Cobalt(II) ferrocyanide | |
---|---|
Tên khác | Cobalt(II) hexacyanoferrat(II) Cobanơ ferrocyanide Cobanơ hexacyanoferrat(II) |
Nhận dạng | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Co2Fe(CN)6 |
Khối lượng mol | 329,815 g/mol (khan) 455,92196 g/mol (7 nước) |
Bề ngoài | tinh thể xám lục (7 nước)[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | 0,1 mg/100 mL |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | chứa cyanide có thể gây độc |
Các hợp chất liên quan | |
Hợp chất liên quan | Cobalt(II) ferricyanide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Cobalt(II) ferrocyanide, hay cobalt(II) hexacyanoferrat(II) là một hợp chất vô cơ, một muối phức của cobalt và acid ferrocyanic với công thức hóa học Co2Fe(CN)6. Nó tạo thành heptahydrat Co2Fe(CN)6·7H2O – tinh thể màu xám lục, không tan trong nước. Cobalt(II) ferrocyanide có tính ổn định kém hơn so với niken(II) ferrocyanide[2].
Điều chế
Phản ứng của acid ferrocyanic và cobalt(II) chloride sẽ tạo ra muối:
Phản ứng
Cobalt(II) ferrocyanide sẽ phản ứng với nước clo để tạo ra cobalt(II) ferricyanide, với nước brom để tạo ra cobalt(II,III) oxit.[2]
Khi đun nóng muối này cùng với acid clohydric đặc, muối acid ngậm nước cobalt(II) đibiferrocyanide, CoH2Fe(CN)6·4H2O sẽ được tạo thành.[2]
Hợp chất khác
Co2Fe(CN)6 còn tạo một số hợp chất với NH3, như:
- Co2Fe(CN)6·3NH3 (tinh thể hình kim màu nâu socola);[3]
- Co2Fe(CN)6·8NH3·10H2O (tinh thể màu lục);[4]
- Co2Fe(CN)6·12NH3·9H2O (tinh thể màu hoa hồng-đỏ).[3]
Tham khảo
- ^ Some reactions of ferrocyanides and ferricyanides – [1].
- ^ a b c Cobalt ferrocyanide, Co2Fe(CN)6 trên atomistry.com
- ^ a b Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 418 – [2]. Truy cập 14 tháng 6 năm 2020.
- ^ Handbuch der Anorganischen Chemie (Abegg, R. (Richard), 1869-1910; Auerbach, Felix, 1856-1933; 1905), trang 525 – [3]. Truy cập 17 tháng 6 năm 2020.