AKM | |
---|---|
Loại | Súng trường tấn công |
Nơi chế tạo | Liên Xô Nga |
Lược sử hoạt động | |
Phục vụ | 1959 – nay |
Sử dụng bởi | Xem Sử dụng Liên Xô Nga Khối Warszawa Belarus Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Cộng hòa Miền Nam Việt Nam Việt Nam Trung Quốc Lào Cuba Belarus Ba Lan Indonesia Cộng hòa Nhân dân Campuchia Campuchia Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên Ấn Độ Angola Mozambique Nam Sudan Syria Afghanistan Iran Iraq Kurdistan thuộc Iraq Kurdistan Ai Cập Syria Israel |
Trận | Chiến tranh Việt Nam Nội chiến Campuchia Chiến tranh biên giới Tây Nam Chiến tranh Afghanistan (1978–1992) Chiến tranh Iran-Iraq Chiến tranh Chechnya lần thứ nhất Chiến tranh Chechnya lần thứ hai Chiến tranh Afghanistan (2001–2014) Chiến tranh Iraq Chiến tranh ma túy México Nội chiến Libya (2011) Nội chiến Syria Nội chiến Sudan lần thứ nhất Nội chiến Sudan lần thứ hai |
Lược sử chế tạo | |
Người thiết kế | Mikhail Kalashnikov |
Năm thiết kế | 1950 |
Nhà sản xuất | Kalashnikov Concern Tula Arms Plant khác |
Giai đoạn sản xuất | 1959 – nay |
Số lượng chế tạo | Hơn 10 triệu khẩu |
Các biến thể | AKMS AKMP AKML AKMLP AKMSP AKMSU AKMSN AKMSNP |
Thông số | |
Khối lượng | 3,1 kg (AKM) 3,8 kg (AKML) 3,3 kg (AKMS) 3,77 kg (AKMSN) |
Chiều dài | 880 mm (AKM, AKML) 902 mm báng mở / 655 mm báng gập (AKMS) |
Độ dài nòng | 415 mm |
Đạn | 7,62×39mm |
Cơ cấu hoạt động | Trích khí xung, khóa nòng then xoay |
Tốc độ bắn | 600 viên/phút |
Sơ tốc đầu nòng | 715 m/s |
Tầm bắn hiệu quả | 300 - 400 m |
Tầm bắn xa nhất | 2500 m (góc bắn 40 - 45o) |
Chế độ nạp | Hộp tiếp đạn 30 viên hai hàng so le, đẩy đạn bằng lò xo, đường đẩy cong, có thể tương thích với hộp tiếp đạn 40 viên hay hộp tiếp đạn tròn 75 viên của RPK. |
Ngắm bắn | Thước ngắm kiểu AK, đầu ngắm có vòng bảo vệ, có các vạch chia tầm từ 1 - 10 (tương đương từ 100 - 1000m) |
AKM (tên đầy đủ là Avtomat Kalashnikova modernizirovannyy ) (tiếng Nga: Автомат Калашникова модернизированный) (tiếng Việt đầy đủ: Súng trường Kalashnikov hiện đại hóa) là súng trường tấn công của Liên Xô. Nó là bản cải tiến từ AK-47 vào thập niên 1950. Được trang bị cho Hồng Quân vào năm 1959, AKM được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi giá thành rẻ, hỏa lực mạnh, độ tin cậy cao, độ bền và thiết kế đơn giản của nó. Tại Liên Xô và Nga, AKM được sản xuất tại các xưởng quân khí Tula và Izhevsk. Súng được chính thức sử dụng trong quân đội Liên Xô vào cuối năm 1960. Hiện nay, AKM vẫn còn được sử dụng tại Nga và nhiều lực lượng vũ trang trên thế giới[1].
Đặc điểm
Những thay đổi chủ yếu của súng so với AK-47 là việc ứng dụng loại thép mới bền hơn và cụm cò-búa được cải tiến bằng cách thiết kế thêm một chi tiết làm trễ búa đập. Những thay đổi khác là việc thiết kế lại báng súng, tay cầm và bộ ốp lót phía trước, đồng thời thay đổi nguyên liệu chế tạo các bộ phận của súng từ gỗ tiện sang gỗ ép cường độ cao và bakelite. Các cải tiến này làm súng nhẹ hơn 25% so với AK-47 nhưng lại chắc chắn hơn. Ốp lót tay dưới có mấu giữ giúp tăng cường khả năng nắm chắc súng của xạ thủ trong quá trình chiến đấu. Chụp đầu nòng bù giật được gắn vào đầu nòng súng bằng ren nòng nhằm tăng độ chụm của loạt bắn liên thanh (sang phải lên trên, theo tư thế bắn và cách cầm súng tiêu chuẩn) và làm giảm khả năng tản mát.[2] Ống bù giật có thể được tháo ra và thay thế bằng thiết bị giảm thanh PBS-1, thường được biết tới với tên gọi ống giảm thanh. Thiết bị giảm thanh này đòi hỏi đạn cận âm để chức năng giảm thanh được hiệu quả. AKM sử dụng loại đạn 7,62x39mm M43 tiêu chuẩn có lõi thép tăng khả năng xuyên giáp chống đạn.
Một thay đổi khác của AKM là việc cải tiến thước ngắm với các vạch chia tầm từ 100m đến 1000m (AK-47 tối đa là 800m), dù rằng khả năng ngắm bắn ở khoảng cách 800 hay 1000 mét chỉ là trên lý thuyết vì quá xa với mục tiêu đơn lẻ (trừ trường hợp bộ binh địch đứng tập trung thành đám đông), tầm ngắm hiệu quả chung của xạ thủ với mục tiêu đơn lẻ chỉ vào khoảng 300 - 600m.
Mặc dù AK-74 với loại đạn 5,45x39 mm M74 được sản xuất và sử dụng tại các lực lượng vũ trang tại Nga, song AKM chưa bao giờ bị Nga loại khỏi quân ngũ, và vẫn được cất giữ trong các kho quân giới của quân đội Nga. Một vài đơn vị đặc biệt của Nga tham chiến trực tiếp tại Chechnya đều sử dụng AK-47 thay vì AK-74, một phần vì đạn 7,62mm của AK-47 có sức xuyên phá mạnh hơn đạn 5,45mm của AK-74.
Các quốc gia sử dụng
- Liên Xô: Tự chế tạo, sản xuất và chuyển giao cho các nước theo chủ nghĩa xã hội.
- Khối Warszawa
- Afghanistan
- Ai Cập
- Albania
- Algérie
- Angola
- Ấn Độ
- Armenia
- Azerbaijan
- Ba Lan
- Indonesia
- Bangladesh
- Belarus
- Bénin
- Bosna và Hercegovina
- Botswana
- Bulgaria
- Cabo Verde
- Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất
- Cameroon
- Cộng hòa Nhân dân Campuchia[1]
- Campuchia
- Comoros
- Cộng hòa Congo
- Cộng hòa Dân chủ Congo
- Cộng hòa Trung Phi
- Cuba
- Djibouti
- Cộng hòa Dân chủ Đức: MPi-KM (AKM) và MPi-KMS-72 (AKMS)
- Eritrea
- Estonia
- Ethiopia
- Gabon
- Gruzia
- Guiné-Bissau
- Guinea Xích Đạo
- Guinée
- Guyana
- Hungary: AK-63
- Iran
- Iraq
- Kurdistan thuộc Iraq
- Kurdistan
- Israel
- Jordan
- Kazakhstan
- Kuwait
- Kyrgyzstan
- Lào
- Latvia
- Lesotho
- Liban
- Liberia
- Libya
- Litva
- Macedonia
- Madagascar
- Mali
- Maroc
- Moldova
- Mozambique
- Mông Cổ
- Mỹ: Sử dụng với mục đích huấn luyện. AK-47, AKM cũng được người dân Mỹ sử dụng rất nhiều với phiên bản dân sự.
- Myanma
- Namibia
- Nigeria
- Nam Sudan
- Nam Tư[3].
- Nga
- Oman
- Ả Rập Saudi
- Pakistan
- Palestine
- Panama
- Peru
- Phần Lan[4] Sử dụng MPi-KM hay khẩu RK 72[5] cùng với các biến thể của AK được thiết kế riêng (khẩu RK 62 và khẩu RK 95 TP) cho các đơn vị.
- Qatar
- Romania: PM md. 63 (AKM), PM md. 65 (AKMS), PM md. 90 (AKMS)
- Rwanda
- São Tomé và Príncipe
- Serbia
- Seychelles
- Sierra Leone
- Slovenia
- Somalia
- Somaliland
- Sudan
- Suriname
- Syria
- Tajikistan
- Tanzania
- Thổ Nhĩ Kỳ
- Togo
- Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: Súng trường tấn công Type 68
- Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Type 56
- Turkmenistan
- Uganda
- Ukraina
- Uzbekistan
- Việt Nam
- Yemen
- Zambia
- Zimbabwe
Chú thích - Tham khảo
- ^ a b http://wiki.answers.com/Q/What_armies_and_countries_use_the_AK-47
- ^ TTM, C141 (TLHLCVQK), AKM tr.57 (1995)
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2009.