respite”. Reuters. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Xi orders resolute efforts to curb virus spread”. Xinhua News Agency. ngày 20 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ Wei, Lingling (ngày 28 tháng 1 năm 2020). “China Strains to Stamp Out Coronavirus Criticisms at Home”. The Wall Street Journal. ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2020.
- ^ “In coronavirus outbreak, China's leaders scramble to avert a Chernobyl moment”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China's online censors tighten grip after brief coronavirus respite”. Reuters. ngày 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Rourke, Alison; Blackall, Molly; Gayle, Damien; Weaver, Matthew; Murray, Jessica; Doherty, Ben (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Virus death toll reaches 213 in China – as it happened”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ Yuan, Li (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “China Silences Critics Over Deadly Virus Outbreak”. The New York Times. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 中国 武漢の新型ウイルス肺炎でネット上に疑問の声 [China - People's concerning voices on the internet over the new Wuhan pneumonia virus] (bằng tiếng Nhật). NHK. ngày 17 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2020.
- ^ 网民讥"只出国不出省,是个爱国病毒". www.sinchew.com.my (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Years after SARS, a more confident China faces a new virus”. AP NEWS. 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan Outbreak Highlights Danger of China's Opaque System”. Time. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2020.
- ^ Zhang, Fan (ngày 26 tháng 1 năm 2020). 湖北抗击肺炎疫情这一周:防控措施如何升级 [The one week of Hubei fighting pneumonia outbreak: How preventive measures upgrade] (bằng tiếng Trung). Caixin. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b She, Zongming (ngày 21 tháng 1 năm 2020). 武汉"万家宴":他们的淡定让人没法淡定 [Wuhan's "Wanjiayan": Their chillness make others chill-less] (bằng tiếng Trung). The Beijing News. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Wei, Lingling; Deng, Chao (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “China's Coronavirus Response Is Questioned: 'Everyone Was Blindly Optimistic'”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ 19日为何还办万家宴?武汉市长回应 [Why holding the "Wanjiayan" on 19th? Wuhan's major responded]. CCTV (bằng tiếng Trung). thepaper.cn / Pengpai News. ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Su, Zimu (ngày 22 tháng 1 năm 2020). 武汉社区还在举办万家宴 市长回应 [Wuhan's community still holds Wanjiayan; mayor responded] (bằng tiếng Trung). Duowei News. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “UPDATE 1-Mayor of China's Wuhan draws online ire for '80 out of 100' interview”. ngày 27 tháng 1 năm 2020 – qua www.reuters.com.
- ^ Deng C, Wei L (ngày 24 tháng 1 năm 2020). “China's Coronavirus Response Is Questioned: 'Everyone Was Blindly Optimistic'”. The Wall Street Journal. ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ 人民网评:面对疫情,任何侥幸都可能夺人性命--观点--人民网. People's Daily (bằng tiếng Trung). Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ Aneja A (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Xi's 'authoritarian' leadership in countering coronavirus crisis draws flak”. The Hindu. ISSN 0971-751X. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
- ^ Kim J. “Wuhan Coronavirus: China Plays the Blame Game”. thediplomat.com. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ Shepherd C, Wong S (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus poses challenge for China's centralised system”. Financial Times. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “China's credibility on the line as it tries to dispels fears it will cover up spread of Wuhan virus”. TODAYonline. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ “WHO praises Beijing, but criticisms emerge from China itself”. EJ Insight. ngày 3 tháng 2 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
- ^ “UPDATE 1-Mayor of China's Wuhan draws online ire for '80 out of 100' interview”. Reuters. ngày 27 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Page, Jeremy (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “China's Xi Gives His No. 2 a Rare Chance to Shine in Coronavirus Fight, With Risks for Both”. The Wall Street Journal. ISSN 0099-9660. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ “In coronavirus outbreak, China's leaders scramble to avert a Chernobyl moment”. The Washington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ Yuan, Li (ngày 26 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus Weakens China's Powerful Propaganda Machine”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ McNeil Jr DG, Kanno-Youngs Z (ngày 10 tháng 2 năm 2020). “C.D.C. and W.H.O. Offers to Help China Have Been Ignored for Weeks”. The New York Times. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ “WHO head again praises China and Xi Jinping on response to outbreak”. South China Morning Post. ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ “[사설] 日 뒤늦게라도 中 차단, 세계고립 우리는 日에만 분노”. news.chosun.com. ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “日本の入国制限に韓国激怒、矛盾だらけの"反日"対抗策(FNN.jpプライムオンライン)”. Yahoo!ニュース. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2020.
- ^ Kim, Suki (ngày 4 tháng 3 năm 2020). “How South Korea Lost Control of Its Coronavirus Outbreak”. The New Yorker.
- ^ “Coronavirus could see the Tokyo Olympics cancelled. Is Japan's handling of the outbreak to blame?”. ABC News. ngày 3 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Lawmakers slammed for using coronavirus to justify emergency clause for Japan's Constitution, curbing rights”. Japan Times. ngày 5 tháng 2 năm 2020. ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênAutoDW-224
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênAutoDW-225
- ^ Dooley, Ben; Rich, Motoko; Inoue, Makiko (ngày 29 tháng 2 năm 2020). “In Graying Japan, Many Are Vulnerable but Few Are Being Tested”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Japan's Abe Seeks to Defuse Virus Criticism With Cash, Testing”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Passengers leave Diamond Princess amid criticism of Japan”. BBC News. ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Diamond Princess exodus begins amid criticism over quarantine”. The Guardian. ngày 20 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
- ^ Normile D (ngày 19 tháng 2 năm 2020). “Scientist decries 'completely chaotic' conditions on cruise ship Japan quarantined after viral outbreak”. sciencemag.org. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
- ^ Yoshida, Reiji (ngày 20 tháng 2 năm 2020). “COVID-19 spread on Diamond Princess before quarantine, report suggests”. Japan Times. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2020.
- ^ “23 passengers released without being tested”. NHK. ngày 22 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: woman on Diamond Princess cruise ship tested positive after disembarking”. The Guardian. ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ “The Iranian regime risks exacerbating the outbreak of covid-19”. The Economist. ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “Iran's coronavirus updates cannot 'entirely' be trusted, expert says”. cnbc. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Top Iran health official gets virus as fears grow”. BBC News. ngày 25 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ Feuer, William (ngày 27 tháng 2 năm 2020). “WHO says coronavirus entered Iran 'undetected,' warns outbreak could be worse than is known”. CNBC. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên:21
- ^ “Số người chết vì Covid-19 ở Ý vượt Trung Quốc, cáo phó ở một tờ báo tăng từ 2 trang lên 10 trang, chẳng khác gì 'bản tin chiến tranh'”.
- ^ a b Stieb, Matt (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “CDC Coronavirus Test Lab May Have Been Contaminated: Report”. Intelligencer. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ Griffin, Andrew (ngày 4 tháng 3 năm 2020). “Coronavirus: CDC Deletes Infection Testing Numbers From Website”. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
- ^ Cohen, Jon; 2020 (ngày 28 tháng 2 năm 2020). “The United States badly bungled coronavirus testing—but things may soon improve”. Science | AAAS. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “U.S. health officials probe coronavirus test problems at CDC”. Yahoo! News. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ Christenson, Sig (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “CDC: Coronavirus patient released in San Antonio later turned up positive”. San Francisco Chronicle. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ Owens, Jonathan; Swan, Caitlin. “CDC lab for coronavirus test kits may have been contaminated”. Axios. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Mỹ vượt Trung Quốc về số ca Covid-19, Iran khiến cả thế giới bất ngờ”.
- ^ “Trump defends huge cuts to the CDC's budget by saying the government can hire more doctors 'when we need them' during crises | Markets Insider”. Business Insider. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2020.
- ^ H. Sun, Lena (ngày 1 tháng 2 năm 2018). “CDC to cut by 80 percent efforts to prevent global disease outbreak”. The Washington Post. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ McKay, Betsy (ngày 19 tháng 1 năm 2018). “CDC to Scale Back Work in Dozens of Foreign Countries Amid Funding Worries”. The Wall Street Journal. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ Borger, Julian (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “US underprepared for coronavirus due to Trump cuts, say health experts”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Media 'using virus to topple Trump' – White House”. BBC News. ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Petrizzo, Zachary. “Trump Goes After Democrats Hitting Him on Coronavirus: Their 'New Hoax' After Russia, Impeachment”. MediaIte. MediaIte. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ Strauss, Daniel; Laughland, Oliver. “Trump calls coronavirus criticism Democrats' 'new hoax' and links it to immigration”. The Guardian. Truy cập ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ Mike Pence was criticized for his handling of Indiana's HIV outbreak.
- ^ Devlin, Hannah (ngày 24 tháng 3 năm 2020). “What is coronavirus – and what is the mortality rate?”. The Guardian. Truy cập ngày 30 tháng 3 năm 2020.
- ^ Walters, Joanna; Aratani, Lauren; Beaumont, Peter (ngày 5 tháng 3 năm 2020). “Trump calls WHO's global death rate from coronavirus 'a false number'”. The Guardian.
- ^ Achenbach, Joel; Wan, William; Sun, Lena H. (11 tháng 3 năm 2024). “Coronavirus forecasts are grim: 'It's going to get worse'”. The Washington Post. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2024. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|access-date=
(trợ giúp) - ^ Belluz, Julia. “Why there's still no single, accurate coronavirus death rate”. Vox. Vox News. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Facebook ẩn bài đăng đòi Thủ tướng Ấn Độ từ chức”. VnExpress. 29 tháng 4 năm 2021.
- ^ “Ấn Độ yêu cầu Twitter gỡ tweet chỉ trích cách xử lý đại dịch Covid-19”. Báo Thanh Niên. 26 tháng 4 năm 2021.
- ^ “Twitter hứng chỉ trích vì gỡ bài về Covid-19 Ấn Độ”. VnExpress. 26 tháng 4 năm 2021.
- ^ Gross, Anna (ngày 25 tháng 2 năm 2020). “World Bank's pandemic bonds sink as coronavirus spreads”. Financial Times. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ Seibt, Sébastian (ngày 26 tháng 2 năm 2020). “'Useless' pandemic bonds offer little hope for dealing with coronavirus”. France 24. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b Boseley, Sarah (ngày 18 tháng 2 năm 2020). “China's handling of coronavirus is a diplomatic challenge for WHO”. The Guardian (bằng tiếng Anh). ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Post, The Jakarta. “The strange war against the WHO amid its battle with COVID-19”. The Jakarta Post (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Wuhan lockdown 'unprecedented', shows commitment to contain virus: WHO representative in China”. Reuters (bằng tiếng Anh). ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Glavin, Terry (ngày 12 tháng 2 năm 2020). “Terry Glavin: China is 'disappearing' coronavirus truth-seekers”. National Post. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Jaipragas, Bhavan; Zheng, Sarah (ngày 22 tháng 2 năm 2020). “WHO coronavirus team at ground zero in Wuhan to work out next containment step”. South China Morning Post. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b Griffiths, James. “WHO's relationship with China under scrutiny due to coronavirus crisis”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “Mission impossible? WHO director fights to prevent a pandemic without offending China”. Science | AAAS. ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Aspinwall, Nick. “Taiwan, Shut Out From WHO, Confronts Deadly Wuhan Coronavirus”. The Diplomat. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ “With nod from China, Taiwan gets seat at WHO coronavirus forum”. Nikkei Asian Review. ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ Jennings, Ralph. “Health concerns meet politics amid Taiwan's WHO exclusion”. Elko Daily Free Press. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: European borders likely to remain open despite crisis in Italy, observers say”. South China Morning Post. ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Europe keeps Schengen zone open despite coronavirus”. Financial Times. ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ “EU Says No to Border Closure – Allocates €232 Million to Fight Coronavirus”. SchengenVisaInfo.com. ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Op-Ed: Coronavirus could be a bigger test for the EU than the refugee crisis”. CNBC. ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Nightmare Could Be the End for Europe's Borderless Dream”. The New York Times. ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ “In dramatic step, Trump restricts travel from Europe to US to fight coronavirus”. Reuters. ngày 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Czech PM: Italians Should Be Banned From Travelling Due to Coronavirus”. SchengenVisaInfo.com. ngày 9 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Europe fails to help Italy in coronavirus fight”. Politico. ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “New virus mutes Lunar New Year celebrations worldwide”. AP NEWS. ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Welle (www.dw.com), Deutsche. “China's coronavirus epidemic threatens global economy | DW | 30.01.2020”. DW.COM (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Tan, Huileng (ngày 28 tháng 1 năm 2020). “China's travel restrictions amid coronavirus outbreak will hit other Asian economies”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b Hunter, Marnie. “Everything travelers need to know about Wuhan coronavirus”. CNN (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Press, The Associated (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “China virus prompts car ban, school closures as it continues to spread”. pennlive (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Republica. “China-returned Nepali student found infected with Coronavirus”. My Republica (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “First case of coronavirus confirmed in India; student tested positive in Kerala”. www.businesstoday.in. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ a b “Subscribe to read | Financial Times”. www.ft.com. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
- ^ “Coronavirus: 3 potential economic and financial impacts in Australia”. IG. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c Doherty, Ben (ngày 12 tháng 2 năm 2020). “Australian iron ore, gas and lamb exports to be hit hard as coronavirus crisis continues”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Leading consultants suggest Coronavirus impact could deal significant blow to Australian economy – Australasian Leisure Management”. ausleisure.com.au. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Bloomberg Are you a robot?”. Bloomberg L.P. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
- ^ Everett, Gwen (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “How bushfires and Wuhan virus fear have converged to drag down Australia's currency”. Business Insider Australia. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Butler, Ben (ngày 5 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus threatens Australian economy reeling from drought and fires”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ Taylor, Josh (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “'Completely dropped off': Australia's tourism industry braces for coronavirus crisis”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Australia's Local Tourism Businesses Say Coronavirus May Be Worst Crisis They Have Faced”. Skift. 11 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “ATIC calls for government support to counter coronavirus impact on tourism industry - Australasian Leisure Management”. www.ausleisure.com.au. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus outbreak hits mining shares after...”. Financial Times. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus drops iron ore shipping gauge 99.9%”. MINING.COM. ngày 31 tháng 1 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus to complicate Australian shipping”. argusmedia.com. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Australian universities brace for financial fallout from coronavirus”. MSN. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “'We're like cash cows': Chinese students angry after Australia travel ban”. South China Morning Post. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ Babones, Salvatore (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Our China-dependent universities cannot escape the financial shock of coronavirus”. The Sydney Morning Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ Clarke, foreign affairs reporter Melissa (ngày 4 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus travel ban locks out Chinese students, leaving Australian universities in chaos”. ABC News. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Two-thirds of Australia's Chinese students 'stuck at home'”. Times Higher Education (THE). ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus Crisis Could Hurt Australian Economy In Multiple Ways”. International Business Times. 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ Hecht, Andrew (10 tháng 2 năm 2020). “Agricultural Commodities Moving Into The February WASDE Report”. Seeking Alpha. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ jamie.gray@nzherald.co.nz @JamieGrayNZ, Jamie Gray Business reporter, NZ Herald (ngày 4 tháng 2 năm 2020). “Global dairy prices feel the coronavirus bite”. NZ Herald. ISSN 1170-0777. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Pollard, Emma; McKenna, Kate (4 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus devastates Australian export businesses”. ABC News. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ Remeikis, Amy; Taylor, Josh (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “Frydenberg's response to coronavirus 'not good enough', Queensland treasurer says”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Wine sales to China up 12pc but coronavirus hit looms”. Australian Financial Review. 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Australian farmers have small window before coronavirus impact: expert”. ABC Radio (bằng tiếng Anh). 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
- ^ hermes (ngày 3 tháng 2 năm 2020). “Sports world: Australia want ACL games rescheduled”. The Straits Times. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Quarantined Chinese footballers forced to train in Brisbane hotel corridor”. The Guardian. Australian Associated Press. ngày 4 tháng 2 năm 2020. ISSN 0261-3077. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Australian doctors warn of rise in racist abuse over coronavirus”. www.msn.com. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Pharmacies caught price gouging, capitalising on coronavirus panic”. 9 Now. 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b c Veras Mota, Camilla (ngày 12 tháng 2 năm 2020). “Da indústria de celulares à soja, os impactos do coronavírus na economia brasileira” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). São Paulo: BBC News Brasil. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Vendas paradas e preços em queda - Economia”. Estadão (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Soja, petróleo e ferro: coronavírus derruba valor de commodities do Brasil”. EXAME (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Five Britons in French chalet catch coronavirus”. BBC News. ngày 8 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus threat level raised after person under quarantine 'threatens to abscond'”. Sky News. ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Four more people diagnosed with coronavirus in UK”. BBC News. ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus closes Brighton GP practice”. BBC News. ngày 10 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
- ^ “JCB cuts production because of coronavirus”. BBC News. ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ “MWC hangs by a thread after Nokia, DT and other big names back out”. TechCrunch. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.[liên kết hỏng]
- ^ Kleinman, Zoe (ngày 11 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus: Facebook and Intel ditch MWC tech show”. BBC News. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ Tibken, Shara. “Samsung pares back MWC presence on coronavirus concerns”. CNET. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ Warren, Tom (12 tháng 2 năm 2020). “The world's biggest phone show has been canceled due to coronavirus concerns”. The Verge. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ LUSA (ngày 12 tháng 2 năm 2020). “Deutsche Bank diz que coronavírus pode contribuir para recessão na Alemanha: "É um risco para a recuperação global"”. Expresso (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Expresso. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Corrida às máscaras em Portugal por causa do coronavírus”. TSF Rádio Notícias (bằng tiếng Bồ Đào Nha). 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Máscaras esgotam nas farmácias, das mais simples às mais elaboradas - DN”. www.dn.pt (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavírus: Marcelo admite efeitos na economia global”. Dinheiro Vivo (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Dinheiro Vivo. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ Kim Chao (13 tháng 3 năm 2020). “Pháp và Đức hoãn giải VĐQG, châu Âu cuối tuần không bóng đá”. Thanh Niên Online.
- ^ Hồng An (13 tháng 3 năm 2020). “Toàn cảnh dịch bệnh ảnh hưởng đến bóng đá châu Âu”. Zing News.[liên kết hỏng]
- ^ Giang Lao (13 tháng 3 năm 2020). “UEFA chính thức hoãn Champions League và Europa League, Premier League hoãn đến tháng 4”. Thanh Niên Online.
- ^ “UEFA postpones EURO 2020 by 12 months”. UEFA.com. Union of European Football Associations. ngày 17 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 4 năm 2020.
- ^ Wang, Chuin-Wei Yap and Joyu (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus Hits Hong Kong as Economy Reels From Protests”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Russolillo, Steven (ngày 21 tháng 1 năm 2020). “Moody's Downgrades Protest-Torn Hong Kong”. Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Wuhan virus compounds Hong Kong's economic woes”. www.msn.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Commentary: As it stands, the economic impact of the Wuhan virus will be limited”. CNA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Hong Kong protests: radicals in bomb threat against police living quarters”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “IED found at border point, after another suspected toilet bomb”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Hong Kong protesters disrupt railway, declare 'dawn of anti-epidemic' action”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Tiezzi, Shannon. “One Coronavirus, Two Systems: New Epidemic Hits at Hong Kong's Political Divide”. thediplomat.com (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Lee, Ching Kwan; Sing, Ming (ngày 15 tháng 11 năm 2019). Take Back Our Future: An Eventful Sociology of the Hong Kong Umbrella Movement (bằng tiếng Anh). Cornell University Press. ISBN 978-1-5017-4093-0.
- ^ “Hundreds queue for masks amid virus crisis, with some in line at 7am”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Shelves cleared as coronavirus spread sparks Hong Kong panic buying”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Mask orders cancelled as Hongkongers face overseas supply issues amid virus”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Japanese nationals evacuated from Wuhan describe fear in virus epicenter”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Japan reports first domestic transmission of coronavirus”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China virus could take larger-than-expected bite out of Japan's economy”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 28 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “ANA suspends flights between virus-hit Wuhan and Narita through February”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Toyota stops production in China until Feb. 9 amid coronavirus outbreak”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 29 tháng 1 năm 2020. ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Japan Considers Extra Spending Over Coronavirus's Impact on Tourism”. www.msn.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Pfanner, Eric (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Chinese tourists finding they are no longer welcome as fear over coronavirus takes hold”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ISSN 0447-5763. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Kana, Ganeshwawran (ngày 1 tháng 2 năm 2020). “Wuhan virus fears infect Malaysian economy”. The Star Online. Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Wuhan virus to hit Singapore's tourism sector, but too soon to assess impact on overall economy: Experts”. CNA (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Limited, Bangkok Post Public Company. “Baht hits 7-month low as China virus threatens tourism”. bangkokpost.com. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “GDP Việt Nam 9 tháng năm 2020 tăng trưởng khả quan trong bối cảnh kinh tế thế giới suy thoái”.
- ^ Mishra, Asit Ranjan (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus contagion could adversely impact India's trade and economy: Experts”. Livemint (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Mukherjee, Writankar (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus outbreak: China shutdowns hit Indian electronics companies”. The Economic Times. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China coronavirus threatens Sri Lanka's tourism industry”. bizenglish.adaderana.lk. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Worldometer CORONAVIRUS / USA”. Worldometer (bằng tiếng Anh). ngày 07 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 07 tháng 3 năm 2020. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong:
|ngày truy cập=
và|ngày=
(trợ giúp)[liên kết hỏng] - ^ Weixel, Nathaniel (ngày 27 tháng 1 năm 2020). “Trump: Administration communicating with China, 'strongly on watch' over coronavirus”. TheHill (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Fitzgerald, Maggie (ngày 29 tháng 1 năm 2020). “Major US companies are warning about the potential impact of the coronavirus on earnings calls”. CNBC (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “[2보] 문 대통령 "위기경보, 최고단계인 '심각'단계로 올려 대폭 강화"”. news.naver.com.
- ^ U.S. News & World Report (ngày 11 tháng 3 năm 2020). “Poland Shuts All Schools, Museums, Cinemas for Two Weeks Due to Coronavirus | World News | US News”. U.S. News & World Report. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus update: 290 million students now stuck at home”. UN News. ngày 5 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Goldberg, Eleanor. “Parents are struggling to cope as coronavirus worries shut down schools, leaving kids scared and confused”. Business Insider. Truy cập ngày 9 tháng 3 năm 2020.
- ^ a b UNESCO (ngày 4 tháng 3 năm 2020). “290 million students out of school due to COVID-19: UNESCO releases first global numbers and mobilizes response”. UNESCO. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2020.
- ^ Inc, Reuters. “Coronavirus deprives nearly 300 million students of their schooling: UNESCO | The Telegram”. www.thetelegram.com. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
- ^ Deese, Kaelan (ngày 18 tháng 2 năm 2020). “Chinatown restaurants, shops say business is down due to coronavirus fears”. TheHill (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2020.
- ^ Somvichian-Clausen A (ngày 30 tháng 1 năm 2020). “The coronavirus is causing an outbreak in America—of anti-Asian racism”. The Hill. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ Ma A, McLaughlin K (ngày 2 tháng 2 năm 2020). “The Wuhan coronavirus is causing increased incidents of racism and xenophobia at college, work, and supermarkets, according to Asian people”. Business Insider. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2020.
- ^ Pitrelli S, Noack R (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “A top European music school suspended students from East Asia over coronavirus concerns, amid rising discrimination”. The Washington Post. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ Burton N (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “The coronavirus exposes the history of racism and "cleanliness"”. Vox. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Fears of new virus trigger anti-China sentiment worldwide”. The Korea Times. ngày 2 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus fuels anti-Chinese discrimination in Africa”. Deutsche Welle. ngày 19 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Chinese industrial workers subject to mandatory coronavirus isolation in Ethiopia”. Panapress. ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Tales of solidarity from China's virus-hit Wuhan”. BBC News. ngày 28 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 2 năm 2020.
- ^ Zang, Phoebe (ngày 3 tháng 2 năm 2020). “How Taylor Swift's Chinese fans are helping fight the coronavirus”. The Star. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020.
- ^ “How Residents in Wuhan Are Coping With Coronavirus (3:18 minutes in)”. The New York Times. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2020 – qua YouTube.
- ^ “Life under lockdown: Young people in Wuhan tell their coronavirus stories”. Dazed. ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2020.
- ^ Sieren, Frank (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “Sieren's China: Coronavirus — an epidemic of rumors”. Deutsche Welle.
- ^ “China, desperate to stop coronavirus spread, turns neighbor against neighbor”. The Economic Times. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Italy Shows Just How Crazy Coronavirus Panic Can Get”. The Daily Beast. ngày 29 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Italians Are Being Treated as a Risk Abroad Over Coronavirus”. The Wall Street Journal. ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Solhi, Farah (ngày 26 tháng 1 năm 2020). “Some Malaysians calling for ban on Chinese tourists”. NST Online. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Calm urged as anti-Chinese sentiment felt in New Zealand”. The New Zealand Herald. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
- ^ della Cava, Marco; Lam, Kristin. “Coronavirus is spreading. And so is anti-Chinese sentiment and xenophobia”. USA Today. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Not Enough Doctors in Daegu: As Virus Cases Rise, South Korea's Response Is Criticized”. The Wall Street Journal. ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ “'You deserve the coronavirus': Chinese people in UK abused over outbreak”. Sky News. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2020.
- ^ “London Racially Motivated Assault due to Coronavirus”. ITV News. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Protesters attack buses carrying Wuhan evacuees in Ukraine”. CNN. ngày 21 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Students from Northeast complain of racism at Kirori Mal College”. The Times of India. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Coronavirus outbreak stokes anti-Asian bigotry worldwide”. Japan Times. ngày 18 tháng 2 năm 2020. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Chinese targeted in Russia raids as coronavirus fears spread”. Associated Press. ngày 23 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020 – qua South China Morning Post.
- ^ “Chinesische Botschaft sorgt sich um zunehmende Anfeindungen”. Rundfunk Berlin-Brandenburg. ngày 5 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2020.
- ^ Cassard, Jeanne (ngày 22 tháng 1 năm 2020). “Coronavirus: de jeunes Français d'origine asiatique pris à partie en Seine-et-Marne”. Le Parisien (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ Boissais, Valentin (ngày 1 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus: en France, la stigmatisation anti-chinoise s'invite dans les cours d'école”. France Inter (bằng tiếng Pháp). Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Người Á không lạ chuyện bị kỳ thị, virus corona còn làm mọi thứ tệ hơn”. Zing.vn. ngày 1 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Statement on the second meeting of the International Health Regulations (2005) Emergency Committee regarding the outbreak of novel coronavirus (2019-nCoV)”. World Health Organization. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus (COVID-19) Supply Chain Update”. US Food and Drug Administration. ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Tkyo, Kelly (ngày 29 tháng 2 năm 2020). “Coronavirus fears empty store shelves of toilet paper, bottled water, masks as shoppers stock up”. USA Today.
- ^ Sirletti S, Remondini C, Lepido D (ngày 24 tháng 2 năm 2020). “Virus Outbreak Drives Italians to Panic-Buying of Masks and Food”. Bloomberg L.P. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Viral hysteria: Hong Kong panic buying sparks run on toilet paper”. CNA. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ Rummler O. “Household basics are scarce in Hong Kong under coronavirus lockdown”. Axios. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ Strumpf, Dan (ngày 31 tháng 1 năm 2020). “Tech Sector Fears Supply Delays as Effects of Virus Ripple Through China”. The Wall Street Journal. ISSN 0099-9660. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2020.
- ^ Nebehay S (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “Procura por máscaras aumenta 100 vezes e prejudica luta contra o coronavírus” (bằng tiếng Bồ Đào Nha). Reuters. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ Boseley S (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “WHO warns of global shortage of face masks and protective suits”. The Guardian. ISSN 0261-3077. Truy cập ngày 12 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Shortage of personal protective equipment endangering health workers worldwide”. who.int. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
- ^ “China's coronavirus epidemic threatens global economy”. DW.COM. ngày 30 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ Miller, Jill Young (ngày 7 tháng 2 năm 2020). “WashU Expert: Coronavirus far greater threat than SARS to global supply chain | The Source | Washington University in St. Louis”. The Source. Truy cập ngày 13 tháng 2 năm 2020.
- ^ Reed S (ngày 3 tháng 2 năm 2020). “OPEC Scrambles to React to Falling Oil Demand From China”. The New York Times. ISSN 0362-4331. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2020.
- ^ Business, Rob McLean, Laura He and Anneken Tappe, CNN. “Dow plunges 1,000 points as coronavirus cases surge in South Korea and Italy”. CNN.
- ^ “FTSE 100 plunges 3.7 per cent as Italy confirms sixth coronavirus death”. CityAM. ngày 24 tháng 2 năm 2020.
- ^ Tappe, Anneken. “Dow falls 1,191 points – the most in history”. CNN. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ Oh S (ngày 28 tháng 2 năm 2020). “Stocks record worst week since financial crisis as coronavirus concerns heat up”. Market Watch. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Scope affirms China's sovereign rating at A+ and maintains the Outlook at Negative”. ngày 28 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2020.
- ^ Times, The New York (ngày 5 tháng 3 năm 2020). “Stocks Plunge Again on Coronavirus Fears”. Truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020.
- ^ Rabouin, Dion. “Economists now say the coronavirus could cause a recession”. Axios.
- ^ Irwin, Neil (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Why a Coronavirus Recession Would Be So Hard to Contain” – qua NYTimes.com.
- ^ Long, Heather; McGregor, Jena (ngày 1 tháng 3 năm 2020). “Recession fears grow as Wall Street investors brace for a wild week for stocks”. Washington Post. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Collapsed Flybe: 'Do not travel to the airport'”. BBC. ngày 5 tháng 3 năm 2020.
- ^ “Coronavirus scare: Complete list of airlines suspending flights”. Reuters. ngày 27 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 3 năm 2020 – qua India Today.
- ^ “Shanghai Disney shuts to prevent spread of virus”. CNBC. ngày 24 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
- ^ “New virus mutes Lunar New Year celebrations worldwide”. AP NEWS. ngày 25 tháng 1 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 31 tháng 1 năm 2020.
- ^ “China cancels Lunar New Year events over deadly virus fears”. Deutsche Welle. ngày 23 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2020.
- ^ Gigi Choy, Echo Xie (ngày 4 tháng 2 năm 2020). “As China goes back to work, will the coronavirus spread even more rapidly?”. South China Morning Post. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b Cheng E (ngày 1 tháng 2 năm 2020). “More than half of China extends shutdown over virus”. CNBC. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2020.
- ^ “Hong Kong Chinese New Year”. Hong Kong Tourism Board. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ Lum A, Sum L (ngày 25 tháng 1 năm 2020). “China coronavirus: Hong Kong leader hits back at delay criticism as she suspends school classes, cancels marathon and declares city at highest level of emergency”. South China Morning Post. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Coronavirus: Saudi Arabia suspends entry for pilgrims visiting holy sites”. BBC News. ngày 27 tháng 2 năm 2020.
- ^ Hadden, Joey (ngày 2 tháng 3 năm 2020). “Over 20,000 people have signed a petition to cancel SXSW over coronavirus worries. Here's a list of all the major event cancellations due to the outbreak so far”. Business Insider. Truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020.
Liên kết ngoài
- Coronavirus disease (COVID-19) outbreak WHO
- Thông tin về tình hình dịch bệnh mới nhất tại Việt Nam Lưu trữ 2020-02-13 tại Wayback Machine — Bộ Y tế
- COVID-19 Bệnh virus corona 2019 tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Coronavirus tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- SARS Hội chứng hô hấp cấp tính nặng tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- COVID-19 in 20 Questions tại Encyclopædia Britannica (tiếng Anh)
- Coronavirus mới (2019-nCoV) – Các báo cáo tình hình tại trang web của WHO, bao gồm số lượng chính thức các trường hợp được xác nhận tại các quốc gia trên thế giới
- Bản đồ toàn cầu của coronavirus mới Vũ Hán (2019-nCoV) sử dụng các nguồn chính thức của Trung Quốc bởi Medgic, được cập nhật hàng ngày
- Bản đồ tương tác toàn cầu về sự lan rộng của coronavirus mới Vũ Hán (2019-nCoV) bởi Đại học Johns Hopkins, được cập nhật hàng ngày
- CORONATRACKER - dự án dựa trên cộng đồng của các nhà khoa học về dữ liệu, chuyên gia y tế và nhà phát triển trang web để theo dõi và thu thập dữ liệu về những tiến triển mới nhất của 2019-nCoV
- “Coronavirus”. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Hoa Kỳ) (CDC).
- “Tuyên bố tại cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về các quy định y tế quốc tế (2005) về sự bùng phát của coronavirus mới 2019 (2019-nCoV) vào ngày 23 tháng 1 năm 2020”. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
- Tìm hiểu về một Mô hình dự báo dịch Covid-19 từ Vũ Hán Lưu trữ 2020-02-21 tại Wayback Machine Joseph T Wu, Kathy Leung, Gabriel M Leung. Nguyễn Hoàng Thạch và Phan Thị Hà Dương Biên tập: Lê Thị Lý. doi:10.1016/S0140-6736(20)30260-9
- Bản đồ tương tác toàn cầu về sự lan rộng của COVID-19 (Tiếng Việt) Lưu trữ 2020-04-05 tại Wayback Machine CSSE JHU