Unas | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Oenas, Onnos, Unis, Wenis | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chiếc quách bằng đá bazan màu đen nằm trong phòng mai táng tại kim tự tháp Unas | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Pharaon | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Vương triều | Không chắc chắn; 15 tới 30 năm vào giai đoạn giữa thế kỷ 24 TCN.[note 1] (Vương triều thứ Năm) | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tiên vương | Djedkare Isesi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Kế vị | Teti | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hôn phối | Nebet, Khenut | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Con cái | Hemetre Hemi ♀, Khentkaues ♀, Neferut ♀, Nefertkaues Iku ♀, Sesheshet Idut ♀. Không chắc chắn: Unas-ankh ♂, Iput ♀. Phỏng đoán: Nebkauhor ♂, Shepsespuptah ♂. | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Cha | Có thể là Djedkare Isesi | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Mẹ | Không rõ | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Chôn cất | Kim tự tháp Unas |
Unas /ˈjuːnəs/ hoặc Wenis, hay còn được phát âm là Unis (cách viết theo tiếng Hy Lạp của Oenas /ˈiːnəs/ hoặc Onnos), là một pharaon Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ chín và cũng là vị vua cuối cùng của vương triều thứ năm thuộc thời kỳ Cổ vương quốc. Unas đã trị vì trong khoảng từ 15 đến 30 năm vào giai đoạn giữa thế kỷ thứ 24 trước công nguyên, ông kế vị Djedkare Isesi, người có thể là cha của ông. Có ít thông tin được biết về các hoạt động diễn ra dưới triều đại của Unas, giai đoạn này là một thời kỳ suy thoái về kinh tế. Ai Cập vẫn duy trì quan hệ thương mại với khu vực bờ biển Cận Đông và Nubia, và các hoạt động quân sự có thể đã được tiến hành ở miền nam Canaan. Sự phát triển và phân quyền của chính quyền kết hợp cùng với sự suy giảm quyền lực của nhà vua tiếp tục diễn ra dưới triều đại của Unas, mà sau cùng đã góp phần vào sự sụp đổ của thời kỳ Cổ vương quốc vào khoảng 200 năm sau đó.
Unas đã xây dựng một kim tự tháp ở Saqqara, đây là kim tự tháp hoàng gia nhỏ nhất được hoàn thành dưới thời Cổ Vương quốc[17]. Khu phức hợp tang lễ đi kèm và ngôi đền thung lũng được nối với nhau bằng một con đường đắp có chiều dài 750 m, nó được trang trí một cách lộng lẫy với những bức phù điêu sơn màu, có chất lượng và sự đa dạng vượt trội so với những mô tả hoàng gia thông thường[5]. Hơn thế nữa, Unas còn là vị pharaon đầu tiên có các văn khắc Kim tự tháp được khắc và vẽ trên các bức tường trong những căn phòng thuộc kim tự tháp của ông[18], đây là một sự thay đổi quan trọng được các vị vua kế tục ông tuân theo cho đến tận thời kỳ Chuyển tiếp đầu tiên (khoảng năm 2150-2050 trước Công nguyên).
Unas đã có một vài người con gái và có thể có một hoặc hai con trai mà được cho là đã qua đời trước ông. Manetho, một vị tư tế dưới thời vương triều Ptolemaios và là tác giả của tác phẩm lịch sử đầu tiên của Ai Cập, đã tuyên bố rằng với cùng với cái chết của Unas, vương triều thứ Năm đã chấm dứt. Unas được kế vị bởi Teti, vị pharaon đầu tiên của vương triều thứ Sáu, có thể là sau một cuộc khủng hoảng ngắn.
Giáo phái tang lễ của Unas được thiết lập sau khi ông qua đời vẫn tiếp tục tồn tại cho đến tận cuối thời kỳ Cổ vương quốc và có thể đã tồn tại trong suốt Thời kỳ chuyển tiếp đầu tiên. Giáo phái này vẫn còn tồn tại hoặc đã được phục hồi trong thời kỳ Trung vương quốc sau này (khoảng năm 2050 - năm 1650 TCN). Song song với giáo phái chính thức này, Unas có thể đã được tôn kính rộng rãi như là một vị thần địa phương của khu nghĩa địa Saqqara cho đến tận thời kỳ Hậu Nguyên (664-332 TCN), gần 2.000 năm sau khi ông qua đời.
Chứng thực
Các nguồn lịch sử
Unas được chứng thực nhiều trong các ghi chép lịch sử cũng như ba bản danh sách vua Ai Cập cổ đại có niên đại vào thời kỳ Tân vương quốc đã đề cập đến ông.[19]Unas nằm ở mục thứ 33 của bản Danh sách vua Abydos, được viết dưới thời Seti I (1290-1279 TCN). Tên của Unas cũng xuất hiện trên bản khắc Saqqara (mục 32)[20] và trên cuộn giấy cói Turin (cột thứ ba, hàng thứ 25), cả hai bản danh sách này đều được viết dưới thời Ramses II (1279-1213 TCN)[19]. Cuộn giấy cói Turin hơn nữa còn ghi lại rằng Unas đã trị vì trong 30 năm[19][21]. Những nguồn này đều xếp Unas là vị vua thứ chín và còn là vị vua cuối cùng của vương triều thứ năm, ông đã kế vị Djedkare Isesi và được kế vị bởi Teti[22]. Biên niên đại tương đối này còn được chứng thực thông qua bằng chứng khảo cổ học, ví dụ như trong các ngôi mộ của những vị quan lại đã phục sự dưới triều đại của các vị vua này[23].
Ngoài các nguồn này, Unas có thể cũng đã được đề cập đến trong tác phẩm Aegyptiaca, một tác phẩm lịch sử của Ai Cập được vị tư tế người Ai Cập là Manetho viết vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại vua Ptolemaios II (283-246 TCN). Ngày nay không còn bất cứ bản ghi chép nào của tác phẩm Aegyptiaca còn tồn tại và chúng ta chỉ biết đến nó thông qua những tác phẩm sau này của Sextus Julius Africanus và Eusebius. Africanus thuật lại rằng Aegyptiaca đã đề cập đến một vị pharaon "Onnos" cai trị trong 33 năm vào thời điểm cuối của vương triều thứ Năm. Onnos được cho là cách viết theo tiếng Hy Lạp của Unas, và con số 33 năm của Africanus phù hợp với triều đại kéo dài 30 năm của Unas được ghi lại trên cuộn giấy cói Turin[19]
Nguồn đương thời
Các nguồn đương thời chính chứng thực cho các hoạt động của Unas đó là những bức phù điêu đến từ phức hợp kim tự tháp của ông. Ngoài điều này ra, thật sự đáng ngạc nhiên khi chỉ có một vài văn kiện có niên đại thuộc về triều đại của Unas mà còn tồn tại cho đến ngày nay khi xem xét tới con số 30 năm cho triều đại của ông được ghi lại trong các ghi chép sau này. Các cuộc khai quật tại Abusir, khu nghĩa trang hoàng gia của vương triều thứ năm, chỉ giúp phát hiện được bốn bản khắc có niên đại một cách chắc chắn được cho là của Unas. Chúng đề cập rõ ràng đến năm cai trị thứ ba, thứ tư, thứ sáu và thứ tám của ông.[25]Unas cũng để lại một bản khắc đá trên hòn đảo Elephantine, ngay gần thác nước thứ nhất của sông Nile ở Nubia[26].
Ngoài ra, một số chiếc bình bằng đá thạch cao tuyết hoa có khắc đồ hình của Unas cũng được biết đến. Một chiếc bình nguyên vẹn và các mảnh vỡ khác có nguồn gốc từ Byblos[15] nằm trên bờ biển Cận Đông ngày nay đang được trưng bày ở Bảo tàng Quốc gia Beirut[27]. Một chiếc bình không rõ lai lịch hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ học Florence có ghi: "Horus Wadjtawy, bất tử, vua của Thượng và Hạ Ai Cập, con của Ra, Unas, bất tử"[28][29][note 2]Một chiếc bình khác, cũng không rõ nguồn gốc, hiện được trưng bày tại Bảo tàng Louvre. Đó là một chiếc bình hình cầu bằng đá thạch cao tuyết hoa với chiều cao là 17 cm và rộng 13,2 cm, nó được trang trí một cách tinh xảo với hình ảnh của một con chim ưng cùng đôi cánh đang dang rộng và hai uraei, hoặc những con rắn đang ngẩng lên, giữ các biểu tượng ankh bao quanh đồ hình của Unas[24]. Một chiếc bình chứa thuốc mỡ có mang đồ hình và tên Horus của Unas hiện đang nằm tại Bảo tàng Brooklyn.[31]Cuối cùng, một mảnh vỡ từ miệng của chiếc bình bằng canxit có khắc hai đồ hình của Unas hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Petrie[32][note 3].
Triều đại
Gia đình
Unas đã kế vị ngai vàng sau khi tiên vương Djedkare Isesi qua đời. Djedkare được cho là cha của Unas,[1]mặc dù hoàn toàn thiếu bằng chứng liên quan đến vấn đề này[34]. Quá trình nối ngôi của Unas dường như đã diễn ra êm thấm.[35]
Unas đã có ít nhất hai vị hoàng hậu, Nebet[36] và Khenut[37], họ đã được chôn cất trong một mastaba kép lớn nằm ngay cạnh kim tự tháp của Unas. Unas và Nebet có thể đã có một người con trai, "Người con trai của đức vua", "thủ quỹ hoàng gia", "tư tế của Maat" và "quan giám sát của Thượng Ai Cập" Unas-Ankh,[38] ông ta qua đời vào khoảng năm thứ 10 dưới triều đại của Unas[39]. Mối quan hệ về huyết thống của Unas-Ankh được gián tiếp gợi ý thông qua tên và tước hiệu của ông ta và còn vì ngôi mộ của ông ta nằm gần với lăng mộ của Nebet và Unas[40]nhưng điều này không được chấp nhận một cách rộng rãi[41][42][note 4]. Hai người con trai khác đã được đề xuất, Nebkauhor [44]và Shepsespuptah,[45] tuy nhiên mối quan hệ huyết thống của họ chỉ là phỏng đoán và gây tranh cãi.[46]Unas dường như đã qua đời mà không có một người con trai nào kế vị.[46]
Unas có ít nhất 5 người con gái tên là Hemetre Hemi,[47] Khentkaues,[48] Neferut,[49] Nefertkaues Iku,[50] Sesheshet Idut[51]. Thân phận của một người con gái khác, Iput, hiện vẫn chưa chắc chắn[52].
Niên đại
Độ dài triều đại Unas hiện vẫn chưa chắc chắn. Như đã nêu ở trên, các nguồn lịch sử cho rằng ông đã cai trị 30 và 33 năm, những con số này đã được nhiều nhà Ai Cập học chấp nhận, bao gồm cả Flinders Petrie,[55]William C. Hayes,[56] Darrell Baker,[15] Peter Munro,[57]và Jaromir Malek[5]. Bằng chứng ủng hộ cho một thời kỳ trị vì lâu dài như vậy là những cảnh [58] của một lễ hội Sed được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của Unas[59][1]. Lễ hội này thường chỉ được tổ chức sau 30 năm trị vì và mang ý nghĩa là nhằm làm trẻ lại sức khỏe và sức mạnh của vị pharaoh. Tuy nhiên, chỉ có miêu tả lễ hội không thì chưa hẳn đã mang ngụ ý về một triều đại lâu dài; ví dụ như một bức phù điêu miêu tả pharaon Sahure trong chiếc áo choàng của lễ hội Sed đã được tìm thấy trong ngôi đền tang lễ của ông ta[53][60]mặc dù cả hai nguồn lịch sử và bằng chứng khảo cổ đều thống nhất rằng ông ta đã cai trị Ai Cập không tới 14 năm.[61][9][10]
Các nhà Ai Cập học khác lại nghi ngờ rằng triều đại của Unas không thể kéo dài hơn 30 năm do sự khan hiếm của các đồ tạo tác có niên đại thuộc về triều đại của ông cũng như việc thiếu các tư liệu có niên đại vượt quá năm cai trị thứ tám của ông[62]. Do đó, Jürgen von Beckerath tin rằng Unas đã cai trị Ai Cập trong 20 năm [9] trong khi Rolf Krauss, David Warburton và Erik Hornung rút ngắn con số này xuống còn 15 năm trong nghiên cứu về bảng niên đại Ai Cập của họ vào năm 2012[10]. Hơn nữa, Krauss và Miroslav Verner còn đặt câu hỏi về sự tin cậy của cuộn giấy cói Turin liên quan đến vương triều thứ tư và thứ năm, vì thế con số 30 năm được cuộn giấy này ghi lại cho Unas có thể không đáng tin cậy.[63]
Các cuộc khai quật [64] ngôi mộ của Nikau-Isesi dưới sự chỉ đạo của Naguib Kanawati tại Saqqara đã đem đến bằng chứng ủng hộ về một triều đại cai trị ngắn hơn[65]. Nikau-Isesi là một vị quan đã bắt đầu sự nghiệp của mình dưới triều đại của Djedkare Isesi, ông ta sống qua suốt triều đại của Unas và qua đời khi đang là quan giám sát Thượng Ai Cập dưới triều đại của vị vua kế vị Unas là Teti.[23]Nikau-Isesi được biết là đã qua đời vào năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ mười một dưới triều đại của Teti, một sự kiện bao gồm việc kiểm kê số lượng gia súc trong cả nước để ước lượng số tiền thuế phải thu. Thông thường người ta tin rằng những lần kiểm kê như vậy diễn ra hai năm một lần dưới thời Cổ Vương quốc và được tiến hành hàng năm vào thời kỳ Trung Vương quốc sau này (khoảng năm 2055 - 1650 TCN).[23]Do đó, Nikau-Isesi sẽ sống đến năm trị vì thứ 22 của Teti và cùng với 30 năm dưới triều đại của Unas, ông ta sẽ qua đời khi đã hơn 70 tuổi[23]. Tuy nhiên, thông qua việc nghiên cứu xác ướp của ông ta, chúng ta biết được rằng ông ta qua đời ở độ tuổi không quá 45 tuổi. Điều này cho thấy rằng việc kiểm kê gia súc đã diễn ra nhiều hơn một lần cứ mỗi hai năm dưới thời của Unas và Teti, có thể là không theo một cách quy tắc. Nếu như vậy, con số 30 năm của Unas trên cuộn giấy cói Turin, mà đã được hiểu là 15 lần kiểm kê gia súc, có thể coi thành là ít nhất 15 năm, cùng với chỉ 11 năm dưới triều đại của Teti sẽ giải thích cho thời điểm qua đời của Nikau-Isesi là vào khoảng 40 đến 45 tuổi[23].
Hoạt động
Thương mại và chiến tranh
Do sự khan hiếm các bằng chứng có niên đại thuộc về triều đại của Unas, chúng ta biết rất ít về các hoạt động của ông.[15]Các mối quan hệ thương mại sẵn có với các quốc gia và các thành phố ngoại quốc, đặc biệt là Byblos,[68]dường như vẫn còn tiếp tục trong thời kỳ trị vì của Unas. Các bức phù điêu đến từ con đường đắp thuộc khu phức hợp kim tự tháp của ông cho thấy hai chiếc tàu biển lớn đang trở về từ một cuộc thám hiểm tới bờ biển Cận Đông cùng với những người Syria-Canaan, họ có thể là thủy thủ đoàn hoặc là những người nô lệ.[69][70]Một bức phù điêu khác lại mô tả một chiến dịch quân sự,[71]người Ai Cập được trang bị cung tên và dao găm đang tấn công những người du mục Canaan được gọi là người Shasu[72]. Những bức phù điêu tương tự đã được tìm thấy trong các khu phức hợp kim tự tháp trước đó, ví dụ như của Sahure, và do đó chúng có thể là các đề tài tiêu chuẩn hơn là mô tả các sự kiện thực tế[71]. Những nguồn khác có khuynh hướng xác nhận tính chính xác của các miêu tả này ví dụ như tự thuật của Weni đã thuật lại nhiều cuộc tấn công trừng phạt đối với những người du mục Canaan vào giai đoạn đầu của vương triều thứ sáu[71][73].
Về phía Nam của Ai Cập, những dòng chữ khắc của Unas trên đảo Elephantine ghi lại một chuyến viếng thăm của nhà vua đến khu vực Hạ Nubia, có thể là để thu nhận cống nạp đến từ các tù trưởng bản địa [59]hoặc là do tình trạng bất ổn đang ngày càng tăng ở khu vực này.[74]Ngoài ra, một bức phù điêu từ con đường đắp của Unas dẫn đến kim tự tháp của ông cho thấy một con hươu cao cổ, điều này gợi ý về các mối quan hệ thương mại với Nubia.[75]
Đối nội
Triều đại của Unas là một thời kỳ suy thoái về kinh tế,[74] tuy vậy theo như nhà Ai Cập học người Pháp Nicolas Grimal thì nó "không có nghĩa là một thời kỳ suy đồi"[34]. Thật vậy, nhà nước Ai Cập vẫn có khả năng mở những cuộc thám hiểm quan trọng để cung cấp các loại đá xây dựng cho khu phức hợp kim tự tháp của nhà vua[1]. Những chuyến thám hiểm này được miêu tả thông qua các bức phù điêu độc đáo được tìm thấy trên con đường đắp của Unas [76][77][1]và cũng còn được đề cập đến trong tấm bia đá tự thuật của một viên quan quản lý [78][note 6]. Vị quan này thuật lại việc vận chuyển các cây cột trụ hình cây cọ[note 7] bằng đá granite đỏ với chiều cao 10.40- mét (34.1 foot) từ Elephantine đến Saqqara chỉ trong bốn ngày, một kỳ công mà nhờ đó ông ta đã được nhà vua khen ngợi.[78]Ngoài việc tiến hành xây dựng các công trình quan trọng ở Saqqara dành cho phức hợp kim tự tháp của ông, các hoạt động xây dựng khác cũng đã diễn ra ở Elephantine.[34]
Cho đến tận năm 1996, tình hình đất nước Ai Cập dưới thời trị vì của Unas vẫn được cho là trong tình trạng thảm khốc, dựa vào các bức phù điêu miêu tả những con người gầy mòn từ con đường đắp thuộc khu phức hợp kim tự tháp của ông và do đó gợi nhớ tới một thời kỳ diễn ra nạn đói[4][80]. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi khi các nhà khảo cổ học phát hiện ra những bức phù điêu tương tự trong khu phức hợp tang lễ của Sahure thông qua các cuộc khai quật ở Abusir vào năm 1996, vị vua này đã có một triều đại thịnh vượng trong giai đoạn đầu vương triều thứ Năm.[81]Hơn nữa, các nghiên cứu khác cho thấy rằng những con người đói khát đó có thể là những cư dân sa mạc, những người du mục được nhận biết dựa theo kiểu tóc đặc trưng của họ chứ không phải là người Ai Cập.[82] Như vậy, những bức phù điêu này được hiểu là sự miêu tả mang tính tiêu chuẩn về sự rộng lượng của nhà vua đối với những người nghèo khổ và những khó khăn của cuộc sống ở các vùng sa mạc giáp với Ai Cập[83] thay vì đề cập đến các sự kiện thực tế[82].
Qua đời và kết thúc một triều đại
Trong tác phẩm lịch sử Ai Cập của mình, Manetho tuyên bố rằng cùng với cái chết của Unas, vương triều thứ Năm đã chấm dứt[34]. Điều này có thể là vì Unas đã qua đời mà không có một vị hoàng tử nào kế vị,[74] người con trai có thể của ông là Unas-Ankh đã qua đời trước ông. Điều này có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kế vị [74], mà được ám chỉ bởi tên riêng do Teti lựa chọn khi ông ta lên ngôi: "Seheteptawy" có nghĩa là "Người hòa hợp/bình định hai vùng đất".[34][74]Quyền kế vị ngai vàng của Teti có thể là dựa vào cuộc hôn nhân của ông ta với Iput, bà có thể là con gái của Unas[84][85][86]. Điều này hiện gây ra rất nhiều tranh cãi, bởi vì việc giải thích các tước hiệu của Iput có thể chỉ ra rằng khả năng bà là con gái của một vị vua lại không chắc chắn.[note 8][52] Hơn nữa, ý tưởng về việc Teti có thể hợp thức hóa quyền kế vị của ông ta bằng cách kết hôn với gia đình hoàng tộc lại bị bác bỏ bởi nhiều nhà Ai Cập học, bao gồm Munro, Dobrev, Baud, Mertz, Pirenne, và Robin, họ không nghĩ rằng quyền thừa kế ngôi vị pharaon đã được truyền lại thông qua dòng nữ.[87]
Ngoài tuyên bố của Manetho, bản danh sách vua Turin đã biểu thị một điểm gián đoạn đặc biệt giữa Unas và vị vua kế vị ông là Teti. Mặc dù bản danh sách vua này đã không được sắp xếp thành các triều đại -vốn được Manetho sáng tạo ra sau này - nhà Ai Cập học Jaromir Malek giải thích rằng "tiêu chuẩn cho những phân chia một cách cố định như vậy trong cuộn giấy Turin đó là sự thay đổi vị trí của kinh đô và nơi cư ngụ của hoàng gia"[85]. Malek do đó nêu giả thuyết cho rằng kinh đô của Ai Cập, vào lúc ấy được gọi là Inbu-Hedj,[note 9] thực sự đã bị thay thế vào thời điểm đó bởi các khu định cư nằm về phía Nam, phía Đông của miền Nam Saqqara, tại đó có thể là nơi đặt cung điện của Unas. Vào thiên niên kỷ thứ hai trước Công nguyên, những thành phố này cuối cùng đã hợp nhất lại với nhau và tạo nên Memphis[89][note 10]
Bất kể cơ sở cho sự lựa chọn của Manetho để kết thúc vương triều thứ Năm với Unas là gì, những người Ai Cập sống vào thời điểm đó có lẽ đã không nhận thấy sự thay đổi đặc biệt nào từ vương triều này sang vương triều khác.[34]Chính quyền của vương quốc không cho thấy bất cứ dấu hiệu rối loạn nào, cùng với đó nhiều vị quan vẫn tiếp tục sự nghiệp của họ từ triều đại của Unas sang triều đại của Teti.[34] Họ bao gồm các tể tướng Mehu, Kagemni và Nikau-Isesi cùng quan giám sát của tỉnh Edfu là Isi.[90] Điều này chỉ ra rằng người Ai Cập dưới thời Cổ vương quốc có thể chưa có quan niệm về các vương triều,[91] sự phân biệt giữa vương triều thứ năm và thứ sáu có thể là hão huyền [34].
Sự phát triển của tôn giáo và vương quyền
Triều đại của Djedkare Isesi và Unas là một thời kỳ của những thay đổi trong tôn giáo Ai Cập cổ đại và trong hệ tư tưởng về vương quyền, những thay đổi đó là lần đầu tiên chứng minh dưới Unas.[92]Một phân tích thống kê các mảnh vỡ từ những con dấu bằng đất sét có mang tên Horus của các pharaon của vương triều thứ Năm chỉ ra cho thấy một sự suy giảm rõ rệt của giáo phái thờ cúng nhà vua dưới thời trị vì của Unas.[93]Điều này tiếp tục dưới thời người kế vị của Unas là Teti, chúng ta chỉ biết được hai con dấu có mang tên Horus của ông ta[94]. Khuynh hướng này phản ánh sự suy giảm quyền lực của nhà vua cùng với đó là sự lớn mạnh của chính quyền và tầng lớp giáo sĩ.[74]
Trong khi đó, sự tôn thờ thần Osiris trở nên quan trọng hơn[95] cùng với đó vị thần này đã thay thế cho nhà vua như là người bảo đảm cuộc sống cho những thần dân của pharaon sau khi họ qua đời [85][96]. Nhà Ai Cập học người Đức Hartwig Altenmüller viết rằng đối với một người Ai Cập của thời kỳ đó "[...] thế giới bên kia không còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa cá thân người chết và nhà vua, [...] thay vào đó nó được ràng buộc với thái độ đạo đức của họ trong mối quan hệ trực tiếp với Osiri".[96] Ngược lại, sự tôn thờ đối với thần mặt trời Ra đã rõ ràng suy giảm,[97] mặc dù thần Ra vẫn là vị thần quan trọng nhất trong số các vị thần Ai Cập.[96]Do đó, Djedkare Isesi và Unas đã không xây dựng một ngôi đền mặt trời trái ngược với hầu hết các vị tiên vương của vương triều thứ Năm.[95][98] Các văn khắc Kim tự tháp được tìm thấy trong kim tự tháp của Unas cho thấy rõ tầm quan trọng của thần Osiris và Ra trong tôn giáo Ai Cập cổ đại vào thời điểm đó. Cả hai vị thần được cho là đã giữ các vai trò quan trọng trong việc tới được thế giới bên kia, với thần Ra là nguồn gốc của sự sống và thần Osiris là nguồn năng lượng mà nhờ đó con người sẽ tới được kiếp sau. [99][note 11]
Phức hợp Kim tự tháp
Unas đã xây dựng một kim tự tháp cho bản thân ông ở Bắc Saqqara, nằm giữa kim tự tháp của Sekhemkhet và góc tây nam khu phức kim tự tháp của Djoser, đối xứng với kim tự tháp Userkaf nằm ở góc đông bắc [103]. Trong quá trình xây dựng, các công nhân đã san bằng và lấp đi các ngôi mộ cổ nằm tại khu vực này,[1] đáng chú ý nhất là ngôi mộ của vị pharaon vương triều thứ hai là Hotepsekhemwy (khoảng năm 2890 TCN).[103]
Tên gọi ban đầu trong tiếng Ai Cập của kim tự tháp này là "Nefer Isut Unas", có nghĩa là "Đẹp thay khi là nơi của Unas".[104] Kim tự tháp của Unas là kim tự tháp nhỏ nhất[103] trong số các kim tự tháp được hoàn thành dưới thời Cổ vương quốc, phần đáy hình vuông có kích thước 57,7 m × 57,7 m (189 ft × 189 ft) và chiều cao của nó là 43 m (141 ft).[103][104]
Phức hợp tang lễ
Kim tự tháp của Unas là một phần của khu phức hợp tang lễ được xây dựng xung quanh nó. Muốn tiếp cận được nó thì phải băng qua một hồ nước cổ,[105] ngôi đền thung lũng của Unas nằm trên bờ của hồ nước này. Ngôi đền này là nơi tiếp nhận nguồn lương thực dành cho sự thờ cúng của nhà vua và các lễ vật dâng lên được chuẩn bị ở đó. Ở phía sau ngôi đền thung lũng là điểm khởi đầu của một đường đắp dài 750 m (2,460 foot), chỉ có duy nhất con đường đắp của Khufu là ngang bằng,[103] và dẫn đến một ngôi đền trên cao nằm bên cạnh kim tự tháp. Một khe mỏng nằm trên mái vòm của con đường đắp này cho phép ánh sáng chiếu rọi các bức tường của nó vốn được bao phủ suốt toàn bộ chiều dài bằng các bức phù điêu màu sắc. Chúng mô tả các mùa của Ai Cập, đám rước của những người đến từ các nome của Ai Cập, thợ thủ công đang làm việc, những người mang lễ vật, những cảnh chiến trận và vận chuyển các cột đá granit để xây dựng khu phức hợp kim tự tháp [106].
Tại điểm cuối của con đường đắp là một đại sảnh lớn dẫn tới một sân cột không có mái che và được bao quanh bởi những căn phòng chứa.[106] Sân này dẫn thẳng vào ngôi đền tang lễ là nơi chứa những bức tượng của nhà vua và cũng là nơi thực hiện việc dâng lên các lễ vật cho người đã khuất.[106] Nơi này nằm sát ngay mặt phía đông của kim tự tháp, được bao quanh bởi một bức tường rào nhằm định rõ khu vực thiêng liêng. Ở góc đông nam của bức tường bao là một kim tự tháp vệ tinh nhỏ dành cho Ka của nhà vua.[103] Năm 1881, Gaston Maspero đã tiến vào bên trong các căn phòng chứa của kim tự tháp và phát hiện ra các văn khắc kim tự tháp. Căn phòng chôn cất không có chứa gì ngoại trừ một chiếc quách bằng đá bazan màu đen lún xuống sàn và một chiếc rương đựng nội tạng. Chiếc quách này có chứa những mảnh xương rải rác, chúng có thể thuộc về Unas.[103]
Văn khắc Kim tự tháp
Sự cách tân quan trọng nhất của Kim tự tháp Unas đó là sự xuất hiện lần đầu tiên của các văn khắc Kim tự tháp,[5] đây là một trong số những văn bản tôn giáo lâu đời nhất ở Ai Cập còn tồn tại cho đến ngày nay [note 12]. Bằng cách đó, Unas đã khởi đầu cho một truyền thống mà sẽ được tiếp nối trong các kim tự tháp của những vị vua và hoàng hậu từ vương triều thứ sáu tới thứ tám, cho đến tận cuối thời kỳ Cổ vương quốc khoảng 200 năm sau đó [108].
Tổng cộng có 283 câu thần chú ma thuật,[107][note 13] còn được gọi là lời phát biểu, được khắc và những biểu tượng được sơn màu xanh trên các bức tường của hành lang, tiền sảnh và căn phòng chôn cất của kim tự tháp Unas[110]. Chúng tạo thành phiên bản hoàn chỉnh nhất còn tồn tại tới ngày nay của văn khắc Kim tự tháp[111]. Những câu thần chú này được dùng để giúp nhà vua vượt qua các thế lực và lực lượng thù địch ở Âm phủ và nhờ đó đến được với thần mặt trời Ra, người cha thần thánh của ông ta ở thế giới bên kia.[112]Bằng cách viết các văn bản này trên các bức tường của những căn phòng bên trong kim tự tháp, các kiến trúc sư của kim tự tháp Unas đã bảo đảm rằng hiệu lực của chúng sẽ giúp ích cho nhà vua ngay cả khi giáo phái tang lễ đã chấm dứt [1][113]. Vì thế, các văn khắc kim tự tháp của Kim tự tháp Unas kết hợp những lời chỉ dẫn cho các hoạt động lễ nghi và những lời được đọc, điều này cho thấy rằng chúng chính xác là những điều được cử hành và đọc trong quá trình thờ cúng của nhà vua tại ngôi đền tang lễ của ông[114].
Tình trạng bảo quản tốt của các bản văn khắc trong kim tự tháp Unas cho thấy rằng chúng đã được sắp xếp để Ba của Unas đọc được khi nó xuất hiện từ quan tài nhờ những câu thần chú hồi sinh và được bao quanh bởi các thần chú bảo vệ và những nghi lễ hiến tế [111][115]. Ba sau khi kết hợp với những bản văn giúp nhận biết danh tính của nhà vua với Osiris ở cõi Duat, sẽ rời khỏi căn phòng chôn cất và di chuyển đến tiền sảnh tượng trưng hóa cho Akhet. Trong số những thần chú được viết trên các bức tường của tiền sảnh, còn có hai lời phát biểu được gọi là Bài ca ăn thịt người, nó miêu tả vị pharaon đang bay tới thiên đường xuyên qua bầu trời bão tố và ăn cả các vị thần và con người. Bằng cách này, nhà vua sẽ nhận được năng lượng sống của các vị thần.[111][note 14][note 15] Tại thời điểm này, Ba của Unas sẽ quay về hướng đông, hướng của mặt trời mọc, và vượt ra khỏi kim tự tháp, cánh cửa giả của ngôi đền tang lễ mà tại đó các nghi thức tang lễ được thực hiện. Cuối cùng thì quay về phía bên trái, Ba sẽ tới chỗ của thần Ra ở trên bầu trời bằng cách đi qua hành lang kim tự tháp[111].
Di sản
Di sản trước nhất của Unas đó là giáo phái tang lễ của ông, nó được duy trì ít nhất là cho đến giai đoạn cuối của thời kỳ Cổ vương quốc. Giáo phái thờ cúng này được chứng thực nhờ vào những ngôi mộ ở Saqqara của bảy vị tư tế chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ tôn giáo tại khu phức hợp tang lễ. Ba ngôi mộ trong số đó có niên đại là vào giai đoạn đầu của vương triều thứ sáu trong khoảng thời gian sau khi Pepi I qua đời. Ba ngôi mộ khác có niên đại là vào triều đại của Pepi II và ngôi mộ cuối cùng có niên đại là vào thời điểm gần cuối của thời kỳ Cổ vương quốc (khoảng năm 2180 TCN). Các vị tư tế thuộc giáo phái thờ cúng của Unas đã chọn tên gọi kết hợp với tên của nhà vua, có thể là khi nhậm chức[119]
Giáo phái tang lễ của Unas dường như đã tồn tại qua được Thời kỳ chuyển tiếp thứ nhất đầy hỗn loạn tới tận thời kỳ Trung vương quốc[120]. Dưới thời vương triều thứ 12 (khoảng năm 1990 -1800 TCN), vị tư tế đọc sách lễ nghi Unasemsaf [note 16] và gia đình ông ta đã tham gia vào việc thờ cúng Unas [121][122]. Mặc dù vậy, phức hợp tang lễ của Unas đã bị phá bỏ một phần và các vật liệu của nó được tái sử dụng cho việc xây dựng những khu phức hợp kim tự tháp của Amenemhat I và Senusret I.[123][124]
Ngoài giáo phái thờ cúng chính thức của mình, Unas đã được phong thần và trở thành một vị thần địa phương của khu nghĩa địa Saqqara. Grimal cho rằng điều này liên quan trực tiếp đến sự huy hoàng của khu phức hợp tang lễ của ông[34]. Malek thì lại nghi ngờ về sự tồn tại của việc Unas được thờ cúng rộng rãi dưới thời Cổ vương quốc nhưng lại thừa nhận nó từ thời kỳ Trung Vương quốc trở đi.[125]Sự thờ cúng Unas một cách phổ biến đã kéo dài trong gần 2.000 năm như được chỉ ra bởi rất nhiều đồ vật hình bọ hung có mang tên của Unas được tìm thấy ở Saqqara và có niên đại từ thời Tân Vương quốc (khoảng năm 1550 - 1077 TCN) cho đến giai đoạn Hậu Nguyên (664-332 TCN)[118][126][127][128]. Trung tâm của giáo phái này không phải là kim tự tháp của Unas, cũng không phải là khu phức hợp tang lễ đi cùng mà là những bức tượng của nhà vua tại ngôi đền thung lũng.[129] Điều này có thể giải thích tại sao khu phức hợp kim tự tháp của Unas là đối tượng của quá trình tu bổ dưới sự thúc đẩy của Hoàng tử Khaemweset, con của Ramesses II (1279-1213 TCN).[106]
Chú thích
- ^ Proposed dates for Unas' reign: 2404–2374 BC,[1][2] 2375–2345 BC,[3][4][5][6] 2367–2347 BC,[7] 2353–2323 BC,[8] 2342–2322 BC,[9] 2321–2306 BC[10] 2312–2282 BC.[11]
- ^ Inventory number 3253.[30]
- ^ Reference number UC13258.[33]
- ^ In particular the title of "king's son" was given to both actual royal sons and non-royal high officials.[43]
- ^ The text of the inscription reads "Horus Wadjtawy, the king of Upper and Lower Egypt Unas, lord of the foreign lands, given life and dominion for ever, beloved of Khnum, given life for ever".[66][67]
- ^ Stela CG 1433, Egyptian Museum, Cairo.[78]
- ^ A palmiform column is a column whose capital has the form of palm leaves. This style is for example present in the mortuary complex of king Sahure.[79]
- ^ Iput held the title of z3t nswt-bjtj, which literally means "Daughter of the king of Upper and Lower Egypt". However, this title could equally well be a variant of z3t-ntjr, meaning that she was the mother of a king (Pepi I)[52]
- ^ Inbu-Hedj means "White Walls".[88]
- ^ From "Mennefer", meaning "Perfect and enduring", the name of the pyramid of Pepi I next to which Mennefer was located.[88]
- ^ Another important religious work, the Memphite Theology, may have been written during the reign of Unas.[74] The Memphite Theology is a story of the creation of the world and of the religious and social order of ancient Egypt through the word and will of the god Ptah. The king himself is described as the personified Horus and an aspect of Ptah.[100] It is now widely believed, however, that this theological text dates to either to the 19th Dynasty or to the much later 25th Dynasty (760–656 BC).[101][102]
- ^ Note that the archaic style of certain sections of the Pyramid Texts indicate that these are much older than Unas' reign.[107]
- ^ The number reported differs from scholar to scholar. Clayton mentions 228 spells;[109] Allen gives 236.[108]
- ^ While most historians believe that it is unlikely that Unas himself engaged in cannibalism, the Egyptologist Ernest Alfred Wallis Budge proposed that the Cannibal Hymn may harken back to an earlier time in Egyptian history when cannibalism was in fact practiced.[116]
- ^ This inspired the American technical death metal band Nile, which recorded an 11:43-long song titled "Unas, Slayer of the Gods" based on the Cannibal Hymn. It appears on their 2002 album In Their Darkened Shrines.[117]
- ^ Unasemsaf means "Unas is his protection".
Tham khảo
- ^ a b c d e f g Altenmüller 2001, tr. 600.
- ^ Hawass & Senussi 2008, tr. 10.
- ^ Clayton 1994, tr. 60.
- ^ a b Rice 1999, tr. 213.
- ^ a b c d Malek 2000a, tr. 102.
- ^ Lloyd 2010, tr. xxxiv.
- ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
- ^ Arnold 1999.
- ^ a b c von Beckerath 1999, tr. 283.
- ^ a b c Hornung 2012, tr. 491.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 288.
- ^ a b c d e Barsanti 1901, tr. 254.
- ^ a b Petrie 1917, p. 18 & p. 63.
- ^ a b Leprohon 2013, tr. 41, footnote 65.
- ^ a b c d e f g Baker 2008, tr. 482.
- ^ Leprohon 2013, tr. 40.
- ^ Verner, Miroslav (2007) [Xuất bản lần đầu năm 1997]. The Pyramids: The Mystery, Culture, and Science of Egypt's Great Monuments (bằng tiếng Anh). Atlantic Books Ltd. tr. 332. ISBN 9781782396802. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
Unas' pyramid is the smallest built in the Old Kingdom, but in a certain sense it is also the finest. (dịch Trong thời kỳ Cổ Vương quốc, Kim tự tháp của Unas nhỏ nhất trong thời kỳ Cổ Vương quốc, nhưng theo một khía cạnh nào đó, nó là cái mang giá trị mỹ thuật nhất.)
Chú thích có tham số trống không rõ:|khác=
(trợ giúp) - ^ Naydler, Jeremy (2004). Shamanic Wisdom in the Pyramid Texts: The Mystical Tradition of Ancient Egypt (bằng tiếng Anh). Simon and Schuster. ISBN 9781594776182. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2018.
Unas' pyramid was also the earliest to have texts inscribed on its inner walls, and the placement of the texts seems to follow a clearer intention than in the later pyramids. (dịch Kim tự tháp của Unas cũng là nơi đầu tiên xuất hiện văn khắc ở mặt tường trong, nơi xuất hiện văn khắc dường như cũng theo một dụng ý rõ ràng hơn ở các kim tự tháp sau này.)
Chú thích có tham số trống không rõ:|khác=
(trợ giúp) - ^ a b c d Baker 2008, tr. 482–483.
- ^ Mariette 1864, tr. 15.
- ^ Gardiner 1959, pl. II & Col. III num. 25.
- ^ von Beckerath 1999, tr. 60–61, king no. 9.
- ^ a b c d e Kanawati 2001, tr. 1–2.
- ^ a b Ziegler in Allen et al. 1999, tr. 361–362, "123. Jar inscribed with the name of king Unis".
- ^ Verner 2001a, tr. 410–411.
- ^ Petrie 1907, tr. 84 & fig. 49 p. 82.
- ^ Porter, Moss & Burney 1951, tr. 390.
- ^ Guidotti 1991, tr. 82, no. 18.
- ^ Vase of Unas 2015.
- ^ Touring Club Italiano 1993, tr. 352.
- ^ Brooklyn Museum Catalog 2015.
- ^ Brunton 2015.
- ^ Digital Egypt 2000.
- ^ a b c d e f g h i Grimal 1992, tr. 80.
- ^ Baud 1999, tr. 563.
- ^ Baud 1999, tr. 489.
- ^ Baud 1999, tr. 545.
- ^ Williams 1981, tr. 31.
- ^ Onderka 2009, tr. 166.
- ^ Baud 1999, tr. 422.
- ^ Schmitz 1976, tr. 31 & 89.
- ^ Onderka 2009, tr. 150 & pp. 167–170.
- ^ Onderka 2009, tr. 149–150.
- ^ Munro 1993, tr. 20–33.
- ^ Baud 1999, tr. 580–582.
- ^ a b Onderka 2009, tr. 170.
- ^ Baud 1999, tr. 519.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 64.
- ^ Baud 1999, tr. 499.
- ^ Baud 1999, tr. 496–497.
- ^ Baud 1999, tr. 564–565.
- ^ a b c Baud 1999, tr. 410–411.
- ^ a b Borchardt 1913, Blatt 45.
- ^ Labrousse, Lauer & Leclant 1977, tr. 86, fig. 57.
- ^ a b Petrie 1907, tr. 82.
- ^ Hayes 1978, tr. 58.
- ^ Munro 1993, tr. 8ff.
- ^ Labrousse, Lauer & Leclant 1977, tr. 85, fig. 56 & p. 86 fig. 57.
- ^ a b Baker 2008, tr. 483.
- ^ Richter 2013.
- ^ Rice 1999, tr. 173.
- ^ Verner 2001a, tr. 411.
- ^ Verner 2001a, tr. 416.
- ^ Kanawati & ʻAbd-ar-Rāziq 2000.
- ^ Verner 2001a, tr. 412.
- ^ Strudwick 2005, tr. 133, num. 48.
- ^ Sethe 1903, entry 69.
- ^ Malek 2000a, tr. 106.
- ^ Hayes 1978, tr. 67.
- ^ Wachsmann 1998, p. 12 & p. 18.
- ^ a b c Malek 2000a, tr. 105.
- ^ Stevenson Smith 1971, tr. 189.
- ^ Lichtheim 1973, tr. 18–23.
- ^ a b c d e f g Verner 2001b, tr. 590.
- ^ Stevenson Smith 1971, tr. 188.
- ^ Landström 1970, tr. 62, fig. 185.
- ^ Lehner 1997, tr. 202.
- ^ a b c Fischer 1975.
- ^ Lehner 1997, tr. 142–144.
- ^ Dodson 1995, tr. 38–39.
- ^ Hawass & Verner 1996, tr. 184–185.
- ^ a b Ziegler in Allen et al. 1999, tr. 360, "122. Starving bedouin".
- ^ Coulon 2008, tr. 2.
- ^ Stevenson Smith 1971, tr. 190.
- ^ a b c Malek 2000a, tr. 103.
- ^ Baker 2008, tr. 461.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 58.
- ^ a b Jeffreys 2001, tr. 373.
- ^ Malek 2000a, tr. 104.
- ^ Altenmüller 2001, tr. 602.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 55–58.
- ^ Goedicke 1971, tr. 155.
- ^ Verner 2001a, tr. 408–409.
- ^ Verner 2001a, tr. 409.
- ^ a b Dorman 2015.
- ^ a b c Altenmüller 2001, tr. 601.
- ^ Verner 2001b, tr. 589.
- ^ Verner 2003, tr. 84.
- ^ Allen & Der Manuelian 2005, tr. 7–8, The Function of the Pyramid Texts.
- ^ Arieh Tobin 2001, tr. 471.
- ^ Arieh Tobin 2001, tr. 470.
- ^ Ockinga 2010, tr. 113.
- ^ a b c d e f g Lehner 1997, tr. 154.
- ^ a b Grimal 1992, tr. 118, Table 3.
- ^ Lehner 1997, tr. 83.
- ^ a b c d Lehner 1997, tr. 155.
- ^ a b Lehner 1997, tr. 154–155.
- ^ a b Allen 2001, tr. 95.
- ^ Clayton 1994, tr. 63.
- ^ Verner 2001c, tr. 92.
- ^ a b c d Lehner 1997, tr. 33.
- ^ Oakes & Gahlin 2002, tr. 94.
- ^ Lehner 1997, tr. 95.
- ^ Lehner 1997, tr. 32–33.
- ^ Allen 2001, tr. 96.
- ^ Budge 1988, tr. 323.
- ^ Music Song Lyrics 2015, Nile Unas Slayer Of The Gods lyrics.
- ^ a b Petrie 1917, Plate IX & p. 34, see the scarabs.
- ^ Altenmüller 1974, tr. 3–4.
- ^ Morales 2006, tr. 314.
- ^ Moussa 1971.
- ^ Moussa & Altenmüller 1975.
- ^ Goedicke 1971.
- ^ Malek 2000b, tr. 257.
- ^ Malek 2000b, tr. 250–251.
- ^ Newberry 2003, Plate IV. Scarabs 32, 33 & 34.
- ^ MFA Online catalog 2015.
- ^ MMA Online catalog 2015.
- ^ Gundlach 2001, tr. 375.
Thư mục
- Allen, James; Allen, Susan; Anderson, Julie; Arnold, Arnold; Arnold, Dorothea; Cherpion, Nadine; David, Élisabeth; Grimal, Nicolas; Grzymski, Krzysztof; Hawass, Zahi; Hill, Marsha; Jánosi, Peter; Labée-Toutée, Sophie; Labrousse, Audran; Lauer, Jean-Phillippe; Leclant, Jean; Der Manuelian, Peter; Millet, N. B.; Oppenheim, Adela; Craig Patch, Diana; Pischikova, Elena; Rigault, Patricia; Roehrig, Catharine H.; Wildung, Dietrich; Ziegler, Christiane (1999). Egyptian Art in the Age of the Pyramids. New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 978-0-8109-6543-0. OCLC 41431623.
- Allen, James (2001). “Pyramid Texts”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford University Press. tr. 95–98. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Allen, James; Der Manuelian, Peter (2005). The ancient Egyptian pyramid texts. Writings from the ancient world, no. 23. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-182-7.
- Altenmüller, Hartwig (1974). “Zur Vergöttlichung des Königs Unas im Alten Reich”. Studien zur Altägyptischen Kultur (bằng tiếng Đức). 1: 1–18.
- Altenmüller, Hartwig (2001). “Old Kingdom: Fifth Dynasty”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 597–601. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Arieh Tobin, Vincent (2001). “Myths: Creation Myths”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 469–472. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Arnold, Dorothea (ngày 19 tháng 7 năm 1999). “Old Kingdom Chronology and List of Kings”. Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2015.
- Baker, Darrell (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. Stacey International. ISBN 978-1-905299-37-9.
- Barsanti, Alessandro (1901). “Rapports de M. Alexandre Barsanti sur les déblaiements opérés autour de la pyramide d'Ounas pendant les années 1899–1901”. Annales du Service des antiquités de l'Égypte, Tome II (bằng tiếng Pháp). Cairo: Imprimerie de l'institut français d'archéologie orientale. tr. 244–257. ISSN 1687-1510. OCLC 1189841.
- Baud, Michel (1999). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 2 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/2 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- Baud, Michel; Dobrev, Vassil (1995). “De nouvelles annales de l'Ancien Empire Egyptien. Une "Pierre de Palerme" pour la VIe dynastie” (PDF). Bulletin de l'Institut Francais d'Archeologie Orientale (BIFAO) (bằng tiếng Pháp). 95: 23–92. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
- Borchardt, Ludwig (1913). Das Grabdenkmal des Königs S'aḥu-Re (Band 2): Die Wandbilder: Abbildungsblätter (bằng tiếng Đức). Leipzig: Hinrichs. ISBN 978-3-535-00577-1.
- “Fragmentary Ointment Jar Inscribed for Unas”. Online database of the Brooklyn Museum. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2015.
- Brunton, Guy (2015). “Vase UC13258 of Unas”. Online catalog of the Petrie Museum. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.[liên kết hỏng]
- Budge, Ernest Alfred Wallis (1988). From fetish to God in ancient Egypt . New York: Dover Publications. ISBN 978-0-486-25803-4.
- Clayton, Peter (1994). Chronicle of the Pharaohs. Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
- Coulon, Laurent (2008). “Famine”. UCLA Encyclopedia of Egyptology. UCLA: Department of Near Eastern Languages and Cultures. Truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2015.
- Dodson, Aidan (1995). Monarchs of the Nile. London: Rubicon Press. ISBN 978-0-948695-21-6.
- Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 978-0-500-05128-3.
- Dorman, Peter (2015). “The 5th dynasty (c. 2465–c. 2325 bc)”. Encyclopædia Britannica Online. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2015.
- “Unas”. Digital Egypt for Universities. 2000. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
- Fischer, Henry (1975). “Two Tantalizing Biographical Fragments of Historical Interest”. The Journal of Egyptian Archaeology. 61: 33–37.
- Gardiner, Alan (1959). The Royal Canon of Turin. Griffith Institute. OCLC 21484338.
- Goedicke, Hans (1971). Re-Used Blocks from the Pyramid of Amenemhet I at Lisht. New York: Metropolitan Museum of Art, Egyptian Expedition. ISBN 978-0-87099-107-3.
- Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Oxford: Blackwell publishing. ISBN 978-0-631-19396-8.
- Guidotti, M. Cristina (1991). Vasi dall'epoca protodinastica al nuovo regno. Cataloghi dei musei e gallerie d'Italia (bằng tiếng Ý). Rome: Istituto poligrafico e Zecca dello Stato: Libreria dello Stato. ISBN 978-88-240-0177-9.
- Gundlach, Rolf (2001). “Temples”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford University Press. tr. 363–379. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Hawass, Zahi; Verner, Miroslav (1996). “Newly discovered blocks from the causeway of Sahure (Archaeological report)”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts. Abteilung Kairo (MDAIK). 52: 177–186.
- Hawass, Zahi; Senussi, Ashraf (2008). Old Kingdom Pottery from Giza. American University in Cairo Press. ISBN 978-977-305-986-6.
- Hayes, William (1978). The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 1, From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom. New York: Metropolitan Museum of Art. OCLC 7427345.
- Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
- Jeffreys, David G. (2001). “Memphis”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 373–376. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Kanawati, Naguib (2001). “Nikauisesi, A Reconsideration of the Old Kingdom System of Dating” (PDF). The Rundle Foundation for Egyptian Archaeology, Newsletter. 75.
- Kanawati, Naguib; ʻAbd-ar-Rāziq, Maḥmūd (2000). The Teti Cemetery at Saqqara, Volume VI: The Tomb of Nikauisesi. Australian Centre for Egyptology; Reports. 14. Warminster: Aris & Phillips. ISBN 978-0-85668-819-5.
- Labrousse, Audran; Lauer, Jean Philippe; Leclant, Jean (1977). Le temple haut du complexe funéraire du roi Ounas. Bibliothèque d'étude, tome 73. Cairo: Institut français d'archéologie orientale du Caire. OCLC 5065554.
- Landström, Björn (1970). Ships of the Pharaohs: 4000 Years of Egyptian Shipbuilding. Garden City, N.Y.: Doubleday. OCLC 108769.
- Lehner, Mark (1997). The Complete Pyramids. New York: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05084-2.
- Leprohon, Ronald J. (2013). The great name: ancient Egyptian royal titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-736-2.
- Lichtheim, Miriam (1973). Ancient Egyptian literature. Volume 1: The Old and Middle Kingdoms. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-02899-9.
- Lloyd, Alan (2010). Lloyd, Alan (biên tập). A Companion to Ancient Egypt. Volume I. Wiley-Blackwell. ISBN 978-1-4051-5598-4.
- Malek, Jaromir (2000a). “The Old Kingdom (c.2160-2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Malek, Jaromir (2000b). “Old Kingdom rulers as "local saints" in the Memphite area”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000 (PDF). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 241–258. ISBN 978-80-85425-39-0. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2011.
- Mariette, Auguste (1864). “La table de Saqqarah”. Revue Archeologique (bằng tiếng Pháp). Paris. 10: 168–186 & Pl. 17.
- “The Online Collection. Scarab, Unas”. Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
- Morales, Antonio J. (2006). “Traces of official and popular veneration to Nyuserra Iny at Abusir. Late Fifth Dynasty to the Middle Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005, Proceedings of the Conference held in Prague (June 27–ngày 5 tháng 7 năm 2005). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 311–341. ISBN 978-80-7308-116-4.
- Moussa, Ahmed Mahmoud (1971). “A Stela from Saqqara of a Family Devoted to the Cult of King Unas”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts, Abteilung Kairo (MDAIK). 27: 81–84.
- Moussa, Ahmed Mahmoud; Altenmüller, Hartwig (1975). “Ein Denkmal zum Kult des Königs Unas am Ende der 12. Dynastie”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts, Abteilung Kairo (MDAIK) (bằng tiếng Đức). 31: 93–97.
- Munro, Peter (1993). Der Unas-Friedhof Nord-West (bằng tiếng Đức). Mainz am Rhein: von Zabern. OCLC 66014930.
- “Scarab with name of Unas”. Museum of Fine Arts, Boston. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2015.
- Ockinga, Boyo G. (2010). “The Memphite Theology – Its Purpose and Date”. Trong Woods, Alexandra; McFarlane, Ann; Binder, Susanne (biên tập). Egyptian culture and society: studies in honour of Naguib Kanawati. Annales du Service des Antiquités de l'Egypte: Cahier 38, Volume II. Cairo: Conseil suprême des antiquitiés de l'Egypte. tr. 99–117. OCLC 705718659.
- Newberry, Percy (2003). Ancient Egyptian scarabs and cylinder seals: the Timins Collection. London: Kegan Paul International. ISBN 978-0-7103-0944-0.
- Nile Unas Slayer Of The Gods lyrics. Music Song Lyrics. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2015.
- Oakes, Lorna; Gahlin, Lucia (2002). Ancient Egypt: An Illustrated reference to the myths, religions, pyramids and temples of the Land of the Pharaohs. New York: Hermes House. ISBN 978-1-84309-429-6.
- Onderka, Pavel (2009). The Tomb of Unisankh at Saqqara and Chicago (Diploma). Charles University in Prague, Czech Institute of Egyptology.
- Petrie, Flinders (1907). A History of Egypt. I. From the earliest times to the XVIth dynasty . OCLC 27060979.
- Petrie, Flinders (1917). Scarabs and cylinders with names, illustrated by the Egyptian collection in University College, London. Publications of the British School of Archaeology in Egypt, 29. London: School of Archaeology in Egypt. OCLC 3246026.
- Porter, Bertha; Moss, Rosalind; Burney, Ethel (1951). Topographical bibliography of ancient Egyptian hieroglyphic texts, reliefs, and paintings. VII, Nubia, the deserts, and outside Egypt (PDF) (ấn bản thứ 1995). Oxford: Griffith Institute. ISBN 978-0-900416-04-0.
- Rice, Michael (1999). Who is who in Ancient Egypt. Routledge London & New York. ISBN 978-0-203-44328-6.
- Richter, Barbara (2013). “Sed Festival Reliefs of the Old Kingdom”. Paper presented at the annual meeting of the 58th Annual Meeting of the American Research Center in Egypt, Wyndham Toledo Hotel, Toledo, Ohio, Apr 20, 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2015.
- Schmitz, Bettina (1976). Untersuchungen zum Titel S3-NJŚWT "Königssohn". Habelts Dissertationsdrucke: Reihe Ägyptologie, Heft 2 (bằng tiếng Đức). Bonn: Habelt. ISBN 978-3-7749-1370-7.
- Sethe, Kurt Heinrich (1903). Urkunden des Alten Reichs (bằng tiếng Đức). wikipedia entry: Urkunden des Alten Reichs. Leipzig: J.C. Hinrichs. OCLC 846318602.
- Stevenson Smith, William (1971). “The Old Kingdom in Egypt”. Trong Edwards, I. E. S.; Gadd, C. J.; Hammond, N. G. L. (biên tập). The Cambridge Ancient History, Vol. 2, Part 2: Early History of the Middle East. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 145–207. ISBN 978-0-521-07791-0.
- Strudwick, Nigel C. (2005). Texts from the Pyramid Age. Writings from the Ancient World (book 16). Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-680-8.
- Firenze e provincia. Guida d'Italia del T.C.I. Milano: Touring Club Italiano. 1993. ISBN 978-88-365-0533-3.
- “Vase with the name of king Unas”. Global Egyptian Museum. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2015.
- Verner, Miroslav (2001a). “Archaeological Remarks on the 4th and 5th Dynasty Chronology” (PDF). Archiv Orientální. 69 (3): 363–418.
- Verner, Miroslav (2001b). “Old Kingdom: An Overview”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 585–591. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Verner, Miroslav (2001c). “Pyramid”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford University Press. tr. 87–95. ISBN 978-0-19-513823-8.
- Verner, Miroslav (2003). Abusir: The Realm of Osiris. The American University in Cairo Press. ISBN 978-977-424-723-1.
- Wachsmann, Shelley (1998). Seagoing Ships and Seamanship in the Bronze Age Levant. College Station: Texas A & M University Press. ISBN 978-0-89096-709-6.
- Williams, Bruce (1981). Walsten, David (biên tập). “The Tomb Chapels of Netjer-User and Unis-Ankh”. Field Museum of Natural History Bulletin. Chicago: 26–32.