Alodia
|
|||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Thế kỷ thứ 6–k. 1500 | |||||||||||||
Lãnh thổ Alodia vào thế kỷ thứ 10 | |||||||||||||
Thủ đô | Soba | ||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Nubia Hy Lạp (nghi lễ) khác[a] | ||||||||||||
Tôn giáo chính | Giáo hội Chính thống giáo Copt | ||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||
Thời kỳ | Trung Cổ | ||||||||||||
• Được nhắc đến lần đầu tiên | Thế kỷ thứ 6 | ||||||||||||
• Sụp đổ | k. 1500 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Hiện nay là một phần của | Sudan |
Alodia, còn được biết đến với tên gọi khác là Alwa (tiếng Hy Lạp: Aρουα, Aroua;[3] tiếng Ả Rập: علوة, ʿAlwa), là một vương quốc thuộc thời kỳ Trung Cổ của người Nubia, nó nằm ở miền Trung và Nam Sudan ngày nay. Kinh đô của nó là thành phố Soba, thành phố này có vị trí nằm gần thành phố Khartoum vốn là nơi giao điểm của hai con sông Nile xanh và sông Nile Trắng.
Vương quốc này được thành lập sau khi vương quốc Kush sụp đổ vào khoảng năm 350 CN, Alodia được nhắc đến lần đầu tiên trong các ghi chép lịch sử là vào năm 569. Nó là vương quốc cuối cùng trong số ba vương quốc của người Nubia cải sang Kitô giáo vào năm 580, sau Nobadia và Makuria. Vương quốc này có thể đã đạt tới đỉnh cao của nó trong giai đoạn từ thế kỷ thứ 9–12 khi đó các ghi chép cho thấy rằng nó đã tỏ ra vượt trội về mặt diện tích, sức mạnh quân sự và sự thịnh vượng về mặt kinh tế so với người láng giềng phía bắc, Makuria, vốn có mối quan hệ mật thiết về mặt triều đại với nó. Vốn là một quốc gia rộng lớn và đa văn hóa, Alodia nằm dưới sự cai trị của một vị vua hùng mạnh và các thống đốc tỉnh được nhà vua bổ nhiệm. Kinh đô Soba của nó được miêu tả là một thành phố của "những căn nhà và nhà thờ rộng lớn đầy ắp vàng và các khu vườn",[4] nó đã thịnh vượng với vai trò là một trung tâm mậu dịch. Hàng hóa đã đến từ Makuria, Trung Đông, Tây Phi, Ấn Độ và thậm chí là cả Trung Quốc.
Từ thế kỷ thứ 12 và đặc biệt là từ thế kỷ thứ 13 trở đi, Alodia đã suy yếu có thể là do các cuộc xâm lược từ phía nam, hạn hán và sự thay đổi các tuyến đường thương mại. Vào thế kỷ thứ 14, vương quốc này có thể đã bị bệnh dịch hạch tàn phá, trong khi đó các bộ lạc Ả rập cũng đã bắt đầu di cư tới khu vực thượng nguồn Thung lũng sông Nile. Vào khoảng năm 1500, Soba đã rơi vào tay của người Ả Rập hoặc người Funj. Điều này dường như đã đánh dấu sự kết thúc của Alodia, mặc dù vậy một số truyền thuyết truyền miệng của người Sudan kể lại rằng nó vẫn còn tồn tại dưới tên gọi là vương quốc Fazughli ở khu vực biên giới Ethiopia–Sudan. Sau khi Soba bị phá hủy, người Funj đã thiết lập nên vương quốc Hồi giáo Sennar, và mở ra thời kỳ Hồi giáo hóa và Ả rập hóa.
Nguồn gốc
Trong số ba vương quốc thời Trung Cổ của người Nubia thì Alodia là vương quốc ít được nghiên cứu nhất[5] do các bằng chứng rất là sơ sài.[6] Phần lớn những gì chúng ta biết hiện nay về nó chỉ là từ một vài nhà sử học Ả rập thời Trung Cổ. Quan trọng nhất trong số đó là những nhà địa lý người Hồi giáo như al-Yaqubi (thế kỷ thứ 9), Ibn Hawqal và al-Aswani (thế kỷ thứ 10), cả hai đều đã viếng thăm đất nước này, và vị tu sĩ người Copt là Abu al-Makarim[7] (thế kỷ thứ 12).[8] Các sự kiện diễn ra xung quanh quá trình Kitô hóa của vương quốc này đã được vị Giám mục sống cùng thời là John của Ephesus ghi chép lại;[9] Nhiều tác phẩm hậu thời Trung cổ của Sudan đã đề cập tới sự sụp đổ của nó.[10][11] Al-Aswani ghi chép rằng ông ta đã tiếp xúc với một sử gia người Nubia mà "thông thạo về đất nước Alwa",[12] thế nhưng hiện nay vẫn chưa có tác phẩm sử học nào thuộc thời kỳ Trung Cổ của người Nubia được phát hiện.[13]
Mặc dù có nhiều di chỉ của người Alodia đã được biết đến,[14] mới chỉ có kinh đô Soba là được khai quật rộng rãi.[15] Nhiều khu vực của địa điểm này đã được khai quật vào đầu thập niên 1950, các cuộc khai quật khác đã được tiến hành trong các thập niên 1980 và 1990.[16] Một dự án nghiên cứu đa ngành mới được lên kế hoạch bắt đầu vào cuối năm 2019.[17] Soba có diện tích xấp xỉ 2.75 km² và bị bao phủ bởi nhiều gò gạch vụn mà vốn trước kia là các công trình kiến trúc đồ sộ.[16] Cho tới nay mới chỉ phát hiện được một vài nhà thờ, một cung điện, các nghĩa trang và nhiều hiện vật nhỏ.[18]
Địa lý
Alodia nằm ở Nubia, vào thời kỳ Trung Cổ thì vùng đất này trải dài từ Aswan ở miền Nam Ai Cập tới một mũi đất chưa được xác định rõ nằm ở phía nam nơi giao nhau của sông Nile trắng và Nile Xanh.[19] Khu vực trung tâm của vương quốc này đó là Gezira, một đồng bằng màu mỡ có biên giới về phía Tây là sông Nile Trắng và về phía Đông là sông Nile Xanh.[20] Trái ngược với ở khu vực thung lũng sông Nile Trắng, có nhiều địa điểm khảo cổ học của Alodia nằm ở khu vực thung lũng sông Nile Xanh, trong số đó có Soba.[21]Phạm vi ảnh hưởng của người Alodia về phía nam là không rõ ràng,[22] mặc dù có khả năng là nó tiếp giáp với khu vực cao nguyên Ethiopia.[23] Các di chỉ của người Alodia nằm xa nhất về phía nam là ở gần Sennar.[b]
Về phía Tây của sông Nile Trắng, Ibn Hawqal đã phân biệt Al-Jeblien, nằm dưới sự kiểm soát của Makuria và có thể tương ứng với phần phía bắc Kordofan, với Al-Ahdin do người Alodia kiểm soát, thành phố này được xác định bởi dãy núi Nuba, và có lẽ họ đã mở rộng sự kiểm soát về phía nam tới tận Jebel al Liri, gần biên giới ngày nay với Nam Sudan.[26] Các mối quan hệ của người Nubia với Darfur đã được đề xuất nhưng thiếu các bằng chứng cho điều này.[27]
Vùng đất phía bắc của Alodia có lẽ đã kéo dài từ nơi giao nhau của hai dòng sông Niles xuôi dòng tới Abu Hamad gần đảo Mograt.[28] Abu Hamad dường như đã là tiền đồn cực bắc cho tỉnh al-Abwab ("cánh cổng") của Alodia,[29] mặc dù vậy một số học giả đã đề xuất một địa điểm xa về phía nam hơn và nằm gần sông Atbara.[30] Không có bằng chứng nào cho thấy đã có một khu định cư lớn của người Alodia nằm về phía bắc nơi giao nhau của hai con sông Nile,[31] mặc dù một vài pháo đài đã được ghi chép lại tại đó.[32]
Nằm giữa sông Nile và sông Atbara là vùng đất Butana,[33] đây là khu vực đồng cỏ phù hợp với chăn nuôi gia súc.[28]Có nhiều di chỉ của Ki tô giáo nằm dọc theo sông Atbara và vùng châu thổ Gash lân cận (gần Kassala) đã được ghi chép lại.[34] Theo Ibn Hawqal, một vị vua chư hầu trung thành của Alodia đã cai quản vùng đất nằm vung quanh khu vực châu thổ Gash.[35] Trên thực tế, phần lớn khu vực biên giới giữa Sudan-Ethiopia-Eritrea trước đó từng nằm dưới sự kiểm soát của vương quốc Aksum dường như đã nằm dưới sự ảnh hưởng của Alodia.[36] Ghi chép của cả Ibn Hawqal và al-Aswani gợi ý rằng Alodia cũng đã kiểm soát khu vực sa mạc nằm dọc theo bờ Biển Đỏ.[23]
Lịch sử
Nguồn gốc
Tên gọi Alodia có thể có từ thời cổ đại, nó có lẽ đã xuất hiện lần đầu tiên trên một tấm bia đá của người Kush với tên gọi là Alut từ cuối thế kỷ thứ 4 TCN. Nó xuất hiện một lần nữa với tên gọi là Alwa trong bản danh sách các thành phố của người Kush do tác giả người La Mã là Plinius Già (Thế kỷ thứ 1) biên soạn, ông ta nói rằng nó nằm ở phía nam của Meroe.[37] Một thành phố khác có tên là Alwa được nhắc đến trong một dòng chữ khắc có niên đại vào thế kỷ thứ tư của người Aksum, lần này vị trí của nó là nằm gần chỗ giao nhau của sông Nile và sông Atbara.[38]
Vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 4, vương quốc Kush mà vốn từng nắm quyền kiểm soát phần lớn các khu vực nằm hai bên bờ những con sông của Sudan đã dần suy yếu và người Nubia (những người nói tiếng Nubia) bắt đầu định cư ở khu vực thung lũng sông Nile.[40] Ban đầu họ sống ở khu vực phía Tây của sông Nile, thế nhưng do sự biến đổi khí hậu buộc họ phải đông tiến, điều này đã dẫn đến việc họ xung đột với Kush từ ít nhất là thế kỷ thứ 1 TCN trở đi.[41] Vào giữa thế kỷ thứ 4, người Nubia đã chiếm được phần lớn khu vực trước kia do người Kush kiểm soát,[38] trong khi đó giới hạn ở phía bắc của nó là trải dài tới tận vùng đất Butana.[42] Một bản khắc của người Aksum đã nhắc tới việc người Nubia hiếu chiến cũng đã đe dọa biên giới của vương quốc Aksum nằm ở phía bắc của sông Tekeze, điều này đã dẫn đến một cuộc viễn chinh của người Aksum.[43] Bản khắc này đã miêu tả một chiến thắng trước người Nubia của quân đội Aksum và tiếp sau đó là cuộc hành quân tới nơi giao nhau của sông Nile và Atbara. Tại đó người Aksum đã cướp phá một vài thành phố của người Kush, bao gồm cả Alwa.[38]
Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng vương quốc Kush đã chấm dứt vào giữa thế kỷ thứ 4. Chúng ta không rõ liệu rằng các cuộc viễn chinh của người Aksum có đóng một vai trò trực tiếp nào trong sự sụp đổ của nó hay không. Dường như là sự hiện diện của người Aksum ở Nubia chỉ trong một thời gian ngắn.[44] Cuối cùng, vùng đất này đã chứng kiến sự phát triển của các trung tâm địa phương và tầng lớp thống trị của chúng được chôn cất trong các tumuli lớn.[45] Những tumuli như vậy được biết đến ở El-Hobagi, Jebel Qisi và có lẽ là Jebel Aulia.[46] Tumuli được khai quật ở El-Hobagi có niên đại là vào cuối thế kỷ thứ 4,[47] và có chứa một loại vũ khí phỏng theo nghi thức tang lễ của hoàng gia Kush.[48] Trong khi đó, nhiều ngôi đền và khu định cư của người Kush bao gồm cả cố đô Meroe dường như đã bị bỏ hoang gần hết.[49] Bản thân người Kush cũng đã bị đồng hóa bởi người Nubia[50] và ngôn ngữ của họ đã bị thay thế bởi tiếng Nubia.[51]
Chúng ta chưa biết rõ về sự ra đời của vương quốc Alodia.[52] Sự hình thành của nó đã hoàn tất vào giữa thế kỷ thứ 6, khi đó nó được ghi chép lại là đã cùng tồn tại đồng thời với các vương quốc khác của người Nubia như Nobadia và Makuria ở phía bắc.[30] Vào thế kỷ thứ 6 thì Soba đã phát triển thành một trung tâm đô thị lớn,[53] và giữ vai trò là kinh đô của vương quốc.[30] Vào năm 569, vương quốc Alodia đã được nhắc đến lần đầu tiên, John của Ephesus miêu tả nó là một vương quốc đang ở giai đoạn khởi đầu của quá trình Kitô hóa.[52] Ngoài ra, sự tồn tại của vương quốc cũng còn được xác nhận thông qua một văn kiện bằng tiếng Hy Lạp có nguồn gốc từ tỉnh Ai Cập của Byzantine, nó mô tả việc bán một nữ nô lệ người Alodia.[54]
Kitô hóa và giai đoạn đỉnh cao
Ghi chép của John xứ Ephesus miêu tả chi tiết các sự kiện diễn ra xung quanh quá trình Kitô hóa của Alodia. Do là vương quốc nằm xa nhất về phía nam trong số ba vương quốc của người Nubia, Alodia là vương quốc cuối cùng cải sang Kitô giáo. Theo John, đức vua của Alodia đã biết được về sự cải đạo của Nobadia vào năm 543 và thỉnh cầu ông ta gửi một giám mục tới rửa tội cho thần dân của mình. Lời thỉnh cầu này đã được chấp thuận vào năm 580 và Longinus đã được phái tới, những người được rửa tội đầu tiên là nhà vua, hoàng gia và tầng lớp quý tộc địa phương. Nhờ đó, Alodia đã trở thành một phần của thế giới Kitô giáo và nằm dưới quyền của vị Thượng phụ người Copt ở Alexandria. Sau quá trình cải đạo, một số ngôi đền đa thần giáo chẳng hạn như ngôi đền ở Musawwarat es-Sufra có lẽ đã được chuyển đổi thành nhà thờ.[56] Mức độ và tốc độ truyền bá của Kitô giáo trong dân chúng Alodia là không chắc chắn. Bất chấp sự cải đạo của tầng lớp quý tộc, có khả năng là quá trình Kitô hóa các cư dân ở khu vực nông thôn có thể đã diễn ra chậm chạp.[57] Ghi chép của John xứ Ephesus cũng ngụ ý về sự căng thẳng giữa Alodia và Makuria. Một số pháo đài nằm ở phía bắc nơi giao nhau của hai con sông Niles gần đây đã được xác định là có niên đại thuộc về giai đoạn này. Tuy nhiên, các pháo đài này không được đóng giữ quá thế kỷ thứ 7, điều này cho thấy rằng xung đột giữa Makuria và Alodia đã nhanh chóng được giải quyết.[58]
Trong giai đoạn giữa năm 639 và 641, người Ả rập theo đạo Hồi đã chinh phục Ai Cập từ tay của đế quốc Byzantine.[59] Makuria vào thời điểm này đã hợp nhất với Nobadia,[60] họ sau đó đã đẩy lùi được hai cuộc xâm lược của người Hồi giáo, lần đầu diễn ra vào năm 641/642 và lần thứ hai vào năm 652. Sau đó, Makuria và người Ả Rập đã đồng ý ký kết Baqt, một hiệp ước hòa bình mà bao gồm cả việc trao đổi quà tặng hàng năm và các luật lệ kinh tế xã hội giữa người Ả rập và người Nubia.[61] Alodia được đề cập rõ ràng trong hiệp ước này là không bị ảnh hưởng bởi nó.[62] Mặc dù người Ả rập thất bại trong việc chinh phục Nubia, họ đã bắt đầu định cư dọc theo bờ biển phía Tây của biển Đỏ. Họ đã thành lập các thị trấn cảng Aydhab và Badi vào thế kỷ thứ 7 và Suakin, được đề cập lần đầu tiên vào thế kỷ thứ 10.[63] Từ thế kỷ thứ 9 trở đi, họ đã bắt đầu tiến sâu hơn vào nội địa và định cư lẫn lộn với người Beja trên khắp vùng sa mạc phía Đông. Ảnh hưởng của người Ả rập vẫn chỉ giới hạn ở vùng phía đông của sông Nile cho tới tận thế kỷ thứ 14.[64]
Dựa trên các bằng chứng khảo cổ học, người ta cho rằng kinh đô Soba của Alodia đã trải qua giai đoạn phát triển đỉnh cao của nó trong khoảng từ thế kỷ thứ 9 tới thế kỷ thứ 12.[65] Vào thế kỷ thứ 9, Alodia đã được sử gia Ả rập al-Yaqubi miêu tả lần đầu tiên một cách tóm tắt. Trong bài tường thuật ngắn gọn của ông ta, Alodia được kể lại là hùng mạnh hơn hai vương quốc Nubia kia và cần ít nhất là ba tháng để vượt qua nó. Ông ta cũng ghi lại rằng người Hồi giáo thỉnh thoảng cũng du hành tới đó.[66]
Một thế kỷ sau đó vào giữa thế kỷ thứ 10, sử gia Ibn Hawqal đã viếng thăm Alodia và thành quả của điều này là một tác phẩm ghi chép toàn diện nhất về vương quốc này đã ra đời. Ông ta đã miêu tả địa lý và người dân của Alodia khá là chi tiết, giúp tạo ra ấn tượng về một quốc gia rộng lớn và đa sắc tộc. Ông ta cũng ghi chép về sự thịnh vượng của vương quốc này chẳng hạn như nó có một "chuỗi các ngôi làng nối tiếp nhau và một dải đất canh tác kéo dài".[67] Khi Ibn Hawqal đặt chân đến, vị vua đương triều có tên là Eusebios, ông ta sau đó được người cháu họ tên là Stephanos kế vị.[68][69] Một vị vua Alodia khác của thời kỳ này có tên là David, ông ta chỉ được biết đến từ một tấm bia mộ ở Soba. Triều đại của ông ta ban đầu được xác định là và khoảng từ 999–1015, thế nhưng căn cứ vào các văn tự cổ, ngày nay niên đại của nó được xác định rộng hơn nhiều là vào thế kỷ thứ 9 hoặc thế kỷ thứ 10.[70]
Ghi chép của Ibn Hawqal về địa lý của Alodia phần lớn đã được xác nhận bởi al-Aswani, một sứ thần của nhà Fatimid được cử tới Makuria, ông ta sau đó đã viếng thăm Alodia. Tương tự như cách mà al-Yaqubi miêu tả 100 năm trước đó, Alodia được ghi chép lại là hùng mạnh hơn Makuria, rộng lớn hơn và có binh lực đông hơn. Kinh đô Soba là một thành phố thịnh vượng với "những tòa nhà đẹp, và những ngôi nhà và nhà thờ rộng lớn đầy ắp vàng và các khu vườn", nó còn có một khu phố Hồi giáo rộng lớn.[4]
Abu al-Makarim (thế kỷ thứ 12)[7] là sử gia cuối cùng còn đề cập tới Alodia một cách chi tiết. Nó vẫn còn được miêu tả là một vương quốc Kitô giáo lớn với khoảng 400 nhà thờ. Có một nhà thờ đặc biệt lớn và cầu kỳ được cho là nằm ở Soba, nó có tên gọi là "Nhà thờ Manbali".[71] Hai vị vua Alodia, Basil và Paul, được đề cập tới trong những lá thư bằng tiếng Ả rập có niên đại vào thế kỷ thứ 12 đến từ Qasr Ibrim.[69]
Có bằng chứng cho thấy rằng có những giai đoạn mà khi đó hai hoàng tộc của Alodia và Makuria đã có mối quan hệ gần gũi với nhau. Có khả năng rằng ngai vàng thường xuyên được truyền lại cho một vị vua có người cha thuộc hoàng tộc của vương quốc kia.[72] Nhà Nubia học Włodzimierz Godlewski tuyên bố rằng dưới thời vị vua của Makuria là Merkurios (đầu thế kỷ thứ 8) thì hai vương quốc đã bắt đầu xích lại gần với nhau.[73] Vào năm 943, al Masudi đã viết rằng vua của Makuria đã cai trị Alodia, trong khi Ibn Hawqal lại viết ngược lại.[72] Thế kỷ thứ 11 đã chứng kiến sự xuất hiện của một vương miện hoàng gia mới trong nghệ thuật Makuria; người ta cho rằng nó có nguồn gốc từ triều đình Alodia.[74] Vua Mouses Georgios cai trị Makuria trong giai đoạn nửa sau thế kỷ thứ 12 và dường như đã cai trị cả hai vương quốc thông qua một liên minh cá nhân. Trong tước hiệu hoàng gia của ông ("Vua của người Arouades và Makuritai") Alodia được nhắc đến trước Makuria, điều này có nghĩa rằng ban đầu ông đã là vua của Alodia.[75]
Suy tàn
Bằng chứng khảo cổ học từ Soba cho thấy thành phố đã bắt đầu suy tàn từ thế kỷ thứ 12 trở đi, và do đó có thể vương quốc Alodia cũng như vậy.[76] Vào khoảng năm 1300 sự suy tàn của Alodia đã trở nên rõ ràng hơn.[77] Không có đồ gốm hay đồ thủy tinh nào có niên đại từ sau thế kỷ thứ 13 trở đi mà được xác định ở Soba.[78] Hai nhà thờ rõ ràng là đã bị phá hủy vào thế kỷ thứ 13, mặc dù vậy chúng đã được xây dựng lại ngay sau đó.[79] Người ta cho rằng Alodia đã bị một tộc người châu Phi có tên gọi là người Damadim tấn công, họ có thể thuộc nhóm dân tộc Nin[80] và có nguồn gốc từ khu vực biên giới ngày nay của Sudan và Nam Sudan, dọc theo sông Bahr el Ghazal.[81] Theo nhà địa lý Ibn Sa'id al-Maghribi, họ đã tấn công Nubia vào năm 1220.[82] Soba có thể đã bị chinh phục vào thời điểm này, nó đã chịu cảnh chiếm đóng và hủy diệt.[81] Vào cuối thế kỷ thứ 13, một cuộc xâm lược khác của một tộc người không rõ tên đã xảy ra từ phía nam.[83] Cùng thời gian này, nhà thơ al-Harrani đã viết rằng kinh đô của Alodia lúc này có tên gọi là Waylula,[77] nó được miêu tả là "rất lớn" và "được xây dựng ở bờ phía Tây của sông Nile".[84] Vào đầu thế kỷ thứ 14, nhà địa lý Shamsaddin al-Dimashqi đã viết rằng kinh đô của Alodia là một vùng đất có tên là Kusha nằm cách xa sông Nile, ở nơi này người dân phải lấy nước từ giếng.[85] Bản đồ Dulcert đương thời có cả Alodia ("Coale") và Soba ("Sobaa").[86]
Các yếu tố về kinh tế dường như cũng đóng một vai trò trong sự suy tàn của Alodia. Từ thế kỷ thứ 10 tới thế kỷ thứ 12, khu vực bờ biển Đông Phi đã chứng kiến sự trỗi dậy của các thành phố thương mại mới chẳng hạn như là Kilwa. Đây là những đối thủ cạnh tranh thương mại trực tiếp bởi vì họ đã xuất khẩu những hàng hóa tương tự sang Nubia.[87] Một thời kỳ hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra ở khu vực châu Phi Hạ Sahara trong giai đoạn giữa năm 1150 và 1500 cũng sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế của Nubia.[88] Bằng chứng khảo cổ học từ Soba cho thấy rằng thành phố đã phải đón nhận hậu quả từ sự chăn thả và canh tác quá mức.[89]
Vào năm 1276, al-Abwab, trước đây được ghi lại là tỉnh cực bắc của Alodia thì vào lúc này đã được ghi chép lại là một vương quốc độc lập cai trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn. Nguyên nhân chính xác dẫn đến sự ly khai của nó và mối quan hệ của nó với Alodia sau đó vẫn chưa được biết rõ.[90] Dựa trên đồ gốm được tìm thấy, người ta cho rằng al-Abwab đã tiếp tục thịnh vượng cho tới tận thế kỷ thứ 15 và có lẽ là tới tận thế kỷ thứ 16.[91] Năm 1286, một hoàng tử Mamluke đã phái các sứ thần tới chỗ một số vị vua ở miền Trung Sudan. Chúng ta vẫn chưa rõ liệu rằng họ vẫn là các chư hầu của vị vua ở Soba[92] hay là họ đã độc lập, điều này ngụ ý rằng Alodia đã tan rã thành nhiều tiểu quốc nhỏ vào giai đoạn cuối thế kỷ 13.[77] Năm 1317, một đạo quân viễn chinh của nhà Mamluk đã truy đuổi những kẻ cướp người Ả rập về phía nam tới tận Kassala ở Taka (một trong số những vùng đất tiếp đón sứ thần Mamluk vào năm 1286[92]), họ đã hành quân qua al-Abwab và Makuria trên đường trở về.[93]
Trong thế kỷ thứ 14 và 15, phần lớn vùng đất Sudan ngày nay đã bị các bộ lạc Ả rập giày xéo.[94] Họ có lẽ đã hưởng lợi từ căn bệnh dịch hạch mà có thể đã tàn phá Nubia vào giữa thế kỷ thứ 14 và giết chết nhiều người Nubia nhưng lại không ảnh hưởng đến những người Ả rập du mục.[95] Họ sau đó sẽ hòa nhập với những cư dân địa phương còn sót lại, dần dần nắm quyền kiểm soát đất đai và con người,[96]và nhân khẩu đông đảo của họ đã giúp họ có được thuận lợi lớn trong việc truyền bá văn hóa của mình.[97] Ghi chép đầu tiên về sự di cư của người Ả rập tới Nubia có niên đại là vào năm 1324.[98] Theo nhà khảo cổ học William Y. Adams thì sự tan rã của Makuria vào cuối thế kỷ thứ 14 đã khiến cho "những cánh cổng xả lũ" "vỡ tung ra".[99] Nhiều người trong số đó ban đầu tới từ Ai Cập, họ tiến dọc theo dòng sông Nile cho tới khi đặt chân tới Al Dabbah. Tại đây, họ đi về hướng tây để di chuyển dọc theo sông Wadi Al-Malik tới Darfur hoặc Kordofan.[100] Alodia, đặc biệt là khu vực Butana và Gezira, lại là mục tiêu của những người Ả rập vốn sinh sống lẫn lộn với người Beja[101] ở khu vực Sa mạc phía Đông trong suốt nhiều thế kỷ.[102]
Ban đầu, vương quốc Alodia đã có thể buộc một số nhóm người Ả rập mới di cư đến phải cống nạp. Tình hình ngày càng trở nên bấp bênh hơn khi có thêm nhiều người Ả rập đặt chân đến.[103]Vào nửa sau thế kỷ 15, người Ả rập đã định cư ở toàn bộ miền trung khu vực thung lũng sông Nile của Sudan, ngoại trừ khu vực xung quanh Soba,[96] mà vốn là tất cả những gì còn lại của Alodia.[104] Vào năm 1474[105] theo những gì được ghi chép lại thì người Ả rập đã thành lập thị trấn Arbaji nằm bên bờ sông Nile Xanh, nó sẽ nhanh chóng phát triển thành một trung tâm thương mại và nghiên cứu Đạo Hồi quan trọng.[106] Vào năm 1500, người Nubia được ghi chép lại là đã trong tình trạng chia rẽ hoàn toàn về mặt chính trị do họ không còn vua nữa nhưng lại có tới 150 lãnh chúa độc lập cai trị các lâu đài ở hai bên bờ sông Nile.[77] Bằng chứng khảo cổ học chứng thực rằng Soba đã gần như bị phá hủy hoàn toàn vào thời điểm này.[10]
Sụp đổ
Chúng ta không rõ là vương quốc Alodia đã bị người Ả rập dưới sự lãnh đạo của Abdallah Jammah hủy diệt hay là do người Funj, một tộc người châu Phi tới từ phía nam dưới sự lãnh đạo của vua Amara Dunqas.[10] Phần lớn các học giả ngày nay đều cho rằng sự sụp đổ của nó là dưới tay của người Ả rập.[107][108]
Theo truyền thuyết của người Sudan, Abdallah Jammah ("Abdallah người tập hợp"), ông tổ[109] của bộ lạc Abdallab ở Sudan và là một người Rufa'a[110] Ả rập, đã định cư ở khu vực thung lũng sông Nile sau khi từ phía đông di cư đến. Ông ta đã củng cố quyền lực của mình và đặt kinh đô tại Qerri, nằm ngay phía bắc nơi giao nhau của hai con sông Niles.[111] Vào giai đoạn cuối thế kỷ 15, ông ta đã tập hợp các bộ lạc Ả rập để khởi binh chống lại "sự bạo ngược" của người Alodia, điều này có thể mang một động cơ về cả chính trị và tôn giáo. Người Hồi giáo Ả rập đã không còn chấp nhận sự cai trị và đánh thuế của một vị vua theo Ki tô giáo. Dưới sự lãnh đạo của Abdallah, Alodia và kinh đô Soba của nó đã bị hủy diệt,[112] họ còn thu được nhiều chiến lợi phẩm chẳng hạn như một "vương miện đá quý" và một "vòng cổ nổi tiếng bằng ngọc trai và hồng ngọc".[111]
Theo một truyền thuyết khác được ghi lại trong các văn tự cổ đến từ Shendi, Soba đã bị Abdallah Jammah hủy diệt vào năm 1509 sau khi đã bị tấn công vào năm 1474. Ý tưởng về việc thống nhất người Ả rập chống lại Alodia được cho là đã xuất hiện trong tâm trí của một vị emir sống vào giai đoạn từ năm 1439 tới năm 1459. Vì lẽ đó, ông đã di cư từ Bara ở Kordofan tới một ngọn núi gần Ed Dueim nằm bên bờ sông Nile Trắng. Dưới thời người cháu nội của ông là Emir Humaydan, ông ta đã tập hợp các bộ lạc Ả rập khác và tấn công Alodia. Vua của Alodia đã bị giết nhưng vị "thượng phụ", có thể là tổng giám mục của Soba đã chạy thoát được. Vị giám mục này sau đó đã sớm quay trở về Soba. Một vị vua bù nhìn đã được dựng lên và một đạo quân gồm người Nubia, Beja và người Abyssinia đã được tập hợp để chiến đấu "vì lợi ích tôn giáo". Trong lúc đó, liên minh Ả rập lại sắp sửa rạn nứt, nhưng nhờ có Abdallah Jammah đứng ra hòa giải đồng thời liên minh với vua của người Funj là Amara Dunqas, họ cuối cùng đã đánh bại và giết chết được vị thượng phụ, tiếp sau đó là san phẳng Soba và bắt dân cư của nó làm nô lệ.[11]
Biên niên sử Funj, một tác phẩm lịch sử của vương quốc Hồi giáo Funj do nhiều tác giả biên soạn vào thể kỷ thứ 19,[113] gán sự hủy diệt Alodia là do bởi vua Amara Dunqas; ông ta cũng đã liên minh với Abdallah Jammah.[108] Cuộc tấn công này được xác định là vào thế kỷ thứ 9 theo lịch Hijra (k. 1396–1494). Sau đó, theo những gì được ghi lại thì Soba đã trở thành kinh đô của người Funj cho tới khi Sennar được thành lập vào năm 1504.[114] Tabaqat Dayfallah, một tác phẩm lịch sử của Sufi giáo ở Sudan (khoảng năm 1700), đề cập ngắn gọn rằng người Funj đã tấn công và đánh bại "vương quốc của người Nuba" vào năm 1504–1505.[115]
Di sản
Sử gia Jay Spaulding đề xuất rằng sự sụp đổ của Soba chưa hẳn đã đặt dấu chấm hết cho Alodia. Theo như vị lữ khách người Do Thái đã đến thăm xứ sở này vào năm 1523 là David Reubeni thì vẫn còn một "vương quốc Soba" nằm ở bờ đông của sông Nile Xanh mặc dù ông ta đã ghi chép rõ ràng là bản thân Soba đã là một đống đổ nát. Điều này phù hợp với các truyền thuyết truyền miệng đến từ khu vực Thượng Lưu sông Nile Xanh, chúng nói rằng Alodia đã tiếp tục tồn tại sau khi Soba sụp đổ và tiếp tục tồn tại dọc theo sông Nile Xanh. Nó đã dần dần thu hẹp về vùng núi của Fazughli ở khu vực biên giới của Ethiopia-Sudan và hình thành nên vương quốc Fazughli.[116] Các cuộc khai quật gần đây ở miền Tây Ethiopia dường như đã xác nhận cho giả thuyết về một sự di cư của người Alodia.[117] Người Funj cuối cùng đã chinh phục Fazughli vào năm 1685 và cư dân của nó mà vốn được gọi là người Hamaj đã trở thành một bộ phận quan trọng của Sennar, họ cuối cùng đã nắm được quyền lực vào khoảng năm 1761–1762.[118]Cho tới tận khoảng thập niên 1930[109] cư dân Hamaj ở miền nam Gezira vẫn sẽ thề rằng "Soba quê hương của ông và bà tôi có thể làm cho đá nổi và quả bóng bông chìm".[92]
Vào năm 1504–1505, người Funj đã thiết lập nên vương quốc Hồi giáo Funj, nó đã sáp nhập cả lãnh thổ của Abdallah Jammah mà theo một số truyền thuyết thì điều này đã diễn ra sau khi Amara Dunqas đánh bại ông ta trong một trận chiến.[119] Người Funj vẫn duy trì một số phong tục thời trung cổ của người Nubia như đội mũ miện với các điểm đặc trưng giống như sừng bò được gọi là taqiya umm qarnein,[120] cạo đầu một vị vua khi ông ta lên ngôi,[121] và theo Jay Spaulding là tập tục nuôi dạy các hoàng tử cách ly khỏi mẹ của họ dưới sự hạn chế nghiêm ngặt.[122]
Sự sụp đổ của Alodia đã dẫn đến hệ quả đó là sự Ả rập hóa trên quy mô lớn, người Nubia cũng đã tuân theo chế độ bộ lạc của những người Ả rập di cư.[123] Những người sống dọc theo sông Nile ở khoảng giữa al Dabbah ở phía Bắc và nơi giao nhau giữa hai con sông Nile ở phía Nam được xếp vào bộ lạc Ja'alin.[124] Về phía đông, tây và phía nam của người Ja'alin, xứ sở này nằm dưới sự thống trị của các bộ lạc tuyên bố là hậu duệ của Juhaynah.[125] Ở khu vực xung quanh Soba, bộ lạc Abdallab chiếm ưu thế.[126] Tiếng Nubia được nói ở miền trung Sudan tới tận thế kỷ thứ 19 cho tới khi nó bị tiếng Ả rập thế chỗ.[127] Tiếng Ả rập Sudan có nhiều từ có nguồn gốc từ tiếng Nubia,[128] và tên địa danh bằng tiếng Nubia có thể được tìm thấy ở phía Nam như ở bang Nile Xanh.[129]
Số phận của Kitố giáo ở khu vực này đa phần vẫn chưa được biết rõ.[130] Các thể chế nhà thờ sẽ sụp đổ cùng với sự sụp đổ của vương quốc,[123] điều này dẫn đến sự suy giảm đức tin Kitô giáo và sự trỗi dậy của đạo Hồi thay thế cho nó.[131] Các nhóm Hồi giáo hóa từ miền bắc Nubia đã bắt đầu quá trình ép buộc cải đạo ở khu vực Gezira.[132]Ngay từ năm 1523, vua Amara Dunqas vốn ban đầu theo đa thần giáo hoặc là một tín đồ Kitô giáo trên danh nghĩa, đã được ghi chép lại là một tín đồ Hồi giáo.[133] Tuy nhiên, một bộ phận lớn cư dân Nubia vào thế kỷ thứ 16 vẫn coi mình là tín đồ Kitô giáo.[134] Một lữ khách tới thăm Nubia vào khoảng năm 1500 xác nhận điều này, ông ta còn nói rằng người Nubia rất thiếu kiến thức về Kitô giáo do họ không có đức tin.[135] Năm 1520, các sứ thần Nubia đã tới Ethiopia và thỉnh cầu những vị tu sĩ từ hoàng đế. Họ tuyên bố rằng không có vị tu sĩ nào có thể đến được Nubia do các cuộc chiến tranh giữa những người Hồi giáo, điều này dẫn đến sự suy tàn của Ki tô giáo ở vùng đất của họ.[136] Vào nửa đầu thế kỷ thứ 17, Sheikh Idris Wad al-Arbab đã có một lời tiên tri đề cập tới một nhà thờ ở dãy núi Nubia.[137] Vào thời điểm cuối giai đoạn đầu thập niên 1770, có lời đồn về một tiểu vương quốc còn tồn tại ở khu vực biên giới Ethiopia-Sudan được gọi là Shaira.[138] Các nghi lễ giải nạn bắt nguồn từ những tập tục Kitô giáo đã tồn tại lâu hơn quá trình cải sang đạo Hồi.[139] Cho đến giai đoạn cuối thế kỷ 20, một số tập tục chắc chắn có nguồn gốc từ Kitô giáo đã "phổ biến dù vậy dĩ nhiên là không quá phổ thông ở Omdurman, khu vực Gezira và Kordofan",[140] chúng thường xoay quanh việc sử dụng các dấu chữ thập lên người hoặc đồ vật.[c]
Soba vẫn còn cư dân sinh sống ít nhất là cho đến đầu thế kỷ thứ 17,[146] và giống như các địa điểm khác của Alodia, nó đã đóng vai trò như là một nơi cung cấp gạch và đá cho các điện thờ Qubba gần đó, chúng vốn là được dành cho vị thánh của Sufi giáo.[147] Trong giai đoạn đầu thế kỷ thứ 19, một lượng lớn gạch còn sót lại ở Soba đã được đem đi xây dựng Khartoum, thủ phủ mới của thời kỳ Sudan thuộc Thổ.[148]
Chính quyền
Mặc dù thông tin về chính quyền của Alodia là rải rác,[149] nó có thể tương tự với của Makuria.[150] Người đứng đầu nhà nước là đức vua và theo al-Aswani thì ông ta cai trị giống như một vị quân chủ chuyên chế.[149] Theo ghi chép thì ông ta có thể biến bất cứ thần dân nào thành nô lệ theo ý muốn của mình, họ không những không chống lại quyết định của ông ta mà còn phủ phục trước ông ta.[151] Giống như ở Makuria, ngai vàng của Alodia được truyền lại theo mẫu hệ: con trai của chị em gái của đức vua chứ không phải con trai của đức vua mới là người kế vị ngai vàng.[150]
Vương quốc được phân chia thành nhiều tỉnh nằm nằm dưới quyền của chính quyền trung ương đặt tại Soba.[152] Dường như các phái viên của nhà vua đã cai quản những tỉnh này.[149] Al-Aswani tuyên bố rằng tổng đốc của tỉnh al-Abwab ở phía bắc được nhà vua bổ nhiệm.[153]Điều này tương tự với những gì Ibn Hawqal đã ghi lại ở khu vực châu thổ Gash, vùng đất này được cai trị bởi một Arabophone (Người nói tiếng Ả rập) được bổ nhiệm.[35] Năm 1286, các sứ thần Mamluk đã được phái tới chỗ một số người cai trị ở miền Trung Sudan. Chúng ta chưa rõ liệu rằng những người cai trị này đã thực sự độc lập,[77] hay vẫn còn nằm dưới quyền của vua Alodia. Nếu trường hợp thứ hai là đúng, điều này cho chúng ta hiểu được cách thức tổ chức lãnh thổ của vương quốc. Vị "Sahib" của al-Abwab[92] dường như chắc chắn là đã độc lập.[90] Ngoài al-Abwab, các vùng đất sau đây đã được đề cập: Al-Anag (có thể là Fazughli); Ari; Barah; Befal; Danfou; Kedru (có thể là đặt tên theo Kadero, một ngôi làng ở phía Bắc Khartoum); Kersa (vùng Gezira); và Taka (vùng đất xung quanh châu thổ Gash).[154]
Nhà nước và nhà thờ ở Alodia gắn bó mật thiết với nhau,[155] các vị vua Alodia có lẽ đã giữ vai trò là người bảo trợ cho nhà thờ.[156]
Ghi chú
- ^ Các ngôn ngữ Kordofania; Các ngôn ngữ Đông Sudan khác nhau được nói ở khu vực Thượng Nguồn Thung Lũng sông Nile Xanh (ví dụ như tiếng Berta ); tiếng Ả Rập, tiếng Beja;[1] và tiếng Tigre[2]
- ^ "The most southerly church known, which presumably was within the kingdom of Alwa, lay at Saqadi 50 km to the west of Sennar",[24] while "the most southerly find of Alwan material on the Blue Nile is a pottery chalice, from Khalil el-Kubra 40 km upstream of Sennar".[25]
- ^ In 1918 it was recorded that in parts of Omdurman, the Gezira and Kordofan, practices of Christian origin included the marking of crosses on foreheads of newborns or on stomachs of sick boys as well as putting straw crosses on bowls of milk.[141] In 1927 it was recorded that along the White Nile, crosses were painted on bowls filled with wheat.[142] In 1930 it was not only recorded that youths in Fazughli and the Gezira would be painted with crosses, but also that coins with crosses were worn to provide assistance against illnesses.[143] A very similar custom was known from Lower Nubia, where women wore such coins on special holidays. It seems likely that this was a living memory of the Jizya tax, which was enforced on Christians who refused to convert to Islam.[144] Christianizing rituals are also known from the Nuba mountains: crosses were painted on foreheads and breasts and were applied to blankets and baskets.[145]
Chú thích
Trích dẫn
- ^ Zarroug 1991, tr. 89–90.
- ^ Zaborski 2003, tr. 471.
- ^ Lajtar 2009, tr. 93–94.
- ^ a b Zarroug 1991, tr. 20.
- ^ Welsby 2014, tr. 183.
- ^ Welsby 2014, tr. 197.
- ^ a b Werner 2013, tr. 93.
- ^ Zarroug 1991, tr. 15–23.
- ^ Zarroug 1991, tr. 12–15.
- ^ a b c Welsby 2002, tr. 255.
- ^ a b Vantini 2006, tr. 487–491.
- ^ Zarroug 1991, tr. 19–20.
- ^ Welsby 2002, tr. 9.
- ^ Zarroug 1991, tr. 58–70.
- ^ Werner 2013, tr. 25.
- ^ a b Edwards 2004, tr. 221.
- ^ Drzewiecki và đồng nghiệp 2018, tr. 28.
- ^ Werner 2013, tr. 161–164.
- ^ Werner 2013, tr. 28–29.
- ^ Zarroug 1991, tr. 41.
- ^ Welsby 2014, Figure 2.
- ^ Obluski 2017, tr. 15.
- ^ a b Welsby & Daniels 1991, tr. 8.
- ^ Welsby 2002, tr. 86.
- ^ Welsby 2014, tr. 185.
- ^ Spaulding 1998, tr. 49.
- ^ Edwards 2004, tr. 253.
- ^ a b Zarroug 1991, tr. 74.
- ^ Zarroug 1991, tr. 21–22.
- ^ a b c Welsby 2002, tr. 26.
- ^ Welsby 2014, tr. 192.
- ^ Welsby 2014, tr. 188–190.
- ^ Zarroug 1991, tr. 62.
- ^ Welsby 2014, tr. 187.
- ^ a b Zarroug 1991, tr. 98.
- ^ Fattovich 1984, tr. 105–106.
- ^ Zarroug 1991, tr. 8.
- ^ a b c Hatke 2013, §4.5.2.3.
- ^ Rilly 2008, Fig. 3.
- ^ Rilly 2008, tr. 211.
- ^ Rilly 2008, tr. 216–217.
- ^ Werner 2013, tr. 35.
- ^ Hatke 2013, §4.5.2.1., see also §4.5. for the discussion of a Greek inscription with similar content.
- ^ Hatke 2013, §4.6.3.
- ^ Welsby 2002, tr. 22–23.
- ^ Welsby 2014, tr. 191.
- ^ Welsby 2002, tr. 28.
- ^ Welsby 2002, tr. 40–41.
- ^ Edwards 2004, tr. 187.
- ^ Werner 2013, tr. 39.
- ^ Edwards 2004, tr. 182.
- ^ a b Werner 2013, tr. 45.
- ^ Welsby 1998, tr. 20.
- ^ Pierce 1995, tr. 148–166.
- ^ Tsakos & Kleinitz 2018, tr. 127.
- ^ Werner 2013, tr. 51–62.
- ^ Edwards 2001, tr. 95.
- ^ Drzewiecki & Cedro 2019, tr. 129.
- ^ Welsby 2002, tr. 68.
- ^ Werner 2013, tr. 77.
- ^ Welsby 2002, tr. 68–71.
- ^ Welsby 2002, tr. 77.
- ^ Power 2008.
- ^ Adams 1977, tr. 553–554.
- ^ Shinnie 1961, tr. 76.
- ^ Zarroug 1991, tr. 16–17.
- ^ Zarroug 1991, tr. 17–19.
- ^ Zarroug 1991, tr. 17.
- ^ a b Welsby 2002, tr. 261.
- ^ Lajtar 2003, tr. 203.
- ^ Zarroug 1991, tr. 22–23.
- ^ a b Welsby 2002, tr. 89.
- ^ Godlewski 2012, tr. 204.
- ^ Danys & Zielinska 2017, tr. 184.
- ^ Lajtar 2009, tr. 89–94.
- ^ Welsby 2002, tr. 252.
- ^ a b c d e O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 19.
- ^ Welsby & Daniels 1991, tr. 34.
- ^ Welsby & Daniels 1991, tr. 9.
- ^ Beswick 2004, tr. 24.
- ^ a b Werner 2013, tr. 115.
- ^ Vantini 1975, tr. 400.
- ^ Hasan 1967, tr. 130.
- ^ Vantini 1975, tr. 448.
- ^ Adams 1977, tr. 537–538.
- ^ Hirsch 1990, tr. 88.
- ^ Grajetzki 2009, tr. 121–122.
- ^ Zurawski 2014, tr. 84.
- ^ Cartwright 1999, tr. 256.
- ^ a b Welsby 2002, tr. 254.
- ^ Werner 2013, tr. 127, 159.
- ^ a b c d Zarroug 1991, tr. 99.
- ^ Werner 2013, tr. 138.
- ^ Hasan 1967, tr. 176.
- ^ Werner 2013, tr. 142–143.
- ^ a b Hasan 1967, tr. 128.
- ^ Hasan 1967, tr. 175.
- ^ Hasan 1967, tr. 106.
- ^ Adams 1977, tr. 556.
- ^ Braukämper 1992, tr. 108–109, 111.
- ^ Hasan 1967, tr. 145.
- ^ Adams 1977, tr. 554.
- ^ Hasan 1967, tr. 129, 132–133.
- ^ Adams 1977, tr. 545.
- ^ Vantini 1975, tr. 784.
- ^ McHugh 1994, tr. 38.
- ^ Zarroug 1991, tr. 25.
- ^ a b Adams 1977, tr. 538.
- ^ a b Adams 1977, tr. 539.
- ^ Hasan 1967, tr. 132.
- ^ a b O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 23.
- ^ Hasan 1967, tr. 132–133.
- ^ Hasan 1967, tr. 213.
- ^ Vantini 1975, tr. 786–787.
- ^ Vantini 1975, tr. 784–785.
- ^ Spaulding 1974, tr. 12–21.
- ^ Gonzalez-Ruibal & Falquina 2017, tr. 16–18.
- ^ Spaulding 1974, tr. 21–25.
- ^ O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 25–26.
- ^ Zurawski 2014, tr. 148–149.
- ^ Zurawski 2014, tr. 149.
- ^ Spaulding 1985, tr. 23.
- ^ a b Werner 2013, tr. 156.
- ^ Adams 1977, tr. 557–558.
- ^ Adams 1977, tr. 558.
- ^ O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 29.
- ^ Edwards 2004, tr. 260.
- ^ Abu-Manga 2009, tr. 377.
- ^ Taha 2012, tr. 10 (Taha ascribes these names a Dongolawi Nubian origin).
- ^ Werner 2013, tr. 171.
- ^ Adams 1977, tr. 564.
- ^ McHugh 1994, tr. 59.
- ^ Werner 2013, tr. 170–171.
- ^ Zurawski 2014, tr. 84–85.
- ^ Hasan 1967, tr. 131–132.
- ^ Werner 2013, tr. 150.
- ^ Werner 2013, tr. 181.
- ^ Spaulding 1974, tr. 22, note 31.
- ^ Werner 2013, tr. 177.
- ^ Crowfoot 1918, tr. 56.
- ^ Crowfoot 1918, tr. 55–56.
- ^ Werner 2013, tr. 177–178.
- ^ Chataway 1930, tr. 256.
- ^ Werner 2013, tr. 178.
- ^ Werner 2013, tr. 182.
- ^ Crawford 1951, tr. 28–29.
- ^ McHugh 2016, tr. 110.
- ^ Zarroug 1991, tr. 43.
- ^ a b c Zarroug 1991, tr. 97.
- ^ a b Obluski 2017, tr. 16.
- ^ Vantini 1975, tr. 614.
- ^ Zarroug 1991, tr. 100.
- ^ Zarroug 1991, tr. 19.
- ^ Zarroug 1991, tr. 98–100.
- ^ Werner 2013, tr. 165.
- ^ Zarroug 1991, tr. 101.
Nguồn
- Abd ar-Rahman, Rabab (2011). “آثار مملكة علوة 500م – 1500م (إقليم سوبا) رباب عبد الرحمن” [The archaeology of the Alwa kingdom 500 AD – 1500 AD (Soba region)] (PDF) (bằng tiếng Ả Rập). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2018.
- Abir, Mordechai (1980). Ethiopia and the Red Sea: The Rise and Decline of the Solomonic Dynasty and Muslim European Rivalry in the Region. Routledge. ISBN 978-0-7146-3164-6.
- Abu-Manga, Al-Amin (2009). “Sudan”. Trong Kees Versteegh (biên tập). Encyclopedia of Arabic Languages and Linguistics. Volume IV. Q–Z. Brill. tr. 367–375. ISBN 978-90-04-17702-4.
- Adams, William Y. (1977). Nubia. Corridor to Africa. Princeton University Press. ISBN 978-0-691-09370-3.
- Baldi, Marco; Varriale, Maria Rita (2010). “An Hypothetical 3D Reconstruction of the So-Called Church in Abu Ertelia”. Africa. Istituto italo-africano. 1–4. ISSN 0001-9747.
- Beswick, Stephanie (2004). Sudan's Blood Memory. University of Rochester. ISBN 978-1-58046-231-0.
- Braukämper, Ulrich (1992). Migration und ethnischer Wandel. Untersuchungen aus der östlichen Sahelzone ["Migration and ethnic change. Investigations from the eastern Sahel zone"] (bằng tiếng Đức). Franz Steiner Verlag. ISBN 978-3-515-05830-8.
- Breyer, Francis (2014). Einführung in die Meroitistik (bằng tiếng Đức). Lit. ISBN 9783643128058.
- Brita, Antonella (2014). “Soba Noba”. Trong Siegbert Uhlig, Alessandro Bausi (biên tập). Encyclopedia Aethiopica. 5. Harrassowitz Verlag. tr. 517. ISBN 978-3-447-06740-9.
- Cartwright, Caroline R. (1999). “Reconstructing the Woody Resources of the Medieval Kingdom of Alwa, Sudan”. Trong Marijke van der Veen (biên tập). The Exploitation of Plant Resources in Ancient Africa. Kluwer Academic/Plenum. tr. 241–259. ISBN 978-1-4757-6730-8.
- Chataway, J.D.P. (1930). “Notes on the history of the Fung” (PDF). Sudan Notes and Records. 13: 247–258. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Crawford, O.G.S. (1951). The Fung Kingdom of Sennar. John Bellows Ltd. OCLC 253111091.
- Crowfoot, J.W. (1918). “The sign of the cross” (PDF). Sudan Notes and Records. 1: 55–56, 216. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 12 năm 2023. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Danys, Katarzyna; Zielinska, Dobrochna (2017). “Alwan art. Towards an insight into the aesthetics of the Kingdom of Alwa through the painted pottery decoration”. Sudan&Nubia. 21: 177–185. ISSN 1369-5770.
- Drzewiecki, Mariusz; Cedro, Aneta; Ryndziewicz, Robert; Khogli Ali Ahmed, Selma (2018). Expedition to Hosh el-Kab, Abu Nafisa, and Umm Marrahi forts. Preliminary report from the second season of fieldwork conducted from November 13th to December 8th, 2018 with an appendix on an aerial survey of Soba East on 12th and 13th December 2018 (Bản báo cáo). Omdurman. doi:10.13140/RG.2.2.26111.66724/1. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- Drzewiecki, Mariusz; Cedro, Aneta (2019). “Recent Research at Jebel Umm Marrahi (Khartoum Province)”. Der antike Sudan. Mitteilungen der sudanarchäologische Gesellschaft zu Berlin e.V. Sudanarchäologische Gesellschaft zu Berlin: 117–130. ISSN 0945-9502.
- Edwards, David (2001). “The Christianisation of Nubia: Some archaeological pointers”. Sudan & Nubia. 5: 89–96. ISSN 1369-5770.
- Edwards, David (2004). The Nubian Past: An Archaeology of the Sudan. Routledge. ISBN 978-0-415-36987-9.
- Edwards, David (2011). “Slavery and Slaving in the Medieval and Post-Medieval kingdoms of the Middle Nile”. Trong Paul Lane and Kevin C. MacDonald (biên tập). Comparative Dimensions of Slavery in Africa: Archaeology and Memory. British Academy. tr. 79–108. ISBN 978-0-19-726478-2.
- Fattovich, Rodolfo (1984). “Remarks on the peopling of the northern Ethiopian Sudanese borderland in ancient historical times”. Rivista degli studi orientali. Fabrizio Serra Editore. 58: 85–106. ISSN 0392-4866.
- Gonzalez-Ruibal, Alfredo; Falquina, Alvaro (2017). “In Sudan's Eastern Borderland: Frontier Societies of the Qwara Region (ca. AD 600–1850)”. Journal of African Archaeology. 15 (2): 173–201. doi:10.1163/21915784-12340011. ISSN 1612-1651.
- Grajetzki, Wolfram (2009). Das Ende der christlich-nubischen Reiche ["The end of the Christian Nubian realms"] (PDF). Internet-Beiträge zur Ägyptologie und Sudanarchäologie (bằng tiếng Đức). X. Golden House Publications. ISBN 978-1-906137-13-7. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Godlewski, Wlodzimierz (2012). “Merkurious”. Trong Emmanuel Kwaku Akyeampong; Steven J. Niven (biên tập). Dictionary of African Biography. 4. Oxford University. tr. 204. ISBN 978-0-19-538207-5.
- Hasan, Yusuf Fadl (1967). The Arabs and the Sudan. From the seventh to the early sixteenth century. Edinburgh University Press. OCLC 33206034.
- Hatke, G. (2013). Aksum and Nubia: Warfare, Commerce, and Political Fictions in Ancient Northeast Africa. NYU. ISBN 978-0-8147-6066-6.
- Hess, Robert L. (1965). “The Itinerary of Benjamin of Tudela: A Twelfth-Century Jewish Description of North-East Africa”. The Journal of African History. 6 (1): 15–24. doi:10.1017/S0021853700005302. ISSN 0021-8537.
- Hirsch, Betrand (1990). “L'espace nubien et éthiopien sur les cartes portulans du XIVe siècle”. Médiévales (bằng tiếng Pháp). Centre de recherche de l'Universite de Paris. 9 (18): 69–92. doi:10.3406/medi.1990.1168. ISSN 0751-2708.
- Lajtar, Adam (2003). Catalogue of the Greek Inscriptions in the Sudan National Museum at Khartoum. Peeters. ISBN 978-90-429-1252-6.
- Lajtar, Adam (2009). “Varia Nubica XII-XIX” (PDF). The Journal of Juristic Papyrology (bằng tiếng Đức). XXXIX: 83–119. ISSN 0075-4277.
- McHugh, Neil (1994). Holymen of the Blue Nile: The Making of an Arab-Islamic Community in the Nilotic Sudan. Northwestern University. ISBN 978-0-8101-1069-4.
- McHugh, Neil (2016). “Historical perspectives on the domed shrine in the Nilotic Sudan”. Trong Abdelmajid Hannoum (biên tập). Practicing Sufism: Sufi Politics and Performance in Africa. Routledge. tr. 105–130. ISBN 978-1-138-64918-7.
- Munro-Hay, S. C. (1982). “Kings and Kingdoms of Ancient Nubia”. Rassegna di Studi Etiopici. Istituto per l'Oriente C. A. Nallino. 29: 87–137. ISSN 0390-0096.
- Obluski, Artur (2017). “Alwa”. Trong Saheed Aderinto (biên tập). African Kingdoms: An Encyclopedia of Empires and Civilizations. ABC-CLIO. tr. 15–17. ISBN 978-1-61069-580-0.
- Ochala, Grzegorz (2014). Multilingualism in Christian Nubia: Qualitative and Quantitative Approaches. Dotawo: A Journal for Nubian Studies. 1. Journal of Juristic Papyrology. doi:10.5070/D61110007. ISBN 978-0692229149.
- O'Fahey, R.S.; Spaulding, Jay L. (1974). Kingdoms of the Sudan. Methuen Young Books. ISBN 978-0-416-77450-4.
- Pierce, Richard Holton (1995). “A sale of an Alodian slave girl: A reexamination of papyrus Strassburg Inv. 1404”. Symbolae Osloenses. LXX: 148–166. doi:10.1080/00397679508590895. ISSN 0039-7679.
- Power, Tim (2008). “The Origin and Development of the Sudanese Ports ('Aydhâb, Bâ/di', Sawâkin) in the early Islamic Period”. Chroniques Yéménites. 15: 92–110. ISSN 1248-0568.
- Rilly, Claude (2008). “Enemy brothers: Kinship and relationship between Meroites and Nubians (Noba)”. Between the Cataracts: Proceedings of the 11th Conference of Nubian Studies, Warsaw, 27 August – ngày 2 tháng 9 năm 2006. Part One. PAM. tr. 211–225. ISBN 978-83-235-0271-5. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Russegger, Joseph (1843). Reise in Egypten, Nubien und Ost-Sudan (bằng tiếng Đức). Schweizerbart'sche Verlagshandlung. OCLC 311212367. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 11 năm 2018.
- Seignobos, Robin (2015). “Les évêches Nubiens: Nouveaux témoinages. La source de la liste de Vansleb et deux autres textes méconnus”. Trong Adam Lajtar; Grzegorz Ochala; Jacques van der Vliet (biên tập). Nubian Voices II. New Texts and Studies on Christian Nubian Culture (bằng tiếng Pháp). Raphael Taubenschlag Foundation. ISBN 978-8393842575. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Shinnie, P. (1961). Excavations at Soba. Sudan Antiquities Service. OCLC 934919402.
- Spaulding, Jay (1972). “The Funj: A Reconsideration”. The Journal of African History. 13 (1): 39–53. doi:10.1017/S0021853700000256. ISSN 0021-8537.
- Spaulding, Jay (1974). “The Fate of Alodia” (PDF). Meroitic Newsletter. 15: 12–30. ISSN 1266-1635.
- Spaulding, Jay (1985). The Heroic Age in Sennar. Red Sea. ISBN 978-1569022603.
- Spaulding, Jay (1998). “Early Kordofan”. Trong Endre Stiansen and Michael Kevane (biên tập). Kordofan Invaded: Peripheral Incorporation in Islamic Africa. Brill. tr. 46–59. ISBN 978-9004110496.
- Taha, A. Taha (2012). “The influence of Dongolawi Nubian on Sudan Arabic” (PDF). California Linguistic Notes. XXXVII. ISSN 0741-1391. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2020.
- Török, Laszlo (1974). “Ein christianisiertes Tempelgebäude in Musawwarat es Sufra (Sudan) ["A Christianized temple building in Musawwarat es Sufra (Sudan)"]” (PDF). Acta Archaeologica Academiae Scientiarum Hungaricae (bằng tiếng Đức). 26: 71–104. ISSN 0001-5210.
- Tsakos, Alexandros; Kleinitz, Cornelia (2018). “Medieval graffiti in the sandstone quarries of Meroe: texts, monograms and cryptograms of Christian Nubia”. The Quarries of Meroe, Sudan. Part 1, Text. HBKU. tr. 127–142. ISBN 9789927118876.
- Vantini, Giovanni (1975). Oriental Sources concerning Nubia. Heidelberger Akademie der Wissenschaften. OCLC 174917032.
- Vantini, Giovanni (2006). “Some new light on the end of Soba”. Trong Alessandro Roccati and Isabella Caneva (biên tập). Acta Nubica. Proceedings of the X International Conference of Nubian Studies Rome 9–ngày 14 tháng 9 năm 2002. Libreria Dello Stato. tr. 487–491. ISBN 978-88-240-1314-7.
- Welsby, Derek (1996). “The Medieval Kingdom of Alwa”. Trong Rolf Gundlach; Manfred Kropp; Annalis Leibundgut (biên tập). Der Sudan in Vergangenheit und Gegenwart (Sudan Past and Present). Peter Lang. tr. 179–194. ISBN 978-3-631-48091-5.
- Welsby, Derek (1998). Soba II. Renewed excavations within the metropolis of the Kingdom of Alwa in Central Sudan. British Museum. ISBN 978-0-7141-1903-8.
- Welsby, Derek (2002). The Medieval Kingdoms of Nubia. Pagans, Christians and Muslims Along the Middle Nile. British Museum. ISBN 978-0-7141-1947-2.
- Welsby, Derek (2014). “The Kingdom of Alwa”. Trong Julie R. Anderson; Derek A. Welsby (biên tập). The Fourth Cataract and Beyond: Proceedings of the 12th International Conference for Nubian Studies. Peeters Publishers. tr. 183–200. ISBN 978-90-429-3044-5.
- Welsby, Derek; Daniels, C.M. (1991). Soba. Archaeological Research at a Medieval Capital on the Blue Nile. The British Institute in Eastern Africa. ISBN 978-1-872566-02-3.
- Werner, Roland (2013). Das Christentum in Nubien. Geschichte und Gestalt einer afrikanischen Kirche ["Christianity in Nubia. History and shape of an African church"] (bằng tiếng Đức). Lit. ISBN 978-3-643-12196-7.
- Zaborski, Andrzej (2003). “Baqulin”. Trong Siegbert Uhlig (biên tập). Encyclopedia Aethiopica. 1. Harrassowitz Verlag. tr. 471. ISBN 978-3447047463.
- Zarroug, Mohi El-Din Abdalla (1991). The Kingdom of Alwa. University of Calgary Press. ISBN 978-0-919813-94-6.
- Zurawski, Bogdan (2014). Kings and Pilgrims. St. Raphael Church II at Banganarti, mid-eleventh to mid-eighteenth century. IKSiO PAN. ISBN 978-83-7543-371-5.
Đọc thêm
- Drzewiecki, Mariusz; Ryndziewicz, Robert (2019). “Developing a New Approach to Research at Soba, the Capital of the Medieval Kingdom of Alwa” (PDF). Archaeologies. Journal of World Archaeological Congress. 15 (2): 314–337. doi:10.1007/s11759-019-09370-x. ISSN 1935-3987.