"Allen Walker" là một bài viết chọn lọc của Wikipedia tiếng Việt. Bài viết, hoặc một phiên bản trước đây, đã được cộng đồng bình chọn là một trong những bài có chất lượng tốt và tiêu biểu của Wikipedia tiếng Việt. Nếu bạn có thể cập nhật hoặc nâng cao hơn nữa chất lượng của bài viết, xin mời bạn!
Bài viết này nằm trong phạm vi quản lý của Dự án Anime và Manga, một hợp tác giữa nhiều thành viên để nâng cao chất lượng và mở rộng các bài viết về anime và manga trên Wikipedia tiếng Việt. Nếu muốn tham gia, bạn có thể chỉnh sửa trang này hay truy cập vào trang nhà của dự án.
Bình luận mới nhất: 6 năm trước3 bình luận2 người đã thảo luận
Bạn Nguyễn Hoài Phương có đặt yêu cầu giám định bài này tại WP:AMGĐ, vậy nên sau đây là các ý kiến của tôi sau khi đọc xong bài. Tôi không biết về manga này nên các ý kiến của tôi vừa hay là từ một độc giả trung lập muốn hiểu bài tốt hơn chứ không phải như một người vốn đã hiểu biết về chính tác phẩm. Bài được dịch trọn vẹn từ Wikipedia tiếng Anh đã FA nên tôi đoán các vấn đề sẽ chủ yếu xoay quanh văn phong và lỗi dịch.
Infobox: tôi không nghĩ là nên có mục vai lồng tiếng Anh của nhân vật. Nếu nhân vật được lồng tiếng Việt chính thức thì thay vì vai tiếng Anh sẽ thay bằng tiếng Việt, nhưng vì anime không phát sóng tiếng Việt bao giờ nên chỉ cần giữ vai tiếng Nhật là được. Các nhà xuất bản hay hãng cấp phép một ngôn ngữ thứ ba (không phải Nhật hay Việt) trong các infobox animanga khác cũng như vậy, được ẩn đi.
Y Done
Đoạn mở đầu:
Bài gọi nhân vật theo ngôi thứ ba là "cậu". Tôi không hiểu rõ về tác phẩm này nhưng một tiền lệ về xưng hô trong các bài anime-manga ở Wikipedia tiếng Việt là các nhân vật ở lứa tuổi trung học nên được gọi là "anh", và từ tiểu học trở xuống mới là "cậu".
Y Done
"...để chiến đấu với các Akuma": Akuma là gì? Có thể bài chính giải thích về khái niệm này, nhưng người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu khi không được nói cụ thể hơn ở phần mở đầu.
? Cần thảo luận thêm. Đã fix thành "...chiến đấu với những con quỷ (Akuma)". Nhưng sẽ tham khảo thêm các tv đã đọc bản tiếng Việt của NXB Kim Đồng để xem họ dùng tên gì.
"trong one-shot Zone": nên dùng yomikiri và in nghiêng thay vì one-shot là thuật ngữ tiếng Anh. Cả "yomikiri" lẫn "one-shot" có tính chất thuật ngữ như nhau và dù thế nào người đọc cũng cần bấm vào liên kết này để đọc về nó.
N Cái này thì mình không đồng ý, bởi "one-shot" là từ được chấp nhận và sử dụng phổ biến với các độc giả ở VN nên nếu thay bằng "yomikiri" sẽ dễ gây khó hiểu cho người đọc. Nếu Huy muốn, mình sẽ dùng bản mẫu Nihongo cho từ này khi xuất hiện lần đầu trong bài, nhưng mình sẽ sử dụng "one-shot" cho phần còn lại.
Có lẽ không cần thiết chú thích như vậy, và bạn đã đúng.
"Bộ manga", "loạt phim anime truyền hình": các tiền lệ dùng "loạt" cho manga dài tập và "bộ" cho anime dài tập, hoặc "xê-ri" cho cả hai.
? Phần này mình nghĩ không cần phải khắt khe đến mức như vậy đâu. "Loạt phim" hay "bộ phim" đều có ý nghĩa như nhau mà?! Tương tự với "loạt truyện" và "bộ truyện"
Trước đây từng có một thảo luận về thống nhất từ để gọi cho hai khái niệm sản phẩm trong bài viết anime và manga nhằm giữ cho văn phong được nhất quán và tránh hiểu lầm trong một số tình huống. Cũng như toàn bộ góp ý ở đây, tôi không xem đó là "quy chuẩn" nhưng là một đề nghị để bài được hoàn hảo nhất có thể nếu có hướng đề cử FA mà thôi.
"Các sản phẩm thương mại mang dấu ấn của Allen": có thể bỏ từ "của" để câu văn bớt cứng.
? Chà, từ "của" này là do mình cố ý thêm vào để cho câu văn bớt cứng đó! Chắc để mình tham khảo thử các tv khác thêm xem phần lớn mọi người thấy thế nào.
Hai nguồn có liên quan đến tác phẩm nghệ thuật này [1] và [2] gọi nó là "giao thoa".
Ý tưởng và sáng tạo nhân vật
"một tạp chí manga mà đối tượng độc giả hướng đến lại là giới trẻ tuổi teen": nên xem xét sửa thành "một tạp chí manga mà đối tượng hướng đến lại là độc giả trẻ tuổi".
Y Done
"nữ nhân vật chính trong one-shot": như góp ý ở đoạn mở đầu
"Khi truyện dần diễn tiến": khá tối nghĩa, có thể sửa thành "Khi mạch truyện phát triển"
? Có cách nào dịch hay hơn cho mấy chỗ "as the series progressed" hay "as the plot progressed" ko?
"theo diễn tiến câu chuyện" cũng là một đề xuất, bên cạnh đề xuất trên.
Y Done
"trong các Akumas"
Y Done
"Hoshino không thích Allen vì những hành động tiêu cực của cậu, trái ngược hẳn với lời nói hằng ngày luôn thể hiện sự quan tâm của Allen.": diễn đạt ý quá cứng, nên sửa thành "Hoshino không thích Allen vì nhân vật này có những hành động tiêu cực, trái ngược với những lời nói thể hiện sự quan tâm thường ngày của anh."
Y? Done. Đã sửa thành "Hoshino không thích Allen vì nhân vật này có những hành động tiêu cực, trái ngược hẳn với cách nói chuyện tràn đầy sự quan tâm của anh". Không biết có nên đổi thành "...cách nói chuyện luôn chan chứa/chất chứa/thể hiện sự quan tâm..." chăng?
Tôi thích "chan chứa" nếu sắc thái này đúng với nhân vật, nhưng nó phụ thuộc vào người viết vì tôi không biết gì về nhân vật cả.
Y Done. Đã sửa thành "chan chứa".
"Nhưng kể cả khi gặp nhiều khó khăn để thiết kế nhân vật": → "nhưng kể cả khi gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng nhân vật", dễ hình dung hơn là thiết kế.
Y Done. Đã sửa thành "Nhưng mặc cho những khó khăn trong quá trình xây dựng nhân vật này"
"và cô trông đợi các nhân vật manga chính diện trong tương lai cũng sẽ đem đến trải nghiệm tương tự cho những tác giả khác.": theo tôi hiểu, ý ở đây là Hoshino gặp nhiều khó khăn quá với việc xây dựng Allen nhưng vì vậy mà nhân vật này rất thú vị, nên cô cũng mong là những tác giả khác cũng gặp trở khai như mình để xây dựng nên các vai chính diện thú vị như vậy. Nếu là vậy thì ý trên dường như bị đảo ngược và tối nghĩa, cần diễn đạt khác đi để nêu rõ là Hoshino mong đợi các tác giả khác cũng có trải nghiệm tương tự khi xây dựng nhân vật chính diện theo cách thú vị như vậy trong các tác phẩm của họ.
N Theo mình hiểu ở đây là "vì nhân vật thú vị (trải qua nhiều biến cố, tự phát triển và trở nên phức tạp) nên nảy sinh nhiều khó khăn trong quá trình sáng tác" chứ không phải là "vì tác giả bỏ công sức ra nên xây dựng được nhân vật thú vị như vậy". Nghe có vẻ vô lý đúng ko?!
Tôi không có ý kiến với hàm ý của câu, chắc là như bạn miêu tả. Nhưng kể cả vậy thì cách diễn đạt "cũng sẽ đem đến trải nghiệm tương tự cho những tác giả khác" theo tôi là không thoát được ý và người ta không thể hiểu sự tương quan giữa nhân vật này của Hoshino với các nhân vật được xây dựng theo cách tương tự của tác giả khác, trừ phi được giải thích, như bạn đang giải thích ở đây.
"Hoshino đã phải viết một cuộc trò chuyện giữa mình với chính nhân vật." → tôi đoán đây là một omake? Nếu là phụ lục nhỏ thường thấy sau mỗi tankobon thì tôi thấy cách diễn đạt này tối nghĩa, cần làm rõ hoàn cảnh cho độc giả hiểu thế nào là "viết".
? Mình không cầm trên tay quyển tankobon D.Gray-man bao giờ nên không biết có hay không. Nhưng mình nghĩ đây không phải là một omake sau khi đã mò ở đây
Có lẽ bạn nên nghiên cứu thêm vì với hiểu biết cá nhân sẵn có về các thành phần trong tankobon, tôi nghĩ nó rất giống với một trang phụ trong đó tác giả tự đưa mình vào thế giới manga để trò chuyện với độc giả, không hiếm mấy. Nếu không phải thì trường hợp này khá lạ, chắc là đang Breaking the fourth wall chăng?
"thành truyền nhân cho Noah thứ 14": wikilink này ổn chứ? Trước đó đã nhiều lần dùng Noah nhưng tôi không thấy wikilink
Y Done. Đã bỏ link
"trở nên sợ hãi với suy nghĩ rằng người chăm sóc quá cố của mình là Mana Walker": bỏ "của mình" đi thì ý sẽ dễ đọc hơn, do ngữ cảnh đằng trước đã đủ hiểu là "của Allen" rồi.
Y Done
"Trong arc liên quan đến": tôi hiểu từ arc dùng trong các diễn đàn thảo luận rất nhiều, nhưng tôi thấy có thể dịch là "phần truyện". Tương tự với các lần dùng "arc" khác trong bài.
Y Done
"Exorcist": đoạn mở đầu ghi là "pháp sư trừ tà", sao ở đây lại trả về tên gốc? Tương tự trong bài còn nhiều lần dùng "exorcist" khác (lúc viết hoa lúc viết thường), cần thống nhất thuật ngữ và cách viết, hoặc có giải thích trong lần dùng đầu tiên về các định nghĩa của nó, hoặc giải thích khác để người đọc không tự hỏi Exorcist là gì khi bỗng dưng xuất hiện.
? Phần này mình sẽ đợi thêm ý kiến từ những tv đã đọc truyện của NXB Kim Đồng rồi mới quyết định. "Pháp sư trừ tà" là do mình tự dịch thôi, không phải chính thức đâu.
"vì Yu Kanda and Alma Karma" (ngoài ra, nên là "Kanda Yu" phải không? tương tự cho các lần đề cập "Yu Kanda" khác trong bài)
? Cần thảo luận thêm, tương tự như với Lenalee Lee.
Tôi đọc mục Lenalee Lee bên dưới thì không thấy bạn có thảo luận thêm.
À, ý mình là việc đổi tên này cần xem xét cho cả các nhân vật khác như Lenalee Lee
"muốn hình ảnh của Tổ chức" → nên viết "Black Order", hoặc không viết hoa tổ chức, hoặc ngay từ đầu ở đoạn giới thiệu đã viết hoa "Tổ chức". Tương tự các lần dùng khác trong bài.
? Cần thảo luận thêm. Chỗ này mình cần có tên sử dụng chính thức trong bản dịch tiếng Việt rồi mới để vô chứ ko muốn lạm dụng "Black Order". Tạm thời sửa hết thành "Tổ chức"
"cặp mắt của Allen" → đôi mắt
Y Done
"nhân vật hư cấu Pierrot phiên bản Ý" → Pierrot vốn là nhân vật người Ý chứ không có "phiên bản" nào khác
Y Done
"Hoshino đã ấm ủ"
Y Done
"Xây dựng nhân vật" → tôi hiểu phần này là sự thay đổi của nhân vật do các tình tiết mới, vậy nên "xây dựng" là không đúng (hai phần trên đã "xây dựng" rồi)
Y Done. Đã sửa thành "phát triển nhân vật"
"Allen rời bỏ Black Order bởi ở arc truyện trước có quá nhiều nhân vật và tiêu tốn không ít công sức.": không thể hiểu câu này. Nhân vật hư cấu này rời khỏi tổ chức đó vì "anh ta" thấy phần truyện đó tác giả thêm quá nhiều nhân vật phải chiến đấu nên... đình công?
Y Done. Mình cũng chẳng hiểu đoạn này bên en muốn nói gì nữa nên đã bỏ đi.
"Hoshino hài lòng với cảnh minh họa lời từ biệt của Allen với người đồng đội Lenalee Lee": có thể sửa thành: "Hoshino hài lòng với minh họa cảnh Allen từ biệt người đồng đội Lenalee Lee"
Y Done
"không như cậu, họ không muốn cứu rỗi các Akuma": đây là vế riêng so với vế trước do không có từ nối, trước nó dùng chấm phẩy thay vì phẩy.
Y Done
"Hoshino nói rằng nhân vật này trở nên phức tạp hơn để sáng tác.": lủng củng, nên sửa "Hoshino nói rằng việc sáng tác nhân vật này trở nên phức tạp hơn."
N Lý do như giải thích ở N phía trên
"trở nên phức tạp sau mỗi tập truyện trôi qua": tôi hiểu nỗ lực diễn đạt này, nhưng manga này đăng theo chương và tôi không nghĩ mangaka đang đánh giá công trình của mình qua tankobon.
? Vậy Huy thấy nên dịch đoạn này thế nào:"As the plot progressed, Hoshino still found difficulties in writing him because he is suffering while remaining cheerful". Mình vướng ở chỗ "As the plot progressed" như đã đề cập ở trên.
Trong ngữ cảnh này thì tôi nghĩ bạn cứ dịch thoáng "sau mỗi chương" là ổn rồi.
Y Done. Đã sửa thành "Khi truyện diễn tiến"
"nên đã nhiều lần đình chỉ xuất bản bộ truyện": nghe có vẻ nghiêm trọng, "đình chỉ xuất bản" là từ giám đốc hoặc cấp cao hơn của nhà xuất bản tạp chí chứ không phải tác giả. Nếu tôi hiểu đúng thì ở đây là tác giả "delay" không đăng các chương mới trên tạp chí nữa trong lúc bí ý tưởng phát triển nhân vật.
Y Done. Đã sửa thành "trì hoãn"
"Kobayashi kết bạn với diễn viên lồng cho nhân vật Earl, Junpei Takiguchi" → bỏ "cho", và Takiguchi Junpei mới đúng
Y Done
"Ayumu Murase thay thế cho vị trí của Kobayashi" → bỏ "cho", và Murase Ayumu mới đúng
Y Done
"cô ban đầu nghĩ Murase": không có từ nối, phía trước là chấm phẩy thay vì phẩy.
Y Done
"Mặc dù Murase chỉ xuất hiện với Millennium Earl hai lần trong Hallow": tôi nghĩ câu này là "Mặc dù Murase cùng với Millennium Earl chỉ xuất hiện hai lần trong Hallow" thì nó mới hợp lý để nhấn mạnh hai vai chính chỉ xuất hiện hai lần trong phần phim này? Hay là có ý nghĩa nào đó khác khi nói "Murase" chỉ xuất hiện cùng với Millennium Earl? Tôi không chắc là mình hiểu ý này.
? Phần này ý nói là những lần cả hai cùng xuất hiện (đối mặt) nhau trong phim. Chứ Earl và Allen xuất hiện riêng lẻ ở rất nhiều tập phim.
Vậy chắc là bạn nên viết thành "Mặc dù Murase chỉ đối mặt với Millennium Earl hai lần trong Hallow" thì nó rõ ràng là sáng nghĩa hơn.
Y? Đã sửa thành "đối mặt" → ko biết có nên sửa thành "Mặc dù Murase (trong vai Allen) chỉ đối mặt với..." ko nhỉ?
"anh sẽ tự cắt bỏ tai mình": rùng rợn quá, tôi hiểu câu này là nếu anh ta có cơ hội được lồng tiếng cho Allen nữa thì sẽ ăn mừng bằng cách "bấm khuyên tai", chứ đâu có lý do gì hận thù nhân vật như vậy?
Y Done. Hic, đoạn này chắc do buồn ngủ nên mình dịch tầm bậy! -_-'
Xuất hiện
"được biết đến với tên gọi là Innocence": nên sửa "được biết đến với tên Innocence"
Y Done
"lit. "Cross Stand", cây thập giá": đâu cần thiết có "lit." sang tiếng Anh trước khi mà katakana cũng chỉ là "cross".
Y Done
"Khi Allen tách nhóm ra để cứu kẻ phản bộ Black Order" có thể giải thích thêm trong bài về chuyện gì xảy ra như một câu riêng không? Tôi dễ hình dung nếu ý chỉ là Allen tách nhóm để tìm giết kẻ phản bội Black Order, nhưng "cứu" thì tôi cảm thấy nên được làm rõ do tình tiết lạ.
? Để mình xem lại coi phải thêm như thế nào, bởi giải thích cụ thể ra sẽ khá dài dòng! Đã tạm sửa thành "...để cứu một người vừa phản bội...". Chỗ này nội dung là có một thành viên khi đối mặt với kẻ thù (+ cái chết) đã đầu hàng → phản bội lại lý tưởng của tổ chức nên phải gánh một hình phạt tàn khốc
"một Noah tên (Tyki Mikk)": nếu có chữ "tên" rồi thì đâu cần đóng ngoặc tên nhân vật nữa.
Y Done
"Allen ở lại trụ sở chính chi nhánh châu Á của Black Order để hồi phục sau biến cố này." có nên sửa là: "Allen ở lại tịnh dưỡng trong trụ sở chính chi nhánh châu Á của Black Order sau biến cố này." không?
N Từ "hồi phục" hợp lý hơn bởi nhân vật còn tập luyện để lấy lại và gia tăng sức mạnh nữa chứ không phải "nằm nghỉ" không đâu.
"Trong khi ở đó": tôi hiểu là đang nói đến trong khi Allen ở lại trụ sở [...] Black Order, nhưng do nó thành đoạn riêng rồi và tôi thấy cũng có cách diễn đạt hay hơn là: "trong lúc này", do người ta đã hiểu là Allen đang ở trụ sở rồi.
Y Done. Đã sửa thành "Khi ở đây"
"lit. "Clown of God", chú hề của Chúa": như Cross Stand ở trên.
Y Done
"Tất cả các Exorcist bị ra lệnh" → "Tất cả các Exorcist được lệnh"
Y Done. Đã sửa thành "Tất cả các Exorcist nhận lệnh"
"Apocryphos đột nhập và tấn công cậu, một Innocence có khả năng cảm ứng đang cố gắng “hấp thụ” Innocence của Allen." → vế "một Innocence" là bổ nghĩa cho Apocryphos, thì phải đưa Apocryphos xuống cuối vế đầu tiên, như hiện tại thì "một Innocence" lại đang bổ nghĩa cho "cậu" Allen mất rồi.
Y Done
"Kaya Kizaki" → "Kizaki Kaya"
Y Done
"nghi ngờ rằng cậu đang dần trẻ lại.": wikilink "Age regression in therapy" chưa dịch
N Mình cố ý để như vậy vì tự dịch nó ra tiếng Việt có nguy cơ sai; và link sẽ đỏ mãi nếu bài viết (khi được viết) không dùng chung tựa đã tự dịch.
Vậy chắc bạn nên tạm thời bỏ wikilink chứ tôi không nghĩ để liên kết đỏ đến tiếng Anh là hợp lý, vì chắc chắn tên bài đó sẽ được ai đó dịch ra tiếng Việt khi viết và nhiều khả năng không tạo trang đổi hướng từ tiếng Anh đâu, nên liên kết cũng sẽ đỏ mãi thôi (trừ phi bạn ghé lại bài thường xuyên, nhưng cũng chẳng khác mấy nếu bạn bỏ link bây giờ rồi thêm sau khi đã có bài)
? Mình đã sửa link sang bên en luôn, như vậy ổn ko nhỉ?
"cố gắng hồi sinh Mana Walker": không cần lặp lại wikilink cho Mana Walker
Y Done
Đón nhận
"do Anime News Network tổ chức": thiếu wikilink
Y Done
"Nhiều sản phẩm thương mại": về cơ bản thì mọi thứ xoay quanh nhân vật này vốn là sản phẩm thương mại cả, đúng hơn ở đây là "sản phẩm nhượng quyền thương mại.
? Không hiểu ý của bạn ở đây là gì?
Allen Walker vốn là một nhân vật hư cấu trong một tác phẩm thương mại, kể cả sản phẩm gốc hay chuyển thể, vậy nên "Nhiều sản phẩm thương mại" như kiểu "You don't say" vậy vì nó là... hiển nhiên. Ý ở đây là những mặt hàng nhượng quyền thương mại rất quen thuộc của anime, manga, khi một tác phẩm đã nổi tiếng sẽ có hàng loạt món đồ lấy chủ đề tác phẩm ra đời từ đồ chơi đến đồ gia dụng, figure, v.v... chính là những cái đang liệt kê trong bài, như vậy mới nêu bật lên cái ý của cả câu.
"Đón nhận": trùng tên đề mục cấp 2, và đúng ra ở đây là "Phê bình"
Y Done
"videogame"
Y Done
"về nhân vật của D.Gray-man" → "về nhân vật này"
Y Done
"Casey Brienza từ Anime News Network": nếu ở trên thêm wikikink cho "Anime News Network" rồi thì ở dưới không cần nữa.
Y Done
"Gintoki Sakata của Gin Tama" → "Sakata Gintoki" và "Gintama" không có khoảng trắng, như tựa tiếng Việt
Y Done
"nhân vật có vẻ khá clichéd": clichéd dịch được mà phải không?
? Từ này thì mình chịu, không biết dịch ra TV ntn?!
Clichéd trong văn cảnh anime và manga thường là một sự rập khuôn mang tính thủ pháp nghệ thuật (kiểu: nữ sinh dễ thương miệng gặm bánh mì bữa sáng, chạy vội ra khỏi nhà do sợ trễ học rồi va phải nam chính, là một "clichéd" điển hình bắt nguồn từ To Heart rồi trở thành motif cho các shoujo manga, có thể thay bánh mì bằng món gì khác hay đơn giản là không có, nhưng vẫn là "clichéd"). Tôi đọc [3] thì rõ là người viết cũng có ý này, nói cách các nhân vật có được sức mạnh chống lại cái ác tạo cảm giác có sự rập khuôn từ nhiều tác phẩm khác, nhưng ông cũng lưu ý ở trường hợp của Allen thì cảm giác đó "giảm đi". Xem ra bạn nên dịch lại nguyên câu từ nguồn chứ bản Anh hiện tại tôi cảm giác là sẽ có sai sót gì đó nếu dịch mà không sửa lại.
Y Done. Đã sửa thành "rập khuôn"
"sự tương tác của Allen với các nhân vật khác": nên sửa "giữa"
Y Done
"trong volume manga thứ hai", và các từ "volume" khác trong mục này
? Volume có giống với takobon ko? Hay mình cứ dùng "quyển" luôn?
Có, trong gần như mọi trường hợp manga, volume chính là tankobon. Còn nếu không muốn nhấn mạnh về trạng thái xuất bản chuyên ngành của nó thì bạn cứ dịch là "manga tập 2" hoặc "manga tập thứ hai".
Y Done. Đã sửa thành "manga tập thứ hai"
"điều đã góp phần dẫn đến": đây là vế riêng, sửa thành "điều này"
Y Done
"sau khi đặt đồng đội mình nhiều lần": "sau khi nhiều lần đặt đồng đội mình"
Y Done
"Chris Beveridge ở Fandom Post": "Fandom Post" cần in nghiêng
Y Done
"mâu thuẫn bên trong của nhân vật.": bỏ "trong"
Y Done. Đã sửa thành "mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật"
"cũng của The Fandom Post" → "cũng từ Fandom Post"
Y Done
"Giới thiệu về đa văn hóa trong truyện tranh và tiểu thuyết đồ họa": do tạm dịch tên sách nên cũng cần in nghiêng luôn, thêm "tạm dịch:" ở trước
Y Done
"chủ đề bộ truyện về “danh tính”" tôi cảm thấy dùng "danh tính" không nêu lên được ý của ông này về thân phận nhân vật
? Đoạn này Huy góp ý dịch ntn cho hay được ko? "Jacob Birken wrote that Allen's use of his powers illustrates the series' theme of identity"
Cái này thì tôi chịu rồi, trừ phi là người đọc tác phẩm và trực tiếp biên tập bài để hiểu rõ nhất ông này muốn nhận xét về cái gì :^) Từ phương diện người đọc tôi chỉ có cảm giác như miêu tả ở trên thôi, vì sau khi đọc toàn bài tôi hình dung đại khái ở đây là Allen Walker có một "thân phận" đặc biệt và nhiều trớ trêu xoay quanh thân phận ấy của anh ta, nói là "danh tính" thì tôi nghĩ không nêu bật lên lắm vì danh tính cũng chỉ kiểu nhân vật này vốn là người nào đó rồi nay giả làm người nào đó, v.v... chứ không phải ở tình huống "bị động" như Allen. Nhưng tôi không có chuyên môn về tác phẩm này nên cũng không tự tin với nhận định đó.
Các chú thích đến tập truyện rải rác khắp bài ghi là "vol.", cần sửa luôn thành "tập"
Y Done
Trong phần chú thích mục Tham khảo đến các chương truyện, "Tập. XXX" không cần có dấu chấm do không viết tắt Vol. như tiếng Anh
Y Done
"Bản tiếng Anh chuyển thể phát hành bởi Viz Media." Nếu Nhà xuất bản Kim Đồng đã xuất bản truyện này thì đâu cần tham chiếu đến bản tiếng Anh? Tôi cũng không cảm thấy sự cần thiết để ISBN đến từng tập tiếng Anh. Nếu thay bằng ISBN tiếng Việt thì tốt, còn không có (thường thấy do sự ẩu tả trong việc xuất bản truyện tranh ở Việt Nam khoảng 2010) thì cứ bỏ nó đi.
? Đây là chú thích lấy từ truyện xuất bản bằng tiếng Nhật và tiếng Anh; không biết liệu NXB Kim Đồng có sắp xếp lại số lượng chap, tập truyện và nội dung hay không nữa nên liệu quy ngang ra có ổn không? ISBN thì mình nghĩ là có, vẫn đề là giờ làm sao để có thông tin về chúng thôi.
Nếu bản của Kim Đồng không phải là nguồn liệu tham khảo ở đây thì không nhất thiết phải thêm vào. Còn lại ban đầu tôi tưởng là bài này tham khảo từ bản gốc tiếng Nhật còn bản Anh chỉ thêm vào... "cho có" vì đơn giản là nó có bản dịch tiếng Anh. Nếu bài thật sự đã tham khảo song song hai bản thì cần giữ cả hai rồi.
Wikilink cho các nhân vật hư cấu trong bài dẫn đến bài danh sách, thì danh sách đó cần là "Danh sách nhân vật trong D.Gray-man" như tiền lệ tên bài nhân vật ở Wikipedia, các wikilink hiện tại thiếu trong.