Phật
Pháp

Tả kinh là việc biên chép các văn bản Phật giáo đặc biệt là các kinh điển Đại thừa. Việc chép tay kinh Phật rất thịnh hành ở các nước Đông Á theo truyền thống Phật giáo Bắc Tông như Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam ở thời kỳ trung đại. Tương truyền, tả kinh là một việc làm nuôi dưỡng công đức cho bản thân người chép nên nhiều Phật tử đã khởi sinh lòng tin và phát nguyện chép kinh nhằm cầu công đức.
Các hành giả Bắc tông chú trọng vào việc ghi chép kinh điển thành sách dù quan niệm thời bấy giờ là khẩu truyền có uy lực và thiêng liêng hơn. Họ ghi chép bằng tiếng Phạn trên các giấy lá bối hoặc các lá vàng mỏng. Khi Phật giáo được truyền bá từ Ấn Độ sang Trung Quốc vào đời Tây Hán thì ngoài dịch kinh, biên chép kinh Phật cũng là một việc hết sức phổ biến. Ở thời kỳ này, kỹ thuật in ấn chưa phát triển nên việc biên chép kinh Phật được thực hiện chủ yếu bằng việc chép tay. Tả kinh góp phần lưu truyền, phổ biến rộng rãi lời dạy của chư Phật tới khắp chúng sinh. Đây là một hình thức của hạnh bố thí, góp phần tạo ra thiên nghiệp, nuôi dưỡng công đức cho người ấy. Do đó, nhiều Phật tử phát nguyện tả kinh nhằm tích lũy công đức cho bản thân.
Tăng

Trúc Lâm đại sĩ là một thiền sư Việt Nam, ông đã hợp nhất ba dòng thiền chính thời Trần là Vinītaruci, Thảo Đường, Vô Ngôn Thông thành thiền phái Trúc Lâm và trở thành tổ sư của dòng thiền này. Đây được xem là giáo hội thống nhất đầu tiên của đạo Phật tại Việt Nam. Thiền phái Trúc Lâm vừa tiếp thu nền tảng Phật giáo Nam Á và thiền Đông Độ, vừa sử dụng các giá trị văn hóa Việt Nam và khuyến khích Phật tử cống hiến cho xã hội trên nền tảng Từ bi – Trí tuệ của Phật pháp. Ông cũng xây dựng nhiều tự viện và đi giáo hóa trong cả nước, cả ở thôn quê lẫn thành thị. Trên cương vị là thượng hoàng-thiền sư, ông đã dạy dân bài trừ các tập tục mê tín, dị đoan và tu dưỡng đức hạnh theo giáo pháp Thập thiện. Ông vẫn góp ý cho Anh Tông một số vấn đề chính sự, đồng thời khuyên bảo vua con từ bỏ rượu chè và cúng dường cho tăng chúng.
Hình ảnh
Kinh điển
Kinh Hoa Nghiêm là một bộ kinh Đại thừa, lập giáo lý căn bản của Hoa Nghiêm tông. Kinh nhấn mạnh đến tính "vô ngại" của mọi hiện tượng và chủ trương rằng tâm con người chính là vũ trụ và đồng thể với tâm Phật. Quan điểm này của Đại thừa hay được Thiền tông nhấn mạnh và vì thế, kinh này cũng thường được tông này nhắc đến.
Kinh Hoa nghiêm thuộc về những bộ kinh hệ Phương đẳng, là một bộ kinh gồm 81 quyển mà phần dài nhất là phẩm Hoa nghiêm. Một phần quan trọng độc lập khác là Thập địa. Ngày nay người ta chỉ còn tìm thấy kinh Hoa Nghiêm trong dạng chữ Hán và chữ Tây Tạng, phần chữ Hán được dịch trong thế kỉ thứ 5.
Tông phái

Đại thừa là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật, phổ biến tại các nước Đông Á và Việt Nam. Phật giáo Đại thừa đề cao con đường của bồ tát phấn đấu để đạt được giác ngộ hoàn toàn vì lợi ích của tất cả chúng sinh, và do đó còn được gọi là "Bồ-tát thừa". Nhìn chung, Phật giáo Đại thừa xem mục tiêu trở thành Phật thông qua con đường bồ tát là có sẵn cho tất cả mọi người và xem trạng thái của quả vị A-la-hán là chưa hoàn thiện. Các hình tượng giác ngộ trong Phật giáo Đại thừa rất đa dạng và phong phú, nhiều vị Phật và Bồ tát không hiện diện trong kinh điển của Phật giáo Nguyên thủy. Triết học Đại thừa cũng thúc đẩy phát triển các tông phái với những học thuyết độc đáo, chẳng hạn như Trung quán tông với thuyết tính Không, Duy thức tông và thuyết Phật tính.
Trích dẫn
Bài viết
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa Phật giáo nằm trên núi Bái Đính, Việt Nam. Nơi đây là một khu phức hợp bao gồm một ngôi chùa cổ ban đầu và một ngôi chùa lớn hơn mới được xây dựng. Đây được coi là quần thể chùa Phật giáo lớn nhất Việt Nam và đã trở thành địa điểm nổi tiếng cho các cuộc hành hương của tín đồ Phật giáo và du khách từ khắp Việt Nam.
Thư mục
Một phần của loại bài về |
Phật giáo |
---|
![]() |
![]() |
- Bộ phái: Đại chúng bộ, Trưởng lão bộ, Nhất thiết hữu bộ, Độc tử bộ (+), Tuyết sơn bộ (+), Xích đồng diệp bộ, Ẩm quang bộ (+), Pháp tạng bộ, Hóa địa bộ
- Tạng truyền: Gelugpa, Sakya, Nyingma, Kagyu, Jonang (+), Giác-vũ phái (+), Godrag (+), Shalu (+)
- Hán truyền: Thiền tông, Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Kim cương thừa, Pháp tướng tông, Luật tông, Tam luận tông, Tịnh độ tông, Câu-xá tông, Thành thật tông
- Nam truyền, Tiểu thừa, Đại thừa, Duy thức tông, Trung quán tông, Như Lai tạng học phái (+)
- Tam pháp ấn (+), Tứ diệu đế, Tứ niệm xứ, Bát chính đạo, Tam thập thất bồ-đề phần, Tam bảo, Ngũ uẩn, Duyên khởi, Niết-bàn, Tam học, Thập nhị nhân duyên, Xá lị, Nhân quả luận (+), Vô thường, Vô sắc giới (+), Vô ngã, Bát bộ chúng, A-lại-da thức, Vô minh, Ngã chấp (+), Luân hồi, Niết-bàn, Giới, Bát-nhã, Khổ, Sáu cõi luân hồi, Ngũ trọc (+), Phật âm (+), Thiền, Nhẫn (+), Đao-lợi thiên (+), Tứ đại bộ châu (+)
- Phật, Bồ tát, A-la-hán, Xuất gia chúng (+), Tại gia chúng (+), Tì-kheo, Tì-kheo-ni, Thiên vương, Pháp luân
- Siddhārtha Gautama, Thập đại đệ tử, Hoàng hậu Māyā, Vua Ashoka, Kumārajīva, Nāgārjuna, Vasubandhu, Vimuktisena (+), Dharmaratna, Mahinda, Śāriputra
- Huệ Viễn, Bodhidharma, Thiện Đạo, Trí Nghĩ, Hoằng Nhẫn, Huyền Trang, Huệ Năng, Thần Tú, Thần Hội, Giám Chân
- Padmasambhava, Tsongkhapa, Khejok Rinpoche (+), Garchen Rinpoche, Khyentse Norbu (+)
- Thái tử Shotoku, Dōgen, Hakuin Ekaku, Saichō, Kūkai, Shinran, Nichiren
- Nguyễn Minh Không, Trần Nhân Tông, Thích Quảng Đức
- Buddhaghosa, Mahasi Sayadaw (+)
- Trường A-hàm kinh, Khởi thế kinh (+), Trung A-hàm kinh, Tạp A-hàm kinh, Tăng nhất A-hàm, Bách dụ kinh (+), Kinh Pháp cú, Tự thuyết kinh (+), Đại Bàn-nhược kinh (+), Phóng quang Bàn-nhược kinh (+), Kim cương kinh, Bát-nhã tâm kinh, Nhân vương hộ quốc kinh (+)
- Pháp hoa tam bộ kinh (+) (Pháp hoa kinh, Vô lượng nghĩa kinh, Phật thuyết quán Phổ Hiền bồ-tát hành pháp kinh (+)), Hoa nghiêm kinh, Đại bảo tích kinh (+), Vô lượng thọ kinh (+), Quán Vô Lượng Thọ kinh, A-di-đà kinh, Niết bàn kinh, Pháp diệt tẫn kinh (+), A-di-đà cổ âm thanh vương đà-la-ni kinh (+), A-súc Phật quốc kinh (+), Văn-thù-sư-lợi Phật thổ nghiêm tịnh kinh (+), Thắng Man kinh, Đại phương đẳng đại tập kinh (+), Địa Tạng bồ-tát bổn nguyện kinh (+), Ban chu tam muội kinh (+)
- Phật thuyết tứ thập nhị chương kinh (+), Thập thiện nghiệp đạo kinh (+), Dược Sư Lưu Li Quang Như Lai bổn nguyện công đức kinh (+), Bảo khiếp kinh (+), Nhập Lăng-già kinh, Viên giác kinh, Thủ-lăng-nghiêm-tam-muội kinh, Giải thâm mật kinh, Âm trì nhập kinh (+), Duy-ma-cật sở thuyết kinh, Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+), Mật nghiêm kinh (+), Phật thuyết tội nghiệp ứng báo giáo hóa địa ngục kinh (+)
- Lăng-nghiêm kinh, Đại Nhật kinh, Kim cương đỉnh kinh (+), Đại bi tâm đà-la-ni kinh (Chú đại bi), Phật thuyết đà-la-ni tập kinh (+), Đại thừa Vô lượng thọ kinh (+), Ma kha tăng chỉ luật (+), Tứ phân luật (+), Bồ-tát giới bổn (+), Thiện kiến luật Bì-bà-sa (+)
- Đại trí độ luận (+), Thập địa kinh luận (+), A-tì-đạt-ma Đại-bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, Lục túc luận (+), Thập trụ Bì-bà-sa luận (+), A-tì-đạt-ma thức thân túc luận (+), Trung luận, Bách luận (+), Thập nhị môn luận (+), Du già sư địa luận (+), Thành duy thức luận (+), Đại thừa Trang nghiêm kinh luận (+)
- Thành thật luận (+), Nhân Minh nhập chính lý luận (+), Đại thừa khởi tín luận, Thanh tịnh đạo, Pháp bảo đàn kinh, Tông kính lục (+), Mật chú viên nhân vãng sinh tập (+), Tịnh thổ thập nghi luận (+)
- Phật tổ thống kỷ (+), Phật tổ thông tái (+), Lương cao tăng truyện, Tục cao tăng truyện (+), Tống cao tăng truyện (+), Cảnh Đức Truyền đăng lục, Đại Đường Tây Vực ký, Hoằng Minh tập (+), Quảng hoằng minh tập (+), Lạc Dương già-lam ký (+), Ngũ đăng hội nguyên (+), Đại Từ Ân tự Tam Tạng pháp sư truyện (+)
- Pháp uyển châu lâm (+), Nhất thiết kinh âm nghĩa (+), Khai Nguyên Thích giáo lục, Âm trì nhập kinh (+), An bàn thủ ý kinh (+)
- Đại tạng kinh, Càn Long Đại tạng kinh, Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, Ba-lợi tam tạng (+), Vĩnh Nhạc bắc tạng (+), Tạng văn Đại tạng kinh (+), Triệu Thành kim tạng (+), Bát vạn Đại tạng kinh
- Bát đại thánh địa (+): Lumbini, Bodh Gaya, Sarnath, Shravasti, Sankissa (+), Rajgir, Vaishali, Kushinagar
- Tứ đại danh sơn: Phổ Đà sơn, Ngũ Đài sơn, Nga Mi Sơn, Cửu Hoa sơn
- Cung điện Potala, Angkor Wat, Borobudur, Nalanda
Nội dung khác : Lịch sử Phật giáo, Âm nhạc Phật giáo (+), Nghệ thuật Phật giáo