"Một Dự án Wiki là một tập hợp nhiều bài viết có cùng một chủ đề cụ thể hoặc một nhóm các chủ đề trong phạm vi Wikipedia và đồng thời là một nhóm các thành viên sử dụng các trang đó để hợp tác viết bài. Dự án không phải là nơi để viết trực tiếp các bài bách khoa mà là nơi các thành viên lên kế hoạch viết mới, sửa chữa và nâng cao chất lượng các bài trong dự án."
Dòng viết này mới được thêm vào ngày 25/10/2008 mà không bắt nguồn từ một cuộc thảo luận hay sự đồng thuận nào có thể tìm thấy được trên Wikipedia tiếng Việt. Tôi hoài nghi tính chính xác và đề nghị xoá bỏ hoặc viết lại tốt hơn (như đề nghị dưới đây). Xin phục hồi lại nguyên trạng trước khi kết thúc thảo luận.
Vietbio (thảo luận) 20:27, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
"Dự án Wiki là nơi thể hiện các nỗ lực tập thể nhằm phát triển hoặc liên quan đến sự phát triển của Wikipedia tiếng Việt."
- Mời xem en:Wikipedia:WikiProject. An Apple of Newton thảo luận 20:38, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Vì cộng đồng WP Việt và tiếng Anh có nhiều điểm khác nhau nên không phải chúng ta bắt buộc phải tuân theo những quy định cũng như bắt chước toàn bộ y chang. Tôi vận động cho sự thay đổi này. Thân, Vietbio (thảo luận) 21:49, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Những điểm khác nhau nào giữa hai cộng đồng dẫn đến nhu cầu cần có sự khác biệt về khái niệm Dự án Wiki? Tmct (thảo luận) 22:21, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Tham khảo thêm Wiki Tiếng Đức (de:Wikipedia:WikiProjekt) và Tiếng Pháp (fr:Projet:Accueil), tôi cũng thấy họ hướng dẫn như bên Tiếng Anh, không gian dự án để cho phép tập hợp nguồn lực nâng cấp chất lượng bài viết ở từng "chủ đề" cụ thể trên Wikipedia. Đây là công dụng của không gian dự án. Nếu ta có vận động thì phải vận động có lập ra một không gian nào khác ngoài không gian đang tồn tại để đưa Wikiday vào đó hay không. Chứ không nên vận động sửa đổi công dụng của không gian dự án. Anh Vietbio có thể tham khảo thêm ví dụ của Wikimania, hội thảo thường niên của WP không hề sử dụng không gian nào trên WP mà sử dụng không gian trên wikimedia.org. (Ví dụ:Wikimania 2008, Hồ sơ xin đăng cai Wikimania 2010), ở cấp thấp hơn hội thảo cấp quốc gia như hội thảo Wikipedia của Pháp tổ chức năm 2007 cũng không dùng không gia trên Wiki (Colloque Wikipedia 2007). Anh Vietbio để quảng bá cho sự kiện Wikiday có thể lập trang web riêng mang tên sự kiện. Nếu không xin mở một không gia cho WP Tiếng Việt tại http://meta.wikimedia.org/wiki/Wikimedia_chapters và từ đây quảng bá cho dự án. Dung005 (thảo luận) 22:24, ngày 25 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Tôi không phải là người giỏi kinh viện các điều luận. Trong các cuộc thảo luận trên WP tôi thích cách viện luận của bác MB, cái căn bản là nắm tinh thần của luật và xác quyết xem việc làm của mình có ích hay không. Trở lại vấn đề, với cái "câu định nghĩa" trên (không phải là quy định hay bán quy định) đã loại bỏ 2 dự án hiện thời trên WP tiếng Việt là "wiki day" và "phát triển Wiki". Thực tế, các WP ngôn ngữ lớn (như các bạn trích ở trên) đã phát triển 2 dự án tương tự thành 2 dự án ngoài WP là Wikimania và MediaWiki.Org cũng thuộc tổ chức WikiMedia. Trong 2 hướng giải quyết là 1) xin một không gian mới (hiện giờ chúng ta có 18) và 2) sửa lại câu viết để bao trùm cả 2 dự án trên thì tôi thấy cách giải quyết thứ 2 đơn giản, không mất thời gian và công sức của nhiều người hơn cả. Vietbio (thảo luận) 08:53, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Riêng tôi thấy wiki day không phải là sự kiện của riêng Wikipedia tiếng Việt, hay do WP TV khởi xướng nên chưa nói đến quy định mà chỉ dựa vào cảm nhận thông thường để bảo wiki day chẳng hạn là dự án của WPTV thì không hợp lý. Theo tôi trước tiên cần dịch quy định theo tiếng Anh, sau đó tùy theo nhu cầu riêng của WPTV mà chỉnh sửa sau. Nguyễn Thanh Quang (thảo luận) 09:00, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)
"Wiki day" là một cuộc gặp mặt của nhiều hơn 1 thành viên của WP tiếng Việt và bàn luận về các vấn đề có liên quan đến WPTV. Vietbio (thảo luận) 09:52, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)
- Nếu "Wiki day" là một cuộc gặp mặt của nhiều hơn 1 thành viên của WP tiếng Việt và bàn luận về các vấn đề có liên quan đến WPTV thì để nó ở không gian con của Họp mặt như bây giờ là hợp lý. Wikiday dự định tập hợp các thành viên cùng nâng cấp chủ đề bài viết nào trên WPTV để có bài trong không gian dự án? Dung005 (thảo luận) 10:45, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Theo đúng "tinh thần wiki" tôi đồng ý xoá dự án "wiki day" dưới tên bài Wikipedia:Dự án. Mong mọi người tiếp tục giữ "dự án phát triển Wiki" như hiện trạng mặc dù không đúng với những gì các bạn viện ra để loại dự án "wiki day". Thân, Vietbio (thảo luận) 13:34, ngày 26 tháng 10 năm 2008 (UTC)
Ở Wikipedia chắc có nhiều thành viên hoạt động trong ngành CNTT mà sao không có các dự án liên quan đến CNTT nhỉ.Chihuong bk (thảo luận) 06:41, ngày 15 tháng 12 năm 2008 (UTC)
Thêm dự án
Có phải chỉ có bảo quản viên mới có thể thêm dự án mới?--Mk94 (thảo luận) 01:49, ngày 21 tháng 12 năm 2008 (UTC)
- Mở nhiều dự án rồi lại để đó, có quá ít thành viên tham gia, tôi thấy hiện giờ chỉ có mỗi dự án của anh Dung005 và dự án của bạn Liên Xô là hoạt động nhộn nhịp nhất (cho dù hầu như chỉ có một mình bạn này đảm đang). Et3rnal Drag0n Trao đổi ღ 12:54, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)
- Tôi nghĩ là có thể thời điểm mà các dự án cũng được mang ra bbiểu quyết xóa đã đến. Mekong Bluesman (thảo luận) 14:09, ngày 28 tháng 1 năm 2009 (UTC)
Rốt cuộc là thành viên bình thường có thể tạo thêm dự án mới hay không? --jan Win (thảo luận) 05:05, ngày 27 tháng 2 năm 2017 (UTC)
Dự án: Đại kim tự tháp Giza có 8 mặt. Ok884 (thảo luận) 08:16, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Tên các dự án
Tôi vừa lập {{Dự án}} để hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động này. Nhưng có một điều tôi thấy cần thay đổi là tên các dự án nên có dạng "Wikipedia:Dự án tên". Mỗi dự án sẽ có các trang con, vì vậy nếu bản thân chúng lại là trang con của Wikipedia:Dự án thì có thể sẽ rắc rối hơn. Wikipedia tiếng Anh cũng dùng các này và tôi nghĩ rất hợp lý (bên tiếng Pháp lập không gian riêng, đòi hỏi thay đổi nhiều hơn). Một điều nữa là tên dự án cũng nên ngắn gọn, không dài quá mức cần thiếp.
Mong nhận được ý kiến để tiếp tục hoàn chỉnh tiêu bản. Xin cám ơn các bạn! --Paris (thảo luận) 03:44, ngày 14 tháng 4 năm 2009 (UTC)
Mang vào trang thay đổi gần đây
Có lẽ nên mang trang này đặc ở trang thay đổi gần đây như thế sẽ có nhiều người thấy hơn và mọi sẽ có thể quyết định cho mình con đường đi ngay từ khi đặc chân đến wiki.Tnt1984 (thảo luận) 11:46, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Hơn nữa các tên dự án để không sẽ nhìn thấy phát chán có lẽ nên thêm vài dòng giới thiệu dự án ở phía dưới sẽ thu hút được sự chú ý hơn. Nếu không phiền thì tôi sẽ thử ghi ở dự án súng đạn nhé?Tnt1984 (thảo luận) 11:50, ngày 10 tháng 8 năm 2010 (UTC)
- Chúng ta không có ai khởi tạo dự án về tam quốc nhỉ.--天下无敌 (thảo luận) 11:57, ngày 18 tháng 2 năm 2011 (UTC)
Dự án không hoạt động
Dự án nào chìm nghỉm tôi gán nhãn không hoạt động luôn, ai yêu thích thì gỡ nhãn và cho chạy lại TemplateExpert Thảo luận 08:10, ngày 15 tháng 1 năm 2013 (UTC)
Khởi động lại các dự án không hoạt động
Cá nhân mình cho rằng nên khởi động lại và sẽ tham gia vào các dự án nếu khởi động lại như:
Và nên tạo thêm dự án hoặc một chủ đề về riêng về:
- Hàng không
- Chiến tranh Việt Nam
- Hồi giáo
- Liên Bang Nga
Đoàn Hữu Kiên (thảo luận) 05:00, ngày 12 tháng 4 năm 2015 (UTC)
Chỉ hiển thị các dự án hoạt động trên Wikipedia:Dự án
Sắp tới nếu không ai có ý kiến gì thì tôi sẽ xóa các dự án không hoạt động trên trang Wikipedia:Dự án, chỉ hiển thị những trang còn hoạt động thôi để đỡ rối. Be Khung Long (thảo luận) 03:24, ngày 28 tháng 6 năm 2015 (UTC)
Tham gia dự án
Mình thấy dự án rất ý nghĩa và thiết thực! Làm thế nào để mình được tham gia dự án này? Mình là sinh viên y khoa năm 2 Đại học y Hà Nội. — thảo luận quên ký tên này là của Mumvol (thảo luận • đóng góp).
Thảo luận Wikipedia:Dự án/Ai Cập cổ đại. Ký tên: Ke Op Khnum Cheops (thảo luận) 05:18, ngày 3 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Hỏi
Làm thế nào để kí tên vào dự án nhỉ? 2011cubin (thảo luận) 11:26, ngày 22 tháng 5 năm 2020 (UTC)
Đại kim tự tháp Giza thực sự có 8 mặt không phải là 4
Năm 1940, một phi công của Anh đã chụp hình được một trong những đặc điểm độc đáo nhất của Đại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Bức ảnh cho thấy kim tự tháp thực sự có 8 mặt chứ không phải 4. Hiện tượng này chỉ có thể phát hiện vào lúc bình minh hay hoàng hôn tại, thời điểm xuân phân hay thu phân, khi mặt trời ngả bóng trên Kim tự tháp làm lộ rõ tám mặt, do cấu trúc bề mặt hơi lõm xuống. Điều thú vị ở đây là người kiến tạo ra các đặc điểm này phải có kiến thức hoàn hảo về chu kỳ mặt trời, vốn là một kiến thức cao cấp trong toán học. Có rất nhiều người biết về 8 mặt của kim tự tháp. Hầu hết cho rằng điều đó được một phi công khám phá lần đầu vào năm 1940, nhưng thật ra nó đã được đề cập tới trong quyển Mô tả về Ai Cập vào cuối thế kỷ 18 bởi ngài William Matthew Flinders Petrie – chủ tịch đầu tiên của khoa Ai Cập học ở Anh Quốc và đã tham gia khai quật nhiều di chỉ quan trọng bậc nhất ở Ai Cập. Trong quá trình nghiên cứu kim tự tháp, ông Petrie đã nhận thấy ở trung tâm mỗi mặt đều có chỗ lõm vào, và có thể đo đạc được. Chi tiết độc đáo và khá ít người biết này có thể dễ dàng quan sát từ trên không, nhưng trong điều kiện ánh sáng phù hợp, người ta cũng có thể quan sát từ trên mặt đất. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra bởi các nhà nghiên cứu và khảo cổ khác nhau, nhưng cho đến nay chưa có lý giải nào thực sự thuyết phục. Dưới đây là 1 số giả thuyết được tác giả Martin Isler liệt kê trong tạp chí của Trung tâm nghiên cứu Hoa Kỳ ở Ấn Độ (20:1983, pp. 27-32). Bài viết “Bàn về các mặt lõm của Đại Kim tự tháp” đưa ra các lý do sau: Nhằm tạo ra hình cong hướng vào trung tâm, giúp ngăn các mặt bên bị sạt lở. Tảng đá bao ở phần trung tâm sẽ cần phải to hơn, và vì thế sẽ phù hợp hơn để làm mốc cho các tảng đá khác cùng hướng. Nhằm liên kết tốt hơn giữa phần lõi và phần bao ngoài. Vì lý do thẩm mỹ, các mặt lõm sẽ làm cho công trình đẹp mắt hơn. Sau này khi dỡ các tảng đá bao ngoài, chúng sẽ lăn xuống trên các mặt kim tự tháp, gần phía trung tâm hơn là các cạnh. Xói mòn tự nhiên và cát do gió đẩy tới có ảnh hưởng mạnh hơn ở khu vực trung tâm. Nhưng tất cả các giả thuyết trên đều khó có khả năng xảy ra, vì ngay cả tác giả Isler cũng cho rằng “kim tự tháp đầu tiên như thế nào thì các kim tự tháp khác cũng tương tự.” Ông đưa ra 1 giả thuyết rằng “đó có thể là do phương pháp xây dựng khiếm khuyết” – phầm lõm vào là do nhiều lỗi xây dựng gộp lại mà thành, làm võng hàng đá. Nhưng các giả thuyết này vẫn có vẻ tự mâu thuẫn với nhau, bởi nếu là khiếm khuyết thì nhiều chỗ của kim tự tháp sẽ bị ảnh hưởng chứ không chỉ có phần trung tâm các mặt. Một số giả thuyết khác cho rằng mặt lõm này có thể đại diện cho 3 độ dài của năm: theo Mặt Trời, theo lịch thiên văn hoặc “bất thường.” Nhưng điều này chưa được chứng minh. Một giả thuyết khá đáng chú ý là của John Williams, ông cho rằng chỗ lõm vào là để giúp kim tự tháp chịu được áp lực cực lớn ở bên trong (điều này có thể làm bạn nhớ tới giả thuyết khá nổi tiếng về việc kim tự tháp là một nhà máy năng lượng). Các nhà khảo cổ cho rằng Đại Kim tự tháp Giza được xây dựng vào khoảng năm 2500 TCN làm lăng mộ cho Pha-ra-ông Khufu, nhưng tuyên bố này vẫn chưa được chứng minh, và mục đích xây dựng công trình này vẫn còn đang được tranh luận sôi nổi. Ngày nay, chúng ta được dạy rằng Đại Kim tự tháp Giza là lăng mộ của vua pha-ra-ông nhưng trên thực tế người ta chưa tìm thấy bất kỳ thi thể nào trong kim tự tháp này, nên đây là điều gây tranh cãi. Có lẽ khi chúng ta có thể nhìn nhận lại về mục đích thực sự của việc xây kim tự tháp, các đầu mối mới trở nên rõ ràng hơn. Ok884 (thảo luận) 08:07, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Thật bí ẩn và khó có lời giải Ok884 (thảo luận) 08:08, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
😐😑😢 Khnum Cheops (thảo luận) 08:30, ngày 7 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Cũng rất khó giải đáp nhỉ? Lê Minh Cung (thảo luận) 14:04, ngày 11 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Các nhà khoa học sẽ tìm ra đáp án Okbiet (thảo luận) 06:39, ngày 12 tháng 6 năm 2020 (UTC)
Tình hình hoạt động các Dự án
Theo quan sát từ năm 2019 đến nay, tôi nhận thấy có lẽ các Dự án trên Wikipedia đều chìm vào quên lãng. — Đốc-tờ Khoai-Lang 💉 Tiêm nhiễm 16:34, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)
- Thời nay là một hoặc một vài người cân cả dự án :)) — Băng Tỏa 18:37, ngày 13 tháng 2 năm 2021 (UTC)