Toà thẩm giáo (chữ Latin: Inquisition) là tổ chức chống lại những thành phần được cho là dị giáo của Giáo hội Công giáo, trước đây cũng gọi là "Thánh thẩm". Cuộc thẩm giáo khởi đầu ở Pháp để đánh các dị giáo, từ thế kỷ 12 đến giữa thế kỷ 15 hết thảy gọi là Thẩm giáo Trung cổ. Tra tấn và bạo lực được dùng để ép nhận lỗi.[1] Từ thập kỷ 1250 về sau thì các thẩm giáo thường là thành viên của Dòng Đa Minh thay vì thầy tu địa phương.[2]
Trong khoảng từ hậu kỳ Trung cổ đến đầu thời Phục hưng, Tòa thẩm giáo mở rộng đến những nước châu Âu khác vừa đáp lại cuộc Cải chính Tin Lành vừa hưởng ứng cuộc Phục hưng Công giáo. Ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nảy ra các toà thẩm giáo[3] chuyên bức bách những người Do Thái bị ép bỏ đi đạo Do Thái cùng những tín đồ Công giáo từng theo Hồi giáo, nghi ngờ đã ngầm trở về đạo trước đây. Hai nhóm đều đông người ở Bán đảo Iberia hơn những vùng miền khác của châu Âu.
Bấy giờ Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha không chỉ thẩm giáo ở châu Âu mà còn trên khắp các thuộc địa ở châu Phi, châu Á, và châu Mỹ, tạo thành các toà ở Ấn Độ thuộc Bồ, Peru, và Mê-hi-cô.[4]
Đầu thế kỷ 19 Tòa thẩm giáo bị bỏ đi ở châu Âu sau Chiến tranh Napoléon và ở châu Mỹ sau các cuộc chiến tranh độc lập chống Tây Ban Nha, nhưng tiếp tục tồn tại trong Giáo triều La Mã của Giáo hội Quốc. Năm 1908 lấy tên Thánh bộ, năm 1965 trở thành Bộ Giáo lý Đức tin.[5]
Mục đích
Toà thẩm giáo thông thường chỉ tố giác "tà thuyết" của những tín đồ Công giáo và không có quyền xét xử người Moor và người Do Thái.[6]
Phần lớn các bản án phạt sám hối như đeo thánh giá may trên áo, đi hành hương và v.v.[7] Nếu bị khép tội tà giáo chẳng hối lỗi thì pháp luật yêu cầu toà thẩm giáo giao phạm nhân cho toà án nhà nước xử phạt. Tuy hình phạt tuỳ theo luật lệ địa phương,[8][9] song bản án của những tội phản giáo bao gồm thiêu sống và thường thì bị đày đi xa hoặc bỏ tù chung thân. Sau vài năm, tù nhân thường được giảm án. Vì thế nên các thẩm giáo tuy không tự mình phán quyết nhưng vẫn biết số phận của bất cứ bị kết án ở toà.[10]
Trong quyển Sổ tay thẩm giáo có viết mục đích của hình phạt: ... hình phạt chính nó không chủ yếu để cải tạo người bị phạt, nhưng để phục vụ lợi ích chung bằng cách làm những người khác kinh sợ mà buông những tà ác mà họ sẽ gây nên.[11]
Nguồn gốc
Trước năm 1100 Giáo hội Công giáo thường dùng cấm lệnh hay nhà tù trừ bỏ tà đạo, nhưng không tra tấn[3] và hiếm khi giết ai.[12][13] Mặc dầu một vài tu sĩ và nhà thần học phản đối, ít nhiều nước vẫn phạt chết tội tà giáo.[14][15]
Cuối thế kỷ 12 phái dị đạo Cathar nổi lên. Giáo hội ra lệnh thành lập các toà thẩm giáo. Năm 1184 toà thứ nhất được tạm lập ở Languedoc tại miền nam nước Pháp. Năm 1229 thành lập lâu dài, phần lớn do Dòng Đa Minh quản lý ở La Mã,[16] sau đó thì ở Carcassonne tại Languedoc. Ngoài ra vụ giết sứ giả Pierre de Castelnau của Giáo hoàng Innocent vào năm 1208 châm ngòi cuộc Thánh chiến Cathar 20 năm. Kết quả là các tín đồ dị giáo bị tố cáo thường xuyên hơn.
Thẩm giáo Trung cổ
Thuật ngữ "Thẩm giáo Trung cổ" trỏ những toà dị giáo thành lập vào khoảng năm 1184 chống lại các phong trào đại chúng trên khắp châu Âu mà Giáo hội xem là bội giáo hay tà đạo, đặc biệt phái Cathar ở miền nam nước Pháp và phái Waldo ở miền nam nước Pháp và miền bắc nước Ý. Cơ sở pháp luật của một số hoạt động thẩm giáo được Giáo hoàng Innôcentê IV cấp vào năm 1252. Toà thẩm giáo được tra tấn trong một vài trường hợp để bắt những tín đồ dị giáo nhận tội,[17] nhưng Nicholas Eymerich là thẩm giáo đã viết quyển Sổ tay thẩm giáo phản đối rằng: "tra tấn chẳng những sai lệch mà còn vô ích vậy". Năm 1256 thẩm giáo được miễn tội tra tấn.[18]
Thế kỷ 13 Giáo hoàng Grêgôriô IX giao lại nhiệm vụ thẩm giáo cho Dòng Đa Minh và Dòng Phan Sinh. Cuối thời Trung cổ chỉ còn Anh và Castile là hai nước lớn ở phương Tây không có toà thẩm giáo. Hầu hết các thẩm giáo là tu sĩ chuyên dạy luật hay thần học trong trường đại học, xét xử cùng các giám mục và các "trợ thẩm giáo" là chức vị giống như bồi thẩm do tu sĩ giữ. Thủ tục hỏi tra của Toà phỏng theo thủ tục của các toà án Cổ La Mã.[19] Sau năm 1200 mỗi Toà do một Đại thẩm giáo cầm đầu đến giữa thế kỷ 19.[20]
Lịch sử
Phe Tin Lành và phe Công giáo tranh chấp nhau càng gay gắt, tín đồ Tin Lành càng sợ Toà thẩm giáo,[21] còn tín đồ Công giáo thì xem là bờ lũy cần thiết để ngăn các tà đạo lây lan.
Áp chế phù thủy
Ở châu Âu trước Kitô giáo phần nhiều dân chúng tin vào phù thủy và đàn áp những người bị tố giác là "phù thủy", lòng tin này có thể nhận rõ trong luật lệ bấy giờ. Đầu thời Trung cổ Giáo hội bắt đầu dạy rằng phù thủy yêu pháp không tồn tại và lên án là mê tín,[22] khiến cho những luật lệ này bị bỏ đi ở nhiều nơi và chấm dứt tập quán săn phù thủy.[23] Song niềm tin vẫn còn rễ trong dân gian.
1.300 năm đầu của kỷ nguyên Kitô giáo thường không có phù thủy bị lên án và đàn áp một cách hung bạo.[24] Người dân thường xuyên vừa chúc tụng, vừa niệm chú, vừa cầu nguyện vị thánh bảo hộ để tránh bão, bảo vệ gia súc hay đảm bảo mùa màng được bội thu. Đêm hạ chí đốt lửa trại để đánh lệch thiên tai hay ảnh hưởng của thần tiên, ma quỷ và phù thủy. Thực vật được xem là có hiệu quả chữa bệnh, thường được thu hoạch trong điều kiện nhất định.[25]
Hắc thuật bị xử lý bằng sự nhận tội, hối lỗi và việc từ thiện.[26] Theo giáo luật Ailan thoạt đầu bất cứ ai thi hành yêu thuật đều bị tuyệt thông đến khi hội đủ các hành vi sám hối thỏa đáng. Năm 1258 Giáo hoàng Alexanđê IV ra lệnh rằng các thẩm giáo chỉ nên dự vào những vụ tà đạo có cơ sở rõ ràng.
Từ cuối thời Trung cổ đến thời Phục hưng việc đàn áp phù thủy đại khái trở nên dữ dội hơn, có lẽ một phần do những biến động bấy giờ như Cái chết Đen, Chiến tranh Trăm năm, và thời kỳ băng hà nhỏ bị vu cho phù thủy.[27][28] Một số sử gia thấy cuộc Cải chính Tin Lành nổi lên cùng lúc mà biện luận là tục săn phù thủy ở châu Âu chịu ảnh hưởng của đạo Tin Lành.[29]
Toà thẩm giáo Tây Ban Nha
Cuối thời Trung Cổ cả Tây Ban Nha lẫn Bồ Đào Nha phần lớn đều là các vùng nhiều văn hóa tràn đầy chất Hồi giáo và đạo Do Thái. Tân chính quyền Kitô giáo không thể coi như tất cả thần dân sẽ đột nhiên cải đạo thành tín đồ Công giáo lâu dài, nên Toà thẩm giáo ở Iberia, León, Castilla và Aragón không những có động cơ tôn giáo mà còn theo đuổi mục đích chính trị xã hội.[31]
Cuối thế kỷ 14 ở một số vùng của Tây Ban Nha có làn sóng bạo lực chống Do Thái. Tháng 6 năm 1391 ở thành phố Seville hàng trăm người Do Thái bị giết, nhà thờ Do Thái bị phá hủy Số người thiệt mạng ở những thành phố khác như Córdoba, Valencia và Barcelona cũng cao.[32]
Không lâu sau đó hàng nghìn tín đồ Do Thái may còn sống cải đạo. Giáo luật đương thời của Giáo hội không cho phép ép rửa tội và bất cứ ai bị buộc đều có thể trở lại đạo Do Thái, song chỉ khi có đánh đập thì mới được phép; bị dọa chết hay thương nặng mà đi rửa tội vẫn được xem là tự nguyện, và do đó bị cấm quay lại đạo Do Thái.[33] Sau các vụ bạo động thì nhiều người "cảm thấy giữ đạo mới an toàn hơn".[34] Sau năm 1391 một nhóm xã hội mới xuất hiện gọi là conversos hay tân đạo nhân.
Năm 1478 Toà thẩm giáo Tây Ban Nha được thành lập. Trái ngược với các toà thẩm giáo trước đó ở chỗ hoạt động hoàn toàn dưới quyền của triều đình — mặc dầu nhân viên thuộc giới giáo sĩ với dòng tu — và không chịu lệnh của Toà Thánh. Thẩm quyền của Toà bao gồm đại lục Tây Ban Nha và tất cả các thuộc địa lãnh thổ của Tây Ban Nha ở Bắc Trung Nam Mỹ. Mục tiêu chính là những tín đồ bị ép bỏ Hồi giáo hay Do Thái giáo và ở lại Tây Ban Nha sau khi Hồi giáo mất chính quyền, bị nghi là hoặc vẫn theo đạo cũ hoặc đã hoàn đạo.
Năm 1492 tất cả mọi tín đồ đạo Do Thái đều bị Tây Ban Nha trục xuất, còn những người cải đạo thì bị thuộc thẩm quyền của Toà thẩm giáo.
Thuộc địa hải ngoại
Ở châu Mỹ ba toà thẩm giáo được thành lập vào năm 1569, một ở Mexico, một ở Cartagena de Indias và một ở Peru. Toà Mexico quản hạt Mexico, Nueva Galicia, Đông Ấn thuộc Tây Ban Nha và các toà án phúc thẩm của Guatemala.
Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha
Năm 1536 Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha được chính thức thành lập. Năm 1515 vị vua của Bồ Đào Nha đã xin Giáo hoàng Lêô X cho thiết lập Toà thẩm giáo, nhưng chỉ sau khi ông qua đời vào năm 1521 thì Giáo hoàng Phaolô III mới đồng ý. Đứng đầu Toà là Tổng thẩm giáo (Grande Inquisidor). Các tín đồ Do Thái là mục tiêu chủ yếu của cuộc thẩm giáo, bị ép theo Kitô giáo. Xưa bị Tây Ban Nha trục xuất vào năm 1492, nay đã đến Bồ Đào Nha nhưng sau cùng vẫn phải ra toà thẩm giáo.
Năm 1540 Toà thẩm giáo Bồ Đào Nha mở lễ hành đạo (auto-da-fé) đầu tiên, là phiên kết án và xử tử công khai. Các thẩm giáo chủ yếu tập trung vào những tân tín đồ Kitô giáo gốc Do Thái. Toà thẩm giáo bắt đầu xét xử những vụ ngoài Bồ Đào Nha ở các thuộc địa, bao gồm Brazil, Cape Verde và Goa. Tại thuộc địa tiếp tục hoạt động như toà án tôn giáo, điều tra xét xử các vụ vi phạm Công giáo chính thống đến năm 1821. Sau này thẩm quyền của Toà được mở rộng đến các vụ kiểm duyệt, bói toán, phù thủy và trùng hôn. Tuy lúc đầu chuyên xử lý lĩnh vực tôn giáo song Toà thẩm giáo ảnh hưởng hầu hết mọi khía cạnh của Bồ Đào Nha: chính trị, văn hóa, xã hội.
Từ năm 1540 đến năm 1794 các toà thẩm giáo ở Lisboa, Porto, Coimbra và Évora chịu trách nhiệm hoả thiêu 1.175 người, thiêu hình nộm 633 người khác và làm 29.590 người sám hối.[35] Một số tài liệu đã mất nên có thể hơi bỏ sót hoạt động thẩm giáo.[36]
Thuộc địa hải ngoại
Năm 1560 Toà thẩm giáo Goa được linh mục Dòng Tên Francis Xavier thành lập từ Malacca, ban đầu vì những tín đồ Kitô giáo ở cả Malacca lẫn Goa đều trở về đạo Do Thái. Những tín đồ từng theo Ấn Độ giáo hay Hồi giáo cũng bị nhắm tới, ngờ là đã quay về đạo cũ. Ngoài ra còn khởi tố những tín đồ Ấn Độ giáo và Hồi giáo do cử hành các nghi thức tôn giáo hay cản trở việc truyền đạo của Bồ Đào Nha.[37]
Toà thẩm giáo La Mã
Giữa cuộc Cải chính Tin Lành giới Công giáo dễ hay ngờ vực có tà đạo trong bất cứ ý tưởng mới nào,[38] ngay chủ nghĩa nhân văn Phục hưng[39] mà trước đây được nhiều nhân vật đứng đầu trong Giáo hội ủng hộ mạnh mẽ. Việc diệt rễ những tín đồ tà giáo trở nên rộng lớn và rắc rối hơn nhiều do Giáo hội không còn có thể trực tiếp chi phối chính trị và tư pháp của những nước Tin Lành, đặc biệt ở Bắc Âu. Vậy công cụ chiến tranh, thảm sát, tuyên truyền[40] truyền đạo[41] đóng vai trò lớn hơn và Toà thẩm giáo mất đi ít nhiều tầm quan trọng. Năm 1542 Thánh bộ Thẩm giáo được Giáo hoàng Phaolô III thành lập làm cơ quan thường trực bao gồm hồng y và các quan chức khác, phụ trách duy trì bảo vệ sự toàn vẹn của đức tin, đồng thời kiểm tra tố cáo những sai sót và những lời dạy sai lầm; Thánh bộ trở thành cơ quan giám sát các Toà thẩm giáo địa phương.[42] Năm 1633 Toà thẩm giáo La Mã xét xử bị cáo nổi tiếng nhất: nhà thiên văn học Galileo Galilei.
Hình phạt sám hối và bản án của những bị cáo nhận lỗi hay bị khép tội tuyên cùng nhau trong buổi lễ công khai vào cuối phiên toà, là auto-da-fé tức lễ hành đạo.[43] Sám hối có thể bao gồm cuộc hành hương, cuộc đòn roi công cộng, khoản tiền phạt, hay yêu cầu đeo thánh giá. Chữ "X" màu đỏ hay những màu sáng khác may vào áo ngoài đánh dấu những người đang bị điều tra. Trong những vụ nặng hình phạt là tịch thu tài sản hay tù giam, dẫn đến trường hợp tố oan để cướp của cải những người có thu nhập cao, đặc biệt là tín đồ gốc Do Thái. Sau khi Pháp xâm lược Giáo hội Quốc vào năm 1798 thì tân chính quyền gửi 3.000 hòm rương chứa hơn 100.000 tài liệu của Toà thẩm giáo đến Pháp.
Kết thúc
Trên toàn châu Mỹ gốc Tây Ban Nha Toà thẩm giáo bị bỏ đi từ năm 1813 đến năm 1825 lúc các thuộc địa đánh để giành độc lập.
Ở Venezia Napoléon ra lệnh bỏ Toà thẩm giáo vào năm 1806.[44]
Ở Bồ Đào Nha "Đại quốc hội lập hiến đặc biệt" cho bỏ toà thẩm giáo vào năm 1821 sau cuộc Cách mạng Tự do năm 1820.
Ở Tây Ban Nha buổi hành quyết cuối cùng của Toà thẩm giáo là vào năm 1826:[45] giáo viên Cayetano Ripoll bị thắt cổ chết vì cố ý giảng dạy thần giáo tự nhiên trong trường. Năm 1834 các hoạt động của Toà thẩm giáo cuối cùng bị cấm.[46]
Sau khi Giáo hoàng nắm lại chính quyền trong Giáo hội Quốc vào năm 1814 thì hoạt động của Toà thẩm giáo tiếp tục đến giữa thế kỷ 19, đặc biệt là trong vụ Mortara được công khai rộng rãi. Năm 1908 Thánh bộ đổi tên thành "Thánh bộ Toà thánh", năm 1965 lấy tên "Bộ Giáo lý Đức tin" giữ nguyên đến ngày nay.
Số liệu
Từ thế kỷ 19 sử gia dần dần gom lại số liệu thống kê rút ra từ những hồ sơ toà còn sót lại mà ước tính bằng cách điều chỉnh số vụ được ghi lại theo tỷ lệ thất thoát tài liệu trung bình của mỗi khoảng thời gian. Hồ sơ của Toà thẩm giáo Tây Ban Nha liệt kê 44.674 vụ, có 826 vụ hành quyết trực tiếp và 778 vụ hành quyết bằng hình nộm, tức hình nộm rơm được đốt thay cho người.[47] William Monter ước tính có 1.000 vụ hành quyết trong khoảng thời gian 1530–1630 và 250 vụ từ năm 1630 đến năm 1730.[48] Hồ sơ của toà Toledo ghi 12.000 bị cáo ra xét xử.[49] Trước năm 1530, Henry Kamen ước tính có khoảng 2.000 vụ hành quyết của các toà của Tây Ban Nha.[50] Giáo sư lịch sử Phục hưng kiêm chuyên gia về Toà thẩm giáo người Ý Carlo Ginzburg ngờ việc dùng số liệu thống kê để xem xét thời kỳ này, nói rằng "trong nhiều trường hợp hoặc chúng tôi không có bằng chứng, hoặc bằng chứng đã mất".[51]
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Bishop, Jordan (2006). “Aquinas on Torture”. New Blackfriars (bằng tiếng Anh). 87 (1009): 229–237. doi:10.1111/j.0028-4289.2006.00142.x. ISSN 1741-2005.
- ^ Peters, Edward. "Inquisition", p. 54.
- ^ a b Lea, Henry Charles (1888). “Chapter VII. The Inquisition Founded”. A History of the Inquisition In The Middle Ages. 1. ISBN 1-152-29621-3.
The judicial use of torture was as yet happily unknown...
- ^ Murphy, Cullen (2012). God's Jury. New York: Mariner Books – Houghton, Miflin, Harcourt. tr. 150.
- ^ “Congregation for the Doctrine of the Faith - Profile”. Vatican.va. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ Marvin R. O'Connell. “The Spanish Inquisition: Fact Versus Fiction”. Ignatiusinsight.com. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ “Internet History Sourcebooks Project”. legacy.fordham.edu. Bản gốc lưu trữ ngày 20 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ Peters writes: "When faced with a convicted heretic who refused to recant, or who relapsed into heresy, the inquisitors were to turn him over to the temporal authorities – the "secular arm" – for animadversio debita, the punishment decreed by local law, usually burning to death." (Peters, Edwards. "Inquisition", p. 67.)
- ^ Lea, Henry Charles. “Chapter VII. The Inquisition Founded”. A History of the Inquisition In The Middle Ages. 1. ISBN 1-152-29621-3. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2009.
Obstinate heretics, refusing to abjure and return to the Church with due penance, and those who after abjuration relapsed, were to be abandoned to the secular arm for fitting punishment.
- ^ Kirsch, Jonathan. The Grand Inquisitors Manual: A History of Terror in the Name of God. HarperOne. ISBN 0-06-081699-6.
- ^ Directorium Inquisitorum, edition of 1578, Book 3, pg. 137, column 1. Online in the Cornell University Collection; retrieved 2008-05-16.
- ^ Foxe, John. “Chapter V” (PDF). Foxe's Book of Martyrs. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
- ^ Blötzer, J. (1910). “Inquisition”. The Catholic Encyclopedia. Robert Appleton Company. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
... in this period the more influential ecclesiastical authorities declared that the death penalty was contrary to the spirit of the Gospel, and they themselves opposed its execution. For centuries this was the ecclesiastical attitude both in theory and in practice. Thus, in keeping with the civil law, some Manichæans were executed at Ravenna in 556. On the other hand, Elipandus of Toledo and Felix of Urgel, the chiefs of Adoptionism and Predestinationism, were condemned by councils, but were otherwise left unmolested. We may note, however, that the monk Gothescalch, after the condemnation of his false doctrine that Christ had not died for all mankind, was by the Synods of Mainz in 848 and Quiercy in 849 sentenced to flogging and imprisonment, punishments then common in monasteries for various infractions of the rule.
- ^ Blötzer, J. (1910). “Inquisition”. The Catholic Encyclopedia. Robert Appleton Company. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
[...] the occasional executions of heretics during this period must be ascribed partly to the arbitrary action of individual rulers, partly to the fanatic outbreaks of the overzealous populace, and in no wise to ecclesiastical law or the ecclesiastical authorities.
- ^ Lea, Henry Charles. “Chapter VII. The Inquisition Founded”. A History of the Inquisition In The Middle Ages. 1. ISBN 1-152-29621-3.
- ^ “CATHOLIC ENCYCLOPEDIA: Inquisition”. Newadvent.org. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ Bishop, Jordan (2006). “Aquinas on Torture”. New Blackfriars. 87 (1009): 229–237. doi:10.1111/j.0028-4289.2006.00142.x.
- ^ Larissa Tracy, Torture and Brutality in Medieval Literature: Negotiations of National Identity, (Boydell and Brewer Ltd, 2012), 22; "In 1252 Innocent IV licensed the use of torture to obtain evidence from suspects, and by 1256 inquisitors were allowed to absolve each other if they used instruments of torture themselves, rather than relying on lay agents for the purpose...".
- ^ Peters, Edwards. "Inquisition", p. 12.
- ^ Lea, Henry Charles. A History of the Inquisition of Spain, vol. 1, appendix 2
- ^ Compare Haydon, Colin (1993). Anti-Catholicism in eighteenth-century England, c. 1714-80: a political and social study. Studies in imperialism. Manchester: Manchester University Press. tr. 6. ISBN 0-7190-2859-0. Truy cập ngày 28 tháng 2 năm 2010.
The popular fear of Popery focused on the persecution of heretics by the Catholics. It was generally assumed that, whenever it was in their power, Papists would extirpate heresy by force, seeing it as a religious duty. History seemed to show this all too clearly. [...] The Inquisition had suppressed, and continued to check, religious dissent in Spain. Papists, and most of all, the Pope, delighted in the slaughter of heretics. 'I most firmly believed when I was as boy', William Cobbett [born 1763], coming originally from rural Surrey, recalled, 'that the Pope was a prodigious woman, dressed in a dreadful robe, which had been made red by being dipped in the blood of Protestants'.
- ^ Behringer, Witches and Witch-hunts: A Global History, p. 31 (2004). Wiley-Blackwell.
- ^ Hutton, Ronald. The Pagan Religions of the Ancient British Isles: Their Nature and Legacy. Oxford, UK and Cambridge, US: Blackwell, 1991. ISBN 978-0-631-17288-8. p. 257
- ^ Thurston, Herbert."Witchcraft." The Catholic Encyclopedia, Vol. 15. New York: Robert Appleton Company, 1912. 12 Jul. 2015
- ^ “Plants in Medieval Magic – The Medieval Garden Enclosed – The Metropolitan Museum of Art, New York”. blog.metmuseum.org. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ Del Rio, Martin Antoine, and Maxwell-Stuart, P. G. Investigations Into Magic, Manchester University Press, 2000, ISBN 9780719049767 p. 7
- ^ Levack, The Witch-Hunt in Early Modern Europe, p. 49
- ^ Heinrich Institoris, Heinrich; Sprenger, Jakob; Summers, Montague. The Malleus maleficarum of Heinrich Kramer and James Sprenger. Dover Publications; New edition, ngày 1 tháng 6 năm 1971; ISBN 0-486-22802-9
- ^ Brian P. Levack, The Witch-Hunt in Early Modern Europe (bằng tiếng Đức) , tr. 110,
The period during which all of this reforming activity and conflict took place, the age of the Reformation, spanned the years 1520–1650. Since these years include the period when witch-hunting was most intense, some historians have claimed that the Reformation served as the mainspring of the entire European witch-hunt."
- ^ Saint Dominic Guzmán presiding over an Auto da fe, Prado Museum. Truy cập 2012-08-26
- ^ a b “Secrets of the Spanish Inquisition Revealed”. Catholic Answers. Truy cập ngày 4 tháng 10 năm 2020.
- ^ Kamen, Spanish Inquisition, p. 17. Kamen cites approximate numbers for Valencia (250) and Barcelona (400), but no solid data about Córdoba.
- ^ Raymond of Peñafort, Summa, lib. 1 p.33, citing D.45 c.5.
- ^ Kamen, Spanish Inquisition, p. 10.
- ^ H.C. Lea, A History of the Inquisition of Spain, vol. 3, Book 8
- ^ Saraiva, António José; Salomon, Herman Prins; Sassoon, I. S. D. (2001) [First published in Portuguese in 1969]. The Marrano Factory: the Portuguese Inquisition and its New Christians 1536-1765. Brill. tr. 102. ISBN 978-90-04-12080-8. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2010.
- ^ Salomon, H. P. and Sassoon, I. S. D., in Saraiva, Antonio Jose. The Marrano Factory. The Portuguese Inquisition and Its New Christians, 1536–1765 (Brill, 2001), pgs. 345-7
- ^ Stokes, Adrian Durham (2002) [1955]. Michelangelo: a study in the nature of art. Routledge classics (ấn bản thứ 2). Routledge. tr. 39. ISBN 978-0-415-26765-6. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009.
Ludovico is so immediately settled in heaven by the poet that some commentators have divined that Michelangelo is voicing heresy, that is to say, the denial of purgatory.
- ^ Erasmus, the arch-Humanist of the Renaissance, came under suspicion of heresy, see Olney, Warren (2009). Desiderius Erasmus; Paper Read Before the Berkeley Club, ngày 18 tháng 3 năm 1920. BiblioBazaar. tr. 15. ISBN 978-1-113-40503-6. Truy cập ngày 26 tháng 11 năm 2009.
Thomas More, in an elaborate defense of his friend, written to a cleric who accused Erasmus of heresy, seems to admit that Erasmus was probably the author of Julius.
- ^ Soergel, Philip M. (1993). Wondrous in His Saints: Counter Reformation Propaganda in Bavaria. Berkeley: University of California Press. tr. 239. ISBN 0-520-08047-5.
- ^ Vidmar, John C. (2005). The Catholic Church Through the Ages. New York: Paulist Press. tr. 241. ISBN 978-0-8091-4234-7.
- ^ "Christianity | The Inquisition". The Galileo Project. Truy cập 2012-08-26
- ^ Blötzer, J. (1910). “Inquisition”. The Catholic Encyclopedia. Robert Appleton Company. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2012.
- ^ “The Public Gardens of Venice and the Inquisition”. www.venetoinside.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 6 tháng 2 năm 2021.
- ^ Law, Stephen (2011). Humanism: A Very Short Introduction. Oxford: Oxford University Press. tr. 23. ISBN 978-0-19-955364-8.
- ^ “Spanish Inquisition - Spanish history [1478-1834]”. Britannica.com. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
- ^ Gustav Henningsen, The Database of the Spanish Inquisition. The relaciones de causas project revisited, in: Heinz Mohnhaupt, Dieter Simon, Vorträge zur Justizforschung, Vittorio Klostermann, 1992, pp. 43-85.
- ^ W. Monter, Frontiers of Heresy: The Spanish Inquisition from the Basque Lands to Sicily, Cambridge 2003, p. 53.
- ^ Jean-Pierre Dedieu, Los Cuatro Tiempos, in Bartolomé Benassar, Inquisición Española: poder político y control social, pp. 15-39.
- ^ H. Kamen, Inkwizycja Hiszpańska, Warszawa 2005, p. 62; and H. Rawlings, The Spanish Inquisition, Blackwell Publishing 2004, p. 15.
- ^ “Vatican downgrades Inquisition toll”. Nbcnews.com. ngày 15 tháng 6 năm 2004. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2017.
Thư mục tham khảo
- Adler, E. N. (tháng 4 năm 1901). “Auto de fe and Jew”. The Jewish Quarterly Review. University of Pennsylvania Press. 13 (3): 392–437. doi:10.2307/1450541. JSTOR 1450541.
- Burman, Edward, The Inquisition: The Hammer of Heresy (Sutton Publishers, 2004) ISBN 0-7509-3722-X. A new edition of a book first published in 1984, a general history based on the main primary sources.
- Carroll, Warren H., Isabel: the Catholic Queen Front Royal, Virginia, 1991 (Christendom Press)
- Foxe, John (1997) [1563]. Chadwick, Harold J. (biên tập). The new Foxe's book of martyrs/John Foxe; rewritten and updated by Harold J. Chadwick. Bridge-Logos. ISBN 0-88270-672-1.
- Given, James B, Inquisition and Medieval Society (Cornell University Press, 2001)
- Kamen, Henry, The Spanish Inquisition: A Historical Revision. (Yale University Press, 1999); ISBN 0-300-07880-3. This revised edition of his 1965 original contributes to the understanding of the Spanish Inquisition in its local context.
- Lea, Henry Charles, A History of the Inquisition of Spain, 4 volumes (New York and London, 1906–7)
- Parker, Geoffrey (1982). “Some Recent Work on the Inquisition in Spain and Italy”. Journal of Modern History. 54 (3).
- Peters, Edward (1989). Inquisition. U of California Press.
- Walsh, William Thomas, Characters of the Inquisition (TAN Books and Publishers, Inc, 1940/97); ISBN 0-89555-326-0