![]() | Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp cải thiện hoặc thảo luận về những vấn đề này bên trang thảo luận. (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa những thông báo này)
|
Phoenicia
|
|||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
k. 2500 – 64 TCN | |||||||||||||
![]() Các khu vực định cư và tuyến giao thương của Phoenicia trên khắp Địa Trung Hải từ khoảng năm 800 TCN.[1] | |||||||||||||
Thủ đô | Không có; các thành phố quan trọng nhất là Sidon, Byblos và Týros[2] | ||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Phoenicia, tiếng Punic | ||||||||||||
Tôn giáo | Tôn giáo Canaan | ||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||
Chính phủ | Các thành bang được cai trị bởi các vị vua với những mức độ quyền lực tập trung hoặc tài phiệt khác nhau; cộng hòa quyền lực tập trung ở Carthage sau k. năm 480 TCN[3] | ||||||||||||
Các vị vua quan trọng của các thành bang Phoenicia | |||||||||||||
• k. 1800 TCN | Abishemu I | ||||||||||||
• 969–936 TCN | Hiram I | ||||||||||||
• 820–774 TCN | Pygmalion của Týros | ||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||
Thời kỳ | Cổ đại Hy-La | ||||||||||||
• Thành lập | 2500 TCN[4] | ||||||||||||
969 TCN | |||||||||||||
814 TCN | |||||||||||||
• Giải thể | 64 TCN | ||||||||||||
|
Phoenicia là một nhóm người nói tiếng Semit cổ đại sinh sống ở các thành bang Phoenicia dọc theo một dải bờ biển của vùng Levant ở phía Đông Địa Trung Hải, chủ yếu là Liban ngày nay.[5] Họ đã hình thành nên một nền văn minh hàng hải có trung tâm văn hóa trải dài từ Arwad (Syria ngày nay) đến núi Carmel.[6] Dựa trên hàng ngàn dòng chữ chạm khắc tiếng Phoenicia đã được tìm thấy, tầm ảnh hưởng văn hóa của người Phoenicia trải rộng trên khắp Địa Trung Hải, từ đảo Síp đến bán đảo Iberia, thông qua quá trình giao thương và thuộc địa hóa.
Người Phoenicia là hậu duệ trực tiếp của người Canaan thời đồ đồng và tiếp nối liền mạch các phong tục văn hóa của họ đến tận thời đồ sắt sau khi phần lớn các nền văn hóa thời đồ đồng ở lưu vực Địa Trung Hải đã suy tàn. Họ tự xưng là người Canaan và gọi nơi mình sinh sống là Canaan, mặc dù lãnh thổ của họ nhỏ hơn đáng kể so với lãnh thổ của người Canaan thời đồ đồng.[7] Tên gọi Phoenicia được người Hy Lạp cổ đại đặt cho họ và không hoàn toàn tương ứng với một nền văn hóa hay xã hội thống nhất nào từ quan điểm của người bản địa lúc bấy giờ.[8][9] Vì thế, việc đánh dấu sự chuyển giao từ người Canaan sang người Phoenicia vào năm 1200 TCN được xem là một quy ước của sử học hiện đại.[7][10]
Người Phoenicia, với thế mạnh về giao thương và đi biển, đã trở thành bá chủ thương mại và phát triển một mạng lưới giao thương trên biển tồn tại hơn một thiên niên kỷ. Mạng lưới này tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa giữa nhiều cái nôi nền văn minh lớn, chẳng hạn như Lưỡng Hà, Hy Lạp và Ai Cập. Người Phoenicia đã thành lập các thuộc địa và trạm mậu dịch trên khắp Địa Trung Hải. Carthage, một khu vực định cư của người Phoenicia ở Tây Bắc châu Phi, trở thành một nền văn minh riêng vào thế kỷ 7 TCN.
Tương tự như Hy Lạp cổ đại, Phoenicia được tổ chức thành các thành bang, trong đó nổi bật nhất là Týros, Sidon và Byblos.[11] Các thành bang độc lập về mặt chính trị và không có bằng chứng nào cho thấy người Phoenicia xem bản thân là một dân tộc duy nhất.[12] Mặc dù hầu hết các thành bang đều được cai trị bởi một hình thức quân chủ nào đó, các gia tộc thương nhân nhiều khả năng đã có sức ảnh hưởng lớn thông qua chế độ quyền lực tập trung. Sau khi đạt đỉnh cao phát triển vào thế kỷ 9 TCN, nền văn minh Phoenicia ở phía Đông Địa Trung Hải bắt đầu suy tàn do ảnh hưởng từ bên ngoài và các cuộc chinh phạt, chẳng hạn như bởi Đế quốc Tân Assyria và Đế quốc Achaemenes. Tuy vậy, người Phoenicia vẫn tiếp tục tồn tại ở trung tâm, phía Nam và phía Tây Địa Trung Hải cho đến khi Carthage bị phá hủy vào giữa thế kỷ 2 TCN.
Phoenicia từng được xem là một nền văn minh thất lạc trong một thời gian dài do không có các ghi chép của người bản địa. Các dòng chữ chạm khắc tiếng Phoenicia được các học giả hiện đại phát hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17 và 18. Chỉ đến giữa thế kỷ 20, các nhà sử học và khảo cổ học mới bắt đầu khám phá ra bề dày lịch sử và sức ảnh hưởng của nền văn minh này.[13] Di sản nổi bật nhất mà họ để lại là bảng chữ cái cổ xưa nhất từng được xác nhận. Có nguồn gốc từ chữ Proto-Sinai,[14] bảng chữ cái này đã lan truyền ra khắp Địa Trung Hải và được dùng làm cơ sở phát triển cho các bảng chữ cái Syriac, Ả Rập và Hy Lạp, và sau đó là các bảng chữ cái Latinh và Kirin.[15][16] Người Phoenicia cũng được ghi nhận là mang lại nhiều đột phá cho các lĩnh vực đóng tàu, hàng hải, công nghiệp, nông nghiệp và chính phủ. Mạng lưới giao thương quốc tế của họ được cho là đã xây dựng nền tảng kinh tế, chính trị và văn hóa cho nền văn minh phương Tây cổ đại.[17][18]
Nguồn gốc
Theo các ghi chép của Herodotos(bằng văn bản c. 440 BC) đề cập đến Io và huyền thoại Europa. (Lịch sử, I: 1).
Văn hóa xã hội
Rất ít tư liệu do chính người Phoenicia ghi chép còn tồn tại nên phần lớn hiểu biết về văn hóa và xã hội của họ bắt nguồn từ lời miêu tả của các nền văn minh đương thời hoặc được suy luận từ các phát hiện khảo cổ.[cần dẫn nguồn] Người Phoenicia và các nhóm người Canaan khác có nhiều điểm tương đồng, bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, tập quán xã hội và chế độ chính trị quân chủ tập trung ở các thành bang. Nền văn hóa, kinh tế và cuộc sống hàng ngày của họ chủ yếu xoay quanh hoạt động giao thương đường biển. Truyền thống đi biển giúp họ tiếp xúc với nhiều nền văn minh khác.[19][cần nguồn tốt hơn]
Chính trị

Các thành bang của Phoenicia rất độc lập với nhau và thường cạnh tranh lẫn nhau thay vì thành lập các mối liên minh chính thức. Tương quan giữa quyền lực và sức ảnh hưởng của các thành bang thay đổi theo thời gian. Sidon chiếm ưu thế từ thế kỷ 12 đến thế kỷ 11 TCN, nhưng đến thế kỷ 10 TCN, Týros đã nổi lên thành thành bang có quyền lực lớn nhất.
Ít nhất là trong thời kỳ đầu, xã hội Phoenicia có sự phân chia giai cấp rất rõ ràng và chủ yếu theo chế độ quân chủ. Các vị vua truyền ngôi cho con mình và thường nắm quyền cai trị tuyệt đối về mặt dân sự, kinh tế và tôn giáo. Họ thường dựa vào sự ủng hộ của các quan lại có xuất thân từ tầng lớp quý tộc và thương nhân. Tư tế là một giai cấp riêng, thường thuộc dòng dõi hoàng gia hoặc các gia tộc thương nhân. Nhà vua được xem là đại diện của các vị thần và mang nhiều trọng trách liên quan đến các nghi thức tôn giáo. Vì thế, các tư tế có sức ảnh hưởng lớn và thường có liên hệ mật thiết với hoàng tộc.
Các vị vua Phoenicia không ghi dấu triều đại của mình vào lịch sử bằng các công trình điêu khắc hay tượng đài. Sự giàu có, quyền lực và thành công của họ thường được khắc họa trên những chiếc quách được chạm khắc tinh xảo, chẳng hạn như chiếc quách Ahiram ở Byblos. Người Phoenicia ghi chép về các vị vua của mình thông qua các dòng chữ chạm khắc trong lăng mộ. Đây là một trong số ít những nguồn tư liệu sơ cấp còn tồn tại. Các nhà sử học đã xác định được danh sách những người trị vì suốt hàng thế kỷ của một số thành bang mà nổi bật nhất là Byblos và Týros.
Có thể là ngay từ thế kỷ 15 TCN, các quân chủ Phoenicia bắt đầu "được cố vấn bởi những hội đồng mà sau đó ngày càng nắm nhiều quyền lực hơn".[20] Vào thế kỷ 6 TCN, trong thời kỳ Phoenicia thuộc Babylon, Týros từng áp dụng một chế độ chính trị bao gồm hai quan tòa được gọi là sufetes (shophet) có thẩm quyền gần như tương đương với quan chấp chính của La Mã. Chức vị này được nắm giữ bởi thành viên các dòng dõi quý tộc quyền lực nhất và có nhiệm kỳ ngắn.[21][20]

Vào thế kỷ 4 TCN, khi đội quân của Alexander Đại Đế tiếp cận Týros, họ không được tiếp đón bởi nhà vua mà bởi những người đại diện cho sự thịnh vượng chung của thành bang. Tương tự như vậy, các nhà sử học đương thời đã ghi lại việc "người dân" của hòa hảo với Alexander.[20] Khi người Macedonia có ý định lập nên một vị vua mới cho Sidon, người dân thành bang đã đề xuất ứng cử viên của mình.[20]
Luật pháp và hành chính
Sau nhà vua và hội đồng, hai chức vụ chính trị quan trọng nhất ở hầu hết mọi thành bang Phoenicia là tổng đốc và chỉ huy quân đội. Tuy không có nhiều nguồn tư liệu về trách nhiệm của các chức vụ này, chúng ta biết được rằng tổng đốc chịu trách nhiệm thu thuế, thi hành các sắc lệnh, giám sát các quan tòa, cũng như đảm bảo thực thi luật pháp và công lý. Xung đột vũ trang hiếm khi xảy ra giữa các cộng đồng người Phoenicia, nên người chỉ huy quân đội chủ yếu chịu trách nhiệm đảm bảo an ninh cho thành bang và khu vực xung quanh.

Người Phoenicia có một hệ thống tòa án và quan tòa có chức năng giải quyết tranh chấp và trừng trị tội phạm dựa trên một bộ luật phần nào đã được hệ thống hóa. Luật pháp được nhà nước thi hành và là trách nhiệm của nhà cai trị và các quan lại được chỉ định. Giống như các xã hội khác ở Levant, luật pháp Phoenicia khắc nghiệt và có nhiều sự thiên vị, kết quả của sự phân chia giai cấp trong xã hội. Việc sát hại một người dân thường được xem là không nghiêm trọng bằng việc sát hại một quý tộc, và các tầng lớp thượng lưu được hưởng nhiều quyền hơn. Người giàu thường thoát khỏi sự trừng phạt bằng cách trả một khoản tiền phạt. Ở mọi giai cấp, nam giới tự do có thể tự đại diện cho bản thân trước tòa và được hưởng nhiều quyền hơn phụ nữ và trẻ em, còn nô lệ thì không được hưởng quyền gì. Nam giới thậm chí còn có thể khiến vợ, con cái hoặc nô lệ của mình chịu phạt thay. Dần dần, nghề luật sư xuất hiện để đại diện cho những người không thể tự bào chữa cho bản thân.
Giống như ở các xã hội láng giềng lúc bấy giờ, hình phạt cho tội phạm thường rất khắc nghiệt và phản ánh nguyên tắc trả đũa. Chẳng hạn, nếu một người sát hại nô lệ của người khác thì nô lệ của họ cũng sẽ bị giết. Tội phạm hiếm khi bị phạt tù mà thường bị phạt tiền, lưu đày hoặc xử tử.
Quân sự
Không có nhiều ghi chép về tổ chức và phong cách quân sự của người Phoenicia. So với phần lớn các nước láng giềng, người Phoenicia nhìn chung ít quan tâm đến việc chinh phạt và là một nền văn minh tương đối hòa bình.[22] Sự giàu có và thịnh vượng của tất cả các thành bang Phoenicia đều dựa vào hoạt động giao thương với nước ngoài, đòi hỏi họ phải duy trì quan hệ ngoại giao và một mức độ tin tưởng lẫn nhau nhất định. Lãnh thổ và nền nông nghiệp của Phoenicia cũng không thể tạo ra lượng dân số đủ lớn để huy động một đội quân chinh phạt.[cần dẫn nguồn] Thay vào đó, mỗi thành bang có một đơn vị đồn trú mang tính phòng thủ đứng đầu bởi một chỉ huy quân đội. Tuy nhiên, thông tin cụ thể về vị trí chỉ huy này hay về hệ thống phòng thủ của các thành bang không được biết đến.[cần dẫn nguồn]
Ngôn ngữ và bảng chữ cái

Tiếng Phoenicia là một ngôn ngữ thuộc nhánh Canaan của nhóm ngôn ngữ Semit Tây Bắc. Nó có một hậu duệ được sử dụng ở Đế quốc Carthage là tiếng Punic. Tiếng Punic tồn tại đến tận thế kỷ 5 CN và được Thánh Augustinô thành Hippo biết đến.
Vào khoảng năm 1050 TCN,[23] người Phoenicia đã phát triển một hệ thống chữ viết cho ngôn ngữ của mình. Bảng chữ cái Canaan-Phoenicia bao gồm 22 chữ cái, tất cả đều là phụ âm (có nghĩa đây là một hệ chữ viết abjad).[24] Nó được cho là sự tiếp nối của chữ Proto-Sinai tồn tại ở Sinai và Canaan trong thời kỳ đồ đồng muộn.[25][26] Thông qua hoạt động giao thương trên biển của mình, người Phoenicia đã truyền bá bảng chữ cái này đến Anatolia, Bắc Phi và châu Âu.[27][28] Theo thông lệ, chỉ những dòng chữ chạm khắc có niên đại sau năm 1050 TCN mới được xem là tiếng Phoenicia bởi trước đó, tiếng Phoenicia, tiếng Hebrew và các phương ngữ Canaan khác hầu như không khác gì nhau.[23][15] Các dòng chữ chạm khắc tiếng Phoenicia đã được tìm thấy ở Liban, Syria, Israel, Palestine, đảo Síp, Cyprus và các địa điểm khác đến tận những thế kỷ đầu tiên sau Công Nguyên.
Bảng chữ cái Phoenicia được người Hy Lạp tiếp nhận và điều chỉnh thành bảng chữ cái Hy Lạp. Việc này có thể đã xảy ra vào thế kỷ 8 TCN, và nhiều khả năng không phải là qua một sự kiện duy nhất mà là qua quá trình giao thương lâu dài.[29] Theo Alessandro Pierattini, đền thờ Apollo ở Eretria được xem là một trong những địa điểm mà có thể người Hy Lạp đã lần đầu tiên tiếp nhận bảng chữ cái Phoenicia.[30] Vị anh hùng huyền thoại người Phoenicia Cadmus thường được cho là người đã mang bảng chữ cái Phoenicia đến Hy Lạp, nhưng trên thực tế, nhiều khả năng nó được người nhập cư Phoenicia mang đến Crete,[31] rồi từ đó được truyền bá dần dần về phía Bắc.
Nghệ thuật
Nghệ thuật Phoenicia chủ yếu bao gồm các vật dụng trang trí, đặc biệt là trang sức, đồ gốm, đồ thủy tinh và các bức phù điêu. Tượng điêu khắc quy mô lớn Large sculptures were rare; và các pho tượng nhỏ phổ biến hơn. Hàng hóa của Phoenicia đã được tìm thấy ở Tây Ban Nha, Morocco, Nga và Iraq; phần lớn hiểu biết về nghệ thuật Phoenicia bắt nguồn từ các cuộc khai quật bên ngoài lãnh thổ của nền văn minh này. Nghệ thuật Phoenicia chịu nhiều ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, đặc biệt là Ai Cập, Hy Lạp và Assyria. Ảnh hưởng từ Hy Lạp được thể hiện rõ nhất trong các sản phẩm gốm, còn ảnh hưởng từ Ai Cập thì được thể hiện rõ nhất trong các sản phẩm đồng điếu và ngà voi.[32]
Một điểm khác biệt giữa nghệ thuật Phoenicia với các nền nghệ thuật đương thời là sự tiếp nối các truyền thống từ thời kỳ đồ đồng đến thời kỳ đồ sắt, chẳng hạn như mặt nạ đất nung.[33] Các nghệ nhân Phoenicia nổi tiếng là điêu luyện trong việc chế tác các chất liệu gỗ, ngà voi, đồng điếu và vải.[34] Trong Kinh Cựu Ước, ngôi Đền Solomon huyền thoại ở Jerusalem được xây dựng và trang trí bởi một nghệ nhân từ Týros, "bằng chứng cho một nền công nghiệp chế tác phát triển và có danh tiếng ở Phoenicia vào giữa thế kỷ 10 TCN".[33] Trong sử thi Iliad, những chiếc áo choàng thêu của Hecabe, vợ của Priam, được miêu tả là "tác phẩm của phụ nữ Sidon", còn một chiếc bát bạc được dập nổi thì được miêu tả là "một kiệt tác của các nghệ nhân Sidon".[35][36] Người Assyria dường như đã đặc biệt đánh giá cao các sản phẩm ngà voi của Phoenicia, dựa trên số lượng lớn mặt hàng này mà họ sưu tập trong các cung điện của mình.[37]
Nghệ thuật Phoenicia dường như có một mối liên hệ không thể tách rời với lợi ích kinh tế.[38] Người Phoenicia đã sản xuất hàng hóa theo thị hiếu của từng đối tác giao thương không chỉ dựa trên văn hóa mà còn dựa trên tầng lớp và địa vị kinh tế xã hội.[38]
-
Bia trang trí khắc họa một trận đấu giữa người và điểu sư; 900–800 TCN; ngà voi Nimrud; Bảo tàng Nghệ thuật Cleveland (Ohio, Mỹ)
-
Oinochoe; 800–700 TCN; đất nung; chiều cao: 24,1 cm; Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (Thành phố New York, Mỹ)
-
Hạt cườm hình mặt người; giữa thế kỷ 4–thế kỷ 3 TCN; thủy tinh; chiều cao: 2,7 cm; Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan
-
Hoa tai được chạm khắc hình mặt người; cuối thế kỷ 4–thế kỷ 3 TCN; vàng; kích thước: 3,5 x 0,6 cm; Viện bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan
Vị thế của phụ nữ

Các sự kiện cộng đồng và nghi thức tôn giáo của người Phoenicia có sự tham gia của phụ nữ. Hình ảnh khắc họa các buổi yến tiệc cho thấy phụ nữ ngồi cạnh nam giới một cách thoải mái, cũng như nhảy múa và chơi nhạc.[39] Trong hầu hết mọi hoàn cảnh, phụ nữ ứng xử khiêm nhường và ăn mặc kín đáo hơn nam giới. Tượng điêu khắc phụ nữ gần như luôn có trang phục che kín từ đầu đến chân và đôi khi là cả hai cánh tay.
Mặc dù hiếm khi nắm giữ quyền lực chính trị, phụ nữ Phoenicia vẫn có mặt trong các sự vụ của cộng đồng, trong đó có các hội đồng mà sau này đã ra đời ở một số thành bang.[40] Ít nhất một người phụ nữ, Unmiashtart, được ghi nhận là đã cai trị Sidon vào thế kỷ 5 TCN. Hai người phụ nữ Phoenicia nổi tiếng nhất đều là các nhân vật chính trị: Jezebel, được miêu tả trong Kinh Thánh là công chúa của Sidon, và Dido, nhà sáng lập và nữ hoàng đầu tiên của Carthage trong huyền thoại. Trong sử thi Aeneid của Virgil, Dido được miêu tả là đã đồng cai trị Týros. Bằng sự thông minh của mình, Dido đã thoát khỏi người em trai độc tài là Pygmalion và giành được một địa điểm lý tưởng để thành lập Carthage.
Chú thích
- ^ Matisoo-Smith, E.; Gosling, A. L.; Platt, D.; Kardailsky, O.; Prost, S.; Cameron-Christie, S.; Collins, C. J.; Boocock, J.; Kurumilian, Y.; Guirguis, M.; Pla Orquín, R.; Khalil, W.; Genz, H.; Abou Diwan, G.; Nassar, J.; Zalloua, P. (ngày 10 tháng 1 năm 2018). "Ancient mitogenomes of Phoenicians from Sardinia and Lebanon: A story of settlement, integration, and female mobility". PLOS ONE. 13 (1): e0190169. Bibcode:2018PLoSO..1390169M. doi:10.1371/journal.pone.0190169. PMC 5761892. PMID 29320542.
- ^ Aubet 2001, tr. 18, 44.
- ^ Carthage and the Carthaginians, R. Bosworth Smith, p. 16
- ^ Bentley, Jerry H.; Ziegler, Herbert F. (2000). Traditions & Encounters: From the Beginnings to 1500. McGraw Hill. ISBN 978-0-07-004949-9.
- ^ Malaspina, Ann (2009). Lebanon. Infobase Publishing. ISBN 978-1-4381-0579-6.
- ^ Meir Edrey (2019). Phoenician Identity in Context: Material Cultural Koiné in the Iron Age Levant. Alter Orient und Altes Testament. Quyển 469. Germany: Ugarit-Verlag – Buch- und Medienhandel Münster. tr. 23–24. ISBN 978-3-86835-282-5.
- ^ a b Gates 2011, tr. 189–190.
- ^ Quinn 2017, tr. xviii.
- ^ Lehmann 2024, tr. 75.
- ^ Quinn 2017, tr. 16-24.
- ^ Aubet 2001, tr. 17.
- ^ Quinn 2017, tr. 201–203.
- ^ Markoe 2000, tr. 10–12.
- ^ Coulmas 1996.
- ^ a b Markoe 2000, tr. 111.
- ^ Fischer 2004, tr. 153.
- ^ Niemeyer 2004, tr. 245–250.
- ^ Scott, John C. (2018) "The Phoenicians and the Formation of the Western World", Comparative Civilizations Review: Vol. 78 : No. 78, Article 4.
- ^ "All at sea: The maritime lives of the ancient Phoenicians". press.princeton.edu.
- ^ a b c d Stockwell, Stephen (2010). "Before Athens: Early Popular Government in Phoenician and Greek City States". Geopolitics, History, and International Relations (2): 128–129.
- ^ Crawley Quinn, Josephine (2018). "A New Phoenician World". In Search of the Phoenicians. Princeton University Press. tr. 153–175. doi:10.2307/j.ctvc77kkd.13. ISBN 9780691195964. JSTOR j.ctvc77kkd.13.
- ^ Pritchard, James B.; Edey, Maitland A. (1974). Introduction to The Sea Traders. New York: Time-Life Books. tr. 7.
- ^ Fischer 2004, tr. 101.
- ^ Cross, Frank Moore (1980). "Newly Found Inscriptions in Old Canaanite and Early Phoenician Scripts". Bulletin of the American Schools of Oriental Research. 238 (238 (Spring, 1980)). The University of Chicago Press on behalf of The American Schools of Oriental Research: 1–20. doi:10.2307/1356511. JSTOR 1356511. S2CID 222445150.
- ^ Millard, A. R. (1986). "The Infancy of the Alphabet". World Archaeology. 17 (3): 390–398. doi:10.1080/00438243.1986.9979978.
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênScott-2018
- ^ Beck, Roger B.; Black, Linda; Krieger, Larry S.; Naylor, Phillip C.; Shabaka, Dahia Ibo (1999). World History: Patterns of Interaction. Evanston, IL: McDougal Littell. ISBN 978-0-395-87274-1.
- ^ Moscati 1965.
- ^ Pierattini 2022, tr. 66.
- ^ Jeffery, L. H. (1976). The Archaic Greece: The Greek city-states 700–500 BC. Ernest Benn Ltd & Tonnbridge.
- ^ Frankfort 1954, tr. 188.
- ^ a b Markoe, Glenn E. (tháng 8 năm 1990). "The Emergence of Phoenician Art". Bulletin of the American Schools of Oriental Research (279): 13–26. doi:10.2307/1357205. JSTOR 1357205. S2CID 163353156.
- ^ "The Phoenicians (1500–300 B.C.)". www.metmuseum.org. tháng 10 năm 2004. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
- ^ Woolmer 2021, tr. 145.
- ^ Cunliffe 2017, tr. 305.
- ^ "Furniture plaque carved in high relief with two Egyptianizing figures flanking a volute tree, c. 9th–8th century B.C." www.metmuseum.org. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2020.
- ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tênMarkoe-1990b
- ^ Holst 2011, tr. 31.
- ^ Holst 2011, tr. 44.