Hàn
|
|||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||
403 TCN–230 TCN | |||||||||
Vị thế | Vương quốc | ||||||||
Thủ đô | Bình Dương (平陽; nay là Lâm Phần, Sơn Tây) Nghi Dương (宜阳; nay là Nghi Dương, Hà Nam) Dương Địch(陽翟; nay là Vũ Châu, Hà Nam) Tân Trịnh (新鄭; nay là Tân Trịnh, Hà Nam) | ||||||||
Tôn giáo chính | Tín ngưỡng dân gian, thờ cúng tổ tiên | ||||||||
Chính trị | |||||||||
Chính phủ | Quân chủ | ||||||||
Vương (tước hiệu) | |||||||||
• 408 TCN-400TCN | Hàn Cảnh hầu | ||||||||
• 238TCN-230TCN | Hàn vương An | ||||||||
Lịch sử | |||||||||
• Thành lập | 403 TCN | ||||||||
• Giải thể | 230 TCN | ||||||||
Kinh tế | |||||||||
Đơn vị tiền tệ | Tiền Trung Quốc | ||||||||
|
Hàn (giản thể: 韩国; phồn thể: 韓國) là một quốc gia chư hầu trong thời kỳ Chiến Quốc tại Trung Quốc. Nhà nước này tồn tại từ khoảng năm 403 TCN, khi Hàn Cảnh hầu được Chu Uy Liệt vương phong tước Hầu, cho tới năm 230 TCN khi Hàn vương An bị quân Tần bắt sống.
Lãnh thổ của nước Hàn trải rộng trong khu vực ngày nay là miền nam tỉnh Sơn Tây, miền bắc tỉnh Hà Nam. Phía tây giáp với Tần, phía bắc giáp Ngụy và Triệu, phía đông giáp Tề, phía nam giáp Sở. Như thế nước Hàn chắn ngang lối thông ra vùng bình nguyên Hoa Bắc của Tần, do đó Hàn thường xuyên trở thành mục tiêu cho các hoạt động quân sự của Tần. Mặc dù nước Hàn đã có vài lần cải cách để cố gắng trở nên hùng mạnh, đáng chú ý là dưới thời kỳ nắm quyền của tướng quốc theo phái Pháp gia là Thân Bất Hại, nhưng Hàn không bao giờ có thể vượt qua nổi Tần. Trên thực tế, Hàn là nước đầu tiên trong số 6 quốc gia lớn bị Tần tiêu diệt.
Cuộc xâm lăng của Tần vào quận Thượng Đảng (上党郡) của Hàn có lẽ là chiến dịch đẫm máu nhất trong thời kỳ này, với trận đánh then chốt là trận Trường Bình năm 260 TCN.
Khởi nguyên
Theo Sử ký, gia tộc họ Hàn có nguồn gốc từ quý tộc nhà Chu, mà do đó cùng mang họ Cơ, thuộc dòng dõi của vị quân chủ đầu tiên của nước Tấn Đường Thúc Ngu.
Cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 7 TCN, cuộc tranh chấp ngôi vị quân chủ nước Tấn giữa dòng trưởng và dòng thứ nổ ra. Dòng thứ với thủy tổ Khúc Ốc Hoàn Thúc Cơ Thành Sư dần có ưu thế. Trong cuộc tranh danh ngôi vị này, con thứ của Cơ Thành Sư là Cơ Vạn đóng vai trò đắc lực. Vì vậy, khi Tấn Vũ công lên ngôi, đã phong cho chú mình đất Hàn Thành là thực ấp. Từ đó Cơ Vạn được gọi là Hàn Vạn, trở thành thủy tổ của các đời quân chủ nước Hàn sau này, được con cháu dâng tôn hiệu là Hàn Vũ tử.
Gia tộc Hàn với căn cứ Hàn Thành, lại xuất thân quý tộc quân chủ, nhiều đời làm quan khanh, nhanh chóng phát triển thành một thế lực chính trị của nước Tấn, dần trở thành một trong Lục khanh của nước Tấn.
Kiến quốc
Sau những cuộc tranh giành đẫm máu, Lục khanh chỉ còn lại 3 nhà có thế lực lớn nhất. Năm 403 TCN, Hàn Kiền, cùng Ngụy Tư và Triệu Tịch đã cùng nhau chia sẻ nước Tấn một thời hùng mạnh ra thành ba nước, gọi là Hàn, Ngụy và Triệu, được một số sử gia coi là khởi đầu thời kỳ Chiến Quốc cũng như Hàn trở thành một thể chế chính trị độc lập. Chu Uy Liệt vương buộc phải công nhận các nước chư hầu mới này và phong cho họ tước hầu.
Đỉnh cao
Đỉnh cao của nước Hàn là trong thời kỳ trị vì của Hàn Ly hầu (hay còn gọi là Hàn Chiêu hầu) Hàn Vũ. Hàn Ly hầu dùng Thân Bất Hại (申不害, ?-337 TCN) làm tướng quốc và áp dụng các triết lý Pháp gia của Thân Bất Hại. Các chính sách của Thân Bất Hại đã giúp củng cố và tăng cường sức mạnh cho nước Hàn, làm cho hầu quốc này trở thành một xã hội tiểu khang. Tới năm 323 TCN Hàn Uy hầu (Hàn Khang) đã tự xưng vương, tức Hàn Tuyên vương (hay Hàn Tuyên Huệ vương).
Suy tàn
Trên thực tế Hàn là nước bị bao vây cả bốn mặt bởi các quốc gia hùng mạnh khác như Sở ở phía nam, Tề ở phía đông, Tần ở phía tây, Triệu và Ngụy ở phía bắc. Hàn lại là nước nhỏ nhất trong số Thất hùng, và liên tục bị các cường quốc này áp bức về mặt quân sự. Trong sự suy tàn dần dần của mình, Hàn đánh mất dần quyền lực để có thể tự bảo vệ lãnh thổ của mình và buộc phải cầu viện từ các quốc gia khác khi đối mặt với các cuộc xâm lăng. Cuối cùng, Hàn trở thành nước đầu tiên trong số Lục quốc bị Tần tiêu diệt năm 230 TCN.
Những người nổi tiếng
Người nổi tiếng nhất của Hàn có lẽ là triết gia Hàn Phi của Pháp gia. Những người nổi tiếng khác còn có Thân Bất Hại, Hiệp Luy, Bộc Diên, Trịnh Quốc.
Danh sách các vị quân chủ
Tước hiệu | Tên | Trị vì |
---|---|---|
Sơ kỳ (tiền quốc gia) | ||
Hàn Hiến tử (韓獻子) | Hàn Quyết (韓厥) | |
Hàn Tuyên tử (韓宣子) | Hàn Khởi (韓起) | |
Hàn Trinh tử (韓貞子) | Hàn Tu (韓須) | |
Hàn Giản tử (韓簡子) | Hàn Bất Tín (韓不信) | |
Hàn Trang tử (韓莊子) | Hàn Canh (韓庚) | |
Hàn Khang tử (韓康子) | Hàn Hổ (韓虎) | |
Hàn Vũ tử (韓武子) | Hàn Khải Chương (韓啓章) | 424 TCN – 409 TCN |
Nhà nước chủ quyền | ||
Hàn Cảnh hầu (韓景侯) | Hàn Kiền (韓虔) | 408 TCN – 400 TCN |
Hàn Liệt hầu / Hàn Vũ hầu (韓烈侯 / 韓武侯) | Hàn Thủ (韓取) | 399 TCN – 387 TCN |
Hàn Văn hầu (韓文侯) | Hàn Du (韓猷) hay Hàn Sơn Bích (寒山碧)[2] | 386 TCN – 377 TCN |
Hàn Ai hầu (韓哀侯) | Hàn Truân Mông (韓屯蒙) | 376 TCN – 374 TCN[2] |
Hàn Cung hầu / Hàn Trang hầu / Hàn Ý hầu (韓共侯 / 韓莊侯 / 韓懿侯) | Hàn Nhược Sơn? (韓若山?) | 374 TCN – 363 TCN |
Hàn Ly hầu / Hàn Chiêu hầu (韓厘侯 / 韓昭侯) | Hàn Vũ (韓武) | 362 TCN – 333 TCN |
Hàn Tuyên Huệ vương[2] / Hàn Tuyên vương[2] / Hàn Uy hầu[3] (韓宣惠王 / 韓宣王 / 韓威侯) | Hàn Khang (韓康) | 332 TCN – 312 TCN |
Hàn Tương vương / Hàn Tương Ai vương / Hàn Điệu Tương vương (韓襄王 / 韓襄哀王 / 韓悼襄王) | Hàn Thương (韓倉) | 311 TCN – 296 TCN |
Hàn Ly vương 韓厘王 |
Hàn Cao (韓咎) | 295 TCN – 273 TCN |
Hàn Hoàn Huệ vương (韓桓惠王) | Hàn Nhiên (韓然) | 272 TCN – 239 TCN[2] |
Hàn Phế vương / Hàn vương An (韓廢王 / 韩王安) | Hàn An (韓安) | 238 TCN – 230 TCN[4] |
Thế phả các vị quân chủ
Hàn Vũ tử Hàn Vạn | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cầu Bá | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Giản | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tử Hưng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Hiến tử Hàn Quyết | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Công tộc Mục tử Hàn Vô Kị Công Tộc thị | Hàn Tuyên tử Hàn Khởi ?-514 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Tương | Hàn Trinh tử Hàn Tu | Thúc Cầm | Thúc Tiêu | Tử Vũ | □ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Tử Ngư Hàn Ngôn thị | Hàn Giản tử Hàn Bất Tín | Hàn Cố | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Trang tử Hàn Canh | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Khang tử Hàn Hổ ?- 424 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hàn Vũ tử Hàn Khải Chương ?- 409 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(1)Hàn Cảnh hầu Hàn Kiền ?-409 TCN - 400 TCN | Hàn Khôi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(2)Hàn Liệt hầu Hàn Thủ ?-400 TCN - 387 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(3)Hàn Văn hầu ?-387 TCN - 377 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(4)Hàn Ai hầu ?-377 TCN - 374 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(5)Hàn Ý hầu Hàn Nhược Sơn ?-374 TCN - 363 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(6)Hàn Ly hầu Hàn Vũ ?-363 TCN - 333 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(7)Hàn Tuyên Huệ vương ?-333 TCN - 312 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(8)Hàn Tương vương ?-312 TCN - 296 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Thái tử Anh | (9)Hàn Ly vương Hàn Cữu ?-296 TCN - 273 TCN | Kỉ Sắt | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(10)Hàn Hoàn Huệ vương ?-273 TCN - 239 TCN | Hàn vương Tín ?-205 TCN -200 TCN- 196 TCN | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(11)Hàn vương An ?-239 TCN - 230 TCN-226 TCN | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Xem thêm
Tham khảo
Liên kết ngoài
- Sử ký, quyển 45: Hàn thế gia