Joseph II của Thánh chế La Mã Joseph II. (HRR) | |||||
---|---|---|---|---|---|
Vua của Đức | |||||
Tại vị | 27 tháng 3 năm 1764 – 20 tháng 2 năm 1790 25 năm, 330 ngày | ||||
Đăng quang | 3 tháng 4 năm 1764, Frankfurt | ||||
Tiền nhiệm | Franz I | ||||
Kế nhiệm | Leopold II | ||||
Hoàng đế La Mã Thần thánh | |||||
Trị vì | 18 tháng 8 năm 1765 – 20 tháng 2 năm 1790 24 năm, 186 ngày | ||||
Tiền nhiệm | Franz I | ||||
Kế nhiệm | Leopold II | ||||
Vua của Hungary và Croatia Vua của Bohemia Đại vương công Áo | |||||
Tại vị | 1780 – 1790 (đồng trị vì từ năm 1765) | ||||
Tiền nhiệm | Maria Theresia | ||||
Kế nhiệm | Leopold II | ||||
Thông tin chung | |||||
Sinh | 13 tháng 3 năm 1741 Dinh Schönbrunn, Viên, Đại công quốc Áo | ||||
Mất | 20 tháng 2 năm 1790 Viên, Áo, Đế quốc La Mã thần thánh | ||||
An táng | Hầm mộ Hoàng gia | ||||
Phối ngẫu | Isabel của Parma Maria Josepha xứ Bayern | ||||
Hậu duệ |
| ||||
| |||||
Hoàng tộc | Nhà Habsburg-Lorraine | ||||
Thân phụ | Franz I, Hoàng đế La Mã Thần thánh | ||||
Thân mẫu | Maria Theresia của Áo |
Joseph II (tên đầy đủ là Joseph Benedikt Anton Michael Adam; sinh ngày 13 tháng 3 năm 1741, mất ngày 20 tháng 2 năm 1790) là Hoàng đế của đế quốc La Mã Thần thánh từ năm 1765 đến năm 1790 và là vua của các lãnh thổ thuộc Nhà Habsburg từ năm 1780 đến năm 1790.
Sau khi chiến tranh Bảy năm kết thúc vào năm 1763, ông được tấn phong làm Vua của người La Mã. Sau khi vua cha Franz I qua đời năm 1765, ông lên ngôi hoàng đế, đồng trị vì với mẹ là nữ hoàng Maria Theresia.[1]
Ông trở thành vị quân chủ đầu tiên của Vương tộc Habsburg-Lothringen của các lãnh thổ Áo. Joseph II là một trong những vị vua theo chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế, ông đã đề xuất những cải cách giải phóng những người nông dân, giảm bớt uy quyền của tầng lớp quý tộc, nâng cao vai trò của tầng lớp trung lưu và khuyến khích nhân dân thực hiện quyền tự do ngôn luận. Ngoài ra, ông cũng là một vị vua yêu thích âm nhạc.[2] Cùng với nữ hoàng Nga Ekaterina II Đại đế và vua Phổ Friedrich II Đại đế, ông được xem là một trong ba vị vua vĩ đại nhất của chủ nghĩa Khai sáng chuyên chế.[3]
Về đối ngoại, ông là một vị hoàng đế thích mở mang lãnh thổ, giống như nhiều vị vua đương thời. Mong muốn thống trị Bayern của ông đã dẫn tới cuộc Chiến tranh Kế vị Bayern, kéo dài từ tháng 7 năm 1778 đến tháng 5 năm 1779. Những năm cuối đời ông cho thấy cuộc chiến tranh giữa hai đế quốc Áo và Ottoman, đế quốc Nga ủng hộ Áo trong cuộc chiến tranh này.[1] Giữa lúc đó, một cuộc nổi dậy bùng nổ tại xứ Bỉ, khiến cho Joseph II phải hạ lệnh cho quân đội Áo ngưng chiến với đế quốc Ottoman để đến Bỉ dẹp loạn. Cuộc bạo động vẫn còn tiếp diễn khi ông qua đời năm 1790, em trai ông lên nối ngôi - tức vua Leopold II.[1] Người ta gọi những chính sách của Joseph II là "chủ nghĩa Joseph".
Thân thế
Hoàng tử Joseph II chào đời vào năm 1741, trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Bảy năm. Ông là con trai trưởng của Nữ hoàng Áo Maria Theresia - con gái của Hoàng đế Karl VI.[4] Cha ông là Hoàng đế Franz I của Thánh chế La Mã.[5] Những tác phẩm của các triết gia triết học Khai sáng (chẳng hạn như Voltaire), tấm gương ngời sáng của vua Phổ Friedrich II Đại đế (1712 – 1786) đã mang lại cho ông nền giáo dục trên thực tế. Các quan đại thần trong Triều đình đã mang lại cho ông nền giáo dục hữu ích, họ dạy ông về bộ máy hành chính của vô số quốc gia, bao gồm các lãnh thổ thuộc Áo và đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức.
Hội đồng Nhà nước Áo (Staatsrat) được thiết lập, Hoàng tử Joseph trở thành thành viên của Hội đồng này vào năm 1761. Theo lệnh của Nữ hoàng Maria Theresia, ông tự soạn thảo các biên bản cho bà đọc. Những tài liệu này viết về mầm mống của chính sách của vị Hoàng đế về sau, và của tất cả những tai hại cuối cùng sẽ xảy ra với ông. Ông khuyến khích tự do tôn giáo, giảm bớt uy quyền của Giáo hội Công giáo, cứu thoát tầng lớp nông dân khỏi những gò bó của chế độ phong kiến, cũng như xoá bỏ những hạn chế về thương mại và tri thức. Về những tư tưởng này, ông cũng chẳng khác gì vua nước Phổ Friedrich II Đại Đế và Nữ hoàng nước Nga Ekaterina II Đại Đế, hoặc em trai và vua kế vị của ông là Leopold II, nói chung là tất cả những vị vua Khai sáng vào thế kỷ XVIII. Ông đã nỗ lực giải phóng những người nông nô, tuy nhiên, cải cách này không thể kéo dài sau khi ông qua đời.[6] Thời bấy giờ, nước Áo lâm chiến với Phổ trong cuộc Chiến tranh Bảy năm (1756 - 1763), phải chịu sự chống trả quyết liệt của vua nước Phổ là Friedrich II Đại Đế.[7] Với Hiệp định Hubertusburg vao năm 1763, Áo không thể chiếm được đất của Phổ, đổi lại vua Friedrich II Đại Đế đồng ý sẽ ủng hộ Joseph II lên làm Hoàng đế La Mã Thần thánh.[8]
Vào năm 1765, Joseph II (1741 – 1790) lên ngôi Hoàng đế của Thánh chế La Mã, đồng cai trị với người mẹ Maria Theresia.[9] Là một người có tính sôi nổi và bốc đồng, Joseph II rất ngưỡng mộ Friedrich II Đại đế. Năm 1769, Joseph II đến thăm nhà vua Phổ tại Neisse, Silesia. Năm sau, ông lại tiếp vị vua già tại Moravia. Joseph II là một vị vua chân thành và thẳng thắn. Vua Friedrich II thì thận trọng hơn, nhận ra rằng Joseph II tuy thế nhưng đồng thời là một ông vua có tham vọng lớn lao, sau này sẽ gây hiểm họa cho Vương quốc Phổ. Sau những lần gặp này, Friedrich II treo một tấm hình ông trong phòng của mình. Khi một số người để ý đến việc này, Đại đế Friedrich II nói với họ:[10]
“
Đúng vậy! Trẫm vẫn luôn quan sát vị hoàng đế trẻ tuổi này.
”
Vào năm 1778, vua Friedrich II Đại đế xua quân đánh Áo, dập tắt mưu đồ sáp nhập xứ Bayern của Joseph II. Hoàng đế mang quân chống trả, tuy nhiên, không có một trận đánh thật sự nào xảy ra do cả hai vị vua đều cố thủ thay vì tấn công. Nữ hoàng Maria Theresia đã đứng ra đàm phán hoà bình. Vào tháng 4 năm 1780, Hoàng đế Joseph II viếng thăm Nữ hoàng Yekaterina II của Nga, không làm theo lời dạy của mẹ mình.
Hoàng đế Joseph II đã kế vị vua cha Franz I làm Công tước xứ Lorraine và xứ Bar trên danh nghĩa. Trên thực tế, các xứ ấy đã được nhượng cho Pháp trong hôn lễ của tiên đế Franz I. Joseph II cũng làm Vua xứ Jerusalem và Công tước xứ Calabria trên danh nghĩa (với tư cách là người thay mặt cho Vương quốc Naples). Ông hăng hái noi theo đường lối trị quốc của vua Friedrich II Đại Đế nước Phổ.[11] Vào năm 1785, ông lại một lần nữa tìm cách xâm chiếm xứ Bayern, và vua Friedrich II Đại Đế thiết lập "Liên minh các Vương hầu" của người Đức để chống trả. Nhà vua nước Phổ đã bảo vệ được nguyên trạng của Thánh chế La Mã trước những tham vọng của Hoàng đế.[12][13]
Đời tư của Joseph II
Hôn nhân
Kể từ sau khi nước Áo ký kết Hiệp ước Versailles với Pháp vào năm 1756, những người thân của vua chúa hai nước thường kết hôn với nhau. Vào tháng 10 năm 1761, vua Joseph II kết hôn với Isabella xứ Parma - con gái của Công tước xứ Parma là Filipoo. Mẹ của Isabella là con gái cả của vua Louis XV nước Pháp thời bấy giờ. Họ có một đứa con gái - Công nương Maria Theresia.[14] Maria Theresia qua đời vào năm 1770 khi chưa tròn 8 tuổi.
Sau khi Đại công nương Isabella qua đời vào ngày 27 tháng 11 năm 1763, một cuộc hôn nhân chính trị được sắp đặt giữa Joseph II với Maria Josepha của Bayern (mất năm 1767) - con gái của Tuyển hầu tước xứ Bayern Charles Albert (tức cựu hoàng Karl VII) và Đại Công nương Maria Amalia của Áo. Dù ông không muốn tái hôn nữa, ông đã kết hôn với vào năm 1765.[15] Cuộc hôn nhân lần thứ hai diễn ra hết sức bất hạnh.[16] Hai năm sau, Maria Josepha bị đậu mùa chết, kể từ đó Joseph II không bao giờ tái hơn nữa. Cũng như Đại đế Friedrich II của Phổ, ông không có một mụn con nối dõi nào cả.[17]
Qua đời
Vào tháng 11 năm 1788, ông trở lại kinh thành Viên, với tâm trạng hoàn toàn suy sụp. Năm sau (1789), ông lâm vào cảnh hấp hối. Trên mộ chí của ông, hoàng đế đề nghị viết:[18][19]
Đây là nơi yên nghỉ của Hoàng đế Joseph II, vị vua làm cái gì cũng không thành công.
Ông được chôn cất trông ngôi mộ thứ 42 tại Hầm mộ Hoàng gia Áo. Em trai ông, Đại công tước Leopold xứ Tuscany lên nối ngôi - tức Hoàng đế Leopold II của Thánh chế La Mã. Những vị vua kế tục ông đã bãi bỏ phần lớn các cải cách mà ông đề xướng.[18]
Nhận định
Cầm quyền tại "đế quốc La Mã Thần thánh dân tộc Đức" - một quốc gia cổ kính và rộng lớn, Joseph II trở thành thí dụ kinh điển về một vị hoàng đế có tư tưởng tiến bộ đã nỗ lực cải cách xã hội.[20] Các nhà văn người ngoại quốc, và cả quan Thừa tướng Wenzel Anton, Vương công của Kaunitz-Rietberg, đã xem ông như một Marcus Ulpius Nerva Traianus, Marcus Aurelius Antoninus Augustus hay Henri IV Quatre khác. Da Ponte - người viết lời nhạc kịch của Mozart, ông là một người sáng suốt, gần gũi và lịch sự. Da Ponte đã gọi Joseph II là một "ông hoàng đáng kính".[21] Dù cái chết của ông đã khiến cho phần lớn quan đại thần trong triều, giới tăng lữ Công giáo Rôma, tầng lớp quý tộc, những người Bỉ và Hungary vui mừng, không ít người thương tiếc ông: đặc biệt là những người Do Thái, Kháng Cách, Romania và những nông nô đã được ông cải thiện đời sống. Người ta gọi ông là "vị hoàng đế cách mạng", hoặc "có lẽ là vị vua Khai sáng chuyên chế hoàn hảo nhất trong lịch sử châu Âu" - người đã tiên đoán về cuộc Đại cách mạng Pháp.[20]
Dù là vị hoàng đế được ngưỡng mộ, bên cạnh đó sử sách Hungary đã ghi nhận ông là một "tên vua cướp nước". Tại nước Bỉ, ông bị xem là một trong những "tên tội đồ khét tiếng" trong lịch sử, cùng với các nhân vật Tiberius, Caligula, Nero, Mahomet, Amurath, Niccolò di Bernardo dei Machiavelli và cả Oliver Cromwell.[22][23]
Phả hệ
Chú thích
- ^ a b c Joseph II, Holy Roman Emperor (1765-1790)
- ^ Năm Mozart 2006 - Vị thần linh của âm nhạc[liên kết hỏng]
- ^ Derek Beale, Joseph 11: Against the World, 1780-1790, Cambridge University Press, 2009
- ^ Charles Knight, "The Penny Cyclopaedia of the Society for the Difussion of Useful Knowledge", Tập 11, 1838, tr. 523
- ^ Samuel Griswold, "A history of all nations, from the earliest periods to the present time; or, Universal history: in which the history of every nation, ancient and modern, is separately given: Illustrated by 70 stylographic maps and 700 engravings", Tập 1, Miller, Orton & Mulligan, 1866, tr. 983
- ^ Saul K. Padover, The Revolutionary Emperor, Joseph the Second 1741-1790. (1934) p. 300
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 205
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, Harvard University Press, 2006, trang 206. ISBN 0-674-02385-4.
- ^ Houghton Mifflin Company, "The Houghton Mifflin dictionary of biography", Houghton Mifflin Harcourt, 2003, trang 823
- ^ Thomas Carlyle, History of Friedrich II of Prussia, BiblioBazaar, LLC, 2008, trang 132
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 212
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 225
- ^ Christopher M. Clark, Iron kingdom: the rise and downfall of Prussia, 1600-1947, trang 285
- ^ Beales, p 70
- ^ Hopkins, p 63
- ^ Phần viết về Joseph II trong "Từ điển Bách khoa Toàn thư Anh Quốc" (1911)
- ^ James J. Sheehan, "German history, 1770-1866", Oxford University Press US, 1993, trang 292
- ^ a b William J. Duiker, Jackson J. Spielvogel, World History: From 1500, trang 492
- ^ Norman Davies (1998). Europe a history. New York: HarperPerennial. ISBN 0060974680.
- ^ a b "Joseph II: In the shadow of Maria Theresa, 1741-1780", Derek Edward Dawson Beales, tr. 1
- ^ Beer, JLuK, p. 48 (K. to J., 24 tháng 3 năm 1781). Cf. J. Lanjuinais, Le Monarque accompli, ou prodiges de bomté, de savior, et de sagesse qui font l'éloge de... Joseph II (3 vols., Lausanne, 1774), vol. 1, pp. 6, 14 etc. A. Livingston (ed.), Memoirs of Lorenzo de Ponte (New York, 1967), esp. pp. 151-3
- ^ "Joseph II: In the shadow of Maria Theresa, 1741-1780", Derek Edward Dawson Beales, tr. 5
- ^ Theo ghi nhận của sách "Joseph II: In the shadow of Maria Theresa, 1741-1780", tr. 5: các vua Tiberius và Nero thường bị ghi là tội đồ trong các cuốn sách nhỏ viết về phong trào Cách mạng Bỉ
Tham khảo
- Beales, Derek. Joseph II vol 1: In the shadow of Maria Theresa, 1741-1780, (1987).
- Beales, Derek. Joseph II: Volume 2, Against the World, 1780-1790 (2009)
- Beales, Derek. "The false Joseph II", Historical Journal, 18 (1975), 467-95. in JSTOR
- Beales, Derek. Enlightenment and Reform in Eighteenth-Century Europe. (2005). 326 pp.
- Beales, Derek. Enlightenment and Reform in Eighteenth-Century Europe (2005), 256pp excerpt and text search
- Bernard, Paul P. The Limits of Enlightenment: Joseph II and the Law (1979),
- Blanning, T. C. W. Joseph II (1994). 228pp; a short scholarly biography
- Blanning, T. C. W. Joseph II and Enlightened Despotism (1984).
- Bright, James Franck. Joseph II, (1897) 222 pp full text online
- Dickson, P. G. M. "Joseph II's Reshaping of the Austrian Church," The Historical Journal, Vol. 36, No. 1. (Mar., 1993), pp. 89–114. in JSTOR
- Henderson, Nicholas. "Joseph II", History Today1991 41(March): 21-27. ISSN: 0018-2753 Fulltext: Ebsco
- McHugh, James T. "Last of the Enlightened Despots: a Comparison of President Mikhail Gorbachev and Emperor Joseph II." Social Science Journal 1995 32(1): 69-85. Issn: 0362-3319 Fulltext: Ebsco
- Padover, Saul K. The Revolutionary Emperor, Joseph the Second, 1741-1790 (1934), 414pp; a standard scholarly biography online edition
- Wilson, Peter H. Absolutism in Central Europe (2000) online edition
- William J. Duiker, Jackson J. Spielvogel, "World History: From 1500", Cengage Learning, 2006.
Liên kết ngoài
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Joseph II của Thánh chế La Mã. |
Wikisource có văn bản gốc từ các bài viết của 1911 Encyclopædia Britannica Joseph II. |