![]() |

- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết chọn lọc và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt
{{UCVCL}}
(viết tắt của "Ứng cử viên chọn lọc") vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử. - Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng
=== {{thế:SUBPAGENAME}} ===
, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu~~~~
. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ. - Chép lại dòng:
{{/tên bài được đề cử}}
, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên ("tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử). - Để đảm bảo chất lượng bài viết chọn lọc, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Bên dưới dòng
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã
{{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết chọn lọc|tên bài được đề cử}}
hoặc{{thế:ctcb}}
(viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
![]() |
{{Đồng ý}} | Đồng ý chọn lọc |
![]() |
{{Chưa đồng ý}} | Bài viết còn vấn đề |
![]() |
{{Ý kiến}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 200 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện bỏ phiếu, bạn vẫn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện chọn lọc, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã
*{{Đồng ý}}
kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó. - Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn chọn lọc, hãy viết mã
*{{Chưa đồng ý}}
và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi<s>...</s>
. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành*{{Đồng ý}}
hoặc*{{Ý kiến}}
. - Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng
*{{Ý kiến}}
. - Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
- Một bài để được chọn lọc thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao chọn lọc.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVCL, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao chọn lọc}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm {{Chọn lọc}} vào trang thảo luận của bài. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Chọn lọc để biết cách điền các tham số.
- Ở trang thảo luận bài, cập nhật tham số
|chất lượng=...
của các hộp dự án thành|chất lượng=CL
. Sau đó, đến các trang dự án của bài viết và thực hiện công việc cập nhật, bổ sung tương tự. - Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết chọn lọc và cổng thông tin nội dung chọn lọc.
- Thêm tên bài được chọn tại Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Các tựa.
- Đưa bài lên Trang chính bằng cách tạo trang mới: "Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2025/Tuần được đưa lên".
- Đề cử bài vào cuộc thi "Bài viết của năm" tại Wikipedia:Bài viết của năm/Cuộc bình chọn Bài viết của năm 2025.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết chọn lọc" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng chọn lọc sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Cuối cùng, thông báo đến các thành viên khởi tạo hoặc mở rộng bài đáng kể bằng cách viết đoạn mã
{{thế:Thông báo Bài viết chọn lọc|Tên bài}}
tại trang thảo luận của họ.
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện chọn lọc, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
{{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}}
hoặc mã{{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}
. - Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVCL}} và thêm bản mẫu {{UCVTB}} vào trang thảo luận của bài.
- Đóng trang biểu quyết bằng mã
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết.
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL).
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
Đây là một bài viết tự viết về một nghị định được thực thi vào đầu năm 2025 ở Việt Nam và đã gây ra xáo trộn và làn sóng phản đối khá to lớn trong đời sống xã hội cũng như là tốn khá nhiều bút mực của giới truyền thông trong nước lẫn quốc tế. Làn sóng phản đối nghị định này theo Đài Á Châu Tự Do thậm chí còn ở mức độ lớn nhất kể từ sau dự án Luật Đặc khu vào năm 2018 cho đến năm 2025. Tổng cộng đã có ít nhất 11 người đã bị xử phạt và bắt giữ liên quan đến nghị định. Sau thời gian dài xem xét về mức độ ổn định và tính thời sự của bài viết thì mình đã quyết định đưa nó ứng cử BVCL. Trong quá trình biên tập bài viết cũng không thể tránh khỏi hoàn toàn những thiếu sót nên hy vọng nhận được những ý kiến đánh giá đa chiều đến từ quý thành viên để bài viết trở nên hoàn thiện và chính xác hơn. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 08:33, ngày 3 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Bài có giá trị cao trong bối cảnh tình hình kinh tế, xã hội phức tạp trong nước. Tôi đánh giá cao bài viết này. Mong bạn Kd289 sẽ tiếp tục phát huy trong tương lai ở những bài khác. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 22:53, ngày 16 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Không còn gì phải bàn cãi về chất lượng nữa! Đây sẽ là tiền đề cho những bài viết liên quan đến văn bản quy phạm pháp luật sau này 😊 Hongkytran (thảo luận) 14:49, ngày 27 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Phản đối
Ý kiến
Ý kiến Bạn nên "chọn lọc" những ý nào quan trọng nhất bài để giữ lại theo tiêu chuẩn dung lượng của BVCL. Những chi tiết dư thừa không liên quan đôi khi cũng sẽ tạo khẳng định ngầm không đáng có, khiến người đọc nghĩ rằng chủ thể có liên quan việc này và có tầm ảnh hưởng rất đáng kể nên mới được thêm vào bài Wikipedia. Các chi tiết dư thừa không cần thiết cần phải được loại bỏ/viết gọn có thể dễ thấy như:
- Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 của Quốc hội Việt Nam khóa XIII, Thủ tướng có quyền ban hành Nghị định, với giá trị pháp lý chỉ đứng sau Hiến pháp; Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết từ Ủy ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.[10] Trong khi đó, Điều 4 Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với nhà nước và xã hội. Chính vì vậy, mỗi văn bản pháp lý ở Việt Nam thường được giao phó cho các bộ, ngành liên quan soạn thảo rồi sau đó được Quốc hội hoặc Chính phủ thông qua theo chỉ đạo của Bộ Chính trị.[11] Đây là kiến thức pháp luật chung, không liên quan đến nghị định.
- Bảng "tỷ lệ kinh phí xử phạt giao thông được trích qua các năm" không liên quan đến nghị định.
- Chi tiết cổ phiếu SABECO sụt giảm chỉ là một tổ chức duy nhất, bạn nên tìm cách khái quát thành nhiều tổ chức khắp Việt Nam gặp trường hợp tương tự liên quan đến nghị định để tránh nhấn mạnh mức độ nổi bật thông tin quá mức (WP:UNDUE), nếu không tìm được thì viết ngắn gọn lại không đi chi tiết. Những trường hợp nhỏ lẻ khác tương tự, nên khái quát thành bối cảnh rộng hơn hoặc lược bỏ/viết gọn.
- Phần sự cố giao thông y như một bản tường trình những sự việc nhỏ lẻ trên tờ báo, nên gộp vào ùn tắc giao thông và viết ngắn gọn lại.
- Bài đánh giá của tiến sĩ Thủy Nguyễn quá lan man khi đề cập sai phạm của ĐCS và cải cách ruộng đất (thêm vào như nghị định 168 có liên quan), hay giáo sư Thayer phát biểu về vị thế chính trị của Tô Lâm khi Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIV chỉ còn chưa đầy một năm nữa sẽ diễn ra [...] ông Lâm được cho là đang nỗ lực xóa bỏ đi hình ảnh của Nguyễn Phú Trọng (tôi có thắc mắc ý "xóa bỏ đi hình ảnh của Nguyễn Phú Trọng" trong nguồn là phát biểu của ông Thayer hay lời của nhà báo), hoặc phát biểu của cá nhân tiến sĩ Vũ bảo rằng "kỷ nguyên mới" sụp đổ hoặc các chính sách khác của ông Lâm gây tiêu cực (trong nguồn cho biết đây chỉ là diễn ngôn chính trị chung dựa trên cơ sở ông Lâm là một công an nên ông không thể quản trị quốc gia, và mơ hồ không nhắc rõ ràng nghị định 168 sẽ dẫn đến điều này, cần tránh đưa vào bài khiến người đọc hiểu nhầm là nghị định 168 gây ra theo WP:NOR).
- Ý này Trong vòng một tuần kể từ khi Nghị định 176 có hiệu lực, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 87 hình ảnh phản ánh vi phạm giao thông không liên quan đến nghị định 176, trong nguồn chẳng nhắc gì nghị định này dẫn đến việc trên.
- Squirrel (talk) 22:06, ngày 3 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Các ý từ 1, 3 đến 6 đã được tôi chỉnh sửa, cập nhật lại hoặc loại bỏ cho phù hợp. Riêng ý thứ 2 tôi nghĩ nên để lại do nó là một thông tin liên quan đến đoạn "Cũng trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông tin về quyết định cho phép Bộ Công an được trích lại tới 85% số tiền từ việc xử lý vi phạm trong khi địa phương giữ 15% còn lại. Trước đó, mức trích cho Bộ Công an đã là 70% từ năm 2018". Nó cũng được chính quyền nhắc đến để bác bỏ trong thời gian đầu nghị định ban hành. Thực tế nó cũng được sử dụng để trích dẫn, nhắc đến, đăng tải khá nhiều trên mạng xã hội để để chỉ trích các vấn đề liên quan đến "tham nhũng" xoay quanh nghị định này. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:54, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Kd289: Theo tôi thì không cần. Tỷ lệ kinh phí xử phạt chỉ đáng quan tâm năm gần nhất là năm 2024 (85%) do có liên quan đến nghị định và còn hiệu lực, còn lại thì loại bỏ hết vì số liệu cũ các năm liền trước chẳng có liên quan đến nghị định này và cũng đã hết hiệu lực rồi. Nguồn VnExpress mà bạn dùng cũng không có nhắc gì đến nghị định 168, nên các số liệu cũ hoàn toàn không liên quan. Bạn chỉ cần sử dụng nguồn BBC diễn giải số liệu thời điểm gần nhất là quá đủ. – Squirrel (talk) 12:22, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Oke, mình đã loại bỏ bảng và một số thông tin có liên quan. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:03, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Kd289: Theo tôi thì không cần. Tỷ lệ kinh phí xử phạt chỉ đáng quan tâm năm gần nhất là năm 2024 (85%) do có liên quan đến nghị định và còn hiệu lực, còn lại thì loại bỏ hết vì số liệu cũ các năm liền trước chẳng có liên quan đến nghị định này và cũng đã hết hiệu lực rồi. Nguồn VnExpress mà bạn dùng cũng không có nhắc gì đến nghị định 168, nên các số liệu cũ hoàn toàn không liên quan. Bạn chỉ cần sử dụng nguồn BBC diễn giải số liệu thời điểm gần nhất là quá đủ. – Squirrel (talk) 12:22, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Các ý từ 1, 3 đến 6 đã được tôi chỉnh sửa, cập nhật lại hoặc loại bỏ cho phù hợp. Riêng ý thứ 2 tôi nghĩ nên để lại do nó là một thông tin liên quan đến đoạn "Cũng trong năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông tin về quyết định cho phép Bộ Công an được trích lại tới 85% số tiền từ việc xử lý vi phạm trong khi địa phương giữ 15% còn lại. Trước đó, mức trích cho Bộ Công an đã là 70% từ năm 2018". Nó cũng được chính quyền nhắc đến để bác bỏ trong thời gian đầu nghị định ban hành. Thực tế nó cũng được sử dụng để trích dẫn, nhắc đến, đăng tải khá nhiều trên mạng xã hội để để chỉ trích các vấn đề liên quan đến "tham nhũng" xoay quanh nghị định này. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:54, ngày 5 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Phần ý kiến có thể chia thành "ý kiến trong Việt Nam" và "ý kiến ngoài Việt Nam" vì đa phần những người được trích dẫn trực tiếp trong phần "Chuyên môn", dù có học hàm, học vị giáo sư, tiến sĩ nhưng là ở các lĩnh vực không liên quan gì đến quy hoạch đô thị/chính sách phát triển như Carlyle Thayer - chính trị học, đã nghỉ hưu từ rất lâu, Nguyễn Huy Vũ - banker (?), doanh nhân, hoạt động chính trị, Thanh Tam Tran (còn chưa phải tiến sĩ) - y tế công cộng,... Nói chung khi đã nói đến ý kiến chuyên môn thì thường Wikipedia nên trích dẫn các bài báo khoa học, các báo cáo của các tổ chức nghiên cứu liên quan (ví dụ 1, ví dụ 2) thì sẽ đảm bảo về chất lượng và cân bằng hơn. GV (thảo luận) 11:59, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Grenouille vert Mình xin được ghi nhận ý kiến của bạn (tách "chuyên môn" thành "Quốc tế" và "Trong nước", chuyển "Truyền thông" về phản ứng) và bổ sung "ví dụ 2" mà bạn đưa vào phần "Kinh tế". – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:34, ngày 7 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Kd289: Xin có một số góp ý:
- 1. Nguồn 74 bị thiếu |date=
- 2. "Tuy nhiên, theo Euromonitor, ngành bia vẫn được dự báo sẽ duy trì mức tăng trưởng kép và đạt mốc 6,4% tỷ lít năm 2028 [...]" (đề mục Ảnh hưởng) – "6,4% tỷ lít" rốt cuộc có nghĩa là gì? Hongkytran (thảo luận) 15:45, ngày 7 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Mình đã cập nhật đối với ý 1 và chỉnh sửa loại bỏ dấu "%" đối với ý 2. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:20, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Một số đóng góp cho bạn@Kd289::
- 1. Bạn nên bỏ ba mục ghi chú ở cuối bảng "Một số mức xử phạt vi phạm hành chính điển hình" vì đây là thông tin mà người đọc có thể tự suy ra được.
- 2. Trong phần Đánh giá/Quốc tế: Tờ báo ABC News bạn nên đưa thêm thông tin rằng đây là tờ báo của Úc, và đoạn này cũng không có chú thích cho tờ báo nên mong bạn đưa vào. Đây là link.ChopinTheChemistTrò chuyện 00:13, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist Ý 1 mình đã loại bỏ ghi chú từ c trở đi và giữ lại a, b vì mình muốn giải thích "Mức xử phạt cũ" là cũ như nào, cũ so với thời điểm nào chứ không nói chung chung là "cũ" được, tương tự đối với "Mức xử phạt mới". Ý thứ hai, mình đã bổ sung, lúc xử lý gộp lại và loại bỏ bớt thì mình đã bị sót ở vị trí đó. Cảm ơn bạn. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:19, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Mình chỉ nhờ bạn bỏ ghi chú mà có nội dung là mức xử phạt tăng mạnh thứ 2 hay thứ 3 thôi. Giờ ok rồi nhé. – ChopinTheChemistTrò chuyện 03:28, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist Ý 1 mình đã loại bỏ ghi chú từ c trở đi và giữ lại a, b vì mình muốn giải thích "Mức xử phạt cũ" là cũ như nào, cũ so với thời điểm nào chứ không nói chung chung là "cũ" được, tương tự đối với "Mức xử phạt mới". Ý thứ hai, mình đã bổ sung, lúc xử lý gộp lại và loại bỏ bớt thì mình đã bị sót ở vị trí đó. Cảm ơn bạn. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 03:19, ngày 8 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Kd289: Nguồn 121 thiếu |archive-url=, |archive-date= và |url-status= nha 🙂 Hongkytran (thảo luận) 12:31, ngày 9 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Nguồn đó mình không lưu trữ được bạn ạ. Nếu bạn lưu trữ được thì làm giúp mình nhé! Cảm ơn bạn trước. – – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 16:26, ngày 9 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Một số thuật ngữ đã được dẫn link một lần nhưng sau đó lại tiếp tục dẫn link (như đài Á Châu Tự Do), chỉ nên dẫn link một lần vào lần xuất hiện đầu tiên của từ đó. Ngoài ra ở Nghị_định_168/2024/NĐ–CP#Chính_quyền_Việt_Nam hình như có cách làm sao cho cái bảng nó không dính vào chữ bên cạnh đó, bạn tìm hiểu thử xem sao...? Theo thiển ý của mình thì không nên viết tắt trong bài (CSGT). Khi nhắc tới văn bản hành chính lần đầu (như cái Quyết định 1610/QĐ-TTg) thì nên nhắc tới năm ban hành. Cụm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nên thêm chữ "năm" vào trước 2015 (Có nhiều luật khác đều như vậy). TP.HCM nên đổi thành TP. HCM, như kiểu TP. Hà Nội thay vì TP.Hà Nội...? Mình mới chỉ lướt qua nên chỉ ra được một số lỗi thuộc phạm trù hình thức như vậy, bạn có thể xem xét nha~ À btw mình đang hơi thắc mắc là ví dụ trong "Nghị định 176/2024/NĐ–CP" thì nên dùng gạch dài hay gạch ngắn nhỉ? Thường mình thấy đều dùng gạch ngắn nhưng không rõ có phải vì bàn phím bình thường không có gạch dài nên mới dùng gạch ngắn hay không? :v Tiểu Phương「睿渊」 09:37, ngày 27 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Bluetpp Mình xin được phản hồi từng ý nhé:
- "Một số thuật ngữ đã được dẫn link một lần nhưng sau đó lại tiếp tục dẫn link (như đài Á Châu Tự Do), chỉ nên dẫn link một lần vào lần xuất hiện đầu tiên của từ đó". Mình đã chỉnh sửa theo ý kiến của bạn.
- "Nghị_định_168/2024/NĐ–CP#Chính_quyền_Việt_Nam hình như có cách làm sao cho cái bảng nó không dính vào chữ bên cạnh đó". Mình đã hoàn tất.
- "không nên viết tắt trong bài". Chỉ cần Ctrl + F từ "CSGT" bạn cũng đã có thể thấy nó có đến 27 từ (sau khi đã được bổ sung) trừ đi từ đầu tiên và 5 từ trong nguồn tham khảo là đã có đến 21 cụm từ "cảnh sát giao thông" được thay thế thành "CSGT", điều này giúp bài viết tinh gọn khá là lớn. Quy định cũng không có cấm việc việc sử dụng từ viết tắt cho BVCL nên mình nghĩ nó là phù hợp. Tuy nhiên, đối với cụm từ "GPLX" mình đã xóa bỏ do mức độ sử dụng và tần suất nó không quá cao bằng CSGT.
- "Cụm Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 nên thêm chữ "năm" vào trước 2015". Cách viết này thực chất là mình dựa vào cách của tên bài viết về Luật được thể hiện cho đồng bộ ví dụ: Luật Xuất bản 2004, Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, Luật Thi đua, khen thưởng 2003, Luật Phòng, chống bạo lực trong gia đình 2007... Nếu bạn muốn thêm chữ "năm" có thể mở thảo luận cộng đồng để đồng bộ với các bài viết.
- "TP.HCM nên đổi thành TP. HCM, như kiểu TP. Hà Nội thay vì TP.Hà Nội".
- "Nghị định 176/2024/NĐ–CP" thì nên dùng gạch dài hay gạch ngắn". Câu hỏi này thì mình cũng lăn tăn, đầu óc dạo này hơi lơ tơ mơ nhưng mình nhớ hình như trước đây từng có thành viên nhắc mình về việc sử dụng thay thế "-" cho "–". Tuy nhiên, trường hợp NĐ CP sử dụng đối với cái nào hợp lý hơn mình nghĩ chắc cần thành viên lâu năm hơn. Phiền nhờ sự trợ giúp từ @Nguyenmy2302. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 06:11, ngày 28 tháng 5 năm 2025 (UTC)- @Kd289 Mình không rõ quy chuẩn trên wiki là thế nào, nhưng với tư cách là một người làm công tác pháp luật thì khi trích tên bộ luật/luật luôn sẽ có chữ năm, "Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017", việc không có năm mình nghĩ là bị lậm từ tiếng Anh sang, vì khi dịch các bài mà tiêu đề bài có năm thì ở wiki luôn bỏ mất chữ năm đi (vì tiếng Anh chỉ có số năm), nhưng cá nhân mình thấy việc không có năm là không phù hợp với tiếng Việt, kiểu Bộ luật hình sự 2015?? Phải là Bộ luật hình sự năm 2015 nhé. Và khi trích tên các văn bản pháp luật bình thường mình đều dùng dấu gạch ngắn thôi (có thể vì trên bàn phím không có gạch dài). – Tiểu Phương「睿渊」 16:10, ngày 28 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Bluetpp Thì nó vẫn là "cá nhân" bạn thấy thôi, mình không học chuyên về luật và cũng không làm việc trong ngành tư pháp nên không rõ về thực tế họ sử dụng ra sao nhưng bằng cách tìm kiếm cơ bản trên Google vẫn tồn tại cách viết lược bỏ năm như cái bạn đang ví dụ là Bộ luật Hình sự 2015 như:
- Thư viện pháp luật (bạn qua "Tóm tắt nội dung" để thấy cách họ gọi văn bản luật). "https://thuvienphapluat(.)vn/van-ban/Trach-nhiem-hinh-su/Bo-luat-hinh-su-2015-296661.aspx
- Luật Việt Nam. "https://luatvietnam(.)vn/hinh-su/bo-luat-hinh-su-2015-101324-d1.html"
- Công an tỉnh Bình Định. [1]
- Tạp chí điện tử Luật sư Việt Nam. [2]
Còn bạn muốn nó cũng thay đổi một cách đồng bộ trên Wikipedia thì bạn có thể mở một cuộc Thảo luận cộng đồng để giải quyết nhé! – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 07:49, ngày 29 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Bluetpp Thì nó vẫn là "cá nhân" bạn thấy thôi, mình không học chuyên về luật và cũng không làm việc trong ngành tư pháp nên không rõ về thực tế họ sử dụng ra sao nhưng bằng cách tìm kiếm cơ bản trên Google vẫn tồn tại cách viết lược bỏ năm như cái bạn đang ví dụ là Bộ luật Hình sự 2015 như:
- @Kd289 Mình không rõ quy chuẩn trên wiki là thế nào, nhưng với tư cách là một người làm công tác pháp luật thì khi trích tên bộ luật/luật luôn sẽ có chữ năm, "Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017", việc không có năm mình nghĩ là bị lậm từ tiếng Anh sang, vì khi dịch các bài mà tiêu đề bài có năm thì ở wiki luôn bỏ mất chữ năm đi (vì tiếng Anh chỉ có số năm), nhưng cá nhân mình thấy việc không có năm là không phù hợp với tiếng Việt, kiểu Bộ luật hình sự 2015?? Phải là Bộ luật hình sự năm 2015 nhé. Và khi trích tên các văn bản pháp luật bình thường mình đều dùng dấu gạch ngắn thôi (có thể vì trên bàn phím không có gạch dài). – Tiểu Phương「睿渊」 16:10, ngày 28 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Bluetpp Mình xin được phản hồi từng ý nhé: