Thảm sát Liên đoàn Bodo | |
---|---|
Địa điểm | Hàn Quốc |
Thời điểm | Mùa hè 1950 |
Mục tiêu | Những người theo Cộng sản và những người bị nghi ngờ ủng hộ Cộng sản[1] |
Loại hình | Thảm sát |
Tử vong | 60.000–200.000[2] |
Thủ phạm | Lực lượng chống cộng Hàn Quốc |
Động cơ | Triệt tiêu toàn bộ "cộng sản" nhằm bảo vệ Chính phủ Nam Hàn |
Vụ thảm sát Liên đoàn Bodo (tiếng Hàn: 보도연맹 학살사건; Hanja: 保導聯盟虐殺事件) là một vụ thảm sát và tội ác chiến tranh chống lại những người cộng sản và người bị nghi ngờ là cảm tình viên cộng sản (nhiều người trong số đó là dân thường, những người không liên quan đến chủ nghĩa cộng sản hay đảng viên cộng sản) đã xảy ra vào mùa hè năm 1950 trong Chiến tranh Triều Tiên. Ước tính số người chết theo nhiều nguồn là khác nhau. Các nhà sử học và chuyên gia về Chiến tranh Triều Tiên ước tính từ 60.000 đến 110.000 nạn nhân (theo Kim Dong-choon) đến 200.000 (theo Park Myung-lim).[2] Vụ thảm sát này ban đầu bị đổ lỗi cho những người cộng sản.[3] Suốt bốn thập kỷ, chính phủ Hàn Quốc che giấu vụ thảm sát này. Những người sống sót đã bị chính phủ cấm tiết lộ nó, dưới thái độ nghi ngờ là những người ủng hộ cộng sản. Họ bị đe dọa tra tấn và cái chết. Từ những năm 1990 trở đi, một số thi hài đã được khai quật từ những ngôi mộ tập thể, dẫn đến công chúng biết rộng rãi về vụ thảm sát này.[4][5]
Liên đoàn Bodo
Tổng thống Hàn Quốc Syngman Rhee đưa ra con số khoảng 300.000 người bị nghi ngờ ủng hộ cộng sản hoặc các đối thủ chính trị của ông đã tham gia vào một phong trào "cải tạo" chính thức được gọi là Liên đoàn Bodo (hay Liên đoàn Hướng dẫn và Phục hồi Quốc gia, Liên minh Bảo vệ Quốc gia,[6] Liên minh Hướng dẫn Quốc gia[7] Liên đoàn Bodo quốc gia,[8] Bodo Yeonmaeng,[6] Gukmin Bodo Ryeonmaeng, 국민 보도 연맹, 國民 保 導 聯盟) với lý do bảo vệ họ khỏi bị xử tử.[3][6][9] Liên đoàn Bodo được tạo ra bởi các luật sư Hàn Quốc đã cộng tác với người Nhật.[10] Những không ủng hộ cộng sản và những người khác cũng bị buộc vào Liên đoàn Bodo để điền vào hạn ngạch nhập ngũ.[8][9]
Vào tháng 6 năm 1949, chính phủ Hàn Quốc đã buộc tội các nhà hoạt động độc lập là thành viên của Liên đoàn Bodo.[6] Năm 1950, ngay trước khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc, Syngman Rhee, đã cáo buộc và cầm tù khoảng 20.000 người được cho là cộng sản.[11]
Thực thi
Dưới sự lãnh đạo của Kim Il-sung, Quân đội Nhân dân Triều Tiên đã tấn công từ phía bắc xuống miền nam vào ngày 25 tháng 6 năm 1950, bắt đầu Chiến tranh Triều Tiên.[12] Theo Kim Mansik, từng là sĩ quan cấp cao của cảnh sát quân sự, Tổng thống Syngman Rhee đã ra lệnh xử tử những người liên quan đến Liên đoàn Bodo hoặc Đảng Công nhân Hàn Quốc vào ngày 27 tháng 6 năm 1950.[13][14] Vụ thảm sát đầu tiên được bắt đầu một ngày sau đó tại Hoengseong, Gangwon-do vào ngày 28 tháng 6.[14][15] Quân đội Hàn Quốc và các nhóm chống cộng[16] xử tử các tù nhân cộng sản mà họ cáo buộc, cùng với nhiều thành viên của Liên đoàn Bodo.[3] Các vụ hành quyết được thực hiện mà không có bất kỳ xét xử hay tuyên án nào.[17] Kim Tae Sun, cảnh sát trưởng thành phố Seoul, thừa nhận đã đích thân xử tử ít nhất 12 "người cộng sản và nghi phạm cộng sản" sau khi chiến tranh bùng nổ.[18] Khi Seoul bị chiếm lại vào cuối tháng 9 năm 1950, ước tính 30.000 người Hàn Quốc được coi là cộng tác viên với Triều Tiên họ bị lực lượng ROK bắn.[19] Ít nhất một trung tá Mỹ được biết là đã chấp thuận các vụ hành quyết, khi anh ta nói với một đại tá Hàn Quốc rằng anh ta có thể giết một số lượng lớn tù nhân ở Busan nếu quân đội Bắc Triều Tiên tiếp cận. Một cuộc hành quyết hàng loạt 3.400 người Hàn Quốc đã thực sự diễn ra gần Busan vào mùa hè đó.[20]
Các tài liệu chính thức của Hoa Kỳ cho thấy các sĩ quan Mỹ đã chứng kiến và chụp ảnh vụ thảm sát.[17] Trong một trường hợp, một sĩ quan Hoa Kỳ được biết là đã giết các tù nhân chính trị để họ không được kẻ thù giải thoát.[3][21] Trong một tài liệu chính thức khác của Hoa Kỳ cho thấy John J. Muccio, lúc đó là Đại sứ Hoa Kỳ tại Hàn Quốc đã đưa ra khuyến nghị với Tổng thống Hàn Quốc Rhee Syngman và Bộ trưởng Quốc phòng Shin Sung-mo rằng các vụ hành quyết phải chấm dứt.[17] Các nhân chứng Mỹ cũng báo cáo hiện trường vụ hành quyết một bé gái có vẻ như 12 hoặc 13 tuổi.[7][17] Vụ thảm sát cũng được báo cáo cho cả chính quyền Washington và tướng Douglas MacArthur,[3] người mô tả đó là một "vấn đề nội bộ".[19][22] Theo một nhân chứng, 40 nạn nhân bị đánh vào lưng bằng súng trường và bị bắn sau đó. Nạn nhân ở các làng bên bờ biển bị trói lại với nhau và ném xuống biển cho chết đuối.[20] Đô đốc Hàn Quốc đã nghỉ hưu Nam Sang-hui thú nhận rằng ông lệnh ném 200 thi thể nạn nhân xuống biển, nói rằng: "Không có thời gian để xét xử họ."[17]
Ngoài ra còn có các nhân chứng người Anh và Úc.[3][23] Vương quốc Anh nêu vấn đề này với Hoa Kỳ ở cấp độ ngoại giao, khiến cho ông Dean Rusk, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thông báo cho người Anh rằng các chỉ huy Hoa Kỳ đang làm "mọi thứ họ có thể để kiềm chế sự tàn bạo đó".[7] Trong cuộc thảm sát, người Anh đã bảo vệ các đồng minh của họ và cứu một số công dân.[24][25]
Hậu quả
Sau cuộc tấn công của Liên Hợp Quốc giúp Hàn Quốc chiếm lại các lãnh thổ bị chiếm đóng, cảnh sát và các nhóm dân quân đã hành quyết những người nghi ngờ ủng hộ Triều Tiên. Vào tháng 10 năm 1950, vụ thảm sát hang động Goyang Geumjeong xảy ra. Vào tháng 12, quân đội Anh đã cứu thường dân đang xếp hàng để bị cảnh sát Hàn Quốc bắn và quân Anh chiếm giữ một địa điểm hành quyết bên ngoài Seoul để ngăn chặn các vụ thảm sát tiếp theo.[7][24] Vào ngày 4 tháng 1 năm 1951, vụ thảm sát Ganghwa được cảnh sát Hàn Quốc thực thi, họ đã giết 139 thường dân trong nỗ lực ngăn chặn sự hợp tác với Triều Tiên. Theo báo cáo của Hàn Quốc, Hàn Quốc và Mỹ "hỗ trợ các tổ chức dân sự cánh hữu, như Lực lượng tự vệ Ganghwa, bằng cách cung cấp thiết bị và vật tư chiến đấu".[26]:74–75
Xem thêm
Tham khảo
- ^ Kim 2004, tr. 533.
- ^ a b c d Charles J. Hanley & Hyung-Jin Kim (ngày 10 tháng 7 năm 2010). “Korea bloodbath probe ends; US escapes much blame”. Associated Press. San Diego Union Tribune. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2011.
- ^ a b c d e f “South Korea owns up to brutal past”. The Sydney Morning Herald. 2007. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
- ^ “진실화해위 "보도연맹원 4천934명 희생 확인": 네이버 뉴스”.
- ^ NEWSIS. “:: 공감언론 뉴시스통신사::”. newsis (bằng tiếng Hàn). Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2017.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ a b c d “Family tragedy indicative of S. Korea's remaining war wounds – Kim Gwang-ho is waiting for the government to apologize for state crimes committed against his father and grandfather”. Hankyoreh. ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b c d Writers Charles J. Hanley and Jae-Soon Chang (ngày 11 tháng 2 năm 2009). “U.S. Allowed Korean Massacre In 1950”. Associated Press. CBS. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2012.
- ^ a b “Waiting for the truth – A missed deadline contributes to a lost history”. Hankyoreh. ngày 25 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b Bae Ji-sook (ngày 3 tháng 2 năm 2009). “Gov't Killed 3,400 Civilians During War”. Korea Times. Truy cập ngày 18 tháng 7 năm 2011.
- ^ John Tirman (2011). The Deaths of Others: The Fate of Civilians in America's Wars. Oxford University Press. tr. 96.
- ^ Kim 2004, tr. 526.
- ^ Stokesbury, James L (1990). A Short History of the Korean War. New York: Harper Perennial. ISBN 0-688-09513-5.
- ^ 60년 만에 만나는 한국의 신들러들. Hankyoreh (bằng tiếng Hàn). ngày 25 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b "보도연맹 학살은 이승만 특명에 의한 것" 민간인 처형 집행했던 헌병대 간부 최초증언 출처: "보도연맹 학살은 이승만 특명에 의한 것" – 오마이뉴스. Ohmynews (bằng tiếng Hàn). ngày 4 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong
|archiveurl=
và|archive-url=
(trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong|archivedate=
và|archive-date=
(trợ giúp)Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết) - ^ 헌병대의 보도연맹원 '대량학살' 최초 구체증언 확보 6.25 당시 헌병대 과장 김만식 씨 증언 토대, 전국 조직적 학살 자행. CBS (bằng tiếng Hàn). ngày 4 tháng 7 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp) - ^ Kim Young Sik (ngày 17 tháng 11 năm 2003). “The left-right confrontation in Korea – Its origin”. asianresearch.org. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2008.
- ^ a b c d e “New evidence of Korean war killings”. BBC. ngày 21 tháng 4 năm 2000. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2010.
- ^ Kim 2004, tr. 534.
- ^ a b John Tirman (2011). The Deaths of Others: The Fate of Civilians in America's Wars. Oxford University Press. tr. 98.
- ^ a b John Tirman (2011). The Deaths of Others: The Fate of Civilians in America's Wars. Oxford University Press. tr. 97.
- ^ Charles J. Hanley and Jae-soon Chang (ngày 7 tháng 12 năm 2008). “Children 'executed' in 1950 South Korean killings”. Associated Press. Fox News. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2013.
- ^ Paul M. Edwards (2010). Historical Dictionary of the Korean War. Scarecrow Press Inc. tr. 33.
- ^ “Truth commission confirms Korean War killings by soldiers and police 3,400 civilians and inmates were shot dead or drowned out of concerns they might cooperate with the People's Army”. Hankyoreh. ngày 3 tháng 3 năm 2009. Truy cập ngày 13 tháng 7 năm 2010.
- ^ a b “Unearthing proof of Korea killings”. BBC. ngày 18 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2010.
- ^ Writers Charles J. Hanley and Jae-Soon Chang (ngày 11 tháng 2 năm 2009). “AP: U.S. Allowed Korean Massacre In 1950”. CBS News (AP). Truy cập ngày 4 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
- ^ “Truth and Reconciliation: Activities of the Past Three Years” (PDF). Truth and Reconciliation Commission, Republic of Korea. Truth and Reconciliation Commission, Republic of Korea. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2016.
Trích dẫn
- Kim, Dong-Choon (tháng 12 năm 2004). “Forgotten war, forgotten massacres—the Korean War (1950–1953) as licensed mass killings”. Journal of Genocide Research. 6 (4). doi:10.1080/1462352042000320592.
Liên kết ngoài
- Mass Killings in Korea — Commission Probes Hidden History of 1950, Associated Press (Video and Documents)
- Unearthing War’s Horrors Years Later in South Korea, The New York Times, ngày 3 tháng 12 năm 2007.
- TRCK confirms hundreds of villagers were massacred during onset of Korean War The commission advises an official state apology and will continue investigations of the National Guard Alliance through the end of the year, Hankyoreh, ngày 17 tháng 11 năm 2009.
- Truth commission confirms Korean War killings by soldiers and police 3,400 civilians and inmates were shot dead or drowned out of concerns they might cooperate with the People’s Army, Hankyoreh, ngày 3 tháng 3 năm 2009.
- Bài viết có văn bản tiếng Hàn Quốc
- Thảm sát ở Hàn Quốc
- Vụ thảm sát do Hàn Quốc gây ra
- Đàn áp chính trị ở Hàn Quốc
- Tội ác chiến tranh ở Hàn Quốc
- Tội ác của quân đội Hàn Quốc
- Vụ bê bối quân sự
- Tội ác chiến tranh Triều Tiên
- Thanh trừng chính trị và văn hóa
- Chống cộng ở Hàn Quốc
- Chính trị cực hữu ở Hàn Quốc
- Khủng bố trắng
- Vụ giết người hàng loạt năm 1950
- Thảm sát chính trị