Dạng nhiệm vụ | Tàu quỹ đạo và tàu đổ bộ |
---|---|
Nhà đầu tư | Liên Xô |
COSPAR ID | Orbiter: 1971-049A Lander: 1971-049C |
Số SATCAT | Orbiter: 5252 Lander: 5667 |
Thời gian nhiệm vụ | Tàu quỹ đạo: 452 ngày |
Các thuộc tính thiết bị vũ trụ | |
Khối lượng phóng | Combined: 4.650 kg (10.250 lb) Tàu quỹ đạo: 3.440 kg (7.580 lb) Tàu đổ bộ: 1.210 kg (2.670 lb)[1] |
Bắt đầu nhiệm vụ | |
Ngày phóng | 15:26:30, 28 tháng 5 năm 1971 (UTC) |
Tên lửa | Proton-K với tầng trên Blok D |
Kết thúc nhiệm vụ | |
Cách loại bỏ | Decommissioned |
Dừng hoạt động | 22 tháng 8 năm 1972 | (tàu quỹ đạo)
Lần liên lạc cuối | Last data transmission July 1972[2] |
Các tham số quỹ đạo | |
Hệ quy chiếu | Areocentric |
Phi thuyền quỹ đạo Sao Hỏa | |
Vào quỹ đạo | 2 tháng 12 năm 1971 |
Thông số quỹ đạo | |
Cận điểm | 1.500 km (930 mi) |
Viễn điểm | 211.400 km (131.400 mi) |
Độ nghiêng quỹ đạo | 60° |
Xe tự hành Sao Hỏa | |
Thành phần phi thuyền | Mars 3 Lander |
Thời điểm hạ cánh | 2 tháng 12 năm 1971 (11 Libra 192 Darian) 13:52 UTC SCET (MSD 34809 03:06 AMT) |
Địa điểm hạ cánh | 45°N 202°Đ / 45°N 202°Đ (dự đoán)[3] |
Mars 3 là một tàu thăm dò không gian không người lái của Liên Xô thuộc chương trình Mars, kéo dài từ năm 1960 đến năm 1973. Mars 3 được phóng vào ngày 28 tháng 5 năm 1971, chín ngày sau khi tàu vũ trụ Mars 2 được phóng.
Mars 2 và Mars 3 đều là hai tàu vũ trụ không người lái được phóng bởi tên lửa Proton-K với tầng trên Blok D, mỗi tàu bao gồm một tàu quỹ đạo và một tàu đổ bộ kèm theo. Sau khi tàu đổ bộ Mars 2 va chạm trên bề mặt Sao Hỏa, tàu đổ bộ Mars 3 trở thành tàu vũ trụ đầu tiên soft landing trên Sao Hỏa vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Tàu đổ bộ đó chỉ gửi được một hình ảnh màu xám không có chi tiết.[4] Tàu quỹ đạo Mars 2 và Mars 3 tiếp tục quay quanh Sao Hỏa và gửi hình ảnh về Trái Đất trong 8 tháng tiếp theo.
Tàu quỹ đạo
Mục đích chính của tàu quỹ đạo 4M-V là nghiên cứu địa hình của bề mặt Sao Hỏa; phân tích thành phần của đất; đo các tính chất khác nhau của khí quyển; theo dõi "bức xạ Mặt Trời, gió Mặt Trời, từ trường liên hành tinh và từ trường Sao Hỏa".[5] Ngoài ra, nó còn đóng vai trò là "relay liên lạc để gửi tín hiệu từ tàu đổ bộ về Trái Đất".[5]
Tàu quỹ đạo Mars 3 đã gửi lại dữ liệu trong khoảng thời gian từ tháng 12 năm 1971 đến tháng 3 năm 1972, mặc dù việc gửi dữ liệu vẫn tiếp tục đến tháng 8. Mars 3 đã hoàn thành sứ mệnh của mình vào ngày 22 tháng 8 năm 1972, sau 20 vòng quỹ đạo quanh Sao Hỏa.
Tàu thăm dò Mars 3 kết hợp với Mars 2 đã gửi về tổng cộng 60 bức ảnh. Các hình ảnh và dữ liệu cho thấy những ngọn núi cao tới 22 km, nguyên tử hydro và oxy ở thượng tầng khí quyển, nhiệt độ bề mặt dao động từ −110 °C đến +13 °C, áp suất bề mặt từ 5,5 đến 6 mb, nồng độ hơi nước thấp hơn 5.000 lần so với trong bầu khí quyển của Trái Đất.[4]
Tham khảo
- ^ “Mars 3”. NASA Space Science Data Coordinated Archive. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
- ^ “Beyond Earth: A Chronicle of Deep Space Exploration”. NASA Solar System Exploration. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.
- ^ Webster, Guy (11 tháng 4 năm 2013). “NASA Mars Orbiter Images May Show 1971 Soviet Lander”. NASA. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2013.
- ^ a b Perminov, V.G. (tháng 7 năm 1999). The Difficult Road to Mars - A Brief History of Mars Exploration in the Soviet Union. NASA Headquarters History Division. tr. 34–60. ISBN 0-16-058859-6.
- ^ a b “Mars 3”. NASA. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2019.