Bài viết này đang bị thiếu thông tin về tiểu sử. |
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Huỳnh Phú Sổ | |
---|---|
Sinh | 15 tháng 1 năm 1920 An Giang, Nam Kỳ |
Mất | 16 tháng 4, 1947 | (27 tuổi)
Nổi tiếng vì | Sáng lập Phật giáo Hòa Hảo |
Huỳnh Phú Sổ (1920 - 1947) là người sáng lập đạo Phật giáo Hòa Hảo. Theo các tài liệu của tôn giáo này, ông được các tín đồ gọi là "Đức Thầy", "Đức Huỳnh Giáo chủ" hay "Đức Tôn Sư".
Thiếu thời
Huỳnh Phú Sổ sinh ngày 15 tháng 1 năm 1920, nhằm ngày 25 tháng 11 năm Kỷ Mùi tại làng Hoà Hảo, quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc, (nay thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); con của ông Hương Cả (người đứng đầu trong làng) Huỳnh Công Bộ và bà Lê Thị Nhậm. Thuở nhỏ ông thông minh, học hết bằng sơ học yếu lược Pháp - Việt nhưng hay bị đau ốm nên đành bỏ dở việc học.[cần dẫn nguồn]
Từ thuở bé, Huỳnh Phú Sổ đã có căn tính của một người tu hành, ông không thích đàn địch, ca hát, cười giỡn như các bạn cùng trang lứa, lúc nào ông cũng trầm tư, tĩnh mặc, thích ở nơi thanh vắng, yên tĩnh. Mỗi khi được bàn đến chuyện cưới hỏi thì ông đều cự tuyệt và có ý lẩn tránh.[cần dẫn nguồn]
Bệnh tình của ông ngày càng trở nặng, được người nhà đưa đi chữa trị khắp nơi, gặp nhiều danh y trong vùng nhưng họ cũng đành chịu thua. Sau khi trở về từ một lần đi viếng cảnh núi Tà Lơn (Campuchia) và vùng Thất Sơn (An Giang) cùng thân phụ của ông, những chứng bệnh của ông dần thuyên giảm.[cần dẫn nguồn]
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão, tức ngày 4 tháng 7 năm 1939, Huỳnh Phú Sổ thoát nhiên tỏ ngộ và tuyên bố khai sinh đạo Phật giáo Hòa Hảo, khi ấy ông chỉ mới 19 tuổi.[cần dẫn nguồn]
Khai đạo
Ngày 18 tháng 5 năm Kỷ Mão (4 tháng 7 năm 1939), Huỳnh Phú Sổ đứng ra cử hành lễ "Đền linh Khứu Sơn trung thọ mạng" khai đạo, lấy tên là Phật giáo Hòa Hảo, đó vừa là tên quê hương ông vừa có ý nghĩa là "hiếu hòa" và "giao hảo", lại mang một hàm nghĩa là đạo Phật ở làng Hòa Hảo. Từ đó, ông đi chữa bệnh, tiên tri, thuyết pháp và sáng tác thơ văn, kệ giảng. Văn chương của ông bình dân nên dễ đi vào lòng người. Chỉ trong một thời gian ngắn số tín đồ và ảnh hưởng của ông càng ngày càng gia tăng và trở thành một phong trào tín ngưỡng mạnh mẽ khiến Thực dân Pháp lo ngại.[cần dẫn nguồn]
Ngày 18 tháng 8 năm 1940, Thực dân Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ đi quản thúc tại Sa Đéc.[cần dẫn nguồn]
Ngày 23 tháng 5 năm 1940, Thực dân Pháp chuyển ông sang quản thúc ở làng Nhơn Nghĩa, tỉnh Cần Thơ nhưng cả hai nơi này đều được đông đảo quần chúng đến xin nghe thuyết pháp và quy y Phật giáo Hòa Hảo.[cần dẫn nguồn]
Vì vậy ngày 28 tháng 7 năm 1940, nhà cầm quyền Pháp đưa Huỳnh Phú Sổ vào bệnh viện Cần Thơ và sau đó chuyển lên nhà thương điên Chợ Quán tại Sài Gòn.[cần dẫn nguồn]
Tháng 6 năm 1941, Huỳnh Phú Sổ bị đưa đi quản thúc ở Bạc Liêu. Tại đây ông không được phép trị bệnh và thuyết pháp.[cần dẫn nguồn]
Tháng 10 năm 1942, trước tin tức người Pháp sẽ đưa Huỳnh Phú Sổ đi đày ở Ai Lao (Lào), các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và hiến binh Nhật đã giải cứu ông đem về Sài Gòn.[cần dẫn nguồn]
Từ tháng 6 đến tháng 8 năm 1945, Huỳnh Phú Sổ đi thuyết pháp và khuyến nông tại 107 địa điểm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ.[cần dẫn nguồn]
Chú thích
Xem thêm
Các ông đạo ở Nam Bộ, Việt Nam |
---|
Đoàn Minh Huyên • Ngô Lợi • Phật Trùm • Sư Vãi Bán Khoai • Huỳnh Phú Sổ • Đạo Tưởng • Tăng Chủ • Cử Đa • Đình Tây |