Alexei Petrovich | |
---|---|
Chân dung Alexei được vẽ bởi Johann Gottfried Tannauer | |
Thông tin chung | |
Sinh | 28 tháng 2 năm 1690 Moscow, Sa quốc Nga |
Mất | 7 tháng 7 năm 1718 (28 tuổi) Pháo đài Petropavlovskaya, St.Petersburg, Đế chế Nga |
Hậu duệ | Nữ đại công tước Natalya Alexeyevna Peter II của Nga |
Hoàng tộc | Romanov |
Thân phụ | Pyotr I của Nga |
Thân mẫu | Hoàng hậu Eudoxia Lopukhina |
Đại công tước Alexei Petrovich của Nga hay Tsarevich Alexei Petrovich của Nga (tiếng Nga: Алексей Петрович Романов; 28 tháng 2 năm 1690 – 7 tháng 7 năm 1718) là Thái tử của Nga đồng thời là trữ quân kế vị rõ ràng cho ngai vàng Nga từ lúc sinh ra cho đến năm 1718.
Là con trai cả của Pyotr I Đại đế và Hoàng hậu Eudoxia Lopukhina, Alexei có một vị trí danh giá trong triều đình Nga, ông là Tsesarevich chính thức của Nga trong thời gian dài dưới thời trị vì của Pyotr I Đại đế. Trưởng thành thiếu vắng hình ảnh của mẹ và không có quan hệ tốt đẹp với cha, Alexei nhiều lần để lại tai tiếng cho vua cha Pyotr và chính phủ Đế chế Nga bằng những cuộc nổi loạn đào tẩu ra nước ngoài. Vào năm 1718 ông bị kết án tử hình vì âm mưu nổi loạn chống lại cha mình, trong thời giam bị giam giữ, Alexei đã chết sau 2 ngày bị kết án. Sau khi ông qua đời, người con trai duy nhất của ông, Peter Alexeyevich trở thành người kế vị mới của nước Nga.[1][2][3]
Tuổi thơ và giáo dục
Alexey Petrovich sinh ngày 18 tháng 2 năm 1690 tại Cung điện Preobrazhensky, Moscow, Nga. Là con trai đầu lòng của Sa hoàng Poytr I của Nga và người vợ đầu tiên của ông Hoàng hậu Eudoxia Lopukhina. Để kỳ vọng cho người kế vị mới vừa sinh ra vào ngày 17 tháng 3, ông được đặt tên Alexey theo tên của ông nội Sa hoàng Alexei Mikhailovich của Nga.[4][5] Những năm đầu đời Alexei sống dưới sự nuôi dưỡng của bà ngoại và sau đó là mẹ, đặt biệt mẹ ông Hoàng hậu Eudoxia Lopukhina người đã khai thác bầu không khí coi thường cha ông, cuộc hôn nhân không mấy hạnh phúc của cha mẹ đã khởi đầu cho một quan hệ không tốt đẹp của ông với Poytr I sau này. Cho đến 6 tuổi ông được dạy kèm bởi Nikifor Vyazemsky, tại đây ông không được nhận một sự tôn trọng nào từ người gia sư, Alexei được nhận định là một học sinh yếu kém và Nikifor Vyazemsky thường xuyên đánh đập Alexei vì việc học hành của ông. Năm 1698 sau khi Sa hoàng nghi ngờ Hoàng hậu có người tình riêng, Poytr đã giam dữ mẹ ông tại Tu viện Suzdal Intercession.[6] Trong khoảng thời gian lớn lên Alexei đã trở thành bạn của những người không có chuẩn mực, những người này thường xuyên rủ ông đi uống rượu và dạy ông về lối sống không có tính trung thực. Tuy nhiên điều này không kéo dài được bao lâu khi Alexey dần được cha yêu cầu phụ giúp ông trong việc huấn luyện các tân binh ở Moscow.[7]
Sự nghiệp
Năm 1703, Alexei được lệnh theo quân đội ra thực địa với tư cách binh nhì trong một trung đoàn pháo binh. Năm 1704, Alexei góp mặt trong trận đánh chiếm Narva.[8][9] Vào thời kỳ này, các gia sư của Alexei có cái nhìn cao nhất về khả năng của ông. Alexei có khuynh hướng quan tâm mạnh mẽ đối với khảo cổ học và giáo hội học. Tuy nhiên, Pyotr I đã mong muốn Alexei với tư cách là người kế vị cống hiến hết mình cho việc phục vụ nước Nga mới, và yêu cầu Alexei phải cống hiến không ngừng để duy trì sự giàu có và quyền lực của Nga. Năm 1708, được cha cử đến Smolensk để chuẩn bị tích lũy vũ khí và tân binh cho việc chống lại Charles XII của Thụy Điển. Ở tuổi 19, Alexei đến Dresden tại đây ông được học tiếng Pháp, tiếng Đức bao gồm cả toán học và một ít kiến thức về quân sự, sau khi kết thúc việc học tập Alexei gặp gỡ và tỏ ý muốn kết hôn với Công chúa Charlotte của Brunswick-Wolfenbüttel, đám cưới diễn ra tại Torgau, Đức vào ngày 14 tháng 10 năm 1711, cuộc hôn nhân không diễn ra tốt đẹp được bao lâu thì Alexei lại tỏ thái độ chán ghét với Công chúa Charlotte. Mùa thu năm 1712, Alexei đi cùng cha trong chuyến thị sát đến Phần Lan. Ngay lập tức khi trở về từ Phần Lan, Alexei được cha cử đến Staraya Russa và Hồ Ladoga để xem việc đóng tàu mới, trong nhiệm vụ này Pyotr I không hài lòng với tính cách thường tỏ ra chán ngáy với mọi thứ và sự thiếu nhiệt tình của con trai, khi đã thẳng thắng yêu cầu Alexei thể hiện sự tiến bộ hơn, đáp lại lời cha, Alexei bày tỏ thái độ ngỗ ngược hơn bằng cách tự bắn vào cánh tay phải của mình. Năm 1715, người con trai Peter Alexeyevich ra đời vào 23 tháng 10, thì một tháng sau Công chúa Charlotte mất và Alexei ngày càng không quan tâm đến công việc quốc gia.[10]
Ngày 26 tháng 8 năm 1716 khi Alexei đang ở nước ngoài, Pyotr I đã viết thư cho ông về việc Alexei nếu muốn tiếp tục vị trí của người thừa kế danh giá phải tham gia cùng ông và quân đội ngay lập tức. Về việc Alexei, ông đã bỏ chốn đến Vienna, Áo dưới sự che trở của anh rể Charles VI, Hoàng đế La Mã. Hành động đào tẩu sang nước ngoài cố ý tránh mặt đã khiến Pyotr I cảm thấy bị xúc phạm nặng nề, Pyotr I cho rằng Alexei chạy trốn sang nước khác là âm mưu của một vụ bê bối và xem nó như một sự sỉ nhục đối với triều đình Nga, được lệnh của nhà vua, Bá tước Peter Tolstoi lập tức bằng mọi giá đưa Alexei trở lại Nga. Song, Alexei sẽ chỉ đồng ý quay lại gặp mặt cha với điều kiện ông sẽ không bị trừng phạt, và vào ngày 31 tháng 1 năm 1718, Thái tử có mặt tại Mátxcơva. Nhanh chóng, Pyotr I đã ra lệnh yêu cầu điều tra về vụ đào tẩu của Alexei. Vào ngày 18 tháng 2, Alexei tống tiền những người bạn của mình và buộc họ phải đưa ra lời khai giả, và sau đó Alexei công khai từ bỏ việc kế vị ngai vàng để ủng hộ con trai mình Đại công tước Peter Alexeyevich (sau là Pyotr II của Nga). Vào tháng 4 năm 1718, những lời nói dối của Alexei áp đặt lên bạn bè bị vạch trần. Ngay tại thời điểm này đối với Pyotr I, Alexei không khác gì những tên khủng bố với những lời nói dối trắng trợn, để cô lập con trai cha ông đã ra lệnh trừng phạt nặng, vụ việc này khiến cho bạn bè ông bị trừng phạt bằng phương pháp Execution wheel, và tất cả những người hầu xung quanh Alexei đều bị chặt đầu hoặc bị cắt lưỡi.[11][12]
Qua đời
Mặc dù Alexei là trọng tâm trong vụ bê bối đào tẩu sang ngoại quốc và Pyotr I đã hứa rằng sẽ không có sự trừng phạt đối với ông. Nhưng vụ tai tiếng này đã lên đến Thượng viện điều hành và Hội đồng lớn của Nga.[13] Vào trưa ngày 24 tháng 6, 126 thành viên của cả Thượng viện và thẩm phán bao gồm cả tòa án đã tuyên bố Alexei có tội và phải kết án tử hình, các quyết định vẫn thuộc về Pyotr I, và ông đã thể hiện sự tuyệt vọng rõ về các quan chức chính phủ đã không có sự khoan hồng dành cho con trai ông. Vào ngày 26 tháng 6, sau những cuộc tra tấn Alexei qua đời tại Pháo đài Peter và Paul ở Saint Petersburg hai ngày trước khi án tử hình đến với ông.[3][14]
Con cái
Sau đây là 2 người con của Thái tử Alexei Petrovich và Công chúa Charlotte:
Ảnh | Tên | Năm sinh - Mất | Ghi chú |
---|---|---|---|
Natalia Alexeievna | 21 tháng 7 năm 1714 - 3 tháng 12 năm 1728 | mất năm 14 tuổi | |
Peter Alexeyevich | 23 tháng 10 năm 1715 - 30 tháng 1 năm 1730 | sau là Hoàng đế Peter II của Nga |
Tham khảo
- ^ Grey, 1974.
- ^ Bain 1911, p. 579.
- ^ a b Bain 1911, pp. 579–580.
- ^ Династия Романовых: генеалогия и антропонимика / Е. В. Пчелов.
- ^ Алексей Петрович // Энциклопедический словарь Брокгауза и Ефрона
- ^ “Козлов В. П. Тайны фальсификации. — М., 1996”.
- ^ Козлов В. П. Тайны фальсификации. —, 1996. Категории
- ^ Пчелов Е. В. Романовы: История династии. — М.: ОЛМА-ПРЕСС, 2003. — С.81.
- ^ Полное собрание законов, том III, стр.53.
- ^ “Алексей Петрович // Энциклопедический словарь Брокгауза и Ефрона”.
- ^ Bain 1911, tr. 579.
- ^ Пол Бушкович. Историк и власть: дело царевича Алексея (1716—1718) и Н. Г. Устрялов (1845—1859) / сб. «Американская русистика» 1998. Категории
- ^ Bain 1911 , trang 579–580.
- ^ Bain 1911 , tr. 580.
Liên kết ngoài
- Tư liệu liên quan tới Alexei Petrovich (Romanov) tại Wikimedia Commons