Kinh tế Kosovo | |
---|---|
Tiền tệ | Euro (€) |
Năm tài chính | Niên lịch |
Tổ chức kinh tế | CEFTA |
Số liệu thống kê | |
GDP | $6.560 tỷ (danh nghĩa, 2016 est.)[1] |
Tăng trưởng GDP | 3% (thực, 2014 est.)[1] |
GDP đầu người | $10,000 (PPP, 2016 est.)[1] |
GDP theo lĩnh vực | nông nghiệp: 12.9% industry: 22.6% services: 64.5% (2009 est.)[1] |
Lạm phát (CPI) | 8.3% (CPI, 2012 est.)[1] |
Tỷ lệ nghèo | 30%[1]–45%[2] |
Hệ số Gini | 30 (FY 2005-2006)[1] |
Lực lượng lao động | 483,200 (2011 est.) |
Cơ cấu lao động theo nghề | Nông nghiệp 5.9%, Công nghiệp: 16.8%, Dịch vụ: 77.3% (2013)[1] |
Thất nghiệp | 30.9%% (2013)[3] |
Các ngành chính | khai khoáng, nguyên liệu xây dựng, kim loại, máy móc[1] |
Xếp hạng thuận lợi kinh doanh | 86th[4] |
Thương mại quốc tế | |
Xuất khẩu | $4,08 tỷ (2013 est.)[1] |
Mặt hàng XK | khai khoáng & công nghệ lông, thuốc lá, sản xuất rau[1] |
Đối tác XK | Ý 25.8% Albania 14.6% Macedonia 9.6% Trung Quốc 5.5% Đức 5.4% Thụy Sĩ 5.4% Thổ Nhĩ Kỳ 4.1% (2012 est.)[5] |
Nhập khẩu | $3.39 billion (2013 est.)[1] |
Mặt hàng NK | foodstuffs, livestock, wood, petroleum, chemicals, machinery, minerals, textiles, stone, ceramic and glass products, electrical equipment[1] |
Đối tác NK | Đức 11.9% Macedonia 11.5% Serbia 11.1% Thổ Nhĩ Kỳ 9.0% Ý 8.5% Trung Quốc 6.4% Albania 4.4% (2012 est.) [6] |
Tổng nợ nước ngoài | $448.2 tỷ (2013 est.)[1] |
Tài chính công | |
Nợ công | 5.5% of GDP (2011 est.)[1] |
Thu | $1.74 tỉ (2011 est.)[1] |
Chi | $2.06 tỉ (2011 est.)[1] |
Dự trữ ngoại hối | n/av |
Tất cả giá trị đều tính bằng đô la Mỹ, trừ khi được chú thích. |
Nền kinh tế của Kosovo là một nền kinh tế đang chuyển dịch. Kosovo từng là một phần của Liên Bang Nam Tư cũ với việc thừa hưởng những cơ sở hạ tầng hiện đại từ việc xây dựng kinh tế của Nam Tư từ những năm 1960 đến 1970,[7] cho đến những năm 1990 thì khu vực này có dấu hiệu suy giảm do sự điều hành kém về kinh tế, chính trị cùng hàng loạt các vấn đề về xã hội, sắc tộc[8] Kể từ năm 2008, Kosovo tuyên bố độc lập thì nền kinh tế của Kosovo có vẻ khá khẩm hơn trong một vài năm.[9]
Những năm đầu độc lập, Kosovo có nền kinh tế đổ nát và phụ thuộc vào viện trợ của các nước phương Tây. Cho đến trước thềm Bầu cử Quốc hội Kosovo, 2014, nền kinh tế nước này đang ở tình trạng khánh kiệt và là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất châu Âu với tỷ lệ thất nghiệp 35%-45%, hơn một nửa trong số đó là thanh niên cùng với nạn tham nhũng. Cuộc bầu cử năm 2014 là động lực để thúc đẩy giấc mơ gia nhập Liên minh châu Âu của Kosovo của Hashim Thaci.[10][11]
Tổng quan
Lúc mới độc lập, Kinh tế Kosovo gặp rất nhiều khó khăn. Một năm sau khi tuyên bố độc lập, Kosovo vẫn là nơi lý tưởng cho buôn lậu và tham nhũng hoành hành, một nền kinh tế èo uột và đổ nát, với hơn 50% lực lượng lao động không có việc làm. Kinh tế Kosovo gần như phụ thuộc hoàn toàn viện trợ nước ngoài, chủ yếu là châu Âu. Tại Hội nghị quốc tế tài trợ cho Kosovo với sự tham dự của đại diện 65 nước, số tiền quốc tế cam kết tài trợ lên tới 1,2 tỷ euro. Nhưng đó mới chỉ là những khoản cam kết.
Trên thực tế, chưa nhiều nhà đầu tư đến Kosovo và kế hoạch Pristina xin vay vốn từ các thiết chế tài chính quốc tế là Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng thế giới (WB) chưa thể thực hiện. Vì, giới đầu tư không thể liều lĩnh đổ tiền vào một nơi mà nền kinh tế và chính trị thiếu chắc chắn, lại hoàn toàn phụ thuộc vào lòng hảo tâm của phương Tây và đồng minh. Ngay cả khi Pristina đã bỏ ra hàng triệu euro thuê các công ty quảng cáo chuyên nghiệp và có uy tín tiếp thị Kosovo là một quốc gia ổn định.[12]
Kosovo được tình báo Hoa Kỳ phân loại là một quốc gia đang phát triển, với GDP bình quân đầu người ước đạt 2.100 euro (2008).[13] Do Kosovo là nơi có dự trữ than đá lớn thứ hai tại châu Âu, nó từng có công ty xuất khẩu lớn nhất (Trepča) tại Cộng hòa Liên bang Nam Tư[14][15] Tuy nhiên, Kosovo lại là tỉnh nghèo nhất Nam Tư và nhận được sự trợ cấp đáng kể từ tất cả các nước cộng hòa khác của Nam Tư.[16] Ngoài ra, trong thập niên 1990, các chính sách kinh tế tồi tệ, trừng phạt quốc tế, ngoại thương không đáng kể và xung đột sắc tộc đã tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế Kosovo.[17]
Sau khi đạt mức nhảy vọt vào năm 2000 và 2001, tốc độ tăng trưởng GDP của Kosovo đã có mức âm vào năm 2002 và 2003 và được dự kiến đạt 3% vào năm 2004–2005, với nguồn lực tăng trưởng trong nước không thể bù đắp được nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Lạm phát thấp, trong khi ngân sách đã thâm hụt lần đầu tiên vào năm 2004. Năm 2004, thâm hụt cán cân hàng hóa và dịch vụ là gần 70% tổng GDP. Kiều hối từ những người Kosovo sống ở nước ngoài chiếm khoảng 13% GDP, và viện trợ nước ngoài chiếm khoảng 34% GDP.
Hầu hết sự phát triển kinh tế từ năm 1999 đến từ các lĩnh vực thương mại, bán lẻ và xây dựng. Khu vực kinh tế tư nhân đã nổi lên từ năm 1999 song chủ yếu vẫn có quy mô nhỏ. Lĩnh vực công nghiệp vẫn còn yếu và nguồn cung điện không ổn định. Tỉ lệ thất nghiệp vẫn còn rất cao, vào khoảng 40–50% lực lượng lao động.[18] Sau những biến động về chính trị và đường lối, Chính sách kinh tế của Cộng hòa Kosovo hướng đến một hệ thống thương mại tự do. Trong bối cảnh này, chính phủ đã soạn thảo một khung pháp lý để đảm bảo việc thực thi các tiêu chuẩn châu Âu về khả năng cạnh tranh.[19] và họ luôn hướng tới gia nhập vào Liên minh châu Âu.
Euro là loại tiền tệ được Cộng hòa Kosovo sử dụng, song Kosovo không phải là thành viên chính thức của Eurozone. Đồng euro được Phái bộ Liên Hợp Quốc tại Kosovo cùng các cơ quan chính phủ sử dụng.[20] Ban đầu, vào năm 1999, Kosovo chấp thuận lấy đồng mác Đức để thay thế dinar Nam Tư,[21] và do đó chuyển sang euro khi nó thay thế mác Đức. Tuy nhiên, dinar Serbia vẫn được sử dụng tại các khu vực của người Serbia.[13]
Chú thích
- ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q “The World Factbook”. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 12 năm 2018. Truy cập 15 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Country Brief 2010: Kosovo”. The World Bank. tháng 10 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2013.
- ^ “Results of the Kosovo 2012 Labour Force Survey”. Kosovo Agency of Statistics. tháng 9 năm 2013. tr. 9. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013.[liên kết hỏng]
- ^ “Doing Business in Kosovo 2014”. World Bank. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 4 năm 2016. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Export Partners of Republic of Kosovo”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Import Partners of Republic of Kosovo”. CIA World Factbook. 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2014.
- ^ Pond, Elizabeth, "Why Turbulent Kosovo has Marble Sidewalks but Troubled Industries". Christian Science Monitor, ngày 15 tháng 12 năm 1981.
- ^ World Bank Kosovo Website
- ^ Republic of Kosovo: 2011 Article IV Consultation and the Initiation of a Staff-Monitored Program—Staff Report; Public Information Notice on the Executive Board Discussion
- ^ “Kosovo tổ chức bầu cử Quốc hội sớm”. Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam. Truy cập 15 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Kosovo tổ chức cuộc bầu cử lịch sử bất chấp chia rẽ”. Báo điện tử Dân Trí. 12 tháng 12 năm 2010. Truy cập 15 tháng 6 năm 2014.
- ^ “Kosovo, một năm sau tuyên bố độc lập”. Báo điện tử Nhân dân. Truy cập 15 tháng 6 năm 2014.
- ^ a b CIA.gov Lưu trữ 2009-05-13 tại Wayback Machine
- ^ Jan Korselt Michael Kahn james Jukwey (1 tháng 10 năm 2009). “reuters”. Reuters.
- ^ Crisis Group (26 tháng 11 năm 1999). “International Crisis Group – Trepca: Making Sense of the La”. Crisisgroup.org. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 7 năm 2008. Truy cập 20 tháng 7 năm 2009.
- ^ Christian Science Monitor ngày 15 tháng 1 năm 1982, "Why Turbulent Kosovo has Marble Sidewalks but Troubled Industries"
- ^ The World Bank (2006–2007). “World Bank Mission in Kosovo”.
- ^ eciks (4 tháng 5 năm 2006). “May finds Kosovo with 50% unemployed”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 12 năm 2008. Truy cập 24 tháng 7 năm 2009.
- ^ “Economic Policy”.
- ^ EU in Kosovo. “Invest in Kosovo”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2014.
- ^ “BBC News, Kosovo adopts Deutschmark”. BBC News. 3 tháng 9 năm 1999. Truy cập 28 tháng 4 năm 2010.