Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Họ Nhựa ruồi | |
---|---|
Nhựa ruồi châu Âu (Ilex aquifolium) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Asterids |
Bộ (ordo) | Aquifoliales |
Họ (familia) | Aquifoliaceae Bartl. |
Các chi | |
Họ Nhựa ruồi hay họ Bùi (danh pháp khoa học: Aquifoliaceae, đồng nghĩa: Ilicaceae) là một họ nhỏ trong thực vật có hoa với chỉ một chi, Ilex, bao gồm các loài nhựa ruồi hay còn gọi là bùi. Chi này là một chi lớn với khoảng 400-600 loài, phân bố gần như rộng khắp trên thế giới, chỉ vắng mặt tại khu vực Australasia và miền tây Bắc Mỹ. Chúng là các cây bụi hay cây gỗ nhỏ, bao gồm cả cây thường xanh và cây lá sớm rụng. Nhiều loài có thể dùng làm cây cảnh.
Họ này có thể được nhận ra bằng các lá thường có răng cưa, mọc vòng và có thể có các bướu cây li e nhỏ trên mặt sau của phiến lá; các lá kèm nhỏ màu hơi đen. Cụm hoa dạng xim và thường là dạng dưới tán. Quả thường có dạng hình chai, khô, có chỏm là núm nhụy màu đen, không cuống, rộng bản; bên trong chứa một vài hạch.
Một chi khác, Nemopanthus, trước đây được công nhận trong họ này, chỉ chứa một loài là Nemopanthus mucronatus, được tách ra khỏi chi Ilex trên cơ sở là hoa của nó có đài hoa suy giảm và các cánh hoa hẹp, cũng như trên cơ sở của tế bào học, do nó là tứ bội, trong khi các loài trong chi Ilex là lưỡng bội. Tuy nhiên, theo kết quả từ các phân tích phân tử, hiện nay nó được nhập lại vào chi Ilex, với tên gọi Ilex mucronata [1], [2] Lưu trữ 2011-06-05 tại Wayback Machine.
Phát sinh chủng loài
Biểu đồ phát sinh chủng loài của họ Nhựa ruồi trong bộ Nhựa ruồi như sau:
Aquifoliales: Bộ Nhựa ruồi |
| ||||||||||||||||||||||||
Chú thích
Tham khảo
- Dữ liệu liên quan tới Aquifoliaceae tại Wikispecies
- Tư liệu liên quan tới Aquifoliaceae tại Wikimedia Commons
- Powell M., Savolainen V., Cuénod P., Manen J. F. và Andrews S. (2000). The mountain holly (Nemopanthus mucronatus: Aquifoliaceae) revisited with molecular data. Kew Bulletin 55: 341-347.