Bạn có thể mở rộng bài này bằng cách dịch bài viết tương ứng từ Tiếng Anh. (tháng 5/2023) Nhấn [hiện] để xem các hướng dẫn dịch thuật.
|
Marcus Aurelius Antoninus Augustus | |||||
---|---|---|---|---|---|
Hoàng đế thứ 17 của Đế quốc La Mã | |||||
Nguyên thủ thứ 17 và đồng nguyên thủ thứ 16,18 | |||||
Trị vì | 8 tháng 3 năm 161 – 169 169 – 177 (một mình); 177 – 17 tháng 3 năm 180 | ||||
Đồng trị vì | Lucius Verus (161 - 169) Commodus (177 - 180) | ||||
Tiền nhiệm | Antoninus Pius
Lucius Verus | ||||
Kế nhiệm | Commodus | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | La Mã, Đế quốc La Mã | 26 tháng 4 năm 121||||
Mất | 17 tháng 3 năm 180 Vindobona hay Sirmium | (58 tuổi)||||
An táng | Lăng Hadrianus | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Tước vị |
| ||||
Triều đại | Nhà Nerva-Antoninus | ||||
Thân phụ | Marcus Annius Verus | ||||
Thân mẫu | Domitia Lucilla | ||||
Nghề nghiệp | Triết gia (tác phẩm Suy tưởng) |
Marcus Aurelius Antoninus Augustus[notes 1] (ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180. Ông từng là quan chấp chính của Đế quốc La Mã vào năm 140.[4] Từ thuở thiếu thời ông đã được học kỹ về triết học,[5] và sau này, ông được vị minh quân Antoninus Pius chọn làm con nuôi để thừa kế ngai vàng.[6] Sau khi Antoninus Pius qua đời, ông là đồng Hoàng đế cùng Lucius Verus trị vì từ năm 161 cho đến khi Hoàng đế Lucius mất năm 169. Về cuối đời, ông đồng trị vì với Hoàng đế Commodus – con trai của ông, cho đến khi ông tạ thế.[7] Ông là vị Hoàng đế thứ 16 của Đế quốc La Mã (nếu tính luôn cả bốn ông vua trị vì ngắn ngủi trong Năm Tứ đế),[8] là vị Hoàng đế cuối cùng trong thời đại Ngũ hiền đế, và cũng được xem là một trong những nhà hiền triết kiệt xuất của chủ nghĩa khắc kỷ.[9]
Là một chiến binh, ông đã xây dựng Đế quốc La Mã cường thịnh.[10] Dưới triều đại lâu dài của vua Marcus Aurelius, Quân đội La Mã phải vào sinh ra tử chinh chiến chống Đế quốc Parthia đang phục hưng, và chống nhau với các bộ lạc man tộc German dọc theo biến giới phía Bắc Limes Germanicus – những người đã tiến vào xứ Gaule và vượt qua sông Danube. Những chiến binh tinh nhuệ của ông đã kéo rốc đến châu Á, đánh thắng quân Parthia và chiếm lĩnh được cả thành Ctesiphon là kinh đô của người Parthia.[11][12] Trong khi đó, ở phương Bắc, nhà vua trở thành "nhà chinh phạt của giặc rợ German" nhờ thân chinh khởi binh đại phá tan tác man tộc German vào năm 172.[13] Ở phía Đông Đế quốc, một viên thống soái của Quân đội La Mã là Avidus Cassius, dù đã lập nên nhiều chiến công cho ông, khởi binh làm loạn vào năm 175 giữa lúc nhà vua đang suýt nữa tiến đánh người German.[14][15] Ông đã truyền lệnh cho tướng sĩ thẳng tay dập tắt cuộc phản loạn, và bản thân Avidus Cassius cũng bị tiêu diệt.[16] Mặc dù sự bách hại Kitô hữu tại Đế quốc La Mã được cho là gia tăng trong thời đại của ông nhưng thái độ đích thực của ông đối với các Kitô hữu không được rõ.
Là một vị Hoàng đế tài cao học rộng,[17] ông đã ban hành nhiều cải cách.[10] Tác phẩm Suy tưởng được Hoàng đế Marcus Aurelius thân hành ngự bút viết trong những năm tháng binh lửa từ năm 170 đến năm 180 (bằng tiếng Hy Lạp), được xem là một tác phẩm kinh điển của triết học Khắc kỷ, về trách nhiệm và sự phục vụ của chính quyền. Qua cuốn sách này, chúng ta biết rằng ông đã tiếp nhận tư tưởng của nhà văn hào Platon về một ông vua - hiền triết như thế nào[18] Và chúng ta cũng biết được về cuộc sống nội tâm của bậc đại minh quân La Mã.[19] Nhờ đó, ông trở thành một vị vua - hiền triết mẫu mực, dù rằng ông bách chiến bách thắng trong những cuộc binh đao.[20][21] Marcus Aurelius là người cuối cùng trong Ngũ Hiền Đế, cũng là nhà cai trị cuối cùng của thời đại Pax Romana.
Nguồn tài liệu
Những nguồn tài liệu chính về cuộc đời và triều đại của Hoàng đế Marcus Aurelius đều rời rạc và thường không đáng tin cậy. Tuyển tập tài liệu quan trọng nhất là những tiểu sử vua chúa La Mã cổ trong bộ sử Historia Augusta, được cho là viết bởi một nhóm tác giả vào đầu thế kỷ thứ IV, nhưng thực chất là được viết bởi một tác giả duy nhất (trong bài này gọi là "nhà tiểu sử học viết về ông") từ cuối thế kỷ thứ IV (khoảng 395). Bộ sử "Historia Augusta" bao gồm một loạt tiểu sử nói phét và hư cấu về các vị Hoàng đế cấp dưới và những tên vua cướp ngôi, nhưng những tiểu sử viết trước đó, chủ yếu là dựa theo những tư liệu cổ mà ngày nay đã mất (Marius Maximus và Ignotus), thì viết tốt hơn nhiều.[22] Về cuộc đời và triều đại của Hoàng đế Marcus Aurelius, tiểu sử của các vị Hoàng đế Hadrianus, Antoninus Pius, Marcus Aurelius và Lucius Verus đều có uy tín cao, nhưng những tiểu sử của Aelius Verus và Avidius Cassius – một tên vua cướp ngôi cùng thời với Marcus Aurelius[23] – đều là tự bịa đặt ra.[24]
Nhà giáo Fronto và một vài triều thần nhà Antoninus vẫn còn hiện hữu trong một loạt văn kiện rời rạc, kể về thời kỳ lịch sử từ khoảng năm 138 cho đến năm 166.[25] Tác phẩm Suy tưởng do nhà vua thân hành ngự bút viết giúp cho chúng ta am hiểu về cuộc sống nội tâm của ông, nhưng không làm cho chúng ta hiểu được năm tháng của các sự kiện, và chỉ có một vài ghi chú đặc biệt về tình hình thế giới khi ông trị vì La Mã.[26] Một tài liệu viết chi tiết chủ yếu về thời đại đó là của Cassius Dio, một Thượng Nghị sĩ người Hy Lạp ở thành Nicaea xứ Bithynia, đã viết lịch sử La Mã kể từ thời lập quốc cho đến năm 229 trong 80 cuốn sách. Bộ sử của Dio thật cần thiết đối với lịch sử quân sự thời đó, nhưng ông có quan điểm chống đối mạnh mẽ đối với các cuộc chinh phạt của Đế quốc La Mã và hay có luận điểm hợp với cái chức Thượng Nghị sĩ của ông.[27] Một số tư liệu văn chương khác cung cấp những chi tiết đặc biệt: gồm có các tác phẩm của thầy thuốc Galen viết về tập quán của các vua nhà Antoninus, những bài diễn văn của Aelius Aristides về bản chất của thời gian, và những thành phần trong các Bộ luật Digest và Codex Justinianus nói về luật lệ đất nước đời vua Marcus Aurelius.[28] Các bi văn và đồng tiền cũng bổ sung cho những tư liệu văn chương.[29] Ở thời hiện đại, nhà sử học Frank McLynn có viết nên tác phẩm "Marcus Aurelius: A Life" - một cuốn tiểu sử được đánh giá rất cao, đã kể về cuộc đời và sự nghiệp của vị đại minh quân.[30] Một cuốn tiểu sử hiện đại khác có giá trị cao về vị đại anh quân La Mã cũng được nhà sử học Anthony Birley làm nên, đó là tác phẩm "Marcus Aurelius: A Biography".[31]
Thời niên thiếu và sự nghiệp
Gia đình và con cái
Dòng họ Annia của Marcus Aurelius Antoninus không được biết đến nhiều trong lịch sử. Chỉ có thành viên nổi tiếng của họ là Titus Annius Milo, một người đàn ông được biết đến với việc góp phần vào sự sụp đổ của chế độ cộng hòa thông qua việc sử dụng bạo lực chính trị. Gia đình của Marcus Aurelius Antoninus có nguồn gốc ở Ucubi, một thị trấn nhỏ phía đông nam của Córdoba thuộc Baetica Iberia. Gia đình đã trở nên nổi vật vào những năm đầu thế kỉ 1 CN, dù tự nhận là hậu duệ của Numa Pompilius – ông vua thứ hai của Vương quốc La Mã xưa.[32] Theo Dio, nhà Annia là họ hàng của Hoàng đế Hadrianus. Ông cố nội của Marcus, Marcus Annius Verus (I) là một thượng nghị sĩ và (theo Historia Augusta) là cựu quan coi quốc khố. Trong các năm 73 - 74, ông nội của ông Marcus Annius Verus (II) trở thành một quý tộc.[33][notes 2] Con trai cả của Verus – cha của Marcus Aurelius – Marcus Annius Verus (III) kết hôn với Domitia Lucilla.[36] Lucilla là con gái của một nhà quý tộc tên là P. Calvisius Tullus Ruso với Domitia Lucilla Lớn. Domitia Lucilla Lớn đã được thừa kế một gia sản đồ sộ (được mô tả rất dài trong các lá thư của Pliny) từ ông ngoại và bà nội cho người con nuôi.[37] Lucilla Trẻ sẽ có được nhiều của cải của người mẹ, bao gồm một công trình bằng gạch lớn ở ngoại ô của kinh thành La Mã.[38]
Lucilla và Verus (III) có hai người con: một cậu con trai là Marcus Aurelius chào đời vào ngày 26 tháng 4 năm 121, và một cô con gái là Annia Cornificia Faustina có lẽ hạ sinh vào năm 122 hoặc là năm 123.[40] Trong khi làm Pháp quan thì Verus (III) có lẽ qua đời vào năm 124, khi ấy Marcus Aurelius chỉ mới có ba tuổi.[41][notes 3] Tuy ông khó có thể am hiểu về cha mình vì Verus (III) đã ra đi thật quá sớm, trong tác phẩm Suy tưởng của mình Marcus Aurelius ngự bút rằng ông đã học hỏi được "tính thanh đạm và mạnh mẽ" từ những ký ức về người cha cũng như danh thơm mà Verus (III) có được sau khi qua đời.[43] Lucilla không tái hôn.[41] Lucilla, theo truyền thống của phần lớn quý tộc La Mã thời đó, có lẽ không bỏ nhiều thời gian ra để chăm sóc con trai. Marcus Aurelius được các "bảo mẫu" giáo dưỡng.[44] Nhưng theo ghi chép của Marcus Aurelius, mẹ đã dạy cho ông đức tính "sùng đạo, ăn mặc từ tốn" và làm cách nào để tránh khỏi "những lối sống sung túc".[45] Trong các lá thư của ông, Marcus Aurelius nhiều lần đề cập đến mẹ và thể hiện rằng ông rất yêu thương bà; ông ca ngợi người mẹ của mình, "dù số phận đã khiến bà mất sớm, thế nhưng bà đã dành những tháng năm cuối cùng của mình với Trẫm".[46]
Sau này cha của ông, Marcus Aurelius được ông nội của mình là Marcus Annius Verus (II) nhận làm con nuôi.[47] Ngoài ra có một nhân vật khác là ông Lucius Catilius Severus cũng tham gia vào việc nuôi dạy Marcus Aurelius. Severus được miêu tả là "ông cố ngoại" của Marcus Aurelius; ông có lẽ là cha dượng của Lucilla Lớn.[47] Tại căn nhà của cha mẹ ông trên ngọn đồi Caelian, ông được khôn lớn, và sau ông này ông sẽ còn gọi miền này là "Caelian của Trẫm" viết niềm yêu mến.[48] Miền Caelian lúc ấy đã được nâng cấp, với ít công trình công cộng nhưng có nhiều tư dinh của tầng lớp qu1y tộc. Ông nội của Marcus Aurelius có một dinh thự gần Lateran, tại đây Marcus Aurelius sẽ sinh sống trong phần lớn thời thơ ấu của ông.[49] Ông biết ơn người ông nội vì đã dạy dỗ cho ông "nhân cách cao đẹp và tránh né thói xấu".[50] Ông chẳng mấy ưa thích cái cô tình nhân của ông nội mình, đã chung sống với ông nội mình sau khi bà nội của Marcus Aurelius là Rupilia Faustina qua đời.[51] Marcus Aurelius vui mừng rằng ông đã không phải sống với cô tình nhân này lâu hơn nữa.[52]
Marcus Aurelius được giáo dưỡng ở nhà, theo thông lệ của con nhà quý tộc La Mã thời đó;[53] Marcus Aurelius đa tạ Catilius Severus vì đã khuyến khích ông không đến học ở các trường công.[54] Một trong các thầy giáo dạy ông có Diognetus là một họa sĩ bậc thầy, mang lại ảnh hưởng sâu sắc đến Marcus Aurelius; hình như Diognetus đã dạy cho ông lối sống thản nhiên trong mọi hoàn cảnh.[55] Vào tháng 4 năm 132, trước sự chứng giám của thầy Diognetus, Marcus Aurelius nhận lấy trang phục và tuân theo các thông lệ của một nhà hiền triết: khi học hành ông chỉ mặc chiếc áo choàng không tay Hy Lạp thật đơn sơ, và sẽ phải nằm ngủ dưới đất cho đến khi mẹ ông khuyên ông lên giường ngủ.[56] Một nhóm các giáo viên mới — Alexander xứ Cotiaeum, Trosius Aper, và Tuticius Proculus[notes 4] — nhận việc nuôi dạy Marcus Aurelius trong khoảng năm 132 hoặc là 133.[58] Chẳng mấy ai biết về hai ông thầy Trosius Aper và Tuticius Proculus kia (cả hai ông này đều giảng dạy tiếng La Tinh), nhưng Alexander xứ Cotiaeum là vị thầy chính, là nhà khảo cứu về Homer hàng đầu trong thời đại của ông.[59] Marcus Aurelius cảm tạ Alexander vì thầy đã dạy cho ông về ngữ văn.[60] Ảnh hưởng của thầy Alexander đến Marcus Aurelius thật sâu đậm: ông luôn nhớ mãi lời thầy dạy rằng phải viết cẩn thận, phải coi trọng chủ đề hơn là văn phong, và thường trích dẫn các trích đoạn của thi hào Homer thuở xa xưa mơ hồ.[61]
Quan hệ với tướng Pompeius
Theo bộ sử Historia Augusta – một tài liệu không đáng tin cậy, Marcus Aurelius Antoninus là hậu duệ của danh tướng Gnaeus Pompeius Magnus thông qua bà Pompeia Magna – con gái của Pompeius Magnus. Bà nội ông, Rupilia là chắt của Scribonia – con gái của Lucius Scribonius (quan chấp chính của Đế quốc La Mã vào năm 16) và bản thân Scribonia cũng là chắt của tướng Pompeius thông qua cả cha lẫn mẹ của bà. Như vậy, vua Marcus Aurelius và con trai ông là vua Commodus là những vị Hoàng đế duy nhất có quan hệ với Pompeius – con rể đồng thời là kẻ kình địch của nhà độc tài Julius Caesar (100–44 trước Công Nguyên) năm xưa.
Người công dân đức hạnh và những mối quan hệ gia đình (127–136)
Vào năm 127, khi mới 6 tuổi, Marcus Aurelius gia nhập Hiệp sĩ đoàn (ordo equester) theo lời kêu gọi của Hoàng đế Hadrianus. Tuy điều này hoàn toàn không phải là không có tiền lệ, nhưng so với những đứa trẻ khác cùng gia nhập Hiệp sĩ đoàn, tuổi đời của Marcus Aurelius vẫn còn quá nhỏ. Vào năm 128, Marcus Aurelius gia nhập nhớm tăng lữ của nhà Salii. Do những yêu cầu tiêu chuẩn để gia nhập nhóm tăng lữ này không thể được thực hiện vì cha mẹ của Marcus Aurelius đều đã qua đời, chúng cần phải được xóa bỏ bởi chính vua Hadrianus - người đề cử Marcus Aurelius, như một đặc ân đối với cậu bé.[63] Hoàng đế có thiện cảm với cậu bé, nên gọi ông là Verissimus, nghĩa là người "đúng đắn nhất".[64][notes 5] Về phần mình, Marcus Aurelius chăm chỉ thực hiện những trách nhiệm tôn giáo của mình. Ông hoàn thành mọi chức vụ giáo sĩ, để rồi vươn lên trở thành thủ lĩnh của nhóm này, nhóm tiên tri (vates), và rồi lên làm người lãnh đạo của Hiệp sĩ đoàn.[66]
Trong suốt thời niên thiếu của Marcus Aurelius, Hadrianus nhiều khi không được gặp ông. Bởi vì Hoàng đế giành phần lớn thời gian của mình ở ngoại ô kinh đô La Mã, ở vùng biên giới, hoặc ngự giá đến thăm hỏi công việc hành chính và địa phương ở các tỉnh.[notes 6] Tuy nhiên, vào năm 135, Hoàng đế về Ý vĩnh viễn. Ông trở nên gần gũi với Lucius Ceionius Commodus, con rể của Gaius Avidius Nigrinus, một cận thần của tiên đế Traianus nhưng đã bị hành quyết vì âm mưu làm phản lúc Hoàng đế Hadrianus mới lên nối ngôi. Vào năm 136, ít lâu sau Marcus Aurelius khoác vào người bộ trang phục toga virilis - thể hiện ông đã trưởng thành, Hadrianus sắp đặt hôn nhân cho ông với một trong những cô con gái của Commodus là, Ceionia Fabia.[68] Trong buổi lễ feriae Latinae ít lâu sau đó, có lẽ Commodus đã bổ nhiệm Marcus Aurelius làm quan Thái thú của thành phố La Mã. Mặc dù chức vị này thực ra chẳng có vai trò hành chính gì quan trọng và nó chỉ có vai về về mặt nghi lễ, đây là một chức quan quý báu đối với các thiếu gia quyền quý và các Hoàng thân quốc thích. Marcus Aurelius làm việc tốt.[69]
Thông qua Commodus, Marcus Aurelius gặp gỡ nhà triết học khắc kỷ Apollonius người xứ Chalcedon. Apollonius đã giảng dạy Commodus, và sẽ còn có ảnh hưởng lớn lao đến Marcus Aurelius, người sẽ học tập đều đặn với Apollonius. Apollonius là một trong ba người duy nhất mà Marcus Aurelius phải cảm tạ chư thần vì chư vị đã phù hộ cho ông được gặp gỡ.[70] Cùng lúc đó, em gái của Marcus Aurelius là Annia Cornificia kết hôn với Ummidius Quadratus, anh con dì của cô. Domitia Lucilla hỏi Marcus Aurelius có nên giao cho em gái ông một phần di sản mà cha của ông để lại không? Ông đồng ý và "biếu" hết cho cô, vì ông đã thỏa mãn với điền trang mà ông nội để lại.[71]
Thừa kế Hadrianus
Cuối năm 136, Hadrianus đã hấp hối vì bệnh xuất huyết. Từ khu Nghỉ dưỡng tại biệt thự của ông ở Tivoli, ông đã chọn Ceionius Commodus Lucius làm người kế vị, và nhận ông ta là con trai của ông [72] Việc lựa chọn đã "chống lại mong muốn của tất cả mọi người";[73] lý do của nó vẫn còn chưa rõ ràng.[74] Sau một thời gian ngắn đóng quân tại biên giới Danube, Lucius trở lại Rome để làm một bài diễn văn để trình bày trước viện nguyên lão vào ngày đầu tiên của năm 138. Tuy nhiên, đêm trước khi phát biểu, ông trở nên ốm yếu, và mất vì bệnh sốt xuất huyết trong ngày hôm đó[75][notes 7] Ngày 24 tháng 1 năm 138, Hadrianus đã chọn Aurelius Antoninus là người kế vị mới của mình.[77] Sau khi một vài ngày xem xét, Antoninus chấp nhận. Ông được chấp nhận làm con nuôi vào ngày 25 tháng hai. Là một phần của các điều khoản của Hadrianus, Antoninus chấp nhận Marcus và Lucius Commodus, con trai của Aelius làm con nuôi. Marcus đã trở thành M. Aelius Aurelius Verus, Lucius đã trở thành L. Aelius Aurelius Commodus. Theo yêu cầu của Hadrianus, con gái của Antoninus, Faustina đã đính hôn với Lucius[78] Marcus đã hoảng sợ khi nhận được tin rằng Hadrian đã chấp nhận ông. Chỉ với sự miễn cưỡng ông đã đi từ nhà của mẹ mình trên đường Caelian đến nhà riêng của Hadrianus.[79]
Tại một số thời điểm của năm 138, Hadrianus đã yêu cầu viện nguyên lão rằng Marcus được miễn trừ pháp luật cấm ông trở thành quan coi quốc khố trước sinh nhật 24 của mình. Viện nguyên lão tuân thủ, và Marcus phục vụ dưới thời Antoninus, chấp chính quan năm 139 [80].
Di sản
Marcus Aurelius là một trong những bậc minh quân thánh chúa trong lịch sử,[81][82] là một trong những danh nhân lỗi lạc nhất trong thời kỳ cổ đại. Thật là khó tìm ra những người chỉ trích ông. Có tác giả còn gọi ông là "Đức Phật của La Mã".[83] Với tác phẩm "Suy tưởng", ông thể hiện rõ tài năng của một nhà triết học. Nhà sử học Edward Gibbon đã tỏ lòng kính trọng vị Hoàng đế "nghiêm khắc với chính mình, khoan dung cho lầm lỗi của người khác, công minh và hòa hợp với toàn thể nhân loại" (1783). 80 năm sau khi Gibbon, Matthew Arnold được truyền cảm hứng qua việc đọc phiên bản Anh ngữ mới của Suy tưởng, đã cho rằng: "Thật không thể nào không hiểu biết về Marcus Aurelius".[84] Lúc sinh thời, ông đã được tôn vinh là một vị vua - hiền triết, và sau khi ông mất ngoại hiệu này vẫn còn trường tồn vĩnh cửu theo thời gian; cả Cassius Dio và nhà tiểu sử học viết về ông đều gọi ông là "nhà triết học".[85] Không những thế, các Ki-tô hữu như Thánh Justinus Người tử đạo, Athenagoras, Melito cũng đặt cho ông ngoại hiệu này luôn.[86] Nhà tiểu sử học này còn đi xa đến mức ca ngợi Marcus Aurelius "nhân đạo và am tường triết hoc" hơn các tiên đế Pius và Hadrian, và đặt ông trái ngược hòa toàn với các vị Hoàng đế tàn bạo như Domitian và Nero.[87] Nhà sử học Herodtian có viết:[88]
“ | Trong các vị Hoàng đế, ông là người duy nhất đưa ra bằng chứng về kiến thức thâm sâu của mình không chỉ qua những lời nói hoặc hiểu biết đơn thuần về triết lý, nhưng còn bởi nhân cách không chê vào đâu được cũng như lối sống giản dị của ông. | ” |
— Herodian |
Đại văn hào người Anh là Shakespeare khen Marcus Aurelius là "người La Mã cao quý hơn cả". Theo lời bàn của Hoàng đế Pescennicus Niger (135–194), Marcus Aurelius cùng với Antoninus Pius và Traianus là ba vị Hoàng đế xuất sắc nhất của La Mã cổ đại. Người ta kể rằng Hoàng đế Diocletianus (244–311) đã tỏ lòng thành kính tiên đế Marcus Aurelius.[89] Vào thế kỷ thứ XVI, nhà văn Tây Ban Nha Antonio de Guevara có viết cuốn tiểu thuyết giáo dục "Reloj de Príncipes" mà Marcus Aurelius là nhân vật nam chính (1529). Cuốn sách được dịch sang Anh ngữ vào năm 1531.[90] Nhà chính trị và bình luận cánh tả cấp tiến Hoa Kỳ Pat Buchanan nổi tiếng là từng tố cáo Tổng thống George W. Bush "không phải vua Marcus Aurelius".[91] Nhà sử học người Pháp Ernest Renan cho rằng trong lịch sử chỉ có hai ví dụ tiêu biểu hơn cả về việc một loạt các ông vua xuất sắc nối ngôi nhau: đó là một loại các triều đại anh quân Babur, Humayun và Akbar ở Ấn Độ, cùng với hai triều đại minh quân Antoninus Pius cùng Marcus Aurelius ở Đế quốc La Mã vô cùng rộng lớn. Theo Ernest Renan, Marcus Aurelius có những điểm giống với minh quân Akbar của Ấn Độ. Chính nền quân chủ truyền hiền từ thời vua Nerva đã mang lại cho La Mã một loạt các đại minh quân như Marcus Aurelius là một điển hành.[92]
Hoàng đế Julianus (332–363), khi viết về các đời Hoàng đế trong lịch sử La Mã cổ, đã hoàn toàn công nhận Marcus Aurelius là một bậc đại minh quân lần đầu tiên. Julianus cho rằng chỉ có mỗi Alexandros Đại Đế là ngang hàng với Marcus Aurelius trong chính sử từ xưa đến nay, và ca ngợi ông vì sự bền chí ngang với thần linh, vì sự am hiểu sâu sắc của ông về lúc nào nói, lúc nào im, và ông còn có tài truyền cảm triết lý đến mức "đưa người khác trở thành chư thần". "Bộc trực và không có khuyết điểm nào" (theo Julianus), Hoàng đế Marcus Aurelius không những trở thành một bậc đại anh quân đánh phục hơn hẳn các vị vua khác, nhưng còn hiền đức hơn họ hẳn. Vị đại minh quân Julianus đã tôn vinh Marcus Aurelius hơn hẳn mọi ông hoàng bà chúa khác, và kể rằng đôi mắt và nếp nhăn trên trán của ông bộc lộ rõ hiệu lực của những công trình nghiên cứu lâu dài mà ông đã lao đầu vào. Ông chỉ có ba vết nhơ là nuông chiều Hoàng hậu Faustina, Hoàng tử Commodus và đồng Hoàng đế Lucius Verus – nhưng điều đó thể hiện nhân tính của ông, và sự cưng chiều con cái của ông có thể được phân tích như một lỗi lầm nhân văn và thánh thiện, mà chính nhà thi hào Homer đã thừa nhận. Thật không hề khó hiểu tại sao Julianus lại ngưỡng mộ Marcus Aurelius đến như vậy. Giống như vị tiên đế nhiều thế hệ trước – Marcus Aurelius, Julianus cũng phải xông pha trên hai mặt trận, và cũng luôn phải đối phó với các man tộc ở phương Bắc. Nói chung, hai vị hiền đế này phải nói là vô cùng giống nhau. Trong khi các bậc cố nhân Julius Caesar, Augustus và Traianus[89] là những vị anh hùng thượng võ thì Marcus Aurelius lại là một ông vua - hiền triết hiếu hòa.[93]
Quốc vương Friedrich II Đại Đế (1712–1786) – một bậc đại anh quân trong lịch sử nước Phổ – đã lấy Hoàng đế Marcus Aurelius làm tấm gương sáng để mà noi theo.[94] Friedrich II Đại Đế ngưỡng mộ vị Hoàng đế vì ông không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự đại tài mà còn là một nhà triết học, đã phê phán sự phù phiếm của người đời.[21] Friedrich II Đại Đế không những noi theo tấm gương ngời sáng của Marcus Aurelius mà còn quy tụ các nhà hiền triết lỗi lạc của thời đại về cung đình Potsdam, do đó sự anh minh của nhà vua nước Phổ cũng khiến cho đại văn hào nước Pháp Voltaire, cũng so sánh ông với bậc đại minh quân Marcus Aurelius năm xưa.[95][96] Khi thân chinh đốc xuất binh mã đi chinh phạt mở cõi, nhà vua thường trích dẫn những câu nói của vị vua - hiền triết La Mã xưa để biện hộ cho "Cuộc chiến tranh chính nghĩa".[97] Song, tuy Marcus Aurelius đã thân chinh đánh những trận kịch chiến, vị vua - hiền triết nước Phổ ngưỡng mộ ông hơn hết vì ông là một nhà triết học khắc kỷ chứ không phải là một thống soái ba quân. Nhất là khi Quốc vương Friedrich II Đại Đế phải liên tục thân chinh đánh cường địch trong cuộc Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763), cứ mỗi lúc bại trận ông thường cảm thấy hứng khởi hơn nhờ vào triết học khắc kỷ của vị Hoàng đế La Mã năm xưa, để hồi phục lại với ý chí quyết đấu tranh tới cùng.[98] Trong thời bình, ông mong muốn được làm một minh quân thâm sâu triết lý giống như tiền bối Marcus Aurelius.[99] Trong thư viện của ông tại điện Vô Ưu ở kinh thành Potsdam, nhà vua có tạc một bức tượng nhỏ Marcus Aurelius[100] – vị Hoàng đế gắn bó với triết học.[101] Đồng thời đại với ông, tại Tòa Thánh La Mã Giáo hoàng Biển Đức (1676–1758), do am hiểu văn chương sâu sắc, cũng được coi là một vị vua - hiền triết giống như Marcus Aurelius năm xưa.[102]
Thái độ đối với Kitô hữu
Trong hai thế kỷ đầu Công Nguyên, hầu như chỉ các quan chức La Mã địa phương là người ra lệnh bách hại các Kitô hữu. Vào thế kỷ thứ hai, các hoàng đế coi Kitô giáo là vấn đề địa phương cho cấp dưới xử lý.[103] Số lượng và mức độ bách hại ở nhiều nơi trong đế quốc dường như tăng dưới thời trị vì của Marcus. Ở chừng mực nào mà các cuộc bách hại này do chính Marcus điều động, khuyến khích hay ý thức được thì lại không rõ ràng và các sử gia vẫn còn đang tranh luận về điều này.[104] Nhà hộ giáo thời sơ khởi Justinô Tử đạo ghi lại trong cuốn Hộ giáo đầu tiên (khoảng từ 140 tới 150 CN) một bức thư của Marcus Aurelius gửi đến viện nguyên lão La Mã (trước khi ông lên ngôi hoàng đế) kể về một chiến địa mà tại đó Marcus tin rằng lời cầu nguyện của các Kitô hữu đã cứu đoàn quân của ông khỏi chết khát khi mà "nước đổ xuống từ thiên đường", và rồi "chúng tôi tức khắc công nhận sự hiện diện của Thiên Chúa". Tiếp tục bức thư, Marcus đề nghị viện nguyên lão dừng lại tiến trình bách hại Kitô hữu trước đó.[105]
Gia đình
Marcus Aurelius Antoninus kết hôn với cô em họ là Faustina Trẻ vào năm 145. Trong 30 năm chung sống với nhà vua, Faustina đã sinh hạ cho ông 13 đứa con. Sau khi ông qua đời, chỉ có một người con trai và bốn người con gái còn sống:
- Annia Aurelia Galeria Faustina (147 – sau năm 165)
- Gemellus Lucillae (chết khoảng năm 150), anh sinh đôi của Lucilla
- Annia Aurelia Galeria Lucilla (148/150 – 182), em họ của Gemellus, kết hôn với đồng Hoàng đế của Marcus Aurelius là Lucius Verus
- Titus Aelius Antoninus (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161)
- Titus Aelius Aurelius (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161)
- Hadrianus (152–157)
- Domitia Faustina (sinh sau năm 150, chết trước ngày 7 tháng 3 năm 161)
- Annia Aurelia Fadilla (159 – sau năm 211)
- Annia Cornificia Faustina Minor (160 – sau năm 211)
- Titus Aurelius Fulvus Antoninus (161–165), anh sinh đôi của vua Commodus
- Lucius Aurelius Commodus Antoninus (Commodus) (161–192), em sinh đôi của Titus Aurelius Fulvus Antoninus, sau này là Hoàng đế La Mã
- Marcus Annius Verus Caesar (162–169)
- Vibia Aurelia Sabina (170 – chết trước năm 217)
Tác phẩm của Marcus Aurelius
Trong khi phải thân chinh lâm trận từ năm 170 cho đến năm 180, vị Hoàng đế đã ngự bút viết tác phẩm Suy tưởng bằng tiếng Hy Lạp, để tự giảng dạy chính mình, và để cải tiến cho bản thân minh. Đây là một trong những tác phẩm quan trọng nhất về những suy tư và châm ngôn. Chúng ta không rõ là ông có muốn xuất bản tác phẩm này ra hay là không?[106] Cái tựa "Suy tưởng" là do người ta đặt cho sau khi nhà vua ra đi về cõi vĩnh hằng, chứ ông chỉ đặt tựa cho công trình này là: "Gửi đến chính Quả Nhân", chỉ đơn giản vậy thôi. Ông đã từng làm giáo sĩ trong những lễ cúng tế lớn của người La Mã và cũng là một nhà yêu nước thiết tha. Ông có hệ tư tưởng của riêng mình và những ghi chép của ông thể hiện tinh thần và triết lý khắc kỷ. Cho đến nay, Suy tưởng vẫn được tôn vinh là công trình văn chương đồ sộ viết về nhiệm vụ và phẩm hạnh của Chính phủ. Cuốn sách này là tác phẩm yêu thích của vị vua - hiền triết nước Phổ Friedrich II Đại Đế (một "Marcus Aurelius đời mới" lẫy lừmg[107][108]), nhà triết học nước Anh John Stuart Mill, thi sĩ nước Anh Matthew Arnold, đại thi hào Đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức Johann Wolfgang von Goethe và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo.[109] Vào năm 1992, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton được phỏng vấn xem ông yêu thích quyển sách nào nhất? Và, ông có hồi đáp rằng ông thích cuốn "Suy tưởng" của Hoàng đế Marcus Aurelius. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng thống của mình, Bill Clinton đã đọc đi đọc lại cuốn sách của bậc minh quân La Mã xưa.[91]
Người ta vẫn không thể hiểu rằng tác phẩm của Marcus Aurelius được truyền bá rộng rãi đến cỡ nào sau khi ông mất. Trong cổ văn, có những ghi chú rời rạc về sự mến mộ của người đời đối với những lời di huấn của ông, và Hoàng đế Julianus dù rất hâm mộ tiền bối Marcus Aurelius năm xưa, ông không có một đề cập chi tiết nào đến tác phẩm Suy tưởng.[110] Chính cuốn sách này, dù đã được đề cập trong những bức thư của Arethas xứ Caesarea vào thế kỷ thứ X và trong Bách khoa từ điển Suda của Đế quốc Đông La Mã, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1558 tại thành phố Zurich (Đế quốc La Mã Thần thánh) bởi Wilhelm Holzmann, từ một bản sao chép tay đã mất ngày nay.[111] Một bản sao hoàn chỉnh duy nhất còn tồn tại là văn kiện trong Thư viện Vatican. Trong thời hiện đại, tác phẩm này trở thành tài liệu được đọc nhiều nhất về triết học khắc kỷ.[112]
Ghi chú
- ^ Ông có tên khai sinh là Marcus Annius Catilius Severus (hoặc có thể là Marcus Catilius Severus).[1] Khi lấy vợ, ông có tên là Marcus Annius Verus,[2] và khi lên ngôi hoàng đế, ông được đặt tên là Marcus Aurelius Antoninus. Ông được biết đến trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle.[3]
- ^ Cassius Dio asserts that the Annii were near-kin of Hadrian, and that it was to these familial ties that they owed their rise to power.[34] The precise nature of these kinship ties is nowhere stated. One conjectural bond runs through Annius Verus (II). Verus' wife Rupilia Faustina was the daughter of the consular senator Libo Rupilius Frugi and an unnamed mother. It has been hypothesized Rupilia Faustina's mother was Matidia, who was also the mother (presumably through another marriage) of Vibia Sabina, Hadrian's wife.[35]
- ^ Farquharson kể rằng ông mất vào năm 130, khi Marcus Aurelius đã 9 tuổi.[42]
- ^ Nguyên văn HA Marcus viết là "Eutychius", nhưng Birley chỉnh sửa thành "Tuticius".[57]
- ^ Others put a harsher light on Hadrian's nickname. McLynn calls it an example of Hadrian's waspish (McLynn says "vespine") wit and adduces it in support of his contention that Marcus was a "prig".[65]
- ^ Birley, following the textual and epigraphic citations, concludes that he might only have seen Rome in 127, briefly in 128, and in 131.[67]
- ^ Commodus was a known consumptive at the time of his adoption, so Hadrian may have intended Marcus' eventual succession anyways.[76]
Chú thích
- ^ Dio 69.21.1; HA Marcus 1.9; McLynn, 24.
- ^ Dio 69.21.1; HA Marcus 1.10; McLynn, 24.
- ^ Khắc Kỷ Sơ Kỳ Lưu trữ 2009-11-15 tại Wayback Machine, dẫn nguồn từ Đinh Ngọc Thạch, Lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại, Nhà xuất bản CTQG, HN, 1999
- ^ Marcus Aurelius, sách đã dẫn, Kessinger Publishing, 2004, tr. 2
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 65
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, các trang 55-56.
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 14
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 1
- ^ “Tìm thấy bức tượng Hoàng đế La Mã hàng nghìn tuổi”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 1 năm 2009. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b Marcus Aurelius: A Life, by Frank McLynn
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 163
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 174
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 373
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 417
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 189
- ^ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 14
- ^ Western Civilization: Sources, Images and Interpretations, Dennis Sherman, Vol. 1, 5th Ed., p. 104.
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 25
- ^ Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 241
- ^ a b Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 146
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 229–30. The thesis of single authorship was first proposed in H. Dessau's "Über Zeit und Persönlichkeit der Scriptoes Historiae Augustae" (in German), Hermes 24 (1889), 337ff.
- ^ Ernest Renan, Marcus Aurelius, trang 125
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 230. On the HA Verus, see Barnes, 65–74.
- ^ Mary Beard, "Was He Quite Ordinary?", London Review of Books 31:14 (ngày 23 tháng 7 năm 2009), accessed ngày 15 tháng 9 năm 2009; Birley, Marcus Aurelius, 226.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 227.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 228–29, 253.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 227–28.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 228.
- ^ Marcus Aurelius: A Life, xem giới thiệu ở trang Amazon.com
- ^ Marcus Aurelius: A Biography, xem giới thiệu ở trang Amazon.com
- ^ Marcus Aurelius "Meditations", Kessinger Publishing, 2004, Lời giới thiệu, tr. 1
- ^ HA Marcus 1.2, 1.4; Birley, Marcus Aurelius, 28; McLynn, 14.
- ^ Dio 69.21.2, 71.35.2–3; Birley, Marcus Aurelius, 31.
- ^ Codex Inscriptionum Latinarum 14.3579[liên kết hỏng]; Birley, Marcus Aurelius, 29; McLynn, 14, 575 n. 53, citing Ronald Syme, Roman Papers 1.244.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 29; McLynn, 14.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 29, citing Pliny, Epistulae 8.18.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 30.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 49.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 31, 44.
- ^ a b Birley, Marcus Aurelius, 31.
- ^ Farquharson, 1.95–96.
- ^ Meditations 1.1, qtd. and tr. Birley, Marcus Aurelius, 31.
- ^ HA Marcus 2.1 and Meditations 5.4, qtd. in Birley, Marcus Aurelius, 32.
- ^ Meditations 1.3, qtd. in Birley, Marcus Aurelius, 35.
- ^ Meditations 1.17.7, qtd. and tr. Birley, Marcus Aurelius, 35.
- ^ a b Birley, Marcus Aurelius, 33.
- ^ Ad Marcum Caesarem 2.8.2 (= Haines 1.142), qtd. and tr. Birley, Marcus Aurelius, 31.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 31–32.
- ^ Meditations 1.1, qtd. and tr. Birley, Marcus Aurelius, 35.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 35.
- ^ Meditations 1.17.2; Farquharson, 1.102; McLynn, 23; cf. Meditations 1.17.11; Farquharson, 1.103.
- ^ McLynn, 20–21.
- ^ Meditations 1.4; McLynn, 20.
- ^ HA Marcus 2.2, 4.9; Meditations 1.3; Birley, Marcus Aurelius, 37; McLynn, 21–22.
- ^ HA Marcus 2.6; Birley, Marcus Aurelius, 38; McLynn, 21.
- ^ Birley, Later Caesars, 109, 109 n.8; Marcus Aurelius, 40, 270 n.27, citing Bonner Historia-Augusta Colloquia 1966/7, 39ff.
- ^ HA Marcus 2.3; Birley, Marcus Aurelius, 40, 270 n.27.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 40, citing Aelius Aristides, Oratio 32 K; McLynn, 21.
- ^ Meditations 1.10; Birley, Marcus Aurelius, 40; McLynn, 22.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 40, 270 n.28, citing A.S.L. Farquharson, The Meditations of Marcus Antoninus (Oxford, 1944) 2.453.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 42.
- ^ HA Marcus 4.1, 4.2; Birley, Marcus Aurelius, 36.
- ^ HA Marcus 1.10, 2.1; Birley, Marcus Aurelius, 38; "Hadrian to the Antonines", 147. The appellation also survives on inscriptions: Birley cites (at Marcus Aurelius, p. 270 n.24) Prosopographia Imperii Romani2 A 697, and L'Année épigraphique 1940.62[liên kết hỏng]. On the Salii, see: Birley, Marcus Aurelius, 36–37; McLynn, 18–19.
- ^ McLynn, 18, citing Michael Grant, The Antonines (1994), 26 for the characterization of verissimus as an example of Hadrian's waspish wit.
- ^ HA Marcus 4.4; Birley, Marcus Aurelius, 37; McLynn, 19.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 38, 270 n.24.
- ^ HA Marcus 4.5; Birley, Marcus Aurelius, 39–40; McLynn, 24–25; R. Syme, "The Ummidii", Historia 17:1 (1968): 93–94.
- ^ HA Marcus 4.6; Birley, Marcus Aurelius, 41.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 41.
- ^ HA Marcus 4.7; Birley, Marcus Aurelius, 41.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 41–42.
- ^ HA Hadrian 23.10, qtd. in Birley, Marcus Aurelius, 42.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 42. On the succession to Hadrian, see also: T.D. Barnes, "Hadrian and Lucius Verus", Journal of Roman Studies 57:1–2 (1967): 65–79; J. VanderLeest, "Hadrian, Lucius Verus, and the Arco di Portogallo", Phoenix 49:4 (1995): 319–30.
- ^ HA Hadrian 23.15–16; Birley, Marcus Aurelius, 45; "Hadrian to the Antonines", 148.
- ^ Dio 69.17.1; HA Aelius 3.7, 4.6, 6.1–7; Birley, "Hadrian to the Antonines", 147.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 46. Date: Birley, "Hadrian to the Antonines", 148.
- ^ Dio 69.21.1; HA Hadrian 24.1; HA Aelius 6.9; HA Pius 4.6–7; Birley, Marcus Aurelius, 48–49.
- ^ HA Marcus 5.3; Birley, Marcus Aurelius, 49.
- ^ Birley, Marcus Aurelius, 49–50.
- ^ Ludwig Reiners, Frederick the Great: a biography, trang 75
- ^ Nancy Mitford, Voltaire in Love, trang 150
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang XVI
- ^ Anthony Birley, Marcus Aurelius, trang 13
- ^ HA Marcus 1.1, 27.7; Dio 71.1.1; James Francis, Subversive Virtue: Asceticism and Authority in the Second-Century Pagan World (University Park: Pennsylvania State University Press, 1995), 21 n. 1.
- ^ Francis, 21 n.1, citing Justin, 1 Apologia 1; Athenagoras, Leg. 1; Eusebius, Historia Ecclesiastica 4.26.9–11.
- ^ Eusebius, Historia Ecclesiastica 4.26.9–11, qtd. and tr. Francis, 21 n. 1.
- ^ Herodian, Ab Excessu Divi Marci 1.2.4, tr. Echols.
- ^ a b Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, các trang 494-495.
- ^ George Peabody Gooch, Annals of politics and culture (1492-1899), trang 33
- ^ a b Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang XI
- ^ Ernest Renan, Marcus Aurelius, trang 3
- ^ Gerhard Ritter, Frederick the Great: a historical profile, trang 67
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 350
- ^ David Fraser, Frederick the Great: King of Prussia, trang 63
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 530
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life of Deed and Letters, trang 350
- ^ Theodor Schieder, Sabina Berkeley, Hamish M. Scott, Frederick the Great, trang 88
- ^ Gerhard Ritter, The German problem: basic questions of German political life, past and present, trang 29
- ^ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 234
- ^ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 368
- ^ Frank McLynn, Marcus Aurelius: A Life, trang 508
- ^ Barnes, 'Legislation against the Christians'.
- ^ McLynn, Marcus Aurelius: A Life, p. 295.
- ^ The First Apology of Justin Martyr, Chapter LXVIII
- ^ Aurelius Marcus Antoninus, Meditations of Marcus Aurelius Antoninus, Wilder Publications, 2008. ISBN 1-60459-584-1.
- ^ Pierre Gaxotte, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund, Frederick the Great, trang 184
- ^ Giles MacDonogh, Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, trang 142
- ^ Gregory Hays. Introduction to Marcus Aurelius Meditations Weidenfeld and Nicholson London2003 pxlix
- ^ Stertz, 434, citing Themistius, Oratio 6.81; HA Cassius 3.5; Aurelius Victor, De Caesaribus 16.9.
- ^ Gregory Hays. Introduction to Marcus Aurelius Meditations Weidenfeld and Nicholson London 2003 pp xlviii–xlix.
- ^ Jill Kraye, Martin William Francis Stone, Humanism and early modern philosophy, trang 107
Tham khảo
Tài liệu cổ đại
- Aelius Aristides. Orationes (Orations).
- Cassius Dio. Roman History.
- Cary, Earnest, trans. Roman History. 9 vols. Loeb ed. London: Heinemann, 1914–27. Online at LacusCurtius. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Codex Justinianus.
- Scott, Samuel P., trans. The Code of Justinian, in The Civil Law. 17 vols. 1932. Online at the Constitution Society. Truy cập 31 tháng 8 năm 2009.
- Digest.
- Scott, S.P., trans. The Digest or Pandects in The Civil Law. 17 vols. Cincinnati: Central Trust Company, 1932. Online at the Constitution Society. Truy cập 31 tháng 8 năm 2009.
- Epitome de Caesaribus.
- Banchich, Thomas M., trans. A Booklet About the Style of Life and the Manners of the Imperatores. Canisius College Translated Texts 1. Buffalo, NY: Canisius College, 2009. Online at De Imperatoribus Romanis. Truy cập 31 tháng 8 năm 2009.
- Fronto, Marcus Cornelius. Epistulae (Letters).
- Gellius, Aulus. Noctes Atticae (Attic Nights).
- Rolfe, J.C., trans. The Attic Nights of Aulus Gellius. 3 vols. Loeb ed. London: Heinemann, 1927–28. Vols. 1 and 2 online at LacusCurtius. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Institutes.
- Scott, S.P., trans. Institutes of Gaius in The Civil Law. 17 vols. Cincinnati: Central Trust Company, 1932. Online at the Constitution Society. Truy cập 31 tháng 8 năm 2009.
- Lucian.
- Alexander.
- Harmon, A.M., trans. The Works of Lucian of Samosata. 9 vols. Loeb ed. London: Heinemann, 1936. Alexander online at Tertullian. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Historia Quomodo Conscribenda (The Way to Write History).
- Fowler, H.W., and H.G., trans. The Works of Lucian of Samosata. 4 vols. Oxford: Clarendon Press, 1905. The Way to Write History, in volume 2, online at Sacred Texts, based on the Gutenberg e-text. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Imagines (Essays in Portraiture [Images]).
- Fowler, H.W., and H.G., trans. The Works of Lucian of Samosata. 4 vols. Oxford: Clarendon Press, 1905. A Portrait Study, in volume 3, online at Sacred Texts, based on the Gutenberg e-text. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Pro Imaginibus (Essays in Portraiture Defended).
- Fowler, H.W., and H.G., trans. The Works of Lucian of Samosata. 4 vols. Oxford: Clarendon Press, 1905. Defence of the 'Portrait-Study', in volume 3, online at Sacred Texts, based on the Gutenberg e-text. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Marcus Aurelius Antoninus. Meditations.
- Farquharson, A.S.L., trans. Meditations. New York: Knopf, 1946, rept. 1992.
- Pausanias. Description of Greece.
- Jones, W.H.S., and H.A. Omerod, trans. Pausanias' Description of Greece. 4 vols. Loeb ed. London: Heinemann, 1918. Online at Theoi and Perseus at Tufts. Truy cập 27 tháng 8 năm 2009.
- Philostratus. Heroicus (On Heroes).
- Aiken, Ellen Bradshaw, and Jennifer K. Berenson Maclean, trans. On Heroes. Washington, DC: Harvard University Center for Hellenic Studies, 2007. Online at Harvard University Centre for Hellenic Studies Lưu trữ 2008-05-31 tại Wayback Machine. Truy cập 27 tháng 8 năm 2009.
- Scriptores Historiae Augustae (Authors of the Historia Augusta). Historia Augusta (Augustan History).
- Magie, David, trans. Historia Augusta. 3 vols. Loeb ed. London: Heinemann, 1921–32. Online at LacusCurtius. Truy cập 26 tháng 8 năm 2009.
- Birley, Anthony R., trans. Lives of the Later Caesars. London: Penguin, 1976.
Tài liệu hiện đại
Từ điển từ Wiktionary | |
Tập tin phương tiện từ Commons | |
Tin tức từ Wikinews | |
Danh ngôn từ Wikiquote | |
Văn kiện từ Wikisource | |
Tủ sách giáo khoa từ Wikibooks | |
Tài nguyên học tập từ Wikiversity |
- Astarita, Maria L. Avidio Cassio (in Italian). Rome: Edizione di Storia e Letteratura, 1983.
- Barnes, Timothy D. "Hadrian and Lucius Verus." Journal of Roman Studies 57:1–2 (1967): 65–79.
- Birley, Anthony R. Marcus Aurelius: A Biography. New York: Routledge, 1966, rev. 1987. ISBN 0-415-17125-3
- Birley, Anthony R. "Hadrian to the Antonines." In The Cambridge Ancient History Volume XI: The High Empire, A.D. 70–192, edited by Alan Bowman, Peter Garnsey, and Dominic Rathbone, 132–94. New York: Cambridge University Press, 2000. ISBN 978-0-521-26335-1
- Champlin, Edward. "The Chronology of Fronto." Journal of Roman Studies 64 (1974): 136–59.
- Champlin, Edward. Fronto and Antonine Rome. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1980. ISBN 0-674-32668-7
- Millar, Fergus. The Roman Near East: 31 TCN – AD 337. Cambridge, MA: Harvard University Press, 1993. ISBN 0-674-77886-3
- Kraye, Jill; Stone, Martin William Francis. Humanism and early modern philosophy, Routledge, 2000. ISBN 0-415-18616-1.
- Ritter, Gerhard. Frederick the Great: a historical profile. University of California Press, 1975. ISBN 0-520-02775-2.
- Gaxotte, Pierre, Philip Hamilton McMillan Memorial Publication Fund. Frederick the Great (R. A. Bell biên dịch). Yale university press, 1942.
- Ritter, Gerhard. The German problem: basic questions of German political life, past and present. Ohio State University Press, 1965.
- Reiners, Ludwig. Frederick the Great: a biography. Putnam, 1960.
- Mitford, Nancy. Voltaire in Love. Carroll & Graf, 1999. ISBN 0-7867-0641-4.
- Asprey, Robert B. Frederick the Great: the magnificent enigma. Ticknor & Fields, 1986.
- Schieder, Theodor; Berkeley, Sabina; Scott, Hamish M. Frederick the Great. Longman, 2000. ISBN 0-582-01769-6. (bản dịch)
- Schieder, Theodor. Friedrich der grosse. Ullstein, 1998. ISBN 3-548-26534-0.
- MacDonogh, Giles. Frederick the Great: A Life in Deed and Letters, St. Martin's Griffin, 2001. ISBN 0-312-27266-9.
- Fraser, David. Frederick the Great: King of Prussia, Fromm International, 2001. ISBN 0-88064-261-0.