Phương pháp là quá trình để hoàn thành một nhiệm vụ, với tập hợp bao gồm các lý thuyết và các cách thức có tính hệ thống, được sử dụng để tiến hành một hoạt động cụ thể. Phương pháp thường được xác định sau chủ trương và đường lối, tức sự xác định mục tiêu và hướng đi chung cho hành động. Đường lối chọn lựa có thể cố định trong thời gian dài nhưng phương pháp thì linh hoạt, có thể thay đổi, có thể tùy chỉnh một cách sáng tạo để đạt được mục tiêu.[1] Từ phương pháp được chọn lựa, cơ sở thực thi hoạt động sẽ hệ thống tổ chức và cách thức làm việc.[2]
Các nội dung của phương pháp có thể đề cập đến:
- Phương pháp luận
- Phương pháp luận (triết học)
- Phương pháp khoa học
- Phương pháp nghiên cứu khoa học
- Phương pháp biện chứng
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp lựa chọn
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tổng hợp
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp logic
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp diễn xuất (method acting)
- Phương pháp quy nạp
- Phương pháp diễn dịch
- Phương pháp loại suy
- Phương pháp thống kê
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Viện Hồ Chí Minh 1993, tr. 95.
- ^ Hà Minh Đức 1997, tr. 197.
Sách
- Hà Minh Đức (1997). Báo chí, những vấn đề lý luận và thực tiễn. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.
- Viện Hồ Chí Minh (1993). Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Tập 1. Viện Hồ Chí Minh.