Trong hình học phẳng, điểm Fermat của một tam giác, cũng được gọi là điểm Torricelli hoặc điểm Fermat-Torricelli, là một điểm sao cho tổng khoảng cách từ điểm đó đến các đỉnh của tam giác là bé nhất. Vấn đề này đặt ra bởi Fermat trong một lá thư gửi Evangelista Torricelli, và Evangelista Torricelli đã đưa ra giải pháp. Có hai điểm Fermat gọi là điểm Fermat trong và ngoài của tam giác, trong bách khoa toàn thư về các tâm của tam giác lần lượt được ký hiệu là và . [1][2] Điểm Fermat đưa ra một giải pháp để giải quyết vấn đề cây Steiner cho ba điểm.
Dựng điểm Fermat
- Cách 1: Dựng ra phía ngoài (hoặc vào phía trong) tam giác các tam giác đều khi đó đồng quy tại điểm Fermat trong (hoặc ngoài) của tam giác .
- Cách 2 Dựng ra phía ngoài (hoặc vào phía trong) tam giác các tam giác đều khi đó các đường tròn đồng quy tại điểm Fermat trong (hoặc ngoài) của tam giác .
Tính chất
Điểm Fermat có nhiều tính chất đặc biệt:
- Tổng khoảng cách từ các điểm Fermat đến ba đỉnh của một tam giác có 3 góc không quá là nhỏ nhất.
- Định lý Lester hai điểm Fermat, tâm đường tròn chín điểm, tâm đường tròn ngoại tiếp nằm trên một đường tròn.
- Điểm Fermat là điểm liên hợp đẳng giác của điểm Isodynamic.
- Hai điểm Fermat nằm trên đường cong Neuberg.
- Trung điểm hai điểm Fermat nằm trên Đường tròn chín điểm. Thực ra điều này đúng với hai điểm liên hợp antigonal.
- Hai điểm Fermat, Điểm Lemoine thẳng hàng.
- Hai điểm Fermat nằm trên đường tròn Đào-Moses-Telv [3]
- Các điểm Fermat nằm trên cặp đường tròn Pohoata-Đào-Moses [4][5]
- Hai điểm Fermat nghịch đảo nhau qua đường tròn đường kính trực tâm trọng tâm.[6].
Xem thêm
Tham khảo
- ^ X(13) = 1st ISOGONIC CENTER (FERMAT POINT, TORRICELLI POINT)
- ^ X(14) = 2nd ISOGONIC CENTER
- ^ X(6103) = RADICAL CENTER OF THE DAO-MOSES-TELV CIRCLE, CIRCUMCIRCLE, AND NINE-POINT CIRCLE
- ^ X(5607) = CENTER OF 1st POHOATA-DAO-MOSES CIRCLE
- ^ X(5608) = CENTER OF 2nd POHOATA-DAO-MOSES CIRCLE
- ^ “Yiu, Paul. "The circles of Lester, Evans, Parry, and their generalizations." Forum Geometricorum 10, 175–209, 2010” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2015.
Liên kết ngoài
- Hazewinkel, Michiel biên tập (2001), “Fermat-Torricelli problem”, Bách khoa toàn thư Toán học, Springer, ISBN 978-1-55608-010-4
- Fermat Point by Chris Boucher, The Wolfram Demonstrations Project.
- Fermat-Torricelli generalization at Dynamic Geometry Sketches Interactive sketch generalizes the Fermat-Torricelli point.
- A practical example of the Fermat point
- Cut The Knot - The Fermat Point and Generalizations
- Fermat point
- Generalizations of some famous classical Euclidean geometry theorems