Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Thủy phi cơ là một loại phi cơ có cánh cố định, có khả năng hạ và cất cánh trên mặt nước. Thủy phi cơ thường được chia thành hai loại: phi cơ đáp trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (flying boat). Các loại phi cơ này được gọi chung trong tiếng Anh là seaplane và đôi khi là hydroplanes (ít được dùng hơn).
Các loại
[sửa | sửa mã nguồn]Thủy phi cơ được dùng để diễn tả chung hai loại khí cụ bay có thể hạ cất cánh trên mặt nước: phi cơ hạ cất cánh trên mặt nước (floatplane) và tàu bay (flying boat).
- Một chiếc phi cơ đáp trên mặt nước có các trái nổi mảnh mai được gắn dưới thân phi cơ. Thường thì có hai trái nổi nhưng nhiều phi cơ loại này trong Chiến tranh thế giới thứ hai có một trái nổi gắn phía dưới thân chính của phi cơ và hai trái nổi nhỏ ở hai bên cánh. Chỉ có "các trái nổi" thực sự tiếp xúc với mặt nước. Thân phi cơ vẫn nằm trên mặt nước. Một số phi cơ mặt đất loại nhỏ có thể được sửa thành phi cơ hạ cất cánh trên mặt nước.
- Đối với một tàu bay, phần nổi chính của nó là thân của chính nó, tương tự như thân của tàu thuyền thông thường giúp chúng nổi trên mặt nước. Đa số các tàu bay có các trái nổi phụ nhỏ gắn vào hai bên cánh để giữ cho chúng thăng bằng trên mặt nước.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Căn cứ thủy phi cơ ở Natal (Rio Grande do Norte), Brasil.
-
Thủy phi cơ [[De Havilland Canada DHC-6 Twin Otter.
-
Tàu bay "NC-3" lướt trên mặt nước trước khi cất cánh, 1919.
-
Supermarine Southampton
-
Dornier Do-X bay ngang một thị trấn cảng vùng Baltic, 1930
-
PBY Catalina của Hoa Kỳ phục vụ chữa cháy
-
ShinMaywa US-2 của Nhật Bản
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Thủy phi cơ.