Quy trình đề cử
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt
{{UCVCL}}
(viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử. - Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng
=== {{thế:SUBPAGENAME}} ===
, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu~~~~
. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ. - Chép lại dòng:
{{/tên bài được đề cử}}
, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử). - Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Bên dưới dòng
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã
{{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}}
hoặc{{thế:ctcb}}
(viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
Đồng ý | {{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc |
Chưa đồng ý | {{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề |
Ý kiến | {{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã
*{{Đồng ý}}
kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó. - Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã
*{{Chưa đồng ý}}
và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi<s>...</s>
. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành*{{Đồng ý}}
hoặc*{{Ý kiến}}
. - Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng
*{{Ý kiến}}
. - Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
- Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số
|chất lượng=...
của các hộp dự án thành|chất lượng=CL
. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự. - Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọc và cổng thông tin nội dung chọn lọc.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2024/Tuần được đưa lên".
- Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn Bài viết của năm 2024.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã
{{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}}
tại trang thảo luận của họ.
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
Ghi chú
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc kháng chiến của người Việt do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách cai trị của nhà Minh. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa này không chỉ mang lại độc lập mà còn giúp bảo tồn văn hóa và bản sắc người Việt trước chiến dịch Hán hóa mạnh mẽ của người Minh. Bài được tôi tự viết toàn bộ, tham khảo hàng chục tài liệu khác nhau, cả tiếng Việt, Anh và Hán. Mong nhận được sự góp ý từ các bạn. --Leeaan (thảo luận) 17:01, ngày 13 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến @Nguyentrongphu: Ứng viên nặng ký bài viết của năm đã lộ diện Jimmy Blues ♪ 09:32, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- thành viên:Mintu Martin Dự kiến là cuộc thi năm nay sẽ rất khốc liệt. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:08, ngày 14 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Ý kiến Bài cần thống nhất về việc gọi Lào là Ai Lao (như trong bài) hay Lan Xang (như trong hộp thông tin của bài). Trong hộp thông tin cũng nhắc đến chuyện Lan Xang/Ai Lao chuyển sang phía Đại Minh từ năm 1421, trong khi bài đoạn đề cập đến vây Trà Lân (1424) vẫn thấy nhắc đến sự ủng hộ của các tù trưởng Ai Lao. Vì vậy cần thống nhất tên gọi của Lào trong bài, và xác định rõ xem sự ủng hộ của Lan Xang/Ai Lao dành cho quân Lam Sơn/Đại Minh là mang tính cục bộ địa phương (một số bộ tộc ở biên giới), hay chính thức (theo lệnh của vua Lan Kham Deng). Ở cuối bài cũng có thể thêm một phần ngắn về "Trong văn hóa" có thể nhắc tới các tác phẩm văn học, kịch, điện ảnh (của cả Việt Nam và Trung Quốc) nói về Khởi nghĩa Lam Sơn hay các nhân vật liên quan (như Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục - được dùng làm nguồn trong chính bài, một số điệu hát cổ, hay gần đây hơn là vở "Nguyễn Trãi ở Đông Quan"), và việc rất nhiều nhân vật tham gia Khởi nghĩa Lam Sơn đã được đặt tên đường phố, trường học ở Việt Nam hiện đại. GV (thảo luận) 11:48, ngày 15 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Grenouille vert Cảm ơn bạn, tôi không rành sử Lào, nhưng theo giải thích của cụ Nguyễn Lương Bích trong sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước thì Lão Qua hay Nam Chưởng = Luang Prabang = Lan Xang, vua nước ấy là Lan Kham Đèng. Còn Ai Lao dùng để chỉ vùng đất giữa Luang Prabang và biên giới Việt Nam. Năm 1421, sau khi bị nhà Minh gây sức ép và tuyệt giao với Lam Sơn, tù trưởng Bồ Sát hoặc Mãn Sát (Phommathat – con của Lan Kham Đèng) dẫn quân Lão Qua đánh úp Lam Sơn và bại trận. Theo cách giải thích này thì sự giúp đỡ của Ai Lao trước năm 1421 là trực tiếp từ triều đình Lan Xang, còn sự giúp đỡ sau này (ở Trà Lân) là sự hỗ trợ mang tính địa phương của các tù trưởng Ai Lao vùng biên. Nếu vậy thì tôi sẽ thống nhất dùng từ Lan Xang cho các đoạn ở trên, riêng ở mục "Vây hãm thành Trà Lân", tôi sẽ sửa "nhiều tù trưởng Ai Lao" thành "nhiều tù trưởng người Lào". Mong được nghe ý kiến của bạn! – Leeaan (thảo luận) 22:35, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Vì phần hộp thông tin thường là thứ người đọc tiếp xúc đầu tiên của bài viết nên chúng ta cần đảm bảo thông tin trong đó cần thống nhất với những gì được trình bày trong bài, và mang tính ngắn gọn, chính xác (đến mức có thể). Tôi chỉ xin góp ý về mặt đó, còn nội dung chi tiết của bài thì có nhiều thành viên giỏi về lịch sử, có lẽ họ sẽ cho bạn ý kiến có ích. GV (thảo luận) 10:44, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- @Grenouille vert Cảm ơn bạn, tôi không rành sử Lào, nhưng theo giải thích của cụ Nguyễn Lương Bích trong sách Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước thì Lão Qua hay Nam Chưởng = Luang Prabang = Lan Xang, vua nước ấy là Lan Kham Đèng. Còn Ai Lao dùng để chỉ vùng đất giữa Luang Prabang và biên giới Việt Nam. Năm 1421, sau khi bị nhà Minh gây sức ép và tuyệt giao với Lam Sơn, tù trưởng Bồ Sát hoặc Mãn Sát (Phommathat – con của Lan Kham Đèng) dẫn quân Lão Qua đánh úp Lam Sơn và bại trận. Theo cách giải thích này thì sự giúp đỡ của Ai Lao trước năm 1421 là trực tiếp từ triều đình Lan Xang, còn sự giúp đỡ sau này (ở Trà Lân) là sự hỗ trợ mang tính địa phương của các tù trưởng Ai Lao vùng biên. Nếu vậy thì tôi sẽ thống nhất dùng từ Lan Xang cho các đoạn ở trên, riêng ở mục "Vây hãm thành Trà Lân", tôi sẽ sửa "nhiều tù trưởng Ai Lao" thành "nhiều tù trưởng người Lào". Mong được nghe ý kiến của bạn! – Leeaan (thảo luận) 22:35, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Nhận xét: "Love Story" là một bài hát đồng quê gắn liền với cả sự nghiệp âm nhạc và lưu diễn của Taylor Swift và đưa người hâm mộ trên khắp thế giới (không chỉ riêng Việt Nam) đến với nữ ca sĩ nhiều nhất. Bài viết được tôi dịch từ phiên bản FA enwiki và sau đó tự tìm tòi mở rộng thêm.
- Người nhận xét: Squirrel (talk) 15:58, ngày 6 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Không nói nhiều, vote luôn phiếu cho bài về ca khúc của tuổi thơ!! ❤️ Thỉnh thoảng vẫn lôi đàn ra tập lại bài này. Jimmy Blues ♪ 09:34, ngày 8 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý 1 vote cho bài hát của tuổi thơ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 20:48, ngày 9 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý Bài viết của bạn TheSquirrel1432 không còn vấn đề gì nữa 😊❤️ Hongkytran (thảo luận) 12:11, ngày 11 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Phản đối
Ý kiến
- Nhận xét: "Cheers (Drink to That)" là bài hát của Rihanna kiêm đĩa đơn cuối cùng từ album Loud, được mệnh danh là "thánh ca" uống rượu. Bài viết được tôi dịch lại toàn bộ từ enwiki và mở rộng đáng kể (hết mức trong khả năng tìm kiếm). Đây là lần đề cử chọn lọc thứ 7 cho chủ đề Loud, gồm có 13 bài viết.
- Người nhận xét: Squirrel (talk) 15:54, ngày 24 tháng 10 năm 2024 (UTC)
Đồng ý
- Đồng ý Bỏ phiếu với tư cách người đề cử (sau hơn 3 tuần không có ý kiến gì). Squirrel (talk) 12:09, ngày 17 tháng 11 năm 2024 (UTC)
- Đồng ý Bài viết không còn vấn đề gì nữa! Hongkytran (thảo luận) 09:55, ngày 18 tháng 11 năm 2024 (UTC)
Phản đối
Ý kiến
- Bình luận: Bài này ở enwiki tuy có thông tin xếp hạng tại Hàn Quốc nhưng tôi hoàn toàn không thể kiểm chứng được (đã có cố gắng tra lưu trữ và lục lại hết cỡ trên circlechart.kr), do vậy tôi đành loại bỏ khỏi bài. Squirrel (talk) 15:54, ngày 24 tháng 10 năm 2024 (UTC)