Thái miếu dưới các triều đại phong kiến phương Đông, là nơi thờ các vị vua đã qua đời của một triều đại.
Thái miếu như vậy là miếu thờ của quốc chủ, là miếu thờ vào bậc quan trọng nhất của một triều đại phong kiến. Các vua xây dựng thái miếu để thờ tổ tiên của mình.
Từ thời nhà Chu tại Trung Quốc đã có thái miếu thờ các tiên vương từ Chu Văn vương, theo sử thì là nơi đặt Cửu đỉnh. Các triều đại tại Trung Quốc đều lập thái miếu để thờ tổ tiên. Thái miếu thể hiện tính chính thống của hoàng gia, nên triều đại sau sẽ bỏ thái miếu của triều đại trước mà dựng thái miếu của mình.
Tại Trung Quốc hiện nay, tại Bắc Kinh có Thái miếu nhà Minh và nhà Thanh, đặt trong Tử Cấm Thành (Bắc Kinh, Trung Quốc). Xem: Thái miếu (Bắc Kinh).
Tại Việt Nam, thái miếu ngoài lập ở kinh đô, còn có thể lập ở quê gốc của hoàng gia:
- Thái miếu nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh.
- Thái miếu nhà Hậu Lê được dựng ở Lam Kinh (Thanh Hóa).
- Thái miếu nhà Mạc ở Kiến Thụy, Hải Phòng.
- Thái miếu nhà Nguyễn ở Huế. Xem: Thái Tổ miếu (Hoàng thành Huế).
- Thái miếu nhà Đinh ở xã Gia Phương, Gia Viễn, Ninh Bình.
- Xem thêm Thế miếu, Hưng miếu, Triệu miếu nhà Nguyễn.