Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu
| |
---|---|
Phân bố địa lý | Đông Dương |
Phân loại ngôn ngữ học | Nam Á
|
Tiền ngôn ngữ | Tiếng Cơ Tu nguyên thuỷ |
Ngữ ngành con |
|
Glottolog: | katu1271[1] |
![]()
Nhóm Cơ Tu |
Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu là một Nhóm ngôn ngữ của ngữ hệ Nam Á với chừng 1,3 triệu người nói, có mặt ở bán đảo Đông Dương. Paul Sidwell, một trong những chuyên gia hàng đầu về Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu, nhận thấy rằng những ngôn ngữ Môn-Khmer, bất kể thuộc nhóm nào, có vị trí địa lý càng gần với hai Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu và Ba Na thì càng có nhiều nét tương đồng từ vựng. Do hai nhóm Cơ Tu và Ba Na không có đặc điểm phát sinh chung nào, nên chúng không nằm cùng nhánh.
Phân loại
Năm 1966, hai nhà ngôn ngữ học SIL David Thomas và Richard Phillips thực hiện một nghiên cứu từ vựng thống kê nhiều ngôn ngữ Môn-Khmer ở Đông Dương. Nghiên cứu này giúp nhận diện hai nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer mới, là Nhóm ngôn ngữ Cơ Tu và Nhóm ngôn ngữ Ba Na (Sidwell 2009). Tài liệu giúp phân loại chính xác các ngôn ngữ Cơ Tu chỉ mới xuất hiện vào thập niên 1990, khi mà Lào mở cửa cho các nhà ngôn ngữ học nước ngoài.
Sidwell (2005)
Phân loại dưới được đề xuất bởi Sidwell (2005). Sidwell (2005) ngờ vực giả thuyết Việt-Cơ Tu của Diffloth, cho rằng bằng chứng để chứng minh còn quá mơ hồ. Sidwell (2009) cho rằng nhánh Cơ Tu là phân nhánh nguyên thủy nhất, những nhánh còn lại đã phát sinh ra nhiều đặc điểm riêng hơn.
- Cơ Tu (Thap):
- Kui–Bru:
- Pa Kô (Tareng) (Việt Nam, Lào)
- Tà Ôi–Kriang (Lào và Thừa Thiên-Huế, Việt Nam):
- Ngeq/Kriang (Khlor/Lor)
- Tà Ôi, Ir
Gehrmann (2019)
Gehrmann (2019)[2] đề xuất cách phân loại nhóm Cơ Tu như sau.
- Proto-Cơ Tu
Ethnologue còn liệt kê cả tiếng Kassang, nhưng ngôn ngữ này thuộc Nhóm ngôn ngữ Ba Na (Sidwell 2003). Lê Bá Thảo và đồng nghiệp (2014:294)[3] ghi nhận một nhóm người nói ngôn ngữ Cơ Tu gọi là Ba-hi sống ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Tiếng Kuy và Bru mỗi tiếng có chừng nửa triệu người nói, còn cụm phương ngữ Tà Ôi có hơn 200.000 người nói.
Ngôn ngữ nguyên thủy
Ngôn ngữ Cơ Tu nguyên thủy, hoặc những nhánh con của nó, đã được một vài học giả phục dựng:
- Thomas (1967): A Phonology Reconstruction of Proto-East-Katuic
- Diffloth (1982): Registres, devoisement, timbres vocaliques: leur histoire en katouique
- Efinov (1983): Problemy fonologicheskoj rekonstrukcii proto-katuicheskogo jazyka
- Peiros (1996): Katuic Comparative Dictionary
- Therapahan L-Thongkum (2001): Languages of the Tribes in Xekong Province, Southern Laos
- Paul Sidwell (2005): The Katuic languages: classification, reconstruction and comparative lexicon
Sidwell (2005) phục dựng hệ thống phụ âm của ngôn ngữ Cơ Tu nguyên thủy (Proto-Katuic) như sau:
Môi | Lợi | Ngạc cứng | Ngạc mềm | Thanh hầu | ||
---|---|---|---|---|---|---|
Tắc | vô thanh | *p | *t | *c | *k | *ʔ |
hữu thanh | *b | *d | *ɟ | *ɡ | ||
hút vào | *ɓ | *ɗ | *ʄ | |||
Mũi | *m | *n | *ɲ | *ŋ | ||
Chảy | *w | *l, *r | *j | |||
Xát | *s | *h |
Điều này giống hệt với các phục dựng của tiếng Nam Á nguyên thủy, ngoại trừ âm *ʄ được bảo tồn tốt hơn trong nhóm Cơ Tu so với các nhánh khác của hệ Nam Á mà Sidwell tin rằng cũng từng tồn tại trong tiếng Môn-Khmer nguyên thuỷ.
Đường đồng ngữ từ vựng
Paul Sidwell (2015:185–186)[4] liệt kê các từ vựng đổi mới đặc trưng cho nhánh Cơ Tu đã thay thế các hình thái gốc trong tiếng Nam Á nguyên thủy.
Nghĩa | Proto-Katuic[5] | Proto-Nam Á |
---|---|---|
vợ | *kɗial | *kdɔːr |
năm | *kmɔɔ | *cnam |
rắn hổ mang | *duur | *ɟaːt |
nấm | *trɨa | *psit |
xương | *ʔŋhaaŋ | *cʔaːŋ |
sáu | *tbat | *tpraw |
tám | *tgɔɔl | *thaːm |
đầu[6] | *pləə | *b/ɓuːk; *kuːj |
Sidwell (2015:173) liệt kê các đường đồng ngữ từ vựng được chia sẻ giữa nhánh Cơ tu và nhánh Bahnar.
Nghĩa | Proto-Katuic | Proto-Bahnaric | Ghi chú |
---|---|---|---|
vỏ cây | *ʔnɗɔh | *kɗuh | |
móng/vuốt | *knrias | *krʔniəh | từ Khmer kiəh 'cào' |
da | *ʔŋkar | *ʔəkaːr | |
đứng dậy | *dɨk | *dɨk | có thể được vay mượn từ nhóm Chăm |
cây/gỗ | *ʔalɔːŋ | *ʔlɔːŋ | từ Khơ Mú cổ *cʔɔːŋ |
nỏ | *pnaɲ | *pnaɲ | từ Môn cổ pnaɲ 'quân đội' |
sừng | *ʔakiː | *ʔəkɛː | |
lòng bàn tay/bàn chân | *trpaːŋ | *-paːŋ | |
muối | *bɔːh | *bɔh | |
ăn cắp | *toŋ | *toŋ | |
mười | *ɟit | *cit |
Chú thích
- Gehrmann, Ryan. 2017. The Historical Phonology of Kriang, A Katuic Language. Journal of the Southeast Asian Linguistics Society 10.1, 114-139.
- Gehrmann, Ryan. 2016. The West Katuic languages: comparative phonology and diagnostic tools. Chiang Mai: Payap University MA Thesis.
- Gehrmann, Ryan. 2015. Vowel Height and Register Assignment in Katuic Lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021 tại Wayback Machine. Journal of the Southeast Asian Linguistics Society 8. 56-70.
- Gehrmann, Ryan and Johanna Conver. 2015. Katuic Phonological Features Lưu trữ ngày 12 tháng 6 năm 2021 tại Wayback Machine. Mon-Khmer Studies 44. 55-67.
- Choo, Marcus. 2012. The Status of Katuic Lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2019 tại Wayback Machine. Chiang Mai: Linguistics Institute, Payap University.
- Choo, Marcus. 2010. Katuic Bibliography with Selected Annotations Lưu trữ ngày 6 tháng 7 năm 2019 tại Wayback Machine. Chiang Mai: Linguistics Institute, Payap University.
- Choo, Marcus. 2009. Katuic Bibliography Lưu trữ ngày 9 tháng 11 năm 2019 tại Wayback Machine. Chiang Mai: Linguistics Institute, Payap University.
- Sidwell, Paul. 2005. The Katuic languages: classification, reconstruction and comparative lexicon Lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2020 tại Wayback Machine. LINCOM studies in Asian linguistics 58. Munich: LINCOM Europa. ISBN 3-89586-802-7
- Sidwell, Paul. 2005. Proto-Katuic phonology and the sub-grouping of Mon-Khmer languages Lưu trữ ngày 11 tháng 11 năm 2019 tại Wayback Machine. In Paul Sidwell (ed.), SEALSXV: Papers from the 15th Meeting of the South East Asian Linguistics Society, 193-204. Pacific Linguistics PL E1. Canberra: Pacific Linguistics.
- Theraphan L-Thongkum. 2002. The Role of endangered Mon-Khmer languages of Xekong Province, Southern Laos, in the reconstruction of Proto-Katuic. In Marlys Macken (ed.), Papers from the Tenth Annual Meeting of the Southeast Asian Linguistics Society. 407-429. Program for Southeast Asian Studies, Arizona State University.
- Theraphan L-Thongkum. 2001. ภาษาของนานาชนเผ่าในแขวงเซกองลาวใต้. Phasa khong nanachon phaw nai khweng Sekong Lao Tai. [Languages of the tribes in Xekong province, Southern Laos]. Bangkok: The Thailand Research Fund.
- Peiros, Ilia. 1996. Katuic comparative dictionary. Pacific Linguistics C-132. Canberra: Australian National University. ISBN 0-85883-435-9
- Miller, John & Carolyn Miller. 1996. Lexical comparison of Katuic Mon-Khmer languages with special focus on So-Bru groups in Northeast Thailand. Mon-Khmer Studies 26. 255-290.
- Migliazza, Brian. 1992. Lexicostatistic analysis of some Katuic languages. In Amara Prasithrathsint & Sudaporn Luksaneeyanawin (eds.), 3rd International Symposium on Language and Linguistics, 1320-1325. Bangkok: Chulalongkorn University.
- Gainey, Jerry. 1985. A comparative study of Kui, Bruu and So phonology from a genetic point of view. Bangkok: Chulalongkorn University MA thesis.
- Effimov, Aleksandr. 1983. Проблемы фонологической реконструкции прото-катуического языка. Probljemy phonologichjeskoj rjekonstruktsii Proto-Katuichjeskovo jazyka. [Issues in the phonological reconstruction of the Proto-Katuic language]. Moscow: Institute of Far Eastern studies Moscow dissertation.
- Diffloth, Gérard. 1982. Registres, dévoisement, timbres vocaliques: leur histoire en Katouique. [Registers, devoicing, vowel phonation: their history in Katuic]. Mon-Khmer Studies 11. 47-82.
- Thomas, Dorothy. M. (1967). A phonological reconstruction of Proto–East Katuic. Grand Forks: University of North Dakota MA thesis.
Chú thích
- ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, biên tập (2013). "Katuic". Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
- ^ Gehrmann, Ryan. 2019. On the Origin of Rime Laryngealization in Ta’oiq: A Case Study in Vowel Height Conditioned Phonation Contrasts. Paper presented at the 8th International Conference on Austroasiatic Linguistics (ICAAL 8), Chiang Mai, Thailand, August 29–31, 2019.
- ^ Lê Bá Thảo, Hoàng Ma, et. al; Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam - Viện dân tộc học. 2014. Các dân tộc ít người ở Việt Nam: các tỉnh phía nam. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội. ISBN 978-604-90-2436-8
- ^ Sidwell, Paul. 2015. "Austroasiatic classification." In Jenny, Mathias and Paul Sidwell, eds (2015). The Handbook of Austroasiatic Languages. Leiden: Brill.
- ^ Reconstructions are from Sidwell (2005).
- ^ Sidwell, Paul (2021). "Classification of MSEA Austroasiatic languages". The Languages and Linguistics of Mainland Southeast Asia. De Gruyter. tr. 179–206. doi:10.1515/9783110558142-011.
- Sidwell, Paul. (2005). The Katuic languages: classification, reconstruction and comparative lexicon Lưu trữ ngày 4 tháng 12 năm 2020 tại Wayback Machine. LINCOM studies in Asian linguistics, 58. Muenchen: Lincom Europa. ISBN 3-89586-802-7
- Sidwell, Paul. (2009). Classifying the Austroasiatic languages: history and state of the art Lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2019 tại Wayback Machine. LINCOM studies in Asian linguistics, 76. Munich: Lincom Europa.
Liên kết ngoài
- Frank Huffman Katuic Audio Archives
- Paul Sidwell (2003)
- http://projekt.ht.lu.se/rwaai RWAAI (Repository and Workspace for Austroasiatic Intangible Heritage)
- http://hdl.handle.net/10050/00-0000-0000-0003-6712-F@view Katuic languages in RWAAI Digital Archive