Một phần của loạt bài |
Manga và anime |
---|
Cá nhân |
Liên quan |
Cổng thông tin Anime và manga |
Anime tại châu Âu phát triển mạnh mẽ trên sóng truyền hình; các quốc gia như Tây Ban Nha, Ý, Pháp trong thập niên 1970 và thập niên 1980 đã nhận một 'cuộc xâm lược hòa bình'.
Pháp
Thập niên 1960, Hakujaden đã được chiếu rạp tại Pháp.[1] Năm 1971, anime hợp tác Pháp-Nhật Oum le Dauphin phát sóng trên truyền hình Pháp.[2][3] Từ năm 1972, Office de Radiodiffusion Télévision Française (ORTF) phát sóng Sư tử trắng Kimba, Calimero, Barbapapa, Ribon no Kishi nhưng không thành công lớn bởi các đài truyền hình tại Pháp không nhận thức nguồn gốc hoạt hình Nhật Bản khi nhập khẩu lại từ Hoa Kỳ, Ý, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.[1][4][5] UFO Robot Grendizer phát sóng trên Récré A2 vào ngày 3 tháng 7 năm 1978, phim trở thành hiện tượng văn hóa đại chúng trên truyền hình tại Pháp và giúp nhập khẩu anime bùng nổ sau đó.[6][3][5][7][8] Người trưởng thành cáo buộc anime ảnh hưởng xấu đến trẻ em Pháp sau khi Paris Match giới thiệu 'thế hệ Goldorak' năm 1979 và nghiên cứu tác động anime của nhà tâm lý học Liliane Lurçat năm 1981.[7][9][10] Hiện tượng 'thế hệ Goldorak' hình thành do nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản giá rẻ; thị phần truyền hình phủ sóng gần 84,2% gia đình Pháp năm 1975,[5] tăng 91% năm 1982, 95% năm 1990; tiêu thụ truyền hình tăng gấp bốn lần từ năm 1980 đến 1992.[11] Từ năm 1978, France 2 phát sóng Candy Candy, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Captain Future; Récré A2 phát sóng Captain Harlock đã đánh dấu 'thế hệ Goldorak'.[12] Các đài truyền hình phân tách từ ORTF (France 2, TF1, France 3) xây dựng các chuyên mục anime dành cho thanh thiếu niên tại Pháp như Récré A2 (1978), Les Visiteurs du mercredi (1975), La Cinq (1986), Youpi ! L'école est finie (1987), Club Dorothée (1987).[5][13]
Thập niên 1980, 'cuộc xâm lược hòa bình' của anime Nhật Bản đã tạo tác động lớn tới văn hóa đại chúng tại Pháp với nhiều phim như Ulysses 31, Ie Naki Ko, Kobura, Astro Boy, Versailles no Bara, Dragon Ball, Saint Seiya.[1][3] Bộ trưởng Bộ Văn hóa Pháp Jack Lang năm 1983 cho rằng đã xảy ra một cuộc xâm lược văn hóa, quyết định cấp ngân sách tài trợ cho các nhà sản xuất hoạt hình nội địa.[14] 80% hoạt hình trên TF1 và France 2 năm 1984 có nguồn gốc nước ngoài,[8] tăng lên 90% với hoạt hình Nhật Bản và Hoa Kỳ trên truyền hình Pháp năm 1985.[8] Thập niên 1990, La Cinq và Club Dorothée rất thu hút khán giả trẻ, La Cinq dừng phát sóng năm 1992 thì Club Dorothée trở thành chương trình hàng đầu phát sóng anime hoặc sản phẩm Nhật-Pháp với 35% trên Récré A2 (1978-1988) và 78,5% trên Club Dorothée (1987-1999).[8] Đầu thập niên 1990, chống lại truyền hình Pháp gia tăng, kéo theo làn sóng chống lại hoạt hình Nhật Bản từ Cơ quan phát thanh truyền hình Pháp (CSA) và hội phụ huynh khiến Mediawan Thematics (quản lý chuyên mục thanh thiếu niên trên TF1) thuê một nhóm nhà tâm lý học phân tích các chuyển thể anime dành cho thanh thiếu niên.[5][13] Năm 1993, Club Dorothée đã buộc phải xin lỗi trước áp lực từ chính khách, báo chí Pháp với các cáo buộc liên quan đến đạo đức giới trẻ.[13] Chiến lược xóa yếu tố hoạt hình Nhật Bản nhằm tránh khiếu nại 'xâm lược văn hóa', AnimeLand thành lập năm 1991 với mục tiêu bảo vệ hoạt hình Nhật Bản và cáo buộc kiểm duyệt làm biến chất tác phẩm nguyên tác như Thủy thủ Mặt Trăng, Kyūtī Hanī.[8] Giữa thập niên 1990, hạn ngạch thương mại tại Pháp bắt buộc các đài truyền hình phát sóng hơn 60% hoạt hình do châu Âu thực hiện, 40% thị phần còn lại dành cho hoạt hình Hoa Kỳ và Nhật Bản.[15][16] Nhập khẩu anime trên truyền hình Pháp vẫn tiếp tục đến năm 1997, sau đó dừng nhập khẩu.[17][18] Thập niên 2000, các kênh truyền hình quay lại phát sóng anime, hiện tượng Pokémon và Cardcaptor Sakura, Ojamajo Doremi thành công lớn trên các kênh Fox Kids, TF1, M6, France 5.[8][18] Anime hồi sinh tại Pháp trên nhiều kênh truyền hình như Mangas, Fox Kids, Game One, Teletoon, Virgin 17, AB1, France 4, Les Zouzous, cùng các kênh truyền hình mới (Gong, KZTV, J-One) và dịch vụ stream bản quyền (Netflix, Crunchyroll, Anime Digital Network, Wakanim).[8][15] Giai đoạn 1971-2009, anime chiếm 66% với 318 trong tổng số 484 phim Nhật Bản nhập khẩu đã chiếu trên truyền hình Pháp.[3]
Vương quốc Anh
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gần như không phát sóng anime trên truyền hình, nhưng khi thị trường băng đĩa tại gia được hợp nhất từ cuối thập niên 1980 với kỷ lục doanh thu băng đĩa VHS của Akira và Manga Entertainment thành lập năm 1991 thì thực tế này đã thay đổi; khác với Ý và Pháp khi anime tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland chỉ phổ biến vào nửa cuối thập niên 1990.[7][19][20] Tạp chí chuyên biệt dần hình thành tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland như Anime UK (1990), Manga Mania (1993), Anime FX (1996).[21] Đầu thập niên 1990, anime được phát sóng trên truyền hình đêm khuya (BBC, Channel 4) nhưng sau đó dần biến mất[20][22] và xuất hiện trở lại vào nửa cuối thập niên 1990[7] bởi những định kiến từ báo chí Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland gắn kết với bạo lực tình dục phụ nữ, các hãng phân phối đã nhập khẩu nhiều phim liên quan đến bạo lực thuộc thị phần tương đối nhỏ tại Nhật Bản.[22][23][24][25] Phát sóng anime trên truyền hình vào thập niên 2000 gia tăng (CNX, AnimeCentral, Showcase TV, Jetix, Channel 4, Syfy) nhưng chưa tạo tác động văn hóa đại chúng bởi vì người Anh bị ảnh hưởng từ hoạt hình Walt Disney và kiểm duyệt từ Đạo luật Công lý và Tư pháp 2009.[20] Thập niên 2010, anime tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tiếp tục mở rộng thị trường băng đĩa tại gia (Manga Entertainment, Anime Limited, MVM Entertainment) và phát trực tuyến (Crunchyroll, Netflix).[26]
Tây Ban Nha
Đầu thập niên 1970, Tây Ban Nha phát sóng Mach GoGoGo, Mazinger Z; trong đó Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps, Gatchaman, Haha wo tazunete sanzenri tạo thành cơn sốt với khán giả.[27][28] Phiên bản biên tập rút gọn Mazinger Z do Toei Animation cấp phép tại Tây Ban Nha[29][30][31] bị chỉ trích bạo lực, gây hấn, phân biệt giới tính,[27] gắn kết với Mani giáo[32] và được miêu tả như "một thần thoại hóa cuồng tín vào công nghệ Hoa Kỳ đã thiết lập ảnh hưởng tại Nhật Bản như một thuộc địa";[33] phim bị gián đoạn phát sóng gần ba tháng và phát sóng trở lại vào đầu năm 1979.[27] Thập niên 1980, Candy Candy, Kōtetsu Jīgu, Captain Harlock, Uchū Senkan Yamato, Robotech được phát sóng.[34] Giai đoạn 1978-1983, hơn 80 anime đã được phát sóng trên truyền hình Tây Ban Nha[28] và 183 anime truyền hình được nhập khẩu tại Ý.[35] Nguyên nhân anime bùng nổ chậm hơn Pháp và Ý do thập niên 1980 thiếu các đài truyền hình tư nhân, xu hướng hợp tác sản xuất hoạt hình châu Âu-Nhật Bản mà BRB Internacional là tiên phong.[27] Thập niên 1990, thời đại hoàng kim anime bùng nổ tại Tây Ban Nha với Saint Seiya, Dragon Ball, Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Rurouni Kenshin, Shin – Cậu bé bút chì, Kimagure Orenji Rōdo, City Hunter, Thủy thủ Mặt Trăng, Slayers bắt đầu hình thành nên nhóm phim hoạt hình bao quát được sản xuất tại Nhật Bản với các đặc điểm phong cách tương tự;[28][7][34] nguyên nhân do các kênh truyền hình tư nhân mới xuất hiện (Antena 3, Telecinco) và nhập khẩu lại anime giá rẻ từ Pháp, Ý.[27] Thập niên 2000, anime được phát sóng tại Tây Ban Nha gia tăng nhưng vẫn thấp so với số lượng phim phát sóng tại Nhật Bản.[36] Anime được phát sóng trên các kênh truyền hình tại Tây Ban Nha như Cuatro, Jetix, Buzz, Boing, Cartoon Network, Animax.[37]
Đức
Ngày 16 tháng 3 năm 1961, Shōnen Sarutobi Sasuke chiếu rạp tại Đức.[38] Truyền hình Tây Đức phát sóng Mach GoGoGo năm 1971 và Captain Future năm 1980, sự thành công không lớn vì bị cáo buộc bạo lực và không phù hợp với trẻ em; chỉ đến khi phát sóng Versailles no Bara và các phim thể thao (Ganbare, Kickers!, Attack No. 1) thập niên 1990 thì hoạt hình Nhật Bản đã tìm thấy nhiều không gian trên truyền hình Đức.[39][40] Giai đoạn 1970-1980, những phim thân thiện với trẻ em như World Masterpiece Theater không gặp sự phản đối nào; xuất hiện phim hợp tác Đức-Nhật như Vicky the Vicking, Mitsubachi Māya no Bōken, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils.[41] Các anime đầu tiên được Đức mua vào năm 1975 trên định dạng đĩa video TED (TElevision Disc). Trong thập niên 1980, nhiều anime xuất hiện trên băng VHS. Ngoài khai thác thị trường thứ cấp của truyền hình dành cho trẻ em, thị trường này đã bị chi phối bởi các tác phẩm khiêu dâm do Trimax phát hành.[42] Những mặt hàng nhập khẩu này đã khiến "anime" bị liên kết với các tác phẩm khiêu dâm hoặc bạo lực cho đến cuối thập niên 2000.[43] Đầu thập niên 1990, anime chiếu rạp xuất hiện tại Đức như Akira, Ghost in the Shell vài tác phẩm khác của Studio Ghibli là Mononoke Hime, Sen và Chihiro ở thế giới thần bí. Với sự ra đời của truyền hình tư nhân, một số lượng lớn anime cũng xuất hiện trên truyền hình; ban đầu thông qua việc mua các gói chương trình châu Âu với các bộ phim hoạt hình phương Tây và đôi khi có cả anime. Theo thời gian, các loạt phim anime dành cho vị thành niên đã được thêm vào trong chương trình; và tháng 8 năm 1999 các anime đã có chương trình chuyên biệt "Moon Toon Zone" trên RTL II. Chương trình này bao gồm Thủy thủ Mặt Trăng, Dragon Ball, Pokémon; được mở rộng với Anime @ RTL2 từ năm 2001 và PokitoTV năm 2004.[44] Sự thành công của kênh truyền hình RTL II đã mở đầu việc cấp phép anime của RTL II và các kênh truyền hình khác. K-Toon, MTV, VIVA và VOX phát sóng anime cho một lượng khán giả lớn tuổi hơn. Từ năm 2007, những ưu đãi của anime trên truyền hình đã giảm đáng kể. Trong năm 2013, chương trình đã hoàn toàn ngừng hoạt động trên RTL II.[45] Từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2016, Animax Đức ra mắt kênh truyền hình trả tiền dành cho các nước nói tiếng Đức.[46] Hiện tại, chỉ có ProSieben Maxx (từ năm 2013)[47] và Nickelodeon đang phát sóng anime thường xuyên.
Một lượng người hâm mộ phát triển từ những năm 1980 với mức độ thấp. Với sự gia tăng và phổ biến của anime cùng manga sau khi phát hành Akira tại phương Tây, thậm chí nhiều hơn nữa sau thành công từ các loạt anime truyền hình dài tập như Dragon Ball hay Thủy thủ Mặt Trăng đã phát triển số lượng người hâm mộ lớn hơn. Điều này phụ thuộc nhiều vào giao tiếp thông qua trò chuyện trực tuyến và các diễn đàn trực tuyến, tạo ra các fanzine và các sự kiện hậu trường cũng như gặp mặt tại các hội chợ sách. Bên cạnh đó, cosplay tại các hội chợ thương mại và vẽ lại các nhân vật nổi tiếng hay những câu chuyện về sở thích cá nhân tại hậu trường. Ngoài ra, thường có sự đối chiếu với xã hội và văn hóa Nhật Bản vượt qua văn hóa đại chúng.[48] Như vậy, cộng đồng người hâm mộ anime và manga có thể được xem như một nền văn hóa rộng lớn của thời trang Nhật Bản hiện đại, bao gồm J-pop và Visual kei, ẩm thực Nhật Bản, thời trang, karaoke và trò chơi máy tính.[49] Các sự kiện mà người hâm mộ quan tâm là hội chợ anime, ngày Nhật Bản (Japan-Tag), hội chợ sách và các sự kiện về điện ảnh Nhật Bản. Tạp chí thương mại anime tiếng Đức chuyên nghiệp duy nhất hiện tại là AnimaniA, xuất bản từ tháng 9 năm 1994; các tạp chí mới như Mega Hiro, Koneko và Kids Zone
Nga
Liên Xô nhập khẩu giới hạn hoạt hình từ các quốc gia tư bản theo tiêu chí ý thức hệ. Năm 1970, đài phát thanh - truyền hình Trung ương Liên Xô phát sóng Taiyō no Ōji Horusu no Daibōken; sau đó nhập khẩu hoạt hình Nhật Bản chiếu rạp (Nagagutsu o Haita Neko năm 1971,[50] Nagagutsu Sanjūshi năm 1972, Nagagutsu o Haita Neko: Hachijū Nichi-kan Sekaiisshū năm 1976) đồng thời hợp tác với Nhật Bản (Soratobu Yūreisen,[51] Ali Baba và bốn mươi tên cướp, Jack và cây đậu thần, Anderusen Dōwa Ningyo Hime, Hồ thiên nga, Oyayubi Hime Monogatari, Sekai Meisaku Dōwa Mori wa Ikiteiru, Chiisana Pengin Roro no Bōken). Năm 1980, Liên Xô nhập khẩu anime chiếu rạp Soratobu Yūreisen.[52] Liên Xô tan rã đầu thập niên 1990, phân phối băng đĩa lậu điện ảnh Hoa Kỳ và anime bùng nổ; truyền hình Nga bắt đầu phát sóng Robotech, GoShogun, Mahōtsukai Sarī.[52][53] Năm 1996, phiên bản không kiểm duyệt của Thủy thủ Mặt Trăng phát sóng trên truyền hình và tác động lớn đến người xem.[52] Câu lạc bộ anime 'R.An.Ma' thành lập năm 1996.[52] Đầu thập niên 2000, Internet cùng công nghệ kỹ thuật số phát triển giúp tải và chia sẻ anime, hiện tượng truyền hình Pokémon tại Nga.[52][54] Liên hoan phim hoạt hình Nhật Bản toàn Nga đầu tiên được tổ chức tại Voronezh vào năm 2000.[52] Đầu thập niên 2000, xuất hiện tạp chí chuyên biệt (Strana Igr, AnimeMangazine, AnimeGid),[52] các kênh truyền hình chuyên biệt (MTV, Muz-TV, 2x2, Fan),[55][56] các hãng phân phối (MC Entertainment, XL Media, Mega-Anime, Reanimedia).[52][57][58] Các nghệ sĩ người Nga cũng được truyền cảm hứng từ anime như Production I.G hợp tác với Linda trong video âm nhạc anime của bài hát 'Chains and Rings' năm 2003,[59] Studio 4 ° C hợp tác với Ligalize trong video âm nhạc 'Наша с тобой победа, Chiến thắng của chúng tôi' năm 2005,[60] Evgenia Medvedeva cosplay Thủy thủ Mặt Trăng và biểu diễn trượt băng nghệ thuật tại Tokyo năm 2017.[61]
Ý
"Cuộc xâm lược" đầu tiên
Một số anime điện ảnh đầu tiên được phân phối tại rạp chiếu phim ở Ý trong giai đoạn 1959 -1975 như: Hakujaden, Saiyūki, Andersen Monogatari năm 1968, Taiyō no Ōji Horusu no Daibōken năm 1968, Nagagutsu o Haita Neko năm 1969. Những anime điện ảnh được trình chiếu trong khuôn khổ các buổi thuyết giảng chủ nhật hoặc được phân phối bằng cách nhập khẩu lại từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự giúp phổ biến anime tại Ý xảy ra vào nửa sau thập niên 1970 khi RAI nhập khẩu anime truyền hình đầu tiên. Rete 2 (nay là Rai 2) phát sóng anime đầu tiên là Barbapapa vào ngày 13 tháng 1 năm 1976, Vicky the Vicking vào tháng 1 năm 1977, Heidi, Cô bé đến từ vùng núi Alps và UFO Robot Grendizer vào năm 1978.[62][63][64] Ý là một trong những quốc gia phương Tây đầu tiên nhập khẩu anime, đặc biệt từ cuối thập niên 1970 đến 1980 với hơn 100 loạt anime được mua (có lẽ không giống các quốc gia phương Tây khác)[65] bởi RAI và các truyền hình tư nhân được tự do hóa vào năm 1976[66] (với quy mô các mạng truyền hình lớn hơn mà sau này trở thành Fininvest, nhưng thực tế vẫn còn một số đài truyền hình địa phương)[67] xác nhận một "cuộc xâm lược hòa bình".[68] Giữa thập niên 1980, anime tại Ý đón nhận một chiến dịch phản đối lan rộng từ dư luận,[65][69][70] RAI bắt đầu giảm dần nhập khẩu anime và trong hơn một thập niên chỉ có Fininvest đề xuất một số tin tức nhập khẩu. Hầu hết anime nhập khẩu hướng đến khán giả ở độ tuổi đi học, hoặc chủ yếu là shōjo, trong khi số ít shōnen được chuyển hướng phát sóng trên mạng lưới truyền hình địa phương liên kết theo nhóm (Italia 7, Odeon 24). Mặt khác, các mạng truyền hình địa phương đã tự giới hạn trong nhiều năm về tiến trình phát sóng các loạt anime nhập khẩu trước đó bởi vì chi phí bản quyền tăng và hậu kỳ lồng tiếng đòi hỏi mất nhiều thời gian khiến nhập khẩu các tựa anime mới chậm hơn.[71]
Tác động thứ hai
Bối cảnh đó dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong phân phối các tựa anime nhập khẩu mới tại Ý (thị trường truyền hình và DVD hoặc VHS), chỉ được mở rộng một phần trong nửa cuối thập niên 1990 nhờ sự phát triển thị phần anime trong thị trường băng đĩa tại gia, một số người định nghĩa là 'tác động thứ hai' của hoạt hình Nhật Bản tại Ý.[72] Từ năm 1999, các mạng truyền hình quốc gia như MTV Ý tới quy mô nhỏ hơn như La7 bắt đầu phát sóng hoạt hình Nhật Bản thường xuyên nhờ các thỏa thuận chặt chẽ với nhiều công ty phân phối băng đĩa lớn tại Ý (Dynit, Panini Video, Shin Vision).[73] Đặc biệt, sự lựa chọn biên tập của MTV Ý đã góp phần đáng kể vào 'tác động thứ hai' của hoạt hình Nhật Bản khi ủng hộ mở rộng thị trường và nhập khẩu mới các loạt phim chuyên biệt dành cho khán thính giả mục tiêu trên 14 tuổi. Sự hiệp trợ với các công ty phân phối băng đĩa giúp các đài truyền hình Ý tiết kiệm đáng kể chi phí bản quyền và chất lượng bình quân chuyển ngữ rất cao.[74] MTV Ý phát sóng nhiều tựa phim chuyên biệt với mục đích quảng bá băng đĩa cho các công ty phân phối,[73] ví dụ 'robothon marathon' ra mắt vào ngày 13 tháng 12 năm 2000 đã phát sóng nhiều tập đầu tiên của các loạt phim mecha khác nhau,[75] 'tuần lễ anime' ra mắt vào cuối tháng 9 năm 2005[76] và năm 2006.[77][78] Tương tự, Italia 1 của Mediaset thường xuyên phát sóng hoạt hình Nhật Bản trong chuyên mục 'Notti Manga' vào đêm khuya từ giữa năm 1999 và năm 2001; trong đó, một số anime được công ty phân phối băng đĩa Yamato Video biên tập phát sóng vào chương trình buổi chiều thông thường. Từ năm 2009, RAI quay lại phát sóng anime trên truyền hình kỹ thuật số mặt đất Rai 4 (Tengen Toppa Gurren Lagann, Code Geass).[75][79] Thập niên 2010, xuất hiện các đài truyền hình nền tảng kỹ thuật số phát sóng chuyên biệt hoạt hình Nhật Bản như Man-ga,[80] Anime Gold.[81]
Một số quốc gia khác
Phân phối băng đĩa tại gia Phần Lan lựa chọn anime lấy cảm hứng từ châu Âu trong chiếu rạp thập niên 1970 (Nagagutsu o Haita Neko, Anderusen Dōwa Ningyo Hime, Nagagutsu o haita neko hachijū-nichikan sekai isshū, Dōbutsu Takarajima) và truyền hình thập niên 1980 (Gatchaman, Mitsubachi Māya no Bōken, Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils, Anime hachijū-nichikan sekai isshū).[82] Đầu thập niên 1990, anime được phát sóng trên Polonia 1 (Tsubasa Giấc mơ sân cỏ, Tōshō Daimos), hiện tượng Thủy thủ Mặt Trăng năm 1994, Akira, các phim Ghibli hình thành nhận thức nguồn gốc Nhật Bản[7][82] và dẫn đến sự ra đời của tạp chí Kawaii (1997-2005).[83] Đầu thập niên 2000, hiện tượng Dragon Ball và Pokémon được liên kết buôn bán vật phẩm, truyền thông Phần Lan thảo luận về hiện tượng như một vấn đề xã hội.[82] Hungary phát sóng anime cuối thập niên 1980, gia tăng cuối thập niên 1990 (Thủy thủ Mặt Trăng, Dragon Ball) và tác động mạnh mẽ đến văn hóa đại chúng Hungary nửa đầu thập niên 2000 (Pokémon, Yu-Gi-Oh!, Naruto).[84] Anime bắt đầu phát sóng tại Bỉ vào thập niên 1980 với nhiều ngôn ngữ khác nhau (Wallonie qua Club Dorothée trên TF1 của Pháp, Vlaanderen qua đài truyền hình Hà Lan nhưng ít chương trình hơn so với kênh tiếng Pháp), anime bùng nổ tại Bỉ từ thập niên 2000 khi các hãng phân phối anime bắt đầu tiếp cận thị trường và phim Ghibli tạo dấu ấn trong văn hóa đại chúng Bỉ-Hà Lan.[85] Thập niên 2000, anime phát sóng tại Bỉ qua các kênh như Fox Kids, VIER, Q2 (Pokémon, Rurounin Kenshin, Dragon Ball Z, Thủy thủ Mặt Trăng, Yu-Gi-Oh!, Death Note, Bleach, One Piece).[85] Kênh truyền hình vệ tinh trả phí Animax của Sony phát sóng 24 giờ mỗi ngày tại România, Hungary, Cộng hòa Séc, Đức, Bồ Đào Nha.[86]
Tham khảo
- ^ a b c Boudet, Antoine (7 tháng 7 năm 2017). “De Goldorak à Your Name: l'essor de l'animation japonaise en France (partie 1)” [Từ Goldorak tới Your Name: Sự trỗi dậy của hoạt hình Nhật Bản tại Pháp (phần 1)]. Numerama (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2017.
- ^ Japan, Expo (15 tháng 3 năm 2017). “True facts about animation: Europe-Japan anime co-productions” [Những sự thật xác thực về hoạt hình: Sản phẩm anime hợp tác sản xuất châu Âu - Nhật Bản]. Japan Expo (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2017.
- ^ a b c d LAFFAGE-COSNIER, Sébastien; Inaba, Rie. “Diffusion of Japanese Sports Anime in France: Assessment and Review of Issues” [Sự khuếch tán của anime thể thao Nhật Bản tại Pháp: Đánh giá và xem xét các vấn đề]. Inter Faculty (bằng tiếng Anh). Đại học Franche-Comté, Đại học Tsukuba. Vol 7 (2016): Fragmentation and Divergence. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu.
- ^ Simonpieri, Julien (2009). “Réception du dessin animé japonais en France de 1971 à nos jours” [Nhận thức về phim hoạt hình Nhật Bản ở Pháp từ năm 1971 đến nay] (bằng tiếng Pháp). Nanterre: Đại học Paris. Ph.D in Art History. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017.
- ^ a b c d e Epalle, Céline (2017). “Diffusion et réception du manga en France - L'exemple de Goldorak, de 1978 à nos jours” [Phát sóng và đón nhận manga tại Pháp: Một ví dụ về Goldorak, từ năm 1978 đến nay]. Đại học Lyon (bằng tiếng Pháp). Pháp. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ TANIMOTO, Naho; AZUMA, Sonoko; INOMATA, Noriko; MASUDA, Nozomi; YAMANAKA, Chie (10 tháng 8 năm 2013). “フランスにおける日本アニメの受容 ―二層化するリテラシー” [Chấp nhận hoạt hình Nhật Bản tại Pháp - hai hình thức diễn giải]. Đại học Kansai. 情報研究: 関西大学総合情報学部紀要 -第39号 [Nghiên cứu thông tin: Tập san của Khoa Thông tin tích hợp, Đại học Kansai - Số 39] (bằng tiếng Nhật). ISSN 1341-156X. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 8 năm 2013. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b c d e f Gosling, John (1996). “Anime in Europe” [Anime tại châu Âu]. Animation World Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
- ^ a b c d e f g Catudal, Camille (2016). “Rapports sociaux de sexe dans les dessins animés japonais diffusés en France: le cas des séries magical girl (1984-2014)” [Báo cáo tính dục xã hội trong phát sóng hoạt hình Nhật Bản tại Pháp: trường hợp của các loạt phim Mahō shōjo
(1984-2014)]. DUMAS (bằng tiếng Pháp). Pháp. Đại học Paris I. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2017. Tóm lược dễ hiểu. line feed character trong
|dịch tiêu đề=
tại ký tự số 109 (trợ giúp) - ^ Cusseau, Clément (3 tháng 7 năm 2018). “Goldorak fête ses 40 ans: 10 anecdotes sur la série japonaise culte” [Goldorak sau 40 năm: 10 giai thoại về loạt phim cult Nhật Bản]. AlloCiné (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
- ^ “Goldorak, 40 ans après” [Goldorak, 40 năm sau]. Đại học Paris III - Sorbonne Nouvelle (bằng tiếng Pháp). 18 tháng 3 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2016.
- ^ Rioux, Jean-Pierre,. (2005). Histoire culturelle de la France / 4, Le temps des masses le vingtième siècle / Jean-Pierre Rioux, Jean-François Sirinelli [Lịch sử văn hóa đại chúng Pháp. Thời kỳ đại chúng. Thế kỷ 20]. Jean-François,. Sirinelli. Paris: Éd. du Seuil. tr. 387–388. ISBN 978-2-02-079894-5. OCLC 492547164.
- ^ Dubost, Vincent, ... (2012). Génération Galactik : Goldorak, Force G, San Ku Kaï, Albator, Capitaine Flam, Ulysse 31 : une enfance dans les étoiles. Impr. Loire offset Titoulet). [Paris]: Hors collection. ISBN 978-2-258-09710-0. OCLC 826768792.
- ^ a b c Jonas, De (9 tháng 6 năm 2017). “Dossier manga et animation japonaise en France: Club Dorothée, Censure et succè” [Tập tin manga và hoạt hình Nhật Bản tại Pháp: Club Dorothée, kiểm duyệt và thành công]. Hitek (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2017.
- ^ Kiya, Shinichi (1998). “ル・オタク フランスおたく物語” [Otaku: Câu chuyện Geek tại Pháp]. Kōdansha (bằng tiếng Nhật). Nhật Bản. tr. 52–54. ISBN 978-4-06-276218-2. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 4 năm 2017. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2017.
- ^ a b Boudet, Antoine (9 tháng 7 năm 2017). “De Goldorak à Your Name: l'essor de l'animation japonaise en France (partie 2)” [Từ Goldorak tới Your Name: Sự trỗi dậy của hoạt hình Nhật Bản tại Pháp (phần 2)]. Numerama (bằng tiếng Pháp). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2017.
- ^ JETRO (1 tháng 3 năm 2011). “我が国のコンテンツの海外における「ゲートキーパー」プロファイリング調査(フランス編)(2011年3月)” [Nghiên cứu hồ sơ 'Người gác cổng' tại hải ngoại Nhật Bản (trường hợp tại Pháp) (tháng 3 năm 2011)]. Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (bằng tiếng Nhật). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 3 năm 2011. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2011. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Sabre, Clothilde (2012). “Neojaponism and pop culture New Japanese exoticism in France” [Chủ nghĩa Nhật Bản bám chắc và chủ nghĩa kỳ lạ văn hóa đại chúng Nhật Bản mới tại Pháp]. Đại học Khoa học và Công nghệ Lille (bằng tiếng Anh). ISSN 2029-2074. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b Sabre, Clothilde (22 tháng 8 năm 2016). “French Anime and Manga Fans in Japan: Pop culture tourism, media pilgrimage, imaginary” [Người hâm mộ anime và manga Pháp tại Nhật Bản: Du lịch văn hóa đại chúng, hành hương truyền thông, sự tưởng tượng]. Đại học Hokkaido (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2016. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
[...] A large number of anime series were broadcast from 1986 to 1997, when Japanese animation then disappeared from television screens until it came back with Pokémon[...]. Since fans are constantly immersed in the universe of Japanese pop culture they feel a strong intimacy and familiarity with Japanese culture, even if they have never visited the country. They have a strong longing for Japan, a kind of nostalgic and projective desire that comes from their personal fantasy of Japan and that pushes them to travel and experience the ‘real’ country.[...]
- ^ Napier 2005, tr. 5.
- ^ a b c Van Spall, Owen (9 tháng 6 năm 2009). “Why is anime invisible on British TV?” [Tại sao anime vô hình trên truyền hình Anh?]. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 9 tháng 6 năm 2009.
- ^ Kinsella, Sharon (1998). “Japanese Subculture in the 1990s: Otaku and the Amateur Manga Movement” [Tiểu văn hóa Nhật Bản trong thập niên 1990: Otaku và sự dịch chuyển manga nghiệp dư]. JSTOR (bằng tiếng Anh). The Journal of Japanese Studies, Vol. 24. doi:10.2307/133236. JSTOR 133236. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2010. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2010.
- ^ a b Hinton, Perry (12 tháng 6 năm 2014). “Representation or misrepresentation?: British media and Japanese popular culture” [Đại diện hay giả danh?: Truyền thông Anh và văn hóa đại chúng Nhật Bản]. Tập san nghiên cứu Truyền thông châu Âu [European Journal of Media Studies] (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2014.
- ^ Hoad, Phil (10 tháng 7 năm 2013). “Akira: the future-Tokyo story that brought anime west” [Akira: Câu chuyện Tokyo tương lai đã mang anime đến phương Tây]. The Guardian (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 7 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2013.
- ^ Izawa, Eri (1997). “The new stereotypes of anime and manga” [Những định kiến mới về anime và manga]. EX (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2010. Truy cập ngày 6 tháng 7 năm 2010.
- ^ Hinton, Perry R (2014). “The Cultural Context and the Interpretation of Japanese 'Lolita Complex' Style Anime” [Bối cảnh văn hóa và diễn giải phong cách anime 'Lolita Complex' Nhật Bản] (PDF). Đại học Rhode Island. 2014, vol. 23, no.2 (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Kamen, Matt (28 tháng 5 năm 2014). “UK anime industry announces new wave of content” [Công nghiệp anime tại Anh công bố làn sóng nội dung mới]. Wired UK (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2014.
- ^ a b c d e Santiago Iglesias, José Andrés (15 tháng 9 năm 2018). “The Anime Connection. Early Euro-Japanese Co-Productions and the Animesque: Form, Rhythm, Design” [Kết nối anime. Thuở đầu hợp tác sản xuất châu Âu-Nhật Bản và Hoạt hình mô phỏng phong cách anime: Hình thức, Nhịp điệu, Thiết kế]. MDPI (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 15 tháng 9 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b c “【シンポジウム】第4回国際学術会議「<マンガ・ワールズ>――サブカルチャー、日本、ジャパノロジー」” [【Hội thảo chuyên đề】 Hội nghị Khoa học quốc tế lần thứ 4, "Manga / Worlds" - Tiểu văn hóa, Nhật Bản, khám phá Nhật Bản]. IMRC - Trung tâm Nghiên cứu Manga Quốc tế. 4th International Scholarly Conference "Manga Worlds: Subculture, Japan, Japanology (bằng tiếng Nhật). 1 tháng 6 năm 2012. Đại học Kyoto Seika. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 1 tháng 6 năm 2012. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Querol, Jordi (23 tháng 3 năm 2011). “MundoManga (ZN Recomienda): Mazinger Z, la Enciclopedia, Tomo 1: Ni una piedra sin analizar” [Thế giới Manga (Zona Negativa giới thiệu): Mazinger Z, Từ điển bách khoa, Tập 1: Không phải là một hòn đá chưa được khai thác]. Zona Negativa (bằng tiếng Tây Ban Nha). Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2011.
Loạt phim 96 tập phát sóng tại Nhật Bản được Toei Animation biên tập lại và cấp phép cho Tây Ban Nha với 56 tập.
- ^ Sanz-Arranz, J. Aurelio (1 tháng 12 năm 2010). “Mazinger Z, La enciclopedia” [Mazinger Z, Bách khoa toàn thư] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Tebeos Dolmen. ISBN 978-8415201021.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp);|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp) - ^ Romero, Jesús (2014). “¡MAZINGER! ¡Planeador abajo!” [¡MAZINGER! ¡Máy bay hạ thấp!] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Dolmen Editorial. ISBN 978-84-15932-21-5. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2014.
- ^ Romero, Jesús (14 tháng 3 năm 2014). “Esto Me Suena. Las Tardes del Ciudadano García—'Mazinger Z'” [Điều này nghe có vẻ quen thuộc với tôi. Buổi chiều của công dân García]. RTVE (bằng tiếng Tây Ban Nha). ’Mazinger Z’, un hito generacional [’Mazinger Z’, một dấu mốc thế hệ]. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2016.
- ^ Fernández, Benito (8 tháng 7 năm 1978). “Análisis de un mito Televisivo <Mazinger Z>, un Robot que Influye en sus Hijos” [Phân tích về một thần thoại truyền hình <Mazinger Z>, một robot có ảnh hưởng đến con cái của bạn]. ABC (bằng tiếng Tây Ban Nha). tr. 25–26. Truy cập ngày 3 tháng 6 năm 2018. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b García, Asier (1999). “El anime en España: la mediocridad al poder” [Anime tại Tây Ban Nha: tầm thường đến quyền lực]. OoCities (bằng tiếng Tây Ban Nha). Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 5 năm 2001. Truy cập ngày 15 tháng 3 năm 2008.
- ^ Moliné, Alfons (2002). El gran libro de los manga [Cuốn sách manga vĩ đại] (bằng tiếng Tây Ban Nha). Barcelona: Ediciones Glénat. tr. 68. ISBN 978-8484492795. OCLC 51280506.
- ^ “Lista cronológica de anime de televisión, series desde 2000” [Danh sách anime truyền hình theo thời gian phát sóng, từ năm 2000]. GeoCities.com (bằng tiếng Tây Ban Nha). 14 tháng 3 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 14 tháng 3 năm 2008.
- ^ Koulikov, Mikhail (5 tháng 4 năm 2008). “Sony's Animax Expands to Spain”. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2017.
- ^ “Der Zauberer und die Banditen”. Zweitausendeins (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 16 tháng 4 năm 2017.
- ^ Gosling, John (1996). “Anime in Europe” [Anime tại châu Âu]. Animation World Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
- ^ “Anime im Fernsehen”. animexx.de (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2008.
- ^ Ralf Vollbrecht: Anime – Ein Phänomen aus Japan. In: Deutsches Filminstitut – DIF / Deutsches Filmmuseum & Museum für angewandte Kunst (Hrsg.): ga-netchû! Das Manga Anime Syndrom. Henschel Verlag, 2008. S. 24–26. ISBN 978-3-89487-607-4.
- ^ Holger Briel: Hentai - Erotik in Manga und Anime. In: Deutsches Filminstitut – DIF / Deutsches Filmmuseum & Museum für angewandte Kunst (Hrsg.): ga-netchû! Das Manga Anime Syndrom. Henschel Verlag, 2008. S. 168. ISBN 978-3-89487-607-4.
- ^ Brunner, Miriam (2010). Manga. Paderborn. tr. 58, 61. ISBN 978-3-7705-4832-3. OCLC 698845418.
- ^ Werner, David (2007). “Masterarbeit: Japanische Comics in der deutschen Kinder- und Jugendkultur: Die Präsenz, der Einfluss und die pädagogischen Qualitäten von Anime und Manga” (bằng tiếng Đức). Đại học Bielefeld - Fakultät für Pädagogik. tr. 99. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2017.
- ^ Hirsch, Robin (21 tháng 4 năm 2015). “RTL II Special: Liste aller RTL II Anime-Serien”. Anime2You (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2016.
- ^ Krieger, Jörn (1 tháng 7 năm 2016). “Animax turns into VOD service in Germany”. Broadband TV News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2016.
- ^ Göbel, Peer (9 tháng 9 năm 2013). “ProSieben Maxx: Das Programm des neuen Free-TV-Senders - Anime, Dokus, OmU-Serien...”. GIGA (bằng tiếng Đức). Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2013.
- ^ Bernd Dolle-Weinkauff: Fandom, Fanart, Fanzine – Rezeption in Deutschland. In: Deutsches Filminstitut – DIF / Deutsches Filmmuseum & Museum für angewandte Kunst (Hrsg.): ga-netchû! Das Manga Anime Syndrom. Henschel Verlag, 2008. S. 214-223. ISBN 978-3-89487-607-4.
- ^ Brunner, Miriam (2010). “Manga”. Paderborn: Wilhelm Fink. tr. 95. ISBN 978-3-7705-4832-3.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Иванов 2001, tr. 64.
- ^ “Корабль-призрак”. Big Cartoon Database (bằng tiếng Nga).
- ^ a b c d e f g h Ivanov, Boris. “Аниме в России” [Anime tại Nga]. Аниме и манга в России (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2010.
- ^ Иванов 2001, tr. 222,224-225.
- ^ Иванов 2001, tr. 225.
- ^ Dziadul, Chris (11 tháng 4 năm 2018). “First anime channel for Russia” [Kênh truyền hình anime đầu tiên tại Nga]. Broadband TV News (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 4 năm 2018. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2018.
- ^ Nogaeva, Karashash (11 tháng 4 năm 2018). “Госаниме. Зачем ВГТРК канал с японской мультипликацией” [Tại sao kênh VGTRK chọn hoạt ảnh Nhật Bản]. DP.ru (bằng tiếng Nga). Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
- ^ Koulikov, Mikhail (24 tháng 10 năm 2007). “New Anime Licensee Brings Haruhi to Russia, Baltics” [Nhà phân phối anime mới mang Haruhi đến Nga, vùng Baltic]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2007.
- ^ Koulikov, Mikhail (28 tháng 5 năm 2008). “Russian Anime Companies' Planned Merger Collapses” [Các công ty phân phối anime tại Nga được sáp nhập sụp đổ]. Anime News Network (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2008.
- ^ “Chains & Rings / Tsepi i kol'tsa”. Production IG (bằng tiếng Anh). tháng 10 năm 2003. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Лигалайз - новая песня, новый клип, новый альбом” [Hợp pháp hoá - bài hát mới, video mới, album mới]. RAP.RU (bằng tiếng Nga). 29 tháng 4 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2005. Truy cập ngày 29 tháng 4 năm 2005.
- ^ OlympicTalk (30 tháng 5 năm 2017). “Yevgenia Medvedeva competes on Japanese TV in anime series dress” [Yevgenia Medvedeva thi đấu trên truyền hình Nhật Bản trong trang phục anime]. NBC Olympic broadcasts (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 30 tháng 5 năm 2017.
- ^ Pellitteri 2002, tr. 256.
- ^ Ponticiello & Scrivo 2005, tr. 11.
- ^ Hanada, Mariko (19 tháng 7 năm 2018). “The Cultural Transfer in Anime Translation” [Chuyển dịch văn hóa trong dịch thuật anime]. Translation Journal (bằng tiếng Anh). Đại học Rome. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2018.
- ^ a b Castellazzi 1999, tr. 6.
- ^ Tòa án Hiến pháp Ý ngày 28 tháng 7 năm 1976, điều 202
- ^ Pellitteri 2002, tr. 262.
- ^ Murakami 1998, tr. 1.
- ^ Raffaelli 2005, tr. 226.
- ^ Pellitteri 2002, tr. 290.
- ^ Castellazzi 1999, tr. 5.
- ^ Gomarasca 2001, tr. 15.
- ^ a b “Speciale Shinvision 2006” [Shin Vision đặc biệt 2006]. Animation Italy (bằng tiếng Ý). 7 tháng 2 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2006. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2006.
- ^ Benecchi 2005, tr. 188.
- ^ a b Bologna, Davide (20 tháng 10 năm 2018). “Anime giapponesi e robot: un successo da oltre 40 anni in Italia” [Anime và robot Nhật Bản: Sự thành công hơn 40 năm ở Ý]. Il Giornale (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 10 năm 2018. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2018.
- ^ “Speciale mtv anime week 2005” [Tuần lễ anime MTV đặc biệt 2005]. Everyeye Anime (bằng tiếng Ý). 9 tháng 9 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2005. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2005.
- ^ “Speciale mtv anime week 2006” [Tuần lễ anime MTV đặc biệt 2006]. Everyeye Anime (bằng tiếng Ý). 13 tháng 10 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2006.
- ^ Vaghi, Fabio (13 tháng 9 năm 2006). “Il settembre giapponese di MTV” [Tháng 9 của Nhật Bản]. FantasyMagazine.it (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2006. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2006.
- ^ 9999, Cloud (23 tháng 9 năm 2009). “Gurren Lagann e Code Geass da questa sera su Rai 4” [Gurren Lagann và Code Geass từ tối nay trên Rai 4]. AnimeClick.it (bằng tiếng Ý). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2009.Quản lý CS1: tên số: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ “Su SKY dal 1º Luglio parte Man-Ga, televisione dedicata all'animazione Made in Japan” [Trên SKY, vào ngày 1 tháng 7, Man-Ga, truyền hình dành riêng cho hoạt hình 'Made in Japan']. TV Zone (bằng tiếng Ý). 28 tháng 6 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2010.
- ^ “Sul digitale terrestre è nato Anime Gold” [Anime Gold được ra mắt trên nền tảng truyền hình kỹ thuật số mặt đất]. TV Zone (bằng tiếng Ý). 4 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 6 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2011.
- ^ a b c BOLALEK, Radoslaw (30 tháng 9 năm 2010). “The Naruto fan generation in Poland: An attempt at contextualization” [Thế hệ người hâm mộ Naruto tại Phần Lan: Một nỗ lực trong ngữ cảnh hóa] (PDF). IMRC - Trung tâm Nghiên cứu Manga Quốc tế. 【シンポジウム】第2回国際学術会議「Intercultural Crossovers, Transcultural Flows: Manga / Comics」 (bằng tiếng Anh). Đại học Kyoto Seika. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ Jaworowicz-Zimny, Aleksandra (2 tháng 3 năm 2016). “Manga/anime Conventions in Poland: The Example of Japanicon 2015” [Hội chợ anime/manga tại Phần Lan: Một ví dụ tại Japanicon năm 2015]. Đại học Hokkaido (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 2 tháng 3 năm 2016. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ KACSUK, Zoltan (30 tháng 9 năm 2010). “Subcultural entrepreneurs, path dependencies and fan reactions: The case of NARUTO in Hungary” [Doanh nhân văn hóa, hướng đi phụ thuộc và phản ứng của người hâm mộ: Trường hợp của NARUTO ở Hungary] (PDF). IMRC - Trung tâm Nghiên cứu Manga Quốc tế. 【シンポジウム】第2回国際学術会議「Intercultural Crossovers, Transcultural Flows: Manga / Comics」 (bằng tiếng Anh). Đại học Kyoto Seika. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2010. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ a b Vannieuwenhuysen, Lora-Elly (2014). “The rise of the Belgian manga culture: A research on subculture” [Sự trỗi dậy của văn hóa manga tại Bỉ: Một nghiên cứu về tiểu văn hóa]. Academia.edu (bằng tiếng Anh). KU Leuven. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2014. Tóm lược dễ hiểu (PDF).
- ^ “Sony Animax”. Sony Animax (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 8 tháng 3 năm 2008.
Thư mục
- Baricordi, Andrea; de Giovanni, Massimiliano; Pietroni, Andrea; Rossi, Barbara; Tunesi, Sabrina (tháng 12 năm 2000). Anime: A Guide to Japanese Animation (1958–1988) [Anime: Một chỉ dẫn về hoạt hình Nhật Bản (1958-1988)] (bằng tiếng Anh). Montreal, Quebec, Canada: Protoculture Inc. ISBN 2-9805759-0-9.
- Bendazzi, Giannalberto (ngày 23 tháng 10 năm 2015). Animation: A World History: Volume II: The Birth of a Style - The Three Markets [Hoạt hình: Một lịch sử thế giới: Tập II: Sự ra đời một phong cách - Thị trường thứ ba] (bằng tiếng Anh). CRC Press. ISBN 978-1-3175-1991-1.
- Brenner, Robin (2007). Understanding Manga and Anime [Hiểu thấu manga và anime] (bằng tiếng Anh). Libraries Unlimited. ISBN 978-1-59158-332-5.
- Cavallaro, Dani (2006). The Anime Art of Hayao Miyazaki [Nghệ thuật anime của Miyazaki Hayao] (bằng tiếng Anh). McFarland. ISBN 978-0-7864-2369-9.
- Clements, Jonathan; McCarthy, Helen (2006). The Anime Encyclopedia: A Guide to Japanese Animation Since 1917 ["Từ điển bách khoa Anime" Một chỉ dẫn về hoạt hình Nhật Bản từ năm 1917] (bằng tiếng Anh). Berkeley, Calif: Stone Bridge Press. ISBN 978-1-933330-10-5.
- Craig, Timothy J. (2000). Japan pop!: inside the world of Japanese popular culture [Đại chúng Nhật Bản!: bên cạnh thế giới của văn hóa đại chúng Nhật Bản] (bằng tiếng Anh). Armonk, New York: Sharpe. ISBN 978-0765605610.
- MacWilliams, Mark W. (2008). Japanese Visual Culture: Explorations in the World of Manga and Anime [Văn hóa thị giác Nhật Bản: Thám hiểm bên trong thế giới của Manga và Anime] (bằng tiếng Anh). Armonk: M.E. Sharpe. ISBN 978-0-7656-1602-9.
- Patten, Fred (2004). Watching Anime, Reading Manga: 25 Years of Essays and Reviews [Xem anime, đọc manga: 25 năm của tiểu luận và đánh giá] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 1-880656-92-2.
- Poitras, Gilles (1998). Anime Companion [Đồng hành cùng anime] (bằng tiếng Anh). Berkeley, California: Stone Bridge Press. ISBN 1-880656-32-9.
- Poitras, Gilles (2000). Anime Essentials: Every Thing a Fan Needs to Know [Bản chất anime: Tất cả mọi thứ mà một người hâm mộ cần biết] (bằng tiếng Anh). Stone Bridge Press. ISBN 978-1-880656-53-2.
- Ruh, Brian (2014). Stray Dog of Anime [Chú chó đi lạc của anime] (bằng tiếng Anh). New York, NY: Palgrave Macmillan. ISBN 978-1-137-35567-6.
- Schodt, Frederik L. (ngày 18 tháng 8 năm 1997). Manga! Manga!: The World of Japanese Comics [Manga! Manga!: Thế giới của truyện tranh Nhật Bản] (bằng tiếng Anh) . Tokyo, Japan: Kodansha International. ISBN 0-87011-752-1.
- Tobin, Joseph Jay (2004). Pikachu's Global Adventure: The Rise and Fall of Pokémon [Hành trình toàn cầu của Pikachu: Sự trỗi dậy và sụp đổ của Pókemon] (bằng tiếng Anh). Duke University Press. ISBN 0-8223-3287-6.
- Napier, Susan J. (2005). Anime. From Akira to Howl's Moving Castle [Anime. Từ Akira đến Lâu đài bay của pháp sư Howl] (bằng tiếng Anh). New York: Palgrave Macmillan. ISBN 1-4039-7052-1.
- Marcovitz, Hal (2008). Anime (bằng tiếng Anh). Lucent Books. ISBN 978-1-59018-995-5.
- Cavallaro, Dani (2007). Anime Intersections. Tradition and Innovation in Theme and Technique [Giao lộ Anime. Truyền thống và đổi mới trong chủ đề và kỹ thuật] (bằng tiếng Anh). McFarland & Company. ISBN 978-0-7864-3234-9.
- Levi, Antonia (1996). Samurai from Outer Space: Understanding Japanese Animation [Samurai từ Không gian bên ngoài: Hiểu hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Anh). Chicago: Open Court. ISBN 0-8126-9332-9.
- Camacho Quiroz, Nadiezhda Palestina (2013). El friki yucateco ante el friki de la cultura mainstream [Geek Yucatecan trước Geek của văn hóa thị hiếu đại chúng] (PDF) (bằng tiếng Tây Ban Nha). Đại học Tự trị Quốc gia México. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2013.
- Иванов, Б. А. (2001). Введение в японскую анимацию [Giới thiệu hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Nga). М.: РОФ «Эйзенштейновский центр исследований кинокультуры» [ROF "Trung tâm nghiên cứu điện ảnh Eisenstein"] (tái bản lần 2). ISBN 5-901631-01-3.
- Castellazzi, Davide (1999). Animeland. Viaggio tra i cartoni made in Japan [Xứ sở Anime. Du hành qua các bộ phim hoạt hình sản xuất tại Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Firenze: Tarab. ISBN 88-86675-50-X.
- Murakami, Saburo (1998). Anime in TV. Storia dei cartoni animati giapponesi prodotti per la televisione [Anime trên truyền hình. Lịch sử các tác phẩm hoạt hình Nhật Bản trên truyền hình] (bằng tiếng Ý). Milano: Yamato Video.
- Pellitteri, Marco (2002). Mazinga Nostalgia. Storia, valori e linguaggi della Goldrake-generation [Mazinga Nostalgia. Lịch sử, giá trị và ngôn ngữ của thế hệ Goldrake] (bằng tiếng Ý) . Roma: King. ISBN 88-88678-01-8.
- Pellitteri, Marco (2008). Il drago e la saetta: modelli, strategie e identità dell'immaginario giapponese [Con rồng và mũi tên: mô hình, chiến lược và bản sắc của sáng tạo Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Latina: Tunué. ISBN 978-88-89613-35-1.
- Ghilardi, Marcello (2003). Cuore e acciaio. Estetica dell'animazione giapponese [Trái tim và khối thép. Mỹ thuật học của hoạt hình Nhật Bản] (bằng tiếng Ý). Padova: Nhà xuất bản Esedra. ISBN 88-86413-65-3.
- Benecchi, Eleonora (2005). Anime. Cartoni con l'anima [Anime. Hoạt hình cùng với linh hồn] (bằng tiếng Ý). Bologna: Hybris. ISBN 88-8372-261-2.
- Raffaelli, Luca (2005). Le anime disegnate. Il pensiero nei cartoon da Disney ai giapponesi e oltre [Chế tác anime. Suy nghĩ về hoạt hình từ Disney tới người Nhật và hơn thế nữa] (bằng tiếng Ý) . Roma: Minimum Fax. ISBN 88-7521-067-5.
- Tavassi, Guido (2012). Storia dell'animazione giapponese. Autori, arte, industria, successo dal 1917 a oggi [Lịch sử hoạt hình Nhật Bản. Tác giả, nghệ thuật, công nghiệp, thành công từ năm 1917 đến hôm nay] (bằng tiếng Ý) . Latina, Lazio: Tunué. ISBN 978-88-97165-51-4.
- Ponticiello, Roberta; Scrivo, Susanna (2005). Con gli occhi a mandorla. Sguardi sul Giappone dei cartoon e dei fumetti [Với đôi mắt hạnh đào. Nhìn vào Nhật Bản của hoạt hình và truyện tranh] (bằng tiếng Ý). Latina: Tunué. ISBN 88-89613-08-4.
- Gomarasca, Alessandro (2001). La bambola e il robottone. Culture pop nel Giappone contemporaneo [Búp bê và tông màu robot. Văn hóa đại chúng trong Nhật Bản đương đại] (bằng tiếng Ý). Torino: Einaudi. ISBN 9788806159597.
- Mognato, Arianna (1999). Super Robot Anime. Eroi e robot da Mazinga Z a Evangelion [Anime Siêu Robot. Các anh hùng và robot từ Mazinger Z đến Evangelion] (bằng tiếng Ý). Milano: Yamato Video.