![]() | Trang trợ giúp này là một hướng dẫn. Nó là một hướng dẫn chi tiết các cách thực hiện quy chuẩn của Wikipedia và không phải là quy định, bởi vì nó chưa được cộng đồng xem xét một cách kỹ lưỡng. |
![]() | Tóm tắt trang này: Đây là trang hướng dẫn cách chú thích theo văn phong thường gặp nhất của Wikipedia. Tuy nhiên, hướng dẫn này không bao quát hết toàn bộ mọi tham số của từng bản mẫu chú thích. Nếu muốn biết thêm chi tiết, vui lòng đến đọc tài liệu chi tiết của các bản mẫu tương ứng (chẳng hạn như Bản mẫu:Chú thích tập san học thuật). |
Văn phong Chú thích 1 (tiếng Anh: Citation Style 1), viết tắt là CS1, là tập hợp các bản mẫu chú thích tham khảo chuyên dùng để tạo ra chú thích với văn phong theo từng loại tư liệu tham khảo khác nhau. Mục đích Wikipedia tiếng Việt tạo ra các bản mẫu này là nhằm giúp các biên tập viên dễ dàng trình bày chú thích theo quy chuẩn chung.
Mặc dù vậy, Wikipedia tiếng Việt không bắt buộc tất cả các biên tập viên đều phải sử dụng bản mẫu CS1 hay bất cứ bản mẫu chú thích tham khảo nào, miễn không gây tranh cãi. Tuy nhiên, các chú thích tham khảo trong một bài viết cần phải tuân theo một lối văn phong cố định, không vừa thế này vừa thế kia. Do đó, Wikipedia tiếng Việt khuyến khích toàn bộ thành viên sử dụng các bản mẫu chú thích CS1 để dễ dàng tạo sự đồng bộ cho từng tham khảo trong bài viết hơn.
Các bản mẫu chú thích CS1 gọi Mô đun:Citation/CS1 được lập trình dựa trên chính Cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt, kết hợp với phong cách trình bày của cẩm nang The Chicago Manual of Style (CMOS) và Publication Manual of the American Psychological Association (APA).
Phân biệt
Nhiều bản mẫu có nhan đề bắt đầu bằng chữ "Chú thích" nhưng lại được lập trình tách biệt với CS1 và không theo văn phong CS1. Ngoài ra, cũng có một số bản mẫu chú thích lại sử dụng bản mẫu CS1 (tựa như một siêu bản mẫu) để chú thích tham khảo cho thông tin đến từ một nguồn cụ thể nào đó.
Để nhận biết bản mẫu đó có tuân theo CS1 hay không, bản mẫu đó cần phải:
- Sử dụng Mô đun:Citation/CS1 hoặc một trong các bản mẫu được liệt kê bên dưới.
- Sử dụng dấu chấm câu để ngăn cách giữa các trường thông tin và kết thúc bản mẫu.
- Sử dụng dấu chấm phẩy để ngăn cách các tác giả, biên tập viên hoặc dịch giả.
- In nghiêng tiêu đề các công trình/ấn phẩm lớn như tựa sách.
- Viết thường và đặt tiêu đề các công trình/ấn phẩm nhỏ như chương sách trong hai dấu ngoặc kép.
Danh sách bản mẫu
Thông thường
Sau đây là danh sách các bản mẫu áp dụng Văn phong Chú thích 1 cho một hoặc nhiều loại chú thích nhưng không giới hạn ở bất kỳ nguồn cụ thể nào.
Bản mẫu | Sử dụng cho |
---|---|
{{Chú thích arXiv}} | Bản in arXiv |
{{Chú thích video}} | Nguồn âm thanh và hình ảnh |
{{Chú thích ghi chú album}} | Ghi chú bên lề từ album, băng đĩa hay các phương tiện nghe nhìn khác |
{{Chú thích sách}} | Sách |
{{Chú thích hội thảo}} | Văn bản hội thảo giấy hoặc trực tuyến |
{{Chú thích tài liệu}} | Tài liệu ngắn, độc lập, ngoại tuyến có thể dưới dạng nguồn giấy |
{{Chú thích bách khoa toàn thư}} | Thông tin sưu tầm được biên tập |
{{Chú thích phần chương trình}} | Tập phim truyền hình hay số phát thanh |
{{Chú thích phỏng vấn}} | Phỏng vấn |
{{Chú thích tập san học thuật}} | Các bài đăng học thuật và nghiên cứu khoa học trên các tập san |
{{Chú thích tạp chí}} | Tạp chí và báo chí viết dưới dạng tạp chí |
{{Chú thích danh sách thư}} | Danh sách thư công khai được lưu trữ |
{{Chú thích bản đồ}} | Bản đồ |
{{Chú thích báo}} | Bài báo dưới dạng giấy, truyền hình thời sự, âm thanh, video hoặc web |
{{Chú thích nhóm tin}} | Nhóm tin trực tuyến |
{{Chú thích podcast}} | Podcast âm thanh hoặc video |
{{Chú thích thông cáo báo chí}} | Bản thông báo được công bố rộng rãi trước truyền thông của một tổ chức |
{{Chú thích báo cáo}} | Bản báo cáo của cơ quan chính phủ hoặc các tổ chức điều hành |
{{Chú thích loạt chương trình}} | Loạt chương trình âm thanh hoặc phim ảnh |
{{Chú thích bảng thông tin}} | Biển báo, bảng hiệu hoặc nguồn từ ảnh chụp |
{{Chú thích diễn văn}} | Bài phát biểu của một cá nhân hay đại diện của tổ chức |
{{Chú thích báo cáo kỹ thuật}} | Bản báo cáo kỹ thuật |
{{Chú thích luận văn}} | Luận văn |
{{Chú thích web}} | Nguồn web không thuộc các bản mẫu trên |
Nguồn cụ thể
Nhiều bản mẫu tuân theo định dạng văn phong CS1 vì được lập trình dựa trên cơ sở là bản mẫu CS1 gốc. Khác với bản mẫu thông thường ở danh sách trên, các bản mẫu này được dùng để chú thích thông tin từ nguồn cụ thể nào đó. Những bản mẫu nguồn cụ thể CS1 được liệt kê trong Thể loại:Bản mẫu nguồn cụ thể Văn phong Chú thích 1.
Cách sử dụng
Mặc dù CS1 cung cấp một loạt bản mẫu để thống nhất cho ra một kết quả trình bày đồng nhất nhưng điểm khác biệt chính ở đây đó chính là mỗi bản mẫu lại hỗ trợ tham số khác biệt. Ví dụ, {{chú thích sách}} sử dụng tham số tiêu đề và chương, trong khi {{chú thích tập san học thuật}} thì lại sử dụng tham số tập san và tiêu đề. Bản mẫu {{chú thích tài liệu}} hoàn toàn không hỗ trợ nguồn trực tuyến, trong khi nhiều bản mẫu khác thì lại có.
Trang trợ giúp này chỉ hướng dẫn chung những tham số thường gặp nhất trong loạt bản mẫu CS1. Đối với những tham số đặc thù riêng, xin vui lòng đọc tài liệu sử dụng các bản mẫu chứa tham số đó.
Thông thường, bản mẫu CS1 sẽ trình bày theo mô típ sau:
- Ví dụ ngày đăng công trình là ngày 1 tháng 1 năm 2020, nếu như có tác giả thì ngày tháng sẽ được đặt trong ngoặc đơn kế bên tác giả đó:
- Tác giả (ngày 1 tháng 1 năm 2020). "Tiêu đề". Công trình. Nhà xuất bản. Mã định danh.
- Nếu như không có tác giả thì ngày tháng sẽ được đặt kế bên nhà xuất bản và trước mã định danh:
- "Tiêu đề". Công trình. Nhà xuất bản. ngày 1 tháng 1 năm 2020. Mã định danh.
Tác giả
Bạn có thể chú thích tác giả nếu như nguồn dẫn có thông tin tác giả. Tuy nhiên, có hai dạng tên tác giả cần phân biệt do có phong cách chú thích khác nhau:
- Tác giả người phương Tây có tên trước họ sau. Ví dụ như Stephen Hawking, Rob Sheffield, vân vân.
- Tác giả người Á Đông có họ trước tên sau. Vi dụ như tên người Việt là Tạ Thùy Minh, tên người Trung là Trần Huấn Địch, tên người Hàn là Park Jeong-seon, tên người Nhật là Suganuma Katsuhiko, vân vân.
Trong trường hợp nguồn dẫn không có tác giả (thường gặp nhất trong báo cáo tin tức, thông cáo báo chí hay bài đăng của một công ty) thì bỏ qua và không sử dụng tham số tác giả. Không sử dụng tham số tác giả đối với trường hợp là các tác giả khuyết danh và mơ hồ như Biên tập viên báo Weekday Times hay Nhóm phóng viên.
Đối với tên tác giả không phải là chữ Latinh thì cần phải chuyển đổi sang phiên âm Latinh (hoặc tên Hán Việt nếu như tên tác giả là tiếng Trung). Xem ví dụ:
- Tên tác giả đúng: Watanuki Daisuke (phiên âm tiếng Nhật), Yoo Soo-yeon (phiên âm tiếng Hàn), Thái Hạo Đằng (Hán Việt tiếng Trung), vân vân.
- Tên tác giả sai: 綿貫大介 (tên gốc tiếng Nhật), 유수연 (tên gốc tiếng Hàn), 蔡浩騰 (tên gốc tiếng Trung), vân vân.
Tên người phương Tây
Đối với tên người phương Tây, cần phải chú thích bằng cách cung cấp họ và tên của người đó lần lượt trong các tham số last / họ và first / tên. Nếu như nguồn dẫn có nhiều tác giả phương Tây thì sử dụng các tham số last2 / họ 2 và first2 / tên 2, last3 / họ 3 và first3 / tên 3, vân vân. Không giới hạn tham số tác giả lẫn số tác giả được hiển thị. Ngoài ra, tham số last1 / họ 1 và first1 / tên 1 có chức năng tương tự như last / họ và first / tên là liệt kê tác giả đầu tiên. Xem ví dụ:
- Tham số tiếng Anh:
{{Chú thích sách |last1=Hawking |first1=Stephen |last2=Hawking |first2=Lucy |title=George's Secret Key to the Universe}}
- Tham số tiếng Việt:
{{Chú thích sách |họ 1=Hawking |tên 1=Stephen |họ 2=Hawking |tên 2=Lucy |tựa đề=George's Secret Key to the Universe}}
- Kết quả: Hawking, Stephen; Hawking, Lucy. George's Secret Key to the Universe.
Nếu như nguồn dẫn có quá nhiều tác giả thì bạn có thể hạn chế số lượng tác giả được hiển thị trong chú thích bằng cách bổ sung tham số display-authors / số tác giả. Xem mục Tùy chọn hiển thị để có hướng dẫn chi tiết.
Nếu tác giả đủ nổi bật và có bài viết trên Wikipedia, tên tác giả có thể liên kết đến bài viết tương ứng bằng tham số author-link / lk tác giả. Trong trường hợp chú thích có nhiều tác giả nổi bật, bạn có thể dùng author-linkn / authorn-link / lk tác giả n, trong đó n là thứ tự liệt kê của tác giả trong chú thích. Lý do cho việc này là vì điền riêng last / họ và first / tên dẫn đến không thể đặt liên kết wiki. Ngoài ra, author-link / lk tác giả không hỗ trợ liên kết đến website bên ngoài. Xem ví dụ:
- Tham số tiếng Anh:
{{Chú thích sách |last1=Hawking |first1=Stephen |author-link1=Stephen Hawking |last2=Hawking |first2=Lucy |title=George's Secret Key to the Universe}}
- Tham số tiếng Việt:
{{Chú thích sách |họ 1=Hawking |tên 1=Stephen |lk tác giả 1=Stephen Hawking |họ 2=Hawking |tên 2=Lucy |tựa đề=George's Secret Key to the Universe}}
- Kết quả: Hawking, Stephen; Hawking, Lucy. George's Secret Key to the Universe.
Nếu Wikipedia tiếng Việt không có bài viết về tác giả nhưng bài viết về tác giả có xuất hiện ở phiên bản ngôn ngữ Wikipedia khác, bạn có thể liên kết bằng cách dùng tiền tố ngôn ngữ của Wikipedia phiên bản đó và đặt dưới dạng :<ngôn ngữ>:Tên bài
. Ví dụ giả sử Wikipedia tiếng Việt không có bài viết về Stephen Hawking nhưng phiên bản tiếng Anh thì lại có, sử dụng |author-link1=:en:Stephen Hawking
. Bạn có thể liên kết sang các dự án Wikimedia khác chẳng hạn như Wikidata với cú pháp :d:
(hoặc :wikidata:
) và theo sau là khoản mục số Q<mã số>. Tương tự, Wikisource dùng :s:
(hoặc :wikisource:
), Wiktionary :wikt:
(hoặc :wiktionary:
) và Commons :c:
(hoặc :commons:
).
Trong trường hợp tác giả là tổ chức, hãy sử dụng tham số author / tác giả. Ví dụ |author=Commission on Headphone Safety
hoặc |tác giả=Rules Sub-committee
. Không sử dụng author / tác giả khi bản thân nguồn không nêu rõ tổ chức đó là tác giả. Không liệt kê nhiều hơn một tác giả trong tham số author / tác giả mà phải liệt kê riêng bằng tham số authorn / tác giả n tương tự như last / họ và first / tên.
Tên người Á Đông
Tương tự theo hướng dẫn dành cho tên tác giả người phương Tây, chỉ khác duy nhất là không sử dụng tham số last / họ và first / tên mà toàn bộ tên người Á Đông phải sử dụng tham số author / tác giả. Có thể liệt kê nhiều tác giả Á Đông bằng tham số authorn / tác giả n. Xem ví dụ:
- Tham số tiếng Anh:
{{Chú thích sách |author1=Mai Thị Hoài An |author2=Nakamura Haruto |author3=Park Jinwoo |author4=Lý Vũ Tường |title=Tựa đề ví dụ}}
- Tham số tiếng Việt:
{{Chú thích sách |tác giả 1=Mai Thị Hoài An |tác giả 2=Nakamura Haruto |tác giả 3=Park Jinwoo |tác giả 4=Lý Vũ Tường |tựa đề=Tựa đề ví dụ}}
- Kết quả: Mai Thị Hoài An; Nakamura Haruto; Park Jinwoo; Lý Vũ Tường. Tựa đề ví dụ.
Bạn có thể liên kết tên tác giả nổi bật có bài viết trên Wikipedia bằng hai dấu ngoặc vuông thông thường như [[<tên tác giả>]]
trong chính authorn / tác giả n hoặc sử dụng tham số author-linkn / lk tác giả n (chọn một trong hai).
Biên tập viên
Tương tự như hướng dẫn dành cho tác giả nhưng dành cho trường hợp nguồn có biên tập viên. Đối với tên người phương Tây, sử dụng tham số editor-last / họ biên tập và editor-first / tên biên tập. Những người kế tiếp thì bổ sung editor2-last / họ biên tập 2 và editor2-first / tên biên tập 2, editor3-last / họ biên tập 3 và editor3-first / tên biên tập 3, vân vân.
Nếu như biên tập viên có bài viết Wikipedia, bạn có thể liên kết wiki bằng tham số editor-link / lk biên tập. Trong trường hợp nguồn nhiều tác giả có bài viết trên Wikipedia, bạn có thể sử dụng tham số editor2-link / lk biên tập 2, editor3-link / lk biên tập 3, vân vân. Nếu như nguồn có quá nhiều biên tập viên, bạn có thể giới hạn số lượng hiển thị bằng cách chèn tham số display-editors / số biên tập. Xem mục Tùy chọn hiển thị để có hướng dẫn chi tiết.
Trong trường hợp là tên người Á Đông, chỉ sử dụng mỗi tham số editor-last / họ biên tập và viết đầy đủ tên tựa như author / tác giả. Nhiều biên tập viên Á Đông thì dùng editor2-last / họ biên tập 2, editor3-last / họ biên tập 3, vân vân. Ví dụ: |họ biên tập=Mai Thị Hoài An
.
Dịch giả
Tương tự như hướng dẫn dành cho biên tập viên nhưng dành cho trường hợp nguồn có dịch giả. Đối với tên người phương Tây, sử dụng tham số translator-last / họ dịch giả và translator-first / tên dịch giả. Những người kế tiếp thì bổ sung translator2-last / họ dịch giả 2 và translator2-first / tên dịch giả 2, translator3-last / họ dịch giả 3 và translator3-first / tên dịch giả 3, vân vân.
Nếu như dịch giả có bài viết Wikipedia, bạn có thể liên kết wiki bằng tham số translator-link / lk dịch giả. Trong trường hợp nguồn nhiều dịch giả có bài viết trên Wikipedia, bạn có thể sử dụng tham số translator2-link / lk dịch giả 2, translator3-link / lk dịch giả 3, vân vân.
Trong trường hợp là tên người Á Đông, chỉ sử dụng mỗi tham số translator-last / họ dịch giả và viết đầy đủ tên tựa như author / tác giả. Nhiều dịch giả Á Đông thì dùng translator2-last / họ dịch giả 2, translator3-last / họ dịch giả 3, vân vân. Ví dụ: |họ dịch giả=Lý Lan
.
Người khác
Tham số others hay người khác được dùng để chú thích những người đóng góp cho công trình ngoài tác giả hoặc biên tập viên, chẳng hạn như người minh họa. Bạn cần phải bổ sung người đó đóng vai trò gì và tên đầy đủ của người đóng góp. Ví dụ: |others=John Smith minh họa
, |người khác=Hải Long ghi hình
, vân vân.
Ngày
CS1 sử dụng các tham số sau để trình bày ngày tháng của nguồn tham khảo:
- date hoặc ngày: Ngày xuất bản của nguồn, được định dạng giống nhau với những ngày tháng khác. Không được liên kết wiki.
- Sử dụng tham số year hoặc năm nếu chỉ quan tâm đến năm xuất bản của nguồn, đặc biệt là nguồn sách và tập san học thuật. Không được sử dụng tham số này chung với ngày trừ trường hợp hiếm hoi là hai điều kiện dưới đây thỏa mãn:
- Định dạng ngày tháng publication-date hay ngày xuất bản trong bản mẫu là YYYY-MM-DD
- Chú thích yêu cầu phân biệt
CITEREF
để trỏ chú thích
- orig-date hoặc ngày gốc: Ngày hoặc năm xuất bản gốc được hiển thị trong dấu ngoặc vuông sau ngày (hoặc năm). Để rõ ràng hơn thì có thể điền động từ cụ thể hơn chẳng hạn như
|orig-date=lần đầu xuất bản vào năm 1859
hoặc|ngày gốc=soạn vào năm 1904
. Tham số này chỉ được hiển thị nếu như tồn tại giá trị tham số ngày (hoặc năm). Tham số phụ: origyear hoặc năm gốc.
CS1 của Wikipedia tiếng Việt chấp nhận định dạng ngày tháng năm tiếng Việt theo định dạng chuẩn duy nhất "ngày xx tháng yy năm zzzz" không chứa số 0 đứng đầu (có thể không có chữ ngày). Loạt bản mẫu còn nhận giá trị các loại ngày tháng năm tiếng Anh theo :en:Wikipedia:Manual of Style/Dates and numbers § Dates, months and years, mục đích là để không gặp lỗi và giảm tải công sức trình bày lại cho các thành viên dịch thuật từ Wikipedia tiếng Anh. Tuy nhiên, không chấp nhận ngày tháng đến từ Wikipedia ngôn ngữ khác. Quy định này áp dụng cho cả ngày truy cập và ngày lưu trữ của nguồn.
Tham số ngày còn có thể chứa một trong các mùa xuân, hạ, thu hoặc đông đi kèm với năm. Ngoài ra, ngày chỉ áp dụng đối với ngày tháng theo lịch Julius hoặc lịch Gregory. Mặc dù nguồn có thể tự do thể hiện phong cách ngày tháng khác như tuân theo lịch tôn giáo nhưng biên tập viên cần phải chuyển đổi ngày tháng về đúng định dạng ngày tháng theo quy định của Wikipedia tiếng Việt. Trong trường hợp không hỗ trợ ngày tháng, bạn chỉ cần liệt kê năm xuất bản hoặc cùng lắm là có thể chú thích thủ công trần không sử dụng bản mẫu chú thích.
Định dạng ngày tháng theo cẩm nang biên soạn của Wikipedia tiếng Việt
CS1 sử dụng ngày tháng năm không chỉ để làm tham khảo cho nguồn mà còn để kiểm tra giá trị hợp lệ của ngày tháng nhờ một số hàm trong Mô đun:Citation/CS1. Vì nhiều lý do khác nhau về mặt kỹ thuật cũng như tính tư duy minh bạch nên CS1 không hoàn toàn hỗ trợ toàn bộ định dạng ngày tháng quy định trong cẩm nang biên soạn chung Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Ngày tháng và số:
- Về tính đồng nhất, bản mẫu CS1/CS2 tự động chuyển ngày tháng về đúng định dạng tiếng Việt (xem phần Tự động định dạng ngày chú thích).
- CS1 không hỗ trợ ngày tháng trước năm 100. Biên tập viên Wikipedia thời nay gần như chẳng ai đọc những tài liệu gốc cổ cả. Hầu hết thông tin họ tìm kiếm và khai thác được đều đã được biên soạn, giải nghĩa bằng ngôn ngữ hiện đại và xuất bản thời điểm gần hơn rất nhiều. Tuy nhiên, ngày gốc của nguồn cổ có thể được điền vào ngày gốc do CS1 không kiểm tra tính hợp lệ tham số này.
- Về khoảng thời gian, CS1 không hỗ trợ
–
hoặc
. Không hỗ trợ dấu gạch chéo (/) cũng như từ " đến " để ngăn cách thời gian. CS1 không hỗ trợ YYYY–YY có hai chữ số năm bên phải nhỏ hơn 13 (đổi sang YYYY–YYYY để xóa thông báo lỗi). - CS1 hỗ trợ lịch Julius trước năm 1582. Gregory thì sau năm 1582, bao gồm cả trong giai đoạn dùng song song với lịch Julius đến năm 1923.
- CS1 chỉ hỗ trợ năm ước tính
|year=c. YYYY
hoặc|năm=k. YYYY
. Không hỗ trợ ước tính khoảng thời gian, ngày hoặc tháng. - CS1 không hỗ trợ ngày tháng dưới dạng thập niên, thế kỷ, thiên niên kỷ hay viết tắt cho thời gian dài như triệu năm.
Nhiều nguồn cùng tác giả trong cùng một năm
Trong trường hợp bài viết có nguồn cùng một tác giả viết nhưng nhiều hơn một tác phẩm trong cùng một năm, bạn có thể thêm chữ cái viết thường vào năm trong tham số ngày tháng (|date=ngày 4 tháng 7 năm 1997b) hoặc tham số năm (|year=1997b) để phân biệt.
Tự động định dạng ngày chú thích
Các bản mẫu Văn phong Chú thích 1 hay 2 tại Wikipedia tiếng Việt đều tự động chuyển đổi ngày tháng trong các tham số như date / ngày, orig-date / ngày gốc, access-date / ngày truy cập, archive-date / ngày lưu trữ, vân vân sang định dạng ngày tháng năm tiếng Việt duy nhất "ngày xx tháng yy năm zzzz" không chứa số 0 đứng đầu. Áp dụng cho ngày tháng định dạng tiếng Anh và ISO.
Tiêu đề và chương
- title hoặc tiêu đề hay tựa đề: Tựa đề của nguồn tham khảo được viết nghiêng đối với các công trình lớn như trong bản mẫu
{{chú thích sách}}
. Các công trình nhỏ như trong bản mẫu{{chú thích thông cáo báo chí}}
,{{chú thích báo}}
,{{chú thích tập san học thuật}}
,{{chú thích tạp chí}}
,{{chú thích web}}
,{{chú thích hội thảo}}
và{{chú thích podcast}}
thì được viết thường và bỏ trong dấu ngoặc kép. Do đó, bất cứ dấu ngoặc kép nào trong tiêu đề loạt bản mẫu này sẽ được chuyển thành dấu nháy đơn. Nếu nguồn dẫn đủ nổi bật và có bài viết trên Wikipedia tiếng Việt, tiêu đề có thể được liên kết wiki nếu như không sử dụng tham số url do liên kết ngoài được ưu tiên hơn liên kết đến bài viết trên Wikipedia về nguồn đó.- Đối với tiêu đề tiếng Việt, tiêu đề bắt buộc phải viết theo Sentence case. Wikipedia tiếng Việt không chấp nhận tiêu đề cách điệu của nhà xuất bản nguồn chẳng hạn như BẬT CAPS LOCK TOÀN BỘ, lowercase, Viết Hoa Từng Chữ Cái Đầu hoặc Small Caps. Tất cả cần phải được chuyển đổi về Sentence case. Các phụ đề ngăn cách với tiêu đề bằng dấu ": " hoặc " – " cần phải được điền đầy đủ. Ví dụ:
- Viết đúng theo Sentence case: "Thi đánh giá năng lực: Thí sinh làm gì với môn không học suốt 3 năm THPT?"
- Viết sai: Viết hoa từng chữ cái đầu như "Bộ Chính Trị Đồng Ý Kết Thúc Thanh Tra Bộ, Ngành, Sở, Huyện", lowercase như "đội tuyển việt nam: cao pendant quang vinh và kỳ vọng từ nguồn cầu thủ nhập tịch" hoặc bật caps lock toàn bộ như "VÌ SAO NHIỀU CẶP ĐÔI TRẺ HOÃN ĐÁM CƯỚI?"
- Đối với tiêu đề tiếng Anh, cần phải tuân theo quy định tiêu đề tại en:MOS:CT.
- Đối với tiêu đề tiếng Việt, tiêu đề bắt buộc phải viết theo Sentence case. Wikipedia tiếng Việt không chấp nhận tiêu đề cách điệu của nhà xuất bản nguồn chẳng hạn như BẬT CAPS LOCK TOÀN BỘ, lowercase, Viết Hoa Từng Chữ Cái Đầu hoặc Small Caps. Tất cả cần phải được chuyển đổi về Sentence case. Các phụ đề ngăn cách với tiêu đề bằng dấu ": " hoặc " – " cần phải được điền đầy đủ. Ví dụ:
- script-title: Ngôn ngữ không dùng bảng chữ cái Latinh như tiếng Ả Rập, tiếng Trung, tiếng Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc, vân vân, thì không tồn tại phong cách viết nghiêng và có thể cần phải chuyển sang dạng hệ chữ viết từ phải sang trái. Thay vì sử dụng title, bạn phải chuyển sang dùng script-title cho các tiêu đề ngôn ngữ kiểu này để gọi mã HTML đặc biệt hỗ trợ hiển thị ký tự đúng. Bên cạnh đó, biên tập viên cần phải bổ sung tiền tố ngôn ngữ và dấu hai chấm, đặt ở giữa dấu = và chữ cái đầu tiên trong tiêu đề để đánh dấu ngôn ngữ. Ví dụ:
|script-title=ar:العربية
. Danh sách mã ngôn ngữ hỗ trợ cho script-title được liệt kê ở phần mã ngôn ngữ được hỗ trợ phía dưới. Mã ngôn ngữ không rõ, không được hỗ trợ sẽ bị bỏ qua và báo lỗi CS1. - trans-title hoặc dịch tiêu đề hay dịch tựa đề: Nếu như tiêu đề nguồn là một ngôn ngữ khác tiếng Việt, bạn có thể bổ sung bản dịch tiếng Việt của tiêu đề bằng tham số này. Phần dịch trans-title được hiển thị trong dấu ngoặc vuông sau tiêu đề và có thể liên kết wiki. Bản dịch tiêu đề cần tuân theo quy định viết tiêu đề tiếng Việt giống như trên.
- chapter hoặc chương: Tiêu đề chương của nguồn, viết đầy đủ và tuân theo quy định viết tiêu đề giống như trên. Chương được đặt trong dấu ngoặc kép trước tiêu đề. Dành cho website có chuyên mục riêng, sử dụng tham số at hoặc tại có chức năng tương tự:
|at=Featured News
- script-chapter: Giống như script-title nhưng dành cho tiêu đề chương có ngôn ngữ không phải bảng chữ cái Latinh. Ví dụ:
|script-chapter=ar:العربية
. - trans-chapter hoặc dịch chương: Giống như trans-title nhưng là dịch tiêu đề chương sang tiếng Việt.
Tiêu đề chứa một số ký tự nhất định sẽ hiển thị và liên kết không chính xác trừ khi những ký tự đó được thay thế hoặc mã hóa như sau:
Ký tự | Phải thay thế thành |
---|---|
xuống dòng | dấu cách |
[ | [ |
] | ] |
| | | |
Mã ngôn ngữ hỗ trợ cho |script-<tham số>=
Danh sách mã ngôn ngữ không sử dụng chữ viết Latinh trong cs1|2 được hỗ trợ cho |script-<tham số>=
:
- ab: Tiếng Abkhazia
- am: Tiếng Amharic
- ar: Tiếng Ả Rập
- az: Tiếng Azerbaijan
- be: Tiếng Belarus
- bg: Tiếng Bulgaria
- bn: Tiếng Bangla
- bo: Tiếng Tây Tạng
- bs: Tiếng Bosnia
- ce: Tiếng Chechen
- chr: Tiếng Cherokee
- dv: Tiếng Divehi
- dz: Tiếng Dzongkha
- el: Tiếng Hy Lạp
- fa: Tiếng Ba Tư
- grc: Tiếng Hy Lạp cổ
- gu: Tiếng Gujarati
- he: Tiếng Do Thái
- hi: Tiếng Hindi
- hy: Tiếng Armenia
- ja: Tiếng Nhật
- ka: Tiếng Georgia
- kk: Tiếng Kazakh
- km: Tiếng Khmer
- kn: Tiếng Kannada
- ko: Tiếng Hàn
- ku: Tiếng Kurd
- ky: Tiếng Kyrgyz
- lo: Tiếng Lào
- mk: Tiếng Macedonia
- ml: Tiếng Malayalam
- mn: Tiếng Mông Cổ
- mni: Tiếng Manipuri
- mr: Tiếng Marathi
- my: Tiếng Miến Điện
- ne: Tiếng Nepal
- or: Tiếng Odia
- ota: Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman
- pa: Tiếng Punjab
- ps: Tiếng Pashto
- ru: Tiếng Nga
- sd: Tiếng Sindhi
- si: Tiếng Sinhala
- sr: Tiếng Serbia
- syc: Tiếng Syriac cổ
- ta: Tiếng Tamil
- te: Tiếng Telugu
- tg: Tiếng Tajik
- th: Tiếng Thái
- ti: Tiếng Tigrinya
- tt: Tiếng Tatar
- ug: Tiếng Uyghur
- uk: Tiếng Ukraina
- ur: Tiếng Urdu
- uz: Tiếng Uzbek
- yi: Tiếng Yiddish
- yue: Tiếng Quảng Đông
- zgh: Tiếng Tamazight Chuẩn của Ma-rốc
- zh: Tiếng Trung
Kiểu
- type hoặc kiểu: Tham số này được dùng để phân loại kiểu công trình trong chú thích và hiển thị trong dấu ngoặc đơn ngay sau tiêu đề. Một số bản mẫu sử dụng giá trị mặc định chẳng hạn như {{chú thích thông cáo báo chí}} sẽ mặt định hiển thị là "(Thông cáo báo chí)". Nếu dùng tham số này thì sẽ ghi đè lên giá trị mặc định của các bản mẫu đó. Một số kiểu thường gặp như: Đánh giá, Đánh giá hệ thống, Báo cáo, Tóm tắt, Phân tích tổng hợp, Bài đăng gốc, Lịch sử truyền miệng, Thư điện tử, Website, Văn bản, Tài liệu. Tham số tương đương: medium hoặc phương tiện được dùng trong {{chú thích video}} với giá trị thường gặp là: Ảnh chuyển động, Sản xuất truyền hình, Băng video, DVD, Blu-ray, Trailer, CD, Phát thanh, Podcast, Âm thanh.
Ngôn ngữ
- language: Bạn có thể chú thích ngôn ngữ (hoặc nhiều ngôn ngữ bằng cách liệt kê với dấu phẩy) của nguồn bằng cách bổ sung tham số này và nhập giá trị là mã ISO 639 của ngôn ngữ tương ứng. Ví dụ:
|language=ru
;|lang=fr, pt
;|ngôn ngữ=en
. Nhấn vào đây để xem danh sách mã ngôn ngữ được hỗ trợ. Sau khi nhập xong, bản mẫu sẽ hiển thị "(bằng tiếng X)", trong đó X là tên ngôn ngữ được hiển thị dựa trên mã ngôn ngữ được nhập. Không hỗ trợ hiển thị đối với ngôn ngữ là tiếng Việt (vi
). Không được chèn bản mẫu hoặc liên kết wiki. Tham số tương đương: lang, ngôn ngữ