Cải cách kinh tế Trung Quốc (giản thể: 改革开放; bính âm: Găigé kāifàng; Hán-Việt: Cải cách khai phóng; chi tiết theo từng chữ: cải cách và mở cửa; được nói ở phương Tây là Mở cửa Trung Quốc) nói tới những chương trình cải cách kinh tế được đặt tên là "Chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" ở Cộng hòa nhân dân Trung Quốc chương trình mà những nhà cải cách trong Đảng cộng sản Trung Quốc – được lãnh đạo bởi Đặng Tiểu Bình – đã bắt đầu vào 18 tháng 12 năm 1978.
Trước cải cách, nền kinh tế Trung Quốc bị chi phối bởi sở hữu nhà nước và kế hoạch hóa tập trung. Từ năm 1950 tới 1973, GDP thực tế bình quân đầu người của Trung Quốc tăng trung bình 2,9% mỗi năm; mặc dù sự thay đổi thất thường bắt nguồn từ Đại nhảy vọt và Cách mạng văn hóa. Mức này gần với mức trung bình của những quốc gia châu Á trong thời kì này, so với những quốc gia tư bản như Nhật Bản, Nam Triều Tiên và của Đài Loan thì tỉ lệ tăng của Trung Quốc thấp hơn nhiều. Bắt đầu năm 1970, nền kinh tế đã bước vào một giai đoạn trì trệ, và sau cái chết của Mao Trạch Đông, lãnh đạo Đảng cộng sản hướng vào cải cách theo định hướng thị trường để cứu sự sụp đổ của nền kinh tế.
Những người cầm quyền Đảng cộng sản đã thực hiện những cải cách thị trường trong hai giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, khoảng cuối những năm thập kỷ 70 và đầu những năm thập kỷ 80, bao gồm phi tập thể hóa nông nghiệp, mở của đất nước để đón nhận đầu tư nước ngoài, và cho phép doanh nhân bắt đầu công việc kinh doanh. Tuy nhiên hầu hết nền công nghiệp vẫn thuộc sở hữu nhà nước. Giai đoạn hai của cải cách, khoảng cuối những năm thập kỉ 80 và đầu thập kỉ 90, bao gồm tư nhân hóa và rút vốn khỏi nhiều ngành công nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và bãi bỏ những chính sách kiểm soát giá cả, chủ nghĩa bảo hộ, và các quy định, mặc dù sự độc quyền nhà nước trong nhiều lĩnh vực như ngân hàng và dầu mỏ vẫn còn. Khu vực tư nhân đã phát triển đặc biệt, chiếm 70 % tổng sản phẩm quốc nội khoảng năm 2005. Từ năm 1978 cho tới 2013, sự phát triển chưa từng thấy đã xảy ra, với nền kinh tế tăng khoảng 9,5% một năm. Chính quyền bảo thủ của Hồ Cẩm Đào đã điều chỉnh và quản lý nền kinh tế chậm chạp hơn sau năm 2005, đảo chiều một vài cải cách.
Quy mô tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc theo giá hiện hành từ chỗ xấp xỉ 305,4 tỷ USD năm 1980 tăng 44 lần lên 13.457,2 tỷ USD năm 2018. Năm 2010, GDP của Trung Quốc đứng thứ hai thế giới. GDP ngang giá sức mua của Trung Quốc đã vượt Mỹ từ năm 2014. Tỷ trọng của kinh tế Trung Quốc trong kinh tế toàn cầu cùng thời gian tăng xấp xỉ 5,8 lần, từ chỉ khoảng 2,7% lên gần 15,9%[1]. Trung Quốc đã phát triển thành một nền kinh tế có mức độ đa dạng hóa cao và là một trong những nước đóng vai trò quan trọng nhất trong thương mại quốc tế. Trung Quốc có ba trong số mười sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất trên thế giới gồm Thượng Hải, Hồng Kông và Thâm Quyến với tổng giá trị vốn hóa thị trường hơn 15,9 nghìn tỷ đô la, tính đến tháng 10 năm 2020; bốn trong số mười trung tâm tài chính cạnh tranh nhất thế giới[2][3][4].
Quá trình của cải cách
Khởi xướng
Năm 1978, Đảng Cộng sản Trung Quốc đưa ra phương châm “giải phóng tư tưởng, thực sự cầu thị”, chuyển trọng tâm công tác từ “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh” sang “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm”. Giai đoạn đầu thực hiện “khoán ruộng đất”, “phát triển xí nghiệp hương trấn” ở nông thôn, sau đó mở rộng thí điểm quyền tự chủ kinh doanh của xí nghiệp quốc hữu ở thành phố, xây dựng đặc khu kinh tế, xây dựng các loại thị trường. Các đặc khu kinh tế (SEZs) ở Trung Quốc đóng vai trò “cửa sổ” và “cầu nối” có ảnh hưởng tích cực đối với nền kinh tế. Tiểu Chu Giang với nòng cốt là Quảng Châu, Thâm Quyến với 4 đặc khu Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn được coi là cực tăng trưởng thứ nhất của Trung Quốc.
1979 - 1984
1984 - 1993
Từ năm 1984, Trung Quốc tiến hành mở cửa 14 thành phố ven biển, ven sông, ven biên giới. Từ năm 1990, Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng Phố Đông, coi đây là cực tăng trưởng thứ hai, là “đầu tàu” lôi kéo và kết nối các điểm tăng trưởng hạ lưu sông Trường Giang và ven biển Đông Hải. Giai đoạn 1984 - 1991, cải cách xí nghiệp quốc hữu và cải cách giá cả giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ cuộc cải cách.[5]
1993 - 2005
Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 3 khóa XIV (năm 1993) thông qua “Quyết định về một số vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong đó chỉ rõ: “lấy chế độ công hữu làm chủ thể, nhiều thành phần kinh tế khác cùng phát triển,... xây dựng chế độ phân phối thu nhập, lấy phân phối theo lao động làm chính, ưu tiên hiệu quả, quan tâm tới công bằng, khuyến khích một số vùng, một số người giàu có lên trước, đi con đường cùng giàu có”. Đại hội XV Đảng Cộng sản Trung Quốc (năm 1997) đã xác định mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp trị xã hội chủ nghĩa.[6]
Năm 2001 Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
2005 - 2012
Giai đoạn 2002 - 2012, Trung Quốc cải cách nền kinh tế theo chiều sâu. Ngày 6-6-2006, Chính phủ Trung Quốc đã công bố “Ý kiến về mấy vấn đề thúc đẩy mở cửa phát triển Khu mới Tân Hải Thiên Tân”, đánh dấu việc chủ trương đưa Thiên Tân vươn lên trở thành cực tăng trưởng thứ ba của Trung Quốc, gắn liền các điểm tăng trưởng xoay quanh vịnh Bột Hải. Tiếp đó, vùng Thành Đô - Trùng Khánh (Xuyên Du), Khu kinh tế Vịnh Bắc Bộ (Quảng Tây) kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN, Khu kinh tế bờ Tây (Phúc Kiến) cũng phấn đấu trở thành các cực tăng trưởng tiếp theo ở Trung Quốc.[7]
2012 - 2020
Tình trạng hiện tại và xu hướng trong tương lai
Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua Nghị quyết về cải cách toàn diện và sâu rộng, thực hiện “giấc mộng Trung Quốc”, “phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa”. Trung Quốc tìm cách chuyển đổi phương thức tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế và động lực phát triển mới. Trung Quốc mong muốn tăng cường năng lực sản xuất trong nước, từ gia công chuyển sang tự thiết kế, tăng khả năng sáng tạo, mở rộng ảnh hưởng kinh tế - chính trị của Trung Quốc ra bên ngoài.[8]
Một số học giả cũng cho rằng mô hình Trung Quốc sau cải cách và mở cửa vẫn là một hệ thống độc tài, thiếu tự do, dẫn đến khả năng đổi mới hoặc sáng tạo xã hội thấp, do đó không thể đạt được sự phát triển bền vững độc lập.[9][10][11][12][13] Cải cách và mở cửa đã trải qua những thay đổi thiết yếu trong thời kỳ Tập Cận Bình.[14][15][16] Ông phản đối một phần chính sách cải cách và thoái lui nhiều cải cách của thời Đặng Tiểu Bình theo cách thức thấp kém.[17][18] [19] Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc tái khẳng định quyền kiểm soát của họ đối với tất cả các khía cạnh của xã hội Trung Quốc, bao gồm cả nền kinh tế. Có một số quan điểm cho rằng cải cách và mở cửa của Việt Nam cuối cùng sẽ đi theo con đường tương tự.[20] [21][22] Vào năm 2018, nhà Hán học Pei Minxin tin rằng kể từ khi bắt đầu thời kỳ cải cách vào những năm 1980, nền kinh tế Trung Quốc hiện đang kém mở nhất.[20] Một nhà bình luận Hồng Kông coi tự do hóa dân chủ là một phần trong các mục tiêu của cuộc chiến thương mại Trung-Mỹ.[23] Hoa Kỳ cho rằng chính phủ Trung Quốc đang cung cấp các lợi thế cạnh tranh không công bằng và phân biệt đối xử cho các doanh nghiệp nhà nước và công ty tư nhân của Trung Quốc.
Tham khảo
- ^ Một số đánh giá về 40 năm cải cách mở cửa ở Trung Quốc
- ^ “China's Stock Market Tops $10 Trillion First Time Since 2015”. Bloomberg.com. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Top 10 Largest Stock Exchanges in the World By Market Capitalization”. ValueWalk. ngày 19 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 28 tháng 11 năm 2019.
- ^ “The Global Financial Centres Index 28” (PDF). Long Finance. tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2020.
- ^ https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html
- ^ https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html
- ^ https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html
- ^ https://tcnn.vn/news/detail/41652/Trung-Quoc-Nhin-lai-qua-trinh40-nam-cai-cach-mo-cua.html
- ^ “Các học giả Đại học Bắc Kinh cho rằng, ngụy biện rằng "mô hình Trung Quốc" đã giúp 40 năm phát triển kinh tế là "tự làm sai lệch bản thân và hủy hoại tương lai của mình"”. RFI - Đài phát thanh quốc tế Pháp (bằng tiếng Trung). 2 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Tôi thấy "mô hình Trung Quốc"”. Yanhuang Chunqiu. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Diễn đàn công dân-Ding Xueliang: Ý tưởng cốt lõi của mô hình Trung Quốc không phải là tự do cá nhân”. RFI - Đài phát thanh quốc tế Pháp (bằng tiếng Trung). 18 tháng 12 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Mô hình Trung Quốc đã thách thức các mô hình phương Tây, và bây giờ nó đã đi đến ngã ba đường”. Thời báo New York (bằng tiếng Trung). 25 tháng 11 năm 2018. ISSN 0362-4331. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Phỏng vấn sâu: Vấn đề lớn nhất với mô hình Trung Quốc là nó không thể thay thế các giá trị phổ quát”. DWNEWS.COM. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2019.
- ^ “Carl Minzner on China's Post-Reform Era Discussing one-man rule, the re-Partyization of the bureaucracy, and the end of China's reform era”.
- ^ “The End of Reform in China”.
- ^ “China: Deng Xiaoping era ends with start of Xi era”.
- ^ “Chinese enterprises write Communist Party's role into charters. At least 288 make revisions as Xi seeks firmer grip ahead of leadership reshuffle”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Xin Jinping's turn away from the market puts Chinese growth at risk”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Chinese state tightens grip 40 years after Deng's reforms. Companies face headwinds amid trade war, cooling growth”.
- ^ a b “China Is Not a Garden-Variety Dictatorship. It is far more ruthless and determined to protect its power”. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “Commentary: Why Chinese state companies are getting the Communist party's attention”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “China sparked an economic miracle -- now there's a fight over its legacy”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- ^ “China sparked an economic miracle -- now there's a fight over its legacy”. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)