Rudolf Steiner | |
---|---|
![]() | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Rudolf Joseph Lorenz Steiner |
Ngày sinh | 27 tháng 2, 1861 |
Nơi sinh | Donji Kraljevec |
Mất | |
Ngày mất | 30 tháng 3, 1925 |
Nơi mất | Dornach |
An nghỉ | Dornach |
Nơi cư trú | |
Giới tính | nam |
Quốc tịch | Đế quốc Áo, Thụy Sĩ, Áo, Croatia, Đức |
Tôn giáo | nhân học |
Nghề nghiệp | nhà huyền bí học, nhà văn, nhà bí truyền, nhà thơ, nhà âm nhạc học, biên đạo múa, nhà phê bình văn học, người viết tự truyện, nhà triết học, giáo viên, nhà viết kịch, người sáng lập, kiến trúc sư, nhà thiết kế trang sức, nhà sư phạm, nhà điêu khắc, họa sĩ, theosophist, nhà soạn nhạc kịch, biên tập viên đóng góp, biên tập viên |
Gia đình | |
Hôn nhân | Marie Steiner-von Sivers |
Lĩnh vực | y học thay thế, siêu hình học, thần bí học, thông thiên học, Kitô giáo, triết học, nghệ thuật, thiết kế đồ trang sức, khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên |
Sự nghiệp nghệ thuật | |
Đào tạo | Đại học Kỹ thuật Viên, Đại học Rostock |
Trào lưu | nhân học |
Có tác phẩm trong | |
Giải thưởng | |
Ảnh hưởng bởi
| |
Chữ ký | |
![]() | |
Bài viết này là công việc biên dịch đang được tiến hành từ bài viết Rudolf Steiner từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bạn có thể giúp Wikipedia bằng cách hỗ trợ dịch và trau chuốt lối hành văn tiếng Việt theo cẩm nang của Wikipedia. |
Rudolf Steiner Joseph Lorenz[1] (25 hoặc 27 tháng 2 năm 1861[2] - ngày 30 tháng 3 năm 1925) là một nhà thần bí học[3], nhà cải cách xã hội, kiến trúc sư, nhà bí truyền[4][5] và nhà ngoại cảm người Áo.[6][7] Steiner bắt đầu được ghi nhận vào cuối thế kỷ XIX với tư cách là một nhà phê bình văn học và đã xuất bản các tác phẩm trong đó có Triết lý tự do (The Philosophy of Freedom).[8] Vào đầu thế kỷ XX, ông sáng lập một phong trào tâm linh bí truyền, nhân trí học (Anthroposophy), có nguồn gốc từ triết học duy tâm Đức và thông thiên học.
Steiner dẫn đầu phong trào Nhân trí học qua nhiều giai đoạn. Đầu tiên, giai đoạn có thiên hướng triết lý, Steiner đã cố gắng để tìm một sự tổng hợp giữa khoa học và tâm linh.[9] Tác phẩm triết học của ông trong những năm này, mà ông gọi là "khoa học tâm linh", tìm cách áp dụng những nhận thức mà ông cho là sáng suốt của triết học phương Tây vào các vấn đề tâm linh.[10] Trong giai đoạn thứ hai, từ khoảng năm 1907, ông bắt đầu hợp tác làm việc trong nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, bao gồm kịch, khiêu vũ và kiến trúc, đỉnh cao là việc xây dựng Goetheanum, một trung tâm văn hóa lưu giữ tất cả các loại hình nghệ thuật.[11][12] Vào giai đoạn thứ ba, sau thế chiến thứ nhất, Steiner đã làm việc với các nhà giáo dục, nông dân, bác sĩ, và các chuyên gia khác để phát triển giáo dục Waldorf,[13] nông nghiệp Biodynamic,[14] y học nhân trí[13] cũng như các định hướng mới trong các lĩnh vực khác.
Steiner chủ trương một hình thức chủ nghĩa cá nhân đạo đức, mà sau này ông đã đưa ra một cách tiếp cận mang tính tâm linh rõ ràng hơn. Nhận thức luận của ông dựa trên thế giới quan của Johann Wolfgang Goethe: "suy nghĩ... không hơn không kém một cơ quan nhận thức như với mắt và tai. Cũng giống như mắt cảm nhận màu sắc và tai cảm nhận âm thanh, suy nghĩ cũng cảm nhận ý tưởng".[15] Một chủ đề được thấy xuyên suốt trong tác phẩm của ông là mục tiêu chứng minh rằng kiến thức của con người là vô hạn.[16]
Tiểu sử
Thời niên thiếu
Cha của Steiner, Johann(es) Steiner (1829 - 1910), đã thôi việc người gác rừng[17] phục vụ Bá tước Hoyos ở Geras, đông bắc Hạ Áo để kết hôn với một trong những người hầu gái của gia đình Hoyos là Franziska Blie (1834 - 1918), một cuộc hôn nhân mà Bá tước không cho phép. Johann trở thành nhân viên điện báo của Đường sắt Nam Áo, và vào thời điểm Rudolf chào đời, ông đang làm việc tại Murakirály (Kraljevec) thuộc vùng Muraköz của Vương quốc Hungary, Đế quốc Áo (nay là Donji Kraljevec ở vùng Međimurje thuộc cực bắc Croatia). Trong hai năm đầu đời, gia đình Steiner đã chuyển nhà hai lần, lần đầu là đến Mödling, gần Viên, và sau đó, khi cha ông được thăng chức làm trưởng ga, họ chuyển đến Pottschach, nằm ở chân dãy núi Anpơ phía đông nước Áo ở Hạ Áo.[18]
Steiner được cho theo học tại trường làng, nhưng sau khi cha ông và hiệu trưởng bất đồng quan điểm, ông được học ở nhà trong một thời gian ngắn. Năm 1869, khi Steiner được tám tuổi, gia đình chuyển đến làng Neudörfl và vào tháng 10 năm 1872, Steiner chuyển từ trường làng ở đó đến một trường trung học ở Wiener Neustadt.[1]
Năm 1879, với học bổng học thuật 4 năm, gia đình ông chuyển đến Inzersdorf để Steiner có thể theo học tại Học viện Công nghệ Viên,[19] nơi ông theo học toán học, vật lý, hóa học, thực vật học, động vật học và khoáng vật học, cũng như các khóa học dự bị văn học và triết học. Tại đó, ông đã hoàn thành chương trình học và đáp ứng các yêu cầu của học bổng Ghega.[20][21] Năm 1882, Karl Julius Schröer,[1] một trong những giáo viên của Steiner, đã giới thiệu Steiner cho Joseph Kürschner, tổng biên tập của ấn bản mới các tác phẩm của Goethe. Joseph đã cho Steiner làm biên tập viên khoa học tự nhiên của ấn bản này.[22] Đó là một cơ hội rất lớn cho một sinh viên trẻ không có bất kỳ bằng cấp học thuật hay ấn phẩm nào trước đó.[23] Nhưng sau này, theo Steiner thì đây là một công việc nhàm chán với mức lương thấp.[8]
Trước khi theo học tại Học viện Công nghệ Viên, Steiner đã từng nghiên cứu về Kant, Fichte và Schelling.[6]
Những trải nghiệm tâm linh ban đầu
Steiner bảo rằng lúc chín tuổi, ông đã nhìn thấy linh hồn của một người dì đã chết ở một thị trấn xa xôi, người dì đó đã nhờ cậu giúp cô. Lúc đó, cả cậu và gia đình đều chưa biết tin về cái chết của cô ấy.[24] Steiner sau đó kể lại rằng khi còn nhỏ, ông cảm thấy "người ta phải mang trong mình kiến thức về thế giới tâm linh theo cách của hình học ... [vì ở đây] người ta được phép biết điều gì đó mà chỉ có tâm trí, thông qua sức mạnh của nó, mới trải nghiệm được. Trong cảm giác này, tôi đã tìm thấy lời giải cho thế giới tâm linh mà tôi đã trải nghiệm... Tôi đã tự mình xác nhận bằng hình học cảm giác mà tôi phải nói về một thế giới 'vô hình'."[1]
Steiner tin rằng ở tuổi 15, ông đã có được sự hiểu biết đầy đủ về khái niệm thời gian, mà ông coi là điều kiện tiên quyết của khả năng thấu thị tâm linh.[6] Vào năm 21 tuổi, trên chuyến tàu từ quê nhà đến Viên, Steiner đã gặp một người hái thảo mộc, Felix Kogutzki. Felix đã nói về thế giới tâm linh "như một người đã có trải nghiệm riêng của mình ở đó".[1][25]
Nhà văn và triết gia
Chàng thanh niên Steiner nổi lên như một người theo chủ nghĩa cá nhân, thực chứng và tư tưởng tự do, người không ngại nhắc đến những triết gia tai tiếng như Stirner, Nietzsche và Haeckel. Tư tưởng tự do của ông lên đến đỉnh điểm trong sự khinh miệt tôn giáo và đức tin. Ông đã gán Kitô giáo với những đặc điểm gần như bệnh hoạn.[26]
Năm 1888, nhờ vào thành quả công việc biên tập ấn bản Kürschner về các tác phẩm của Goethe, Steiner được mời làm biên tập viên tại kho lưu trữ Goethe ở Weimar. Steiner làm việc tại kho lưu trữ cho đến năm 1896. Đó là một công việc nhàm chán và được trả lương thấp.[8] Ngoài phần giới thiệu và bình luận cho bốn tập tác phẩm khoa học của Goethe, Steiner còn viết hai cuốn sách về triết học của Goethe: Lý thuyết tri thức ẩn chứa trong quan niệm thế giới của Goethe (The Theory of Knowledge Implicit in Goethe's World-Conception) (1886),[27] mà Steiner coi là nền tảng nhận thức luận và sự biện minh cho tác phẩm sau này của mình,[28] và Quan niệm thế giới của Goethe (Goethe's Conception of the World) (1897).[29] Trong thời gian này, ông cũng cộng tác biên soạn toàn bộ tác phẩm của Arthur Schopenhauer và nhà văn Jean Paul và viết nhiều bài báo cho nhiều tạp chí khác nhau.

Năm 1891, Steiner nhận bằng tiến sĩ triết học tại Đại học Rostock, cho luận án của ông về khái niệm bản ngã của Fichte, nộp cho Heinrich von Stein, tác giả Bảy cuốn sách về chủ nghĩa Platon được Steiner đánh giá cao.[10][30] Luận án của Steiner sau đó được xuất bản dưới dạng mở rộng với tên Chân lý và Kiến thức: Khúc dạo đầu cho Triết lý Tự do, với lời đề tặng cho Eduard von Hartmann.[31] Hai năm sau, vào năm 1894, ông xuất bản Die Philosophie der Freiheit (The Philosophy of Freedom or The Philosophy of Spiritual Activity, cái sau là tựa tiếng Anh mà Steiner thích dùng), một tác phẩm khám phá về nhận thức luận và đạo đức học, đề ra một cách để con người trở thành những thực thể tự do về mặt tâm linh. Steiner hy vọng cuốn sách "sẽ giúp ông có được chức giáo sư", tuy nhiên cuốn sách lại không được đón nhận nồng nhiệt.[8] Steiner sau này nói rằng cuốn sách này ngầm chứa đựng, dưới dạng triết học, toàn bộ nội dung mà sau này ông phát triển một cách rõ ràng thành nhân trí học.[32]
Năm 1896, Steiner từ chối lời đề nghị của Elisabeth Förster-Nietzsche về việc giúp tổ chức kho lưu trữ của Nietzsche ở Naumburg. Anh trai của bà, Friedrich Nietzsche, lúc đó đã mất trí. "Với hy vọng có được một công việc (trên thực tế là không), Steiner đã nhận lời ngay lập tức."[33] Förster-Nietzsche đã giới thiệu Steiner với Nietzsche, người đang bị chứng căng trương lực. Steiner vô cùng xúc động và sau đó đã viết cuốn sách Friedrich Nietzsche, Chiến sĩ đấu tranh cho tự do (Friedrich Nietzsche, Fighter for Freedom).[34] Steiner sau đó kể lại rằng:

Lần đầu tiên tôi biết đến các tác phẩm của Nietzsche là vào năm 1889. Trước đó, tôi chưa từng đọc một dòng nào của ông. Về bản chất các ý tưởng của tôi khi chúng được thể hiện trong Triết lý về Hoạt động âm linh (The Philosophy of Spiritual Activity), tư tưởng của Nietzsche không hề có chút ảnh hưởng nào.... Các ý tưởng của Nietzsche về Vĩnh cửu luân hồi và Siêu nhân vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi rất lâu. Bởi vì trong những ý tưởng này, người ta phản ánh những gì mà một cá tính phải cảm thấy liên quan đến sự tiến hóa và bản thể cốt lõi của nhân loại khi cá tính này bị kìm hãm không nắm bắt được thế giới tâm linh bởi tư tưởng hạn hẹp trong triết học tự nhiên đặc trưng cuối thế kỷ 19....Điều đặc biệt thu hút tôi là người ta có thể đọc Nietzsche mà không gặp phải bất cứ điều gì cố gắng biến người đọc thành 'người phụ thuộc' của Nietzsche.[1]


Năm 1897, Steiner rời khỏi kho lưu trữ Weimar và chuyển đến Berlin. Ông trở thành người đồng sở hữu, biên tập viên chính và là cộng tác viên tích cực tạp chí văn học Magazin für Literatur, nơi ông hy vọng tìm được độc giả đồng cảm với triết lý của mình. Nhiều độc giả đã xa lánh Steiner vì sự ủng hộ không được lòng dân của ông dành cho Émile Zola trong vụ Dreyfus và tạp chí cũng mất thêm nhiều độc giả nữa khi Steiner công bố những trích đoạn trong thư từ trao đổi giữa ông với nhà vô chính phủ John Henry Mackay.[17] Sự không hài lòng với phong cách biên tập của ông cuối cùng đã dẫn đến việc ông rời khỏi tạp chí. Năm 1899, Steiner kết hôn với Anna Eunicke; hai người đã ly thân vài năm sau đó. Anna mất năm 1911.[13]
Tham khảo
- ^ a b c d e f Rudolf Steiner Autobiography: Chapters in the Course of My Life: 1861-1907, xvi Lantern Books, 2006 ISBN 0-88010-600-X [1]
- ^ Steiner's autobiography gives his date of birth as ngày 27 tháng 2 năm 1861. However, there is an undated autobiographical fragment written by Steiner, referred to in a footnote in his autobiography in German (GA 28), that says, "My birth fell on the 25th of February 1861. Two days later I was baptized." See Christoph Lindenberg, Rudolf Steiner, Rowohlt 1992, ISBN 3-499-50500-2, p. 8. In 2009 new documentation appeared supporting a date of 27 Feb.: see Günter Aschoff, "Rudolf Steiners Geburtstag am 27. Februar 1861 - Neue Dokumente" Lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2014 tại Wayback Machine, Das Goetheanum 2009/9, pp. 3ff
- ^ Staudenmaier, Peter (1 February 2008). "Race and Redemption: Racial and Ethnic Evolution in Rudolf Steiner's Anthroposophy". Nova Religio. 11 (3). University of California Press: 4–36. doi:10.1525/nr.2008.11.3.4. ISSN 1092-6690.
- ^ Some of the literature regarding Steiner's work in these various fields: Goulet, P: "Les Temps Modernes?", L'Architecture D'Aujourd'hui, December 1982, pp. 8-17; Architect Rudolf Steiner at GreatBuildings.com; Rudolf Steiner International Architecture Database; Brennan, M.: Rudolf Steiner ArtNet Magazine, ngày 18 tháng 3 năm 1998; Blunt, R.: Waldorf Education: Theory and Practice — A Background to the Educational Thought of Rudolf Steiner. Master Thesis, Rhodes University, Grahamstown, 1995; Ogletree, E.J.: Rudolf Steiner: Unknown Educator, Elementary School Journal, 74(6): 344-352, March 1974; Nilsen, A.:A Comparison of Waldorf & Montessori Education Lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2013 tại Wayback Machine, University of Michigan; Rinder, L: Rudolf Steiner's Blackboard Drawings: An Aesthetic Perspective Lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2007 tại Wayback Machine and exhibition of Rudolf Steiner's Blackboard Drawings Lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2007 tại Wayback Machine, at Berkeley Art Museum, ngày 11 tháng 10 năm 1997 – ngày 4 tháng 1 năm 1998; Aurélie Choné, "Rudolf Steiner's Mystery Plays: Literary Transcripts of an Esoteric Gnosis and/or Esoteric Attempt at Reconciliation between Art and Science?", Aries, Volume 6, Number 1, 2006, pp. 27-58(32), Brill publishing; Christopher Schaefer, "Rudolf Steiner as a Social Thinker", Re-vision Vol 15, 1992; and Antoine Faivre, Jacob Needleman, Karen Voss; Modern Esoteric Spirituality, Crossroad Publishing, 1992.
- ^ "The Big Question: Who was Rudolf Steiner and what were his revolutionary teaching ideas? - Education News, Education - The Independent". web.archive.org. ngày 7 tháng 10 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 10 năm 2008. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
- ^ a b c Steiner, Correspondence and Documents 1901–1925, 1988, p. 9. ISBN 0880102071
- ^ Ruse, Michael (12 November 2018). The Problem of War: Darwinism, Christianity, and Their Battle to Understand Human Conflict. Oxford University Press. p. 97. ISBN 978-0-19-086757-7.
- ^ a b c d Leijenhorst, Cees (2006). "Steiner, Rudolf, * 25.2.1861 Kraljevec (Croatia), † 30.3.1925 Dornach (Switzerland)". In Hanegraaff, Wouter J.; Faivre, Antoine; Broek, Roelof van den; Brach, Jean-Pierre (eds.). Dictionary of Gnosis and Western Esotericism. Leiden / Boston: Brill. p. 1086.
Steiner moved to Weimar in 1890 and stayed there until 1897. He complained bitterly about the bad salary and the boring philological work, but found the time to write his main philosophical works during his Weimar period. ... Steiner's high hopes that his philosophical work would gain him a professorship at one of the universities in the German-speaking world were never fulfilled. Especially his main philosophical work, the Philosophie der Freiheit, did not receive the attention and appreciation he had hoped for.
- ^ R. Bruce Elder, Harmony and dissent: film and avant-garde art movements in the early twentieth century, ISBN 978-1-55458-028-6, p. 32
- ^ a b McDermott, Robert A. (1995). "Rudolf Steiner and Anthroposophy". In Faivre, Antoine; Needleman, Jacob; Voss, Karen (eds.). Modern Esoteric Spirituality. New York: Crossroad Publishing. pp. 299–301, 288ff. ISBN 978-0-8245-1444-0.
- ^ "Gesamtkunstwerk", Wikipedia (bằng tiếng Anh), ngày 20 tháng 2 năm 2025, truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2025
- ^ Sokolina, Anna, ed. Architecture and Anthroposophy. [Arkhitektura i Antroposofiia.] 2 editions. Moscow: KMK, 2001, 2010. 268p. 348 ills. 2001 ISBN 587317-0746, 2010 ISBN 587317-6604.
- ^ a b c Christoph Lindenberg, Rudolf Steiner, Rowohlt 1992, ISBN 3-499-50500-2, pp. 123-6
- ^ Paull, John (2011). "Attending the First Organic Agriculture Course: Rudolf Steiner's Agriculture Course at Koberwitz, 1924" (PDF). European Journal of Social Sciences. 21 (1): 64–70.
- ^ Steiner, Rudolf (1883), Goethean Science, GA1.
- ^ Zander, Helmut; Fernsehen, Schweizer (15 February 2009), Sternstunden Philosophie: Die Anthroposophie Rudolf Steiners (program) (in German).
- ^ a b Lachman, Gary (2007). Rudolf Steiner: An Introduction to His Life and Work. Penguin Publishing Group. pp. xix, 233. ISBN 978-1-101-15407-6. Retrieved 29 February 2024.
I formulated the cognitive challenge I was presenting myself with in this way: How can I account for the fact that, on one page, Steiner can make a powerful and original critique of Kantian epistemology—basically, the idea that there are limits to knowledge—yet on another make, with all due respect, absolutely outlandish and, more to the point, seemingly unverifiable statements about life in ancient Atlantis?
- ^ Christoph Lindenberg, Rudolf Steiner, Rowohlt 1992, ISBN 3-499-50500-2, pp. 123–6
- ^ In Austria passing the matura examination at a Gymnasium (school) was required for entry to the University.[1] Archived 6 August 2020 at the Wayback Machine
- ^ Sam, Martina Maria (2020). "Warum machte Rudolf Steiner keine Abschlussprüfung an der Technischen Hochschule?". Das Goetheanum. Marginalien zu Rudolf Steiner's Leben und Werk. Retrieved 14 November 2020.
- ^ There was some controversy over this matter as researchers failed to note that at the time no "degrees" in the modern manner were awarded in Germany and Austria except doctorates. The research by Dr Sam confirms the details. Rudolf Steiner studied for eight semesters at the Technical University in Vienna - as a student in the General Department, which was there in addition to the engineering, construction, mechanical engineering and chemical schools. The general department comprised all subjects that could not be clearly assigned to one of these four existing technical schools. Around 1880 this included mathematics, descriptive geometry, physics, as well as general and supplementary subjects such as German language and literature, history, art history, economics, legal subjects, languages, The students in the General Department - unlike their fellow students in the specialist departments - neither had to complete a fixed curriculum nor take a final or state examination. They did not have to and could not - because that was not intended for this department, nor was the "Absolutorium". Final state examinations at the Vienna University of Technology only began in the academic year 1878/79. The paper reports how at that time, the so-called ‘individual examinations’ in the subjects studied seemed to be of greater importance and were reported first in the 'Annual Report of the Technical University 1879/80' - sorted according to the faculties of the Technical University. Steiner was in fact amongst the best student on these grounds and was cited by the University as one of its distinguished alumni. The records for the examinations he sat are on record as is the scholarship record.
- ^ Alfred Heidenreich, Rudolf Steiner – A Biographical Sketch
- ^ Zander, Helmut (2011). Rudolf Steiner: Die Biografie (in German). München Zürich: Piper. ISBN 978-3-492-05448-5.
- ^ The Collected Works of Rudolf Steiner. Esoteric Lessons 1904–1909. SteinerBooks, 2007.
- ^ Steiner, GA 262, pp. 7–21.
- ^ So Gerhard Wehr: Rudolf Steiner. Leben, Erkenntnis, Kulturimpuls. Eine Biographie. Diogenes, Zürich 1993, p. 132.
- ^ "Theory of Knowledge Implicit in Goethe's World Conception", also translated as Goethe's Theory of Knowledge, An Outline of the Epistemology of His Worldview
- ^ Preface to 1924 edition of The Theory of Knowledge Implicit in Goethe's World-Conception, with Specific Reference to Schiller, in which Steiner also wrote that the way of knowing he presented in this work opened the way from the sensory world to the spiritual one.
- ^ Rudolf Steiner, Goethean Science, Mercury Press, 1988 ISBN 0-936132-92-2, ISBN 978-0-936132-92-1, link
- ^ Sergei Prokofieff, May Human Beings Hear It!, Temple Lodge, 2004. p. 460
- ^ Truth and Knowledge (full text). German: Wahrheit und Wissenschaft – Vorspiel einer Philosophie der Freiheit
- ^ Sergei Prokofieff, May Human Beings Hear It!, Temple Lodge, 2004. p. 460
- ^ Steiner, Rudolf (1 June 2013). Rethinking Economics. Great Barrington, Mass: SteinerBooks. p. unpaginated. ISBN 978-1-62148-050-1.
Hoping for a job (which, in fact, he did not get), Steiner accepted the invitation immediately.
- ^ Rudolf Steiner, Friedrich Nietzsche, Fighter for Freedom Garber Communications; 2nd revised edition (July 1985) ISBN 978-0893450335. Online [2] Archived 2 October 2022 at the Wayback Machine
