Baha'u'llah | |
---|---|
Sinh | Mírzá Ḥusayn-`Alí Núrí 12 tháng 11, 1817 Tehran, Ba Tư (Ngày nay Iran) |
Mất | 29 tháng 5, 1892 `Akka, Vilayet Beirut, Đế quốc Ottoman, (Ngày nay Israel) | (74 tuổi)
Nổi tiếng vì | Người sáng lập tôn giáo Bahá'í |
Kế nhiệm | Abdu'l-Bahá |
Baha'u'llah (/bɑːhɑːʊlə/; tiếng Ả Rập: بهاء الله, nghĩa là Vinh quang của Thượng đế;[1] 12 tháng 11 năm 1817 - 29 tháng 5 năm 1892), tên khai sinh Mirza Husayn-`Alí Nuri (Ba Tư: میرزا حسینعلی نوری), là người sáng lập tôn giáo Baha'i. Ông tuyên bố mình là đấng tiên tri kỳ vọng của Bab giáo, một nhánh tách ra từ thế kỷ 19 của đạo Shi'a,[2] nhưng trong một ý nghĩa rộng hơn ông tuyên bố mình là một Đấng Biểu Hiện của Thượng đế gửi tới để thực hiện những kỳ vọng chung của Hồi giáo, Thiên chúa giáo, và các tôn giáo lớn.[1][3]
Có hai hình ảnh được biết đến của Baha'u'llah. Trừ phi hành hương, người theo tôn giáo Baha'i không muốn xem hình ảnh của ông trước công chúng, hoặc thậm chí để ảnh ông ở nhà riêng của họ, đây được coi là biểu hiện của việc tôn trọng.
Tiểu sử
Baha'u'llah đã trở thành tín đồ của Bab tại Ba Tư năm 1845, và trở nên nổi tiếng vì đức hạnh và trí tuệ của mình. Năm 1853, trong một thời gian bức hại, Baha'u'llah bị bỏ tù trong Síyáh-Chál, một ngục tối khét tiếng ở Tehran cùng với một số tín đồ khác của Bab. Trong ngục tối này, Baha'u'llah đã nhận được một sự mặc khải thần linh rằng ông là người mà Bab đã báo trước.[1][4]
Sau khi Bab bị hành quyết, Baha'u'llah bị lưu đày tại Baghdad (thời đó là một phần của Đế Quốc Ottoman), nơi ông bắt đầu tiết lộ nhiều giáo lý. Năm 1863, Baha'u'llah thành lập tôn giáo Baha'i khi ông tự tuyên bố mình là "Người mà Thượng đế sẽ cho thấy rõ", Đấng Mết-si-a hứa trong tôn giáo của Bab.
Baha'u'llah đã bị lưu đày tới Constantinople và Edirne, và cuối cùng đến thành phố nhà tù của Acre (Akka), Palestine (Israel ngày nay), nơi ông đã viết một số tác phẩm quan trọng nhất của mình. Năm 1892, ông qua đời ở Bahji, bên ngoài thành phố Acre.[1] Khi Baha'u'llah qua đời, quyền lãnh tôn giáo Baha’i được truyền cho trưởng nam của ông là Abbas Effendi tức là Abdu'l-Baha (1844 - 1921) (nghĩa là tôi tớ của vinh quang, tức là tôi tớ của Baha'u'llah).
Baha'u'llah đã viết nhiều công trình tôn giáo, đặc biệt là Kitab-i-Aqdas và Kitab-i-Íqán, tạo thành nền tảng của các giáo lý của tôn giáo Baha'i.
Giáo lý
Baha'u'llah dạy rằng con người là một chủng tộc duy nhất, đã đến lúc con người cần thống nhất đất nước của mình trong một xã hội toàn cầu. Ông giảng rằng chỉ có một Thượng đế, tất cả các tôn giáo trên thế giới đều xuất phát từ Thượng đế, và bây giờ là thời gian cho toàn nhân loại phải công nhận sự hiệp nhất và thống nhất của nó.[5] Tương tự như các tôn giáo độc thần khác, Thượng đế được xem là nguồn gốc của tất cả các tạo vật. Tôn giáo, theo Baha'u'llah, được tái tạo theo định kỳ bởi Đấng Biểu Hiện của Thượng đế, những người được hoàn thiện thông qua sự can thiệp của Thượng đế và những lời dạy của họ là nguồn gốc của các tôn giáo lớn trên thế giới trong lịch sử.[1]
Không giống như các sứ giả thần linh khác, các tín đồ Baha'i coi Baha'u'llah là người đầu tiên có sứ mệnh bao gồm sự thống nhất tinh thần của toàn bộ hành tinh thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn nạn phân biệt chủng tộc và chủ nghĩa dân tộc. Những lời dạy của Baha'u'llah bao gồm sự cần thiết phải có một tòa án thế giới xét xử các tranh chấp giữa các quốc gia, một hệ thống cân bằng và các biện pháp thống nhất, và một ngôn ngữ phụ trợ mà mọi người trên thế giới có thể nói được. Baha'u'llah cũng dạy rằng những chu kỳ đổi mới mạc khải sẽ tiếp tục trong tương lai, với những Đấng Biểu Hiện của Thượng đế xuất hiện hàng ngàn năm.[1]
Chú thích
- Bahá'u'lláh (2003) [1862]. Kitáb-i-Íqán: The Book of Certitude [Kitáb-i-Íqán: Kinh Xác tín]. Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 1-931847-08-8.
- Balyuzi, H.M. (1985). Eminent Bahá'ís in the time of Bahá'u'lláh (PDF). Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-152-3. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 16 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2014.
- Balyuzi, Hasan (2000). Bahá'u'lláh, King of Glory. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-328-3.
- Browne, E.G. (1918). Materials for the Study of the Babi Religion. Cambridge University Press.
- Browne, Edward G. (1889). “Bábism”. Religious Systems of the World: A Contribution to the Study of Comparative Religion. London: Swann Sonnenschein.
- Buck, Christopher (2004). “The eschatology of Globalization: The multiple-messiahship of Bahā'u'llāh revisited”. Trong Sharon, Moshe (biên tập). Studies in Modern Religions, Religious Movements and the Bābī-Bahā'ī Faiths. Boston: Brill. tr. 143–178. ISBN 90-04-13904-4.
- Buck, Christopher (tháng 6 năm 1998). “The Kitab-i Iqan: An Introduction to Baha'u'llah's Book of Certitude”. Occasional Papers in Shaykhi, Babi and Baha'i Studies. 2 (5).
- Effendi, Shoghi (1944). God Passes By [Thượng Đế Đi Qua]. Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-020-9.
- Esslemont, J.E. (1980). Bahá'u'lláh and the New Era [Đức Baha'u'llah và Kỷ nguyên Mới] (ấn bản thứ 5). Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-160-4.
- Farah, Caesar E. (1970). Islam: Beliefs and Observances. Woodbury, NY: Barron's Educational Series.
- Fozdar, Jamshed K. (1976). Buddha Maitrya-Amitabha Has Appeared. New Delhi, Indi: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 81-85091-83-8.
- Fádil-i-Mázindarání, Asadu'lláh (1967). Asráu'l-Áthár, Vol.I. Bahá'í Publishing Trust, Tehran. tr. 453.
- Hatcher, W.S.; Martin, J.D. (1998). The Bahá'í Faith: The Emerging Global Religion. Wilmette, IL: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-264-3.
- Hornby, Helen biên tập (1983). Lights of Guidance: A Bahá'í Reference File. Bahá'í Publishing Trust, New Delhi, India. ISBN 81-85091-46-3.
- Momen, Moojan (1995). Buddhism And The Baha'i Faith: An Introduction to the Baha'i Faith for Theravada Buddhists. Oxford: George Ronald. ISBN 0-85398-384-4.
- Momen, Moojan (2000). Islam and the Bahá'í Faith. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-446-8.
- Momen, Moojan (2004). “Baha'i Faith and Holy People”. Trong Jestice, Phyllis G. (biên tập). Holy People of the World: A Cross-cultural Encyclopedia, volume 3. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO. ISBN 1-57607-355-6.
- Saiedi, Nader (2008). Gate of the Heart. Waterloo, ON: Wilfrid Laurier University Press. ISBN 978-1-55458-035-4.
- Salmání, Ustád Muhammad-`Alíy-i (1982). My Memories of Bahá'u'lláh. Kalimát Press, Los Angeles, USA.
- Sears, William (2002) [1961]. Thief in the Night. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-008-X.
- Smith, Peter (2008). An Introduction to the Baha'i Faith. Cambridge: Cambridge University Press. ISBN 0-521-86251-5.
- Smith, Peter (1987). The Bábí & Bahá'í Religions: From Messianic Shí'ism to a World Religion. Cambridge: The University Press. tr. 60. ISBN 0-521-30128-9.
- Taherzadeh, Adib (2000). The Child of the Covenant. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-439-5.
- Taherzadeh, A. (1976). The Revelation of Bahá'u'lláh, Volume 1: Baghdad 1853-63. Oxford, UK: George Ronald. ISBN 0-85398-270-8.
- Tòa Công lý Quốc tế (1996). Marks, Geoffry W (biên tập). Messages from the Universal House of Justice 1963-86 [Thông điệp của Tòa Công lý Quốc tế 1963-86]. Wilmette, IL: Baha'i Publishing Trust. ISBN 0-87743-239-2.
Tham khảo
- ^ a b c d e f Esslemont, J.E. (1980). Bahá'u'lláh and the New Era [Đức Baha'u'llah và Kỷ nguyên Mới] (ấn bản thứ 5). Wilmette, Illinois, USA: Bahá'í Publishing Trust. ISBN 0-87743-160-4.
- ^ Smith 2008, tr. 3
- ^ Buck 2004, tr. 143–178
- ^ Zarandi, Nabil. The Dawn-Breakers: Nabíl’s Narrative of the Early Days of the Bahá’í Revelation (ấn bản thứ 1932). US: US Bahá’í Publishing Trust. tr. 595–651.
- ^ “The Life of Bahá'u'lláh”. Bahá'í International Community. 2013. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2013.
Liên kết ngoài
- Tư liệu liên quan tới Bahá'u'lláh tại Wikimedia Commons
- Các nguyên lý và công trình tôn giáo của Bahá'u'lláh Lưu trữ 2016-01-23 tại Wayback Machine