Thali(III) oxide | |
---|---|
Cấu trúc của thali(III) oxide | |
Tên khác | Dithali trioxide Thali sesquioxide Thalic oxide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Số EINECS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | Tl2O3 |
Khối lượng mol | 456,7642 g/mol |
Bề ngoài | Chất rắn tối màu, gần đen (vô định hình) tinh thể nâu[1] |
Khối lượng riêng | 10,19 g/cm³ (22 ℃, vô định hình) 9,97 g/cm³ (tinh thể) 9,65 g/cm³ (21 ℃, tinh thể)[1] |
Điểm nóng chảy | 725 °C (998 K; 1.337 °F) |
Điểm sôi | 800 °C (1.070 K; 1.470 °F) (phân hủy nhanh ở 1.000 °C (1.830 °F; 1.270 K))[1] |
Độ hòa tan trong nước | không tan |
MagSus | +76,0·10-6 cm³/mol |
Các nguy hiểm | |
Nguy hiểm chính | rất độc |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Thali(III) sulfide Thali(III) selenide Thali(III) teluride |
Cation khác | Thali(I) oxide Thali(II) oxide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Thali(III) oxide là một hợp chất vô cơ có thành phần chính gồm hai nguyên tố tali và oxy, với công thức hóa học được quy định là Tl2O3. Hợp chất này tồn tại trong tự nhiên dưới dạng khoáng vật quý hiếm avicennit.[2] Cấu trúc của hợp chất này liên quan đến cấu trúc Mn2O3 và có cấu trúc giống như bixbyit. Tl2O3 là một hợp chất có tính dẫn điện cao và đồng thời cũng là chất bán dẫn loại n có thể có khả năng được ứng dụng trong pin Mặt Trời.[3] Một phương pháp sản xuất Tl2O3 bởi MOCVD được công bố.[4] Bất kỳ việc sử dụng thực tiễn nào của hợp chất này đều phải cân nhắc kĩ càng đến tính chất độc của thali trong tự nhiên. Hợp chất này nếu tiếp xúc với độ ẩm và acid có thể tạo thành các hợp chất có độc tính.
Điều chế
Hợp chất này được tạo thành do phản ứng của thali với oxy hoặc hydro peroxide ở mức trên 700 ℃, hoặc bằng cách phân hủy thali(III) hydroxide. Dạng tinh thể của nó được tạo ra bằng cách trộn hỗn hợp thali(I) sulfat, thali(I) nitrat hoặc thali(I) chromat với kali hydroxide dư hoặc đun nóng thali(I) nitrat đến 450 °C (842 °F; 723 K).[1]
Nếu hydro peroxide tác dụng với dung dịch muối thali(I) bất kỳ trong dung dịch kiềm dư, dạng màu nâu của thali(III) oxide sẽ kết tủa và có thể kết tinh.[1]
Tham khảo
- ^ a b c d e Thallic oxide, Tl2O3 trên atomistry.com
- ^ http://www.handbookofmineralogy.org/pdfs/avicennite.pdf Handbook of Mineralogy
- ^ Phillips R. J.; Shane M. J.; Switzer J. A. (1989). “Electrochemical and photoelectrochemical deposition of Thallium(III) Oxide thin films”. Journal of Materials Research. 4 (04): 923. doi:10.1557/JMR.1989.0923.
- ^ D. Berry; R. T. Holm; R. L. Mowery; N. H. Turner & M. Fatemi (1991). “Thallium(III) Oxide by Organometallic Chemical Vapor Deposition”. Chemistry of Materials. 3 (1): 72–77. doi:10.1021/cm00013a019.