Lê Thanh Bình | |
---|---|
Chức vụ | |
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an Việt Nam | |
Vị trí | Việt Nam |
Nhiệm kỳ | 2007 – 2011 |
Vị trí | Việt Nam |
Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | – 6 tháng 8 năm 2010 |
Vị trí | Thành phố Hồ Chí Minh |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | 27 tháng 3, 1956 Bến Tre |
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Việt Nam |
Cha | Lê Thanh Vân |
Mẹ | Đào Thị Hồi |
Phục vụ trong lực lượng vũ trang | |
Phục vụ | Công an nhân dân Việt Nam |
Cấp bậc | Trung tướng |
Lê Thanh Bình (sinh ngày 27 tháng 3 năm 1956) là một Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam và chính trị gia người Việt Nam. Ông nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo (Tổng cục V), Bộ Công an Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Xuất thân
Ông nội của Lê Thanh Vân là đại địa chủ nhưng đã sớm gắn bó với cách mạng.[2] Ông nội ông từng làm Chủ tịch Mặt trận Liên Việt huyện Thạnh Phú, còn bà nội thì tham gia Hội mẹ chiến sĩ ở xã Đại Điền, Thạnh Phú, Bến Tre. Ông bà nội ông từng nuôi và bảo vệ Tiểu đoàn 307 những ngày đầu khi tiểu đoàn này mới thành lập.[2]
Cha ông là Đại tá Lê Thanh Vân (biệt danh "Sáu Ngọc", "Năm Tú", sinh năm 1921, ở Bến Tre), được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày 16 tháng 8 năm 2016.[2][3] Lê Thanh Vân từng là Phó trưởng ban an ninh T4, Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh, Trưởng ban an ninh nội chính Thành uỷ TPHCM.[4]
Mẹ ông là bà Đào Thị Hồi (đã mất)[4], công an của đặc khu Sài Gòn - Chợ Lớn. Năm 1949, mẹ ông bị địch bắt khi làm giao thông liên lạc cho cơ quan điệp báo Sài Gòn, bị giam 5 năm ở bót Catinat, khám Chí Hòa.[2]
Cả hai người con lớn của Lê Thanh Vân (trong đó có Lê Thanh Bình) đều theo nghiệp công an.[2]
Giáo dục
Ông có trình độ chuyên môn là cử nhân chính trị, kĩ sư cơ khí, Đại học An ninh nhân dân và trình độ chính trị là đại học.[1]
Sự nghiệp
Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 14/4/1984.
Từ 2007 đến 2011, Ông là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII, thuộc đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là Thành ủy viên; Uỷ viên Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại tá, Phó Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh.[1]
Tham khảo
- ^ a b c “Thông tin đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII”. Website Quốc hội Việt Nam. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.[liên kết hỏng]
- ^ a b c d e Phạm Phương Thảo (16 tháng 8 năm 2016). “Nhớ chú Sáu Ngọc!”. Báo Sài Gòn giải phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
- ^ “Truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVT cho Đại tá Lê Thanh Vân”. Báo Tin tức. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
- ^ a b Thiện Thảo (16 tháng 9 năm 2015). “Khánh thành cầu nông thôn do gia đình đồng chí Lê Thanh Vân tài trợ”. Báo Công an thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2017.
- Sơ khai chính khách Việt Nam
- Sinh năm 1956
- Nhân vật còn sống
- Sơ khai nhân vật quân sự Việt Nam
- Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII
- Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII Thành phố Hồ Chí Minh
- Người họ Lê tại Việt Nam
- Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong thập niên 2010
- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an (Việt Nam)
- Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
- Người Bến Tre
- Thiếu tướng Công an nhân dân Việt Nam thụ phong năm 2009