Bát đoạn cẩm (八段錦) là tác phẩm của Đạo gia nhằm luyện dưỡng thân thể (tức thuộc phép đạo dẫn).
Nguồn gốc
Tương truyền sách do Chung Ly Quyền (Hán Chung Ly) sáng tác; thực tế theo khảo cứu sách xuất hiện khoảng những năm Chính Hoà đời Bắc Tống.
Nội dung
Bát đoạn cẩm gồm tám đoạn luyện tập:
-
Đệ nhất Đoạn Cẩm:
Lưỡng Thủ Kình Thiên Lý Tam Tiêu:
Hai tay chống trời trị liệu Tam Tiêu -
Đệ nhị Đoạn Cẩm:
Tả Hữu Khai Cung Tự Xạ Điêu:
Trái phải dương cung "như" bắn chim điêu -
Đệ tam Đoạn Cẩm:
Điều Lý Tỳ Vị Đơn Cử Thủ:
Đưa một tay lên để điều trị tỳ vị -
Đệ tứ Đoạn Cẩm:
Ngũ Lao Thất Thương Vọng Hậu Tiền:
Liếc nhìn phía sau chữa trị các bệnh Lao Thương -
Đệ ngũ Đoạn Cẩm:
Dao Đầu Bài Vĩ Khứ Tâm Hỏa:
Lắc đầu vẫy đuôi dứt "bỏ" tính nóng nảy -
Đệ lục Đoạn Cẩm:
Bối Hậu Thất Điên Bách Bệnh Tiêu:
Sờ xương cụt 7 lần trăm bệnh tiêu -
Đệ thất Đoạn Cẩm:
Toàn Quyền Nộ Mục Tăng Khí Lực:
Nắm chặt quyền, mắt giận, tăng khí lực -
Đệ bát Đoạn Cẩm:
Lưỡng Thủ Phan Túc Cố Thận Eo:
Hai tay kéo hai chân bền thận eo
Cách luyện tập
Luyện tập vào buổi sáng hoặc chiều, lúc cơ thể không mệt mỏi.
Tác dụng
Dưỡng sinh và làm nóng cơ thể.
Nhận định
Về nguồn gốc thì nghe nói của Hán Chung Li(một trong Bát Tiên). Còn tranh ảnh thì chưa thấy tranh ảnh cổ(có thể khẳng định) chỉ còn lại bài tập luyện, nhưng bài tập luyện cho đến ngày nay thì không biết có lai tạp hay mai một gì không.
Về tư thế và động tác thì hình như không phải của Thiếu Lâm.
Về hiệu quả thì có lẽ để tăng cường sức khỏe.