Lịch sử hành chính tỉnh Quảng Ninh có thể được xem bắt đầu từ cuộc cải cách hành chính của Minh Mạng năm 1831-1832. Theo đó, từ năm 1831, trấn Quảng Yên được đặt thành tỉnh Quảng Yên, tên riêng là tỉnh Hải Đông, lãnh 1 phủ (Hải Đông), 3 huyện (Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong) và 3 châu (Vạn Ninh, Tiên Yên, Vân Đồn).
Tỉnh Quảng Ninh ngày nay thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Phía bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc, phía nam giáp thành phố Hải Phòng, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương. Đơn vị hành chính trực thuộc có 5 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện trực thuộc, trong đó có 171 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm 73 phường, 7 thị trấn và 91 xã. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều thành phố trực thuộc nhất của Việt Nam.[1][2] Tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh đến nay đạt trên 64% và là một trong 3 địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước (sau TP Hồ Chí Minh và Bình Dương).[3]
Lược sử
Vùng ngoại châu đất Việt
Theo sách Đại Nam nhất thống chí, vùng đất Quảng Ninh ngày nay, thời Hùng vương, vốn thuộc bộ Ninh Hải. Thời Đinh, Tiền Lê, vùng này thuộc trấn Triều Dương. Thời bấy giờ, quyền cai trị của triều đình Đại Cồ Việt với vùng đất này vẫn còn rất lỏng lẻo, chủ yếu vẫn nằm dưới sự cai trị của các thổ hào địa phương. Mãi đến năm Thuận Thiên thứ 14 (1023), sau khi dẹp yên cuộc nổi dậy của người Đại Nguyên Lịch (tên một dân tộc thiểu số ở vùng biển Việt Trung), Lý Thái Tổ mới đổi đặt trấn Triều Dương thành châu Vĩnh Yên (còn gọi là Vĩnh An), xác định biên giới đông bắc của Đại Cồ Việt. Không lâu sau, cả vùng Ninh Hải - Lục Châu cũ được đặt thành phủ Hải Đông, chính thức hình thành cơ cấu quản lý hành chính đầu tiên của vùng đất này.
Sau đó, để tăng cường kiểm soát vùng quan ải Bạch Đằng, một trong những cửa ngõ yết hầu vùng biển Đông Bắc Đại Việt, tháng 10 năm 1147, vua Lý Anh Tông đã cho “dựng hành dinh ở trại Yên Hưng”. Theo nhà sử học Nguyễn Quang Ngọc, "...trại Yên Hưng tuy không lớn như một đơn vị hành chính ngang với cấp phủ, lộ, nhưng cũng không phải là đơn vị hành chính cấp cơ sở, mà chỉ là tập hợp một số các đơn vị cư trú cả dân sự và quân sự ở khu vực tương đương với các xã Yên Hưng, Quỳnh Lâu tổng Hà Bắc trước đây...". Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đều thống nhất đây là một vị trí chiến lược quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ các vùng biển đảo, một trọng địa trấn giữ biển đảo, che chắn cho Kinh đô Thăng Long, giữ vai trò quan trọng trong các kế hoạch chặn đứng và đánh tan các đạo quân xâm lược tại vùng cửa ngõ yết hầu của đất nước, dù đang kéo quân từ biển vào đất liền hay đang trên đường rút ra biển.[4][5]
Năm Đại Định thứ 10 (1149), vua Lý Anh Tông cho phép lập trang Vân Đồn để "thuyền buôn các nước Trảo Oa, Java, Xiêm La vào Hải Đông xin cư trú buôn bán để mua bán hàng hóa quý, dâng tiến sản vật địa phương". Vua cũng đã liên tiếp đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam Bắc "xem hình thế núi sông, muốn biết dân tình đau khổ và đường đi xa gần thế nào... vẽ bản đồ và ghi chép phong vật".[6]
Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 11 (1242), vua Trần Thái Tông đặt châu Vĩnh Yên thành lộ Hải Đông. Năm Thiệu Phong thứ 5 (1345), vua Trần Dụ Tông đặt trấn Vân Đồn.
Thời nhà Hồ, lộ Hải Đông đổi lại thành châu An Bang. Khi nhà Minh lược Đại Việt, đổi lại thành châu Tĩnh An. Khi Lê Thái Tổ giành được độc lập lại đổi thành An Bang. Thời kỳ này xảy ra sự việc thổ hào địa phương là Hoàng Kim Quảng đem đất 4 động Tư Lẫm, La Phù, Cổ Sâm và Ca Cát vốn thuộc nhà Minh quy thuận Đại Việt, được Lê Thái Tổ phong chức.
Năm Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông cải cách hành chính cả nước, đặt châu An Bang thành thừa tuyên An Bang thuộc Đông đạo, lãnh 1 phủ, 3 huyện và 3 châu. Sách Thiên Nam dư hạ tập chép: "Thừa tuyên Yên (An) Bang lãnh 1 phủ 7 châu huyện là phủ Hải Đông, 3 huyện Hoành Bồ, Yên Hưng, Chi Phong, 4 châu Tân Thừa, Vạn Ninh, Vân Đồn, Tĩnh Yên". Bản đồ Hồng Đức năm thứ 21 (1490) gọi chung là xứ An Bang.
Năm 1540, vua Mạc Thái Tổ đem đất 4 động Tư Lãm trước kia trả về lại cho nhà Minh. Từ đó chính thức vạch cương giới giữa Đại Việt và Minh triều.
Sau khi nhà Lê trung hưng, thời vua Lê Anh Tông, vì kỵ húy, nên xứ Yên Bang đổi thành xứ Yên Quảng[7] Khi nhà Tây Sơn kiểm soát đất Bắc Hà, đã đem phủ Kinh Môn của trấn Hải Dương lệ thuộc vào xứ Yên Quảng.
Đất Quảng Yên đầu nhà Nguyễn
Khi Gia Long nhất thống đất nước, năm 1802, đã đem trả phủ Kinh Môn lại về trấn Hải Dương, lấy phủ Hải Đông đặt lại thành trấn Yên Quảng, đặt chức Trấn thủ, Hiệp trấn, Tham hiệp. Năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đổi tên trấn Yên Quảng thành trấn Quảng Yên.
Năm 1831, trấn Quảng Yên được đổi thành tỉnh Quảng Yên, lãnh 1 phủ (Hải Đông), 3 huyện (Hoành Bồ, Yên Quảng, Hoa Phong) và 3 châu (Vạn Ninh, Tiên Yên, Vân Đồn).
Năm 1836, tách huyện Hoành Bồ và châu Tiên Yên để lập phủ Sơn Định. Châu Vân Đồn hạ xuống thành tổng Vân Hải thuộc huyện Hoa Phong. Phủ Hải Đông đổi thành phủ Hải Ninh.
Thời Tự Đức, châu Tiên Yên đổi thuộc phủ Hải Ninh. Các huyện Hoành Bồ, Nghêu Phong và Yên Hưng chuyển thuộc phủ Sơn Định.
Thời Thành Thái, phủ Hải Ninh nâng thành tỉnh. Châu Vạn Ninh chia thành châu Móng Cái và châu Hà Cối. Châu Tiên Yên tách thành châu Tiên Yên và Bình Liêu.
Tách tỉnh Hải Ninh
Thành lập tỉnh Quảng Ninh
Năm 1963, 2 tỉnh Quảng Yên, Hải Ninh và đặc khu Hồng Gai được hợp nhất thành một đơn vị hành chính, được Bác Hồ lấy tên là tỉnh Quảng Ninh.[8] Tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính gồm 3 thị xã: Hồng Gai, Cẩm Phả, Uông Bí và 11 huyện: Ba Chẽ, Bình Liêu, Cẩm Phả, Đầm Hà, Đình Lập, Đông Triều, Hà Cối, Hoành Bồ, Móng Cái, Tiên Yên, Yên Hưng.[9]
Năm 1965, thành lập thị trấn nông trường Thái Bình thuộc huyện Đình Lập.
Năm 1966, chuyển xã Tân Hải của thị xã Hồng Gai về huyện Cẩm Phả quản lý; chuyển 2 xã Thượng Yên Công và Phương Đông của huyện Yên Hưng về thị xã Uông Bí quản lý.[10]
Năm 1969, hợp nhất huyện Đầm Hà và huyện Hà Cối thành một huyện lấy tên là huyện Quảng Hà.
Năm 1971, chia tách một số xã thuộc huyện Yên Hưng.[11]
Năm 1977, thành lập thị trấn huyện lỵ thuộc các huyện Bình Liêu, Ba Chẽ, Đình Lập.[12]
Năm 1978, huyện Đình Lập được sáp nhập vào tỉnh Lạng Sơn.[13]
Năm 1979, đổi tên và điều chỉnh địa giới một số xã, thị trấn thuộc các huyện Móng Cái, Cẩm Phả, Quảng Hà, Hoành Bồ và thị xã Cẩm Phả[14]. Cùng năm, huyện Móng Cái đổi tên thành huyện Hải Ninh[15].
- Thành lập thị trấn Giếng Đáy, thị xã Hồng Gai trên cơ sở một phần xã Việt Hưng, huyện Hoành Bồ và thị trấn Bãi Cháy, thị xã Hồng Gai.
- Sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Móng Cái:
- Thành lập thị trấn nông trường Hải Sơn trên cơ sở toàn bộ các xã Pò Hèn, Thán Phún, Lục Phủ và Tràng Vinh.
- Thành lập thị trấn nông trường Hải Hòa trên cơ sở toàn bộ các xã Xuân Hòa, Xuân Hải và Lục Lầm.
- Thành lập xã Hải Xuân trên cơ sở toàn bộ các xã Xuân Lan, Xuân Ninh và Vạn Xuân.
- Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp xã: xã Dân Tiến thành xã Hải Tiến; xã Quất Động thành xã Hải Đông; xã Đoan Tinh thành xã Hải Yên; thị trấn Móng Cái thành thị trấn Hải Ninh.
- Sáp nhập toàn bộ xã Văn Châu, huyện Cẩm Phả vào xã Cộng Hòa.
- Sáp nhập toàn bộ xã Dương Huy, huyện Hoành Bồ và xã Cộng Hòa, huyện Cẩm Phả vào thị xã Cẩm Phả.
- Đổi tên một số xã, thị trấn thuộc huyện Quảng Hà: thị trấn Hà Cối thành thị trấn Quảng Hà, xã Hà Cối Nam thành xã Quảng Trung, xã Đại Điền Nùng thành xã Quảng Long, xã Đại Điền Nam thành xã Quảng Điền, xã Đại Lại thành xã Quảng Phong, xã Hà Cối Nùng thành xã Quảng Chính, xã Mã Tế Nùng thành xã Quảng Minh, xã Mã Tế Nam thành xã Quảng Thành, xã Lập Mã thành xã Quảng Thắng, xã Quất Đoài thành xã Quảng Nghĩa, xã Mộc Bài thành xã Quảng Tân, xã Nà Pá thành xã Quảng An, xã Thanh Y thành xã Quảng Lâm, xã Đầm Hà Động thành xã Quảng Lợi, xã Lăng Khê thành xã Quảng Thịnh, xã Chúc Bài Sơn thành xã Quảng Sơn, xã Tấn Mài thành xã Quảng Đức.
Năm 1981, chia tách và điều chỉnh địa giới một số xã, phường, thị trấn thuộc các thị xã Hồng Gai, Cẩm Phả, Uông Bí và các huyện Cẩm Phả, Quảng Hà, Hải Ninh[16]
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Hồng Gai:
- Thành lập phường Hà Tu và phường Hà Phong trên cơ sở toàn bộ thị trấn Hà Tu.
- Thành lập phường Hà Lầm, phường Hà Trung và phường Hà Khánh trên cơ sở toàn bộ thị trấn Hà Lầm.
- Thành lập phường Hồng Hà và phường Hồng Hải trên cơ sở toàn bộ thị trấn Cọc 5.
- Thành lập phường Cao Thắng và phường Cao Xanh trên cơ sở toàn bộ thị trấn Cao Thắng.
- Thành lập phường Giếng Đáy và phường Hà Khẩu trên cơ sở toàn bộ thị trấn Giếng Đáy.
- Thành lập phường Bãi Cháy trên cơ sở toàn bộ thị trấn Bãi Cháy.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Hồng Gai gồm 16 phường và 3 xã.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Cẩm Phả:
- Thành lập phường Mông Dương và xã Cẩm Hải trên cơ sở toàn bộ thị trấn Mông Dương.
- Thành lập phường Cửa Ông trên cơ sở một phần thị trấn Cửa Ông.
- Thành lập phường Cẩm Phú và phường Cẩm Thịnh trên cơ sở toàn bộ thị trấn Cọc 6, xã Thái Bình và phần còn lại thị trấn Cửa Ông.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Cẩm Phả có 11 phường và 5 xã.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Uông Bí:
- Thành lập phường Vàng Danh trên cơ sở toàn bộ thị trấn Vàng Danh.
- Sáp nhập toàn bộ xã Đồng Tiến vào phường Bắc Sơn và phường Quang Trung.
- Sau khi sắp xếp, thị xã Uông Bí có 5 phường và 4 xã.
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp xã tại huyện Cẩm Phả:
- Thành lập thị trấn Cái Rồng
- Sáp nhập toàn bộ xã Tân Hải vào xã Ngọc Vừng
- Sáp nhập toàn bộ xã Thạch Hà vào xã Đông Xá, xã Hạ Long và thị trấn Cái Rồng
- Sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc huyện Quảng Hà:
- Sáp nhập toàn bộ xã Tân Lập vào xã Đầm Hà và xã Hải Bình
- Sáp nhập toàn bộ thị trấn Đầm Hà vào xã Đầm Hà.
- Sáp nhập xã Quảng Nghĩa, huyện Quảng Hà vào huyện Hải Ninh.
Năm 1983, chia tách một số xã thuộc huyện Hoành Bồ.[17]
- Thành lập xã Đồng Lâm và xã Đồng Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Đồng Quặng.
Năm 1984, chia tách một số xã thuộc các huyện Yên Hưng và Ba Chẽ.[18]
- Thành lập xã Sông Khoai, huyện Yên Hưng trên cơ sở một phần xã Đông Mai.
- Thành lập xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ trên cơ sở một phần xã Thanh Lâm.
Năm 1986, chia tách một số xã thuộc huyện Đông Triều.[19]
- Thành lập xã Hồng Thái Đông và xã Hồng Thái Tây trên cơ sở toàn bộ xã Hồng Thái. Xã Hồng Thái Đông có 2.300 hécta diện tích tự nhiên với 3.561 nhân khẩu. Xã Hồng Thái Tây có 1.200 hécta diện tích tự nhiên với 3.801 nhân khẩu.
Năm 1988, điều chỉnh địa giới một số xã thuộc huyện Cẩm Phả.[20]
- Sáp nhập xã Vạn Hoa vào xã Vạn Yên. Xã Vạn Yên có 6.785,34 hécta diện tích tự nhiên và 1.095 nhân khẩu.
Năm 1991, điều chỉnh địa giới một số xã, phường, thị trấn thuộc các huyện Quảng Hà và Hải Ninh.[21]
Năm 1993, thành lập thành phố Hạ Long[22] trên cơ sở toàn bộ thị xã Hồng Gai.
Năm 1994, đổi tên huyện Cẩm Phả thành huyện Vân Đồn; tách quần đảo Cô Tô để thành lập huyện đảo Cô Tô.[23] Cùng năm, điều chỉnh địa giới và thành lập xã, phường thuộc thành phố Hạ Long và huyện Hải Ninh.[24]
Năm 1995, chia tách một số xã thuộc huyện Yên Hưng.[25]
Năm 1996, đổi tên một số phường thuộc thành phố Hạ Long; chuyển đảo Chằn thuộc huyện Hải Ninh về huyện Cô Tô quản lý.[26]
- Đổi tên phường Hạ Long, thành phố Hạ Long thành phường Hồng Gai.
Năm 1998, thành lập xã Tiền Phong thuộc huyện Yên Hưng[27]. Cùng năm, thành lập thị xã Móng Cái.[28]
- Thành lập xã Tiền Phong, huyện Yên Hưng trên cơ sở một phần xã Liên Vị và xã Liên Hòa. Xã Tiền Phong có 1.641 ha diện tích tự nhiên và 1.364 nhân khẩu.
- Thành lập thị xã Móng Cái
- Thành lập thị xã Móng Cái trên cơ sở toàn bộ huyện Hải Ninh.
- Thành lập các phường thuộc thị xã Móng Cái:
- Thành lập phường Ka Long trên cơ sở một phần thị trấn Móng Cái. Phường Ka Long có 152,8 ha diện tích tự nhiên và 6.068 nhân khẩu.
- Thành lập phường Trần Phú trên cơ sở một phần thị trấn Móng Cái. Phường Trần Phú có 97,2 ha diện tích và 6.147 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hòa Lạc trên cơ sở phần còn lại thị trấn Móng Cái. Phường Hòa Lạc có 71,7 ha diện tích và 4.495 nhân khẩu.
- Thành lập phường Ninh Dương trên cơ sở toàn bộ xã Ninh Dương. Phường Ninh Dương có 1.258,8 ha và 3.719 nhân khẩu.
- Thành lập phường Trà Cổ trên cơ sở toàn bộ xã Trà Cổ. Phường Trà Cổ có 1.369 ha và 2.631 nhân khẩu.
- Thành lập xã Hải Sơn trên cơ sở toàn bộ thị trấn lâm trường Hải Sơn. Xã Hải Sơn có 14.924,2 ha diện tích và 680 nhân khẩu.
- Thị xã Móng Cái có 52.000 ha diện tích tự nhiên và 57.838 nhân khẩu, gồm 5 phường và 11 xã.
Năm 1999, thành lập một số phường, thị trấn thuộc thị xã Uông Bí và huyện Cô Tô.[29]
- Thành lập phường Nam Khê, thị xã Uông Bí trên cơ sở toàn bộ xã Nam Khê. Phường Nam Khê có 910 ha diện tích tự nhiên và 4.873 nhân khẩu.
- Thành lập phường Yên Thanh, thị xã Uông Bí trên cơ sở một phần xã Phương Đông. Phường Yên Thanh có 1.626 ha diện tích tự nhiên và 6.969 nhân khẩu.
- Thành lập thị trấn Cô Tô, huyện Cô Tô trên cơ sở một phần xã Cô Tô. Thị trấn Cô Tô có 650 ha diện tích tự nhiên và 2.011 nhân khẩu.
Năm 2001, chuyển 2 xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ về thành phố Hạ Long quản lý; thành lập một số phường thuộc thị xã Cẩm Phả[30]. Cùng năm, chia huyện Quảng Hà thành 2 huyện: Đầm Hà và Hải Hà (tức huyện Hà Cối cũ)[31].
- Sáp nhập toàn bộ xã Việt Hưng và xã Đại Yên, huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long. Thành phố Hạ Long có 63.611 ha diện tích tự nhiên và 181.446 nhân khẩu, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 16 phường và 4 xã.
- Thành lập một số phường thuộc thị xã Cẩm Phả:
- Thành lập phường Cẩm Bình trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Bình. Phường Cẩm Bình có 106,57 ha diện tích tự nhiên và 7.441 nhân khẩu.
- Thành lập phường Quang Hanh trên cơ sở toàn bộ xã Quang Hanh. Phường Quang Hanh có 5.615,1 ha diện tích tự nhiên và 12.197 nhân khẩu.
- Huyện Hải Hà có 69.013,1 ha diện tích tự nhiên và 46.995 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Phú Hải, Quảng Trung, Quảng Phong, Quảng Chính, Quảng Long, Quảng Điền, Cái Chiên, Đường Hoa, Tiến Tới, Quảng Sơn, Quảng Thịnh, Quảng Minh, Quảng Thành, Quảng Thắng, Quảng Đức và thị trấn Quảng Hà.
- Huyện Đầm Hà có 41.436,4 ha diện tích tự nhiên và 29.938 nhân khẩu; có 9 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Đại Bình, Dực Yên, Quảng Tân, Quảng Lợi, Quảng An, Quảng Lâm, Đầm Hà, Tân Bình và thị trấn Đầm Hà.
Năm 2003, thành lập một số xã, phường thuộc thành phố Hạ Long và thị xã Móng Cái.[32]
- Thành lập phường Tuần Châu, thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ xã Tuần Châu. Phường Tuần Châu có 405,4 ha diện tích tự nhiên và 4.002 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hùng Thắng, thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ xã Hùng Thắng. Phường Hùng Thắng có 389 ha diện tích tự nhiên và 4.877 nhân khẩu.
- Thành lập xã Bắc Sơn, thị xã Móng Cái trên cơ sở một phần xã Hải Sơn. Xã Bắc Sơn có 5.043,67 ha diện tích tự nhiên và 1.216 nhân khẩu.
Năm 2006, điều chỉnh và thành lập một số xã, mở rộng thị trấn thuộc các huyện Yên Hưng, Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà, thị xã Uông Bí và thành phố Hạ Long.[33]
- Thành lập xã Đại Thành, huyện Tiên Yên trên cơ sở một phần xã Đại Dực. Xã Đại Thành có 2.058,60 ha diện tích tự nhiên và 1.193 nhân khẩu.
- Thành lập xã Tân Lập, huyện Đầm Hà trên cơ sở một phần xã Đại Bình và xã Đầm Hà. Xã Tân Lập có 3.187,12 ha diện tích tự nhiên và 3.345 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Đầm Hà, xã Quảng Tân và xã Tân Bình, huyện Đầm Hà vào thị trấn Đầm Hà. Thị trấn Đầm Hà có 337,40 ha diện tích tự nhiên và 5.958 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần xã Tiến Tới, huyện Hải Hà vào xã Quảng Phong. Xã Quảng Phong có 7.825,3 ha diện tích tự nhiên và 3.814 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần toàn bộ xã Điền Công, huyện Yên Hưng vào thị xã Uông Bí. Thị xã Uông Bí có 25.313,55 ha diện tích tự nhiên và 97.975 nhân khẩu, có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 phường và 4 xã.
- Sáp nhập một phần xã Yên Giang và xã Cộng Hòa, huyện Yên Hưng vào thị trấn Quảng Yên. Thị trấn Quảng Yên có 627,8 ha diện tích tự nhiên và 14.290 nhân khẩu.
- Sáp nhập một phần phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long vào phường Giếng Đáy. Sáp nhập một phần phường Bãi Cháy, phường Hà Khẩu, phường Giếng Đáy, xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long vào phường Hùng Thắng. Sáp nhập một phần xã Việt Hưng, thành phố Hạ Long vào phường Hà Khẩu. Phường Bãi Cháy có 1.936,6 ha diện tích tự nhiên và 15.645 nhân khẩu. Phường Giếng Đáy có 624,04 ha diện tích tự nhiên và 10.055 nhân khẩu. Phường Hà Khẩu có 920,6 ha diện tích tự nhiên và 9.658 nhân khẩu. Phường Hùng Thắng có 596,56 ha diện tích tự nhiên và 5.280 nhân khẩu. Xã Việt Hưng có 3.169,6 ha diện tích tự nhiên và 8.686 nhân khẩu.
Năm 2007, thành lập một số phường thuộc thị xã Móng Cái.[34]
- Thành lập phường Hải Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Hải Hòa. Phường Hải Hoà có 3.891,52 ha diện tích tự nhiên và 8.452 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hải Yên trên cơ sở toàn bộ xã Hải Yên. Phường Hải Yên có 4.464,3 ha diện tích tự nhiên và 6.086 nhân khẩu.
Năm 2008, thành lập thành phố Móng Cái[35] trên cơ sở toàn bộ thị xã Móng Cái. Thành phố Móng Cái có diện tích tự nhiên 51.827,8ha và 108.016 nhân khẩu, có 17 đơn vị hành chính, gồm 7 phường và 10 xã.
Năm 2010, thành lập một số phường thuộc các thành phố Hạ Long và Móng Cái.[36]
- Thành lập phường Đại Yên, thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ xã Đại Yên. Phường Đại Yên có 4.569,45 ha diện tích tự nhiên và 8.557 nhân khẩu.
- Thành lập phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long trên cơ sở toàn bộ xã Việt Hưng. Phường Việt Hưng có 2.698,07 ha diện tích tự nhiên và 10.165 nhân khẩu.
- Thành lập phường Bình Ngọc, thành phố Móng Cái trên cơ sở toàn bộ xã Bình Ngọc. Phường Bình Ngọc có 1.109,3 ha diện tích tự nhiên và 3.206 nhân khẩu.
Năm 2011, thành lập thành phố Uông Bí[37] và các phường thuộc thành phố Uông Bí[38]. Cùng năm, thành lập thị xã Quảng Yên[39].
- Thành lập thành phố Uông Bí:
- Thành lập thành phố Uông Bí trên cơ sở toàn bộ thị xã Uông Bí.
- Thành lập một số phường thuộc thành phố Uông Bí:
- Thành lập phường Phương Đông trên cơ sở toàn bộ xã Phương Đông. Phường Phương Đông có 2.397,81 ha diện tích tự nhiên và 12.568 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phương Nam trên cơ sở toàn bộ xã Phương Nam. Phường Phương Nam có 2.166,4 ha diện tích tự nhiên và 12.000 nhân khẩu.
- Thành phố Uông Bí có 25.630,77 ha diện tích tự nhiên và 151.072 nhân khẩu; có 11 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 9 phường và 2 xã.
- Thành lập thị xã Quảng Yên
- Thành lập thị xã Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ huyện Yên Hưng.
- Thành lập các phường thuộc thị xã Quảng Yên:
- Thành lập phường Quảng Yên trên cơ sở toàn bộ thị trấn Quảng Yên. Phường Quảng Yên có 542,52 ha diện tích tự nhiên và 20.055 nhân khẩu.
- Thành lập phường Yên Giang trên cơ sở toàn bộ xã Yên Giang. Phường Yên Giang có 373,22 ha diện tích tự nhiên và 2.943 nhân khẩu.
- Thành lập phường Cộng Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Cộng Hòa. Phường Cộng Hòa có 766,39 ha diện tích tự nhiên và 6.611 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đông Mai trên cơ sở toàn bộ xã Đông Mai. Phường Đông Mai có 1.683,47 ha diện tích tự nhiên và 6.582 nhân khẩu.
- Thành lập phường Minh Thành trên cơ sở toàn bộ xã Minh Thành. Phường Minh Thành có 3.330,93 ha diện tích tự nhiên và 11.604 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hà An trên cơ sở toàn bộ xã Hà An. Phường Hà An có 2.711,35 ha diện tích tự nhiên và 8.297 nhân khẩu.
- Thành lập phường Tân An trên cơ sở toàn bộ xã Tân An. Phường Tân An có 1.445,12 ha diện tích tự nhiên và 4.961 nhân khẩu.
- Thành lập phường Nam Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Nam Hòa. Phường Nam Hòa có 929,49 ha diện tích tự nhiên và 5.175 nhân khẩu.
- Thành lập phường Yên Hải trên cơ sở toàn bộ xã Yên Hải. Phường Yên Hải có 1.460,59 ha diện tích tự nhiên và 5.261 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phong Cốc trên cơ sở toàn bộ xã Phong Cốc. Phường Phong Cốc có 1.332 ha diện tích tự nhiên và 6.043 nhân khẩu.
- Thành lập phường Phong Hải trên cơ sở toàn bộ xã Phong Hải. Phường Phong Hải có 603,6 ha diện tích tự nhiên và 7.961 nhân khẩu.
- Thị xã Quảng Yên có 31.420,20 ha diện tích tự nhiên và dân số 139.596 nhân khẩu; có 19 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 11 phường và 8 xã.
Năm 2012, thành lập thành phố Cẩm Phả[40] trên cơ sở toàn bộ thị xã Cẩm Phả. Thành phố Cẩm Phả có diện tích tự nhiên 48.645,0 ha và 195.800 nhân khẩu, 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường và 3 xã.
Năm 2015, thành lập thị xã Đông Triều.[41]
- Thành lập thị xã Đông Triều trên cơ sở toàn bộ huyện Đông Triều
- Thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều:
- Thành lập phường Đông Triều trên cơ sở toàn bộ thị trấn Đông Triều. Phường Đông Triều có 76,51 ha diện tích tự nhiên và 5.186 nhân khẩu.
- Thành lập phường Mạo Khê trên cơ sở toàn bộ thị trấn Mạo Khê. Phường Mạo Khê có 1.906,46 ha diện tích tự nhiên và 39.418 nhân khẩu.
- Thành lập phường Đức Chính trên cơ sở toàn bộ xã Đức Chính. Phường Đức Chính có 627,81 ha diện tích tự nhiên và 7.519 nhân khẩu.
- Thành lập phường Hưng Đạo trên cơ sở toàn bộ xã Hưng Đạo. Phường Hưng Đạo có 810,01 ha diện tích tự nhiên và 8.296 nhân khẩu.
- Thành lập phường Xuân Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Xuân Sơn. Phường Xuân Sơn có 659,76 ha diện tích tự nhiên và 6.564 nhân khẩu.
- Thành lập phường Kim Sơn trên cơ sở toàn bộ xã Kim Sơn. Phường Kim Sơn có 1.045,01 ha diện tích tự nhiên và 8.176 nhân khẩu.
- Thị xã Đông Triều có 39.721,55 ha diện tích tự nhiên, 173.141 nhân khẩu và 21 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 phường và 15 xã.
Năm 2019, thành lập một số phường thuộc thị xã Đông Triều.[42] Cùng năm, sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long, thành lập phường Hoành Bồ thuộc thành phố Hạ Long và hợp nhất một số xã thuộc thành phố Uông Bí và các huyện Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà, Tiên Yên.[43]
- Thành lập các phường thuộc thị xã Đông Triều:
- Thành lập phường Hoàng Quế trên cơ sở toàn bộ xã Hoàng Quế. Phường Hoàng Quế có 14,88 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.914 người.
- Thành lập phường Hồng Phong trên cơ sở toàn bộ xã Hồng Phong. Phường Hồng Phong có 7,38 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 8.605 người.
- Thành lập phường Tràng An trên cơ sở toàn bộ xã Tràng An. Phường Tràng An có 9,53 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 6.960 người.
- Thành lập phường Yên Thọ trên cơ sở toàn bộ xã Yên Thọ. Phường Yên Thọ có 10,21 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 11.436 người.
- Sáp nhập toàn bộ huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long. Thành lập phường Hoành Bồ (TP. Hạ Long) trên cơ sở toàn bộ thị trấn Trới. Phường Hoành Bồ có 12,24 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.858 người. Sau khi nhập, thành phố Hạ Long có 1.119,12 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 300.267 người, có 33 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 21 phường và 12 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Hải Hà:
- Sáp nhập toàn bộ xã Phú Hải, xã Quảng Trung, xã Quảng Điền vào thị trấn Quảng Hà. Thị trấn Quảng Hà có 26,02 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 14.815 người.
- Sáp nhập toàn bộ xã Quảng Thắng vào xã Quảng Minh. Xã Quảng Minh có 41,10 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.767 người.
- Sáp nhập toàn bộ xã Tiến Tới vào xã Đường Hoa. Xã Đường Hoa có 47,64 km² diện tích tự nhiên, quy mô dân số 6.445 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Hải Hà có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Uông Bí:
- Sáp nhập toàn bộ xã Điền Công vào phường Trưng Vương. Phường Trưng Vương có 15,46 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 10.020 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Uông Bí có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 09 phường và 01 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Đầm Hà:
- Sáp nhập toàn bộ xã Quảng Lợi vào xã Quảng Tân. Xã Quảng Tân có 15,41 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 5.103 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Đầm Hà có 09 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 08 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Tiên Yên:
- Sáp nhập toàn bộ xã Đại Thành vào xã Đại Dực. Xã Đại Dực có 46,29 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 2.602 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Tiên Yên có 11 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Bình Liêu:
- Sáp nhập toàn bộ xã Tình Húc vào thị trấn Bình Liêu. Thị trấn Bình Liêu có 45,18 km² diện tích tự nhiên và quy mô dân số 7.683 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Bình Liêu có 07 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã và 01 thị trấn.
Năm 2024, hợp nhất va thành lập một số xã, phường thuộc thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả, thành phố Móng Cái, thị xã Đông Triều và huyện Ba Chẽ; thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở thị xã Đông Triều.[44]
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thị xã Đông Triều:
- Sáp nhập toàn bộ xã Tân Việt vào xã Việt Dân. Xã Việt Dân có diện tích tự nhiên là 12,63 km² và quy mô dân số là 8.830 người.
- Sáp nhập toàn bộ phường Đông Triều vào phường Đức Chính. Phường Đức Chính có diện tích tự nhiên là 6,86 km² và quy mô dân số là 18.762 người.
- Thành lập phường Bình Dương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 10,22 km² và quy mô dân số là 10.031 người của xã Bình Dương.
- Thành lập phường Thủy An trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 7,90 km² và quy mô dân số là 7.156 người của xã Thủy An.
- Thành lập phường Bình Khê trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 56,79 km² và quy mô dân số là 13.222 người của xã Bình Khê.
- Thành lập phường Yên Đức trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 9,31 km² và quy mô dân số là 7.295 người của xã Yên Đức.
- Thành lập thành phố Đông Triều trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 395,95 km² và quy mô dân số là 248.896 người của thị xã Đông Triều. Sau khi thành lập, thành phố Đông Triều có 19 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường: Bình Dương, Bình Khê, Đức Chính, Hoàng Quế, Hồng Phong, Hưng Đạo, Kim Sơn, Mạo Khê, Thủy An, Tràng An, Xuân Sơn, Yên Đức, Yên Thọ và 6 xã: An Sinh, Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây, Nguyễn Huệ, Tràng Lương, Việt Dân.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Ba Chẽ:
- Thành lập xã Lương Minh trên cơ sở toàn bộ xã Minh Cầm và xã Lương Mông. Xã Lương Minh có diện tích tự nhiên là 98,28 km² và quy mô dân số là 2.310 người.
- Sau khi sắp xếp, huyện Ba Chẽ có 07 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 06 xã và 01 thị trấn.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Cẩm Phả:
- Thành lập xã Hải Hòa trên cơ sở toàn bộ xã Cẩm Hải và xã Cộng Hòa. Xã Hải Hòa có diện tích tự nhiên là 96,11 km² và quy mô dân số là 5.606 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Cẩm Phả có 15 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường và 2 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Móng Cái:
- Sáp nhập toàn bộ phường Hòa Lạc vào phường Trần Phú. Phường Trần Phú có diện tích tự nhiên là 1,74 km² và quy mô dân số là 11.830 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Móng Cái có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường và 9 xã.
- Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Hạ Long:
- Sáp nhập toàn bộ phường Yết Kiêu vào phường Trần Hưng Đạo. Phường Trần Hưng Đạo có diện tích tự nhiên là 2,30 km² và quy mô dân số là 28.204 người.
- Sau khi sắp xếp, thành phố Hạ Long có 32 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 20 phường và 12 xã.
- Sau khi sắp xếp, tỉnh Quảng Ninh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 7 huyện, 1 thị xã, 5 thành phố và 171 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 91 xã, 73 phường, 7 thị trấn.
Chú thích
- ^ Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên1199/NQ-UBTVQH15
- ^ Đơn vị hành chính, Đất đai và Khí hậu, Niên giám thống kê 2011, Tổng cục thống kê
- ^ “Coi trọng công tác quản lý và thực hiện quy hoạch đô thị”.
- ^ “Địa danh "Yên Hưng" liệu có đi vào quên lãng?”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2018.
- ^ Cha ông ta dựng nước và giữ nước: “Trại Yên Hưng” và chiến lược biển đảo của vương triều Lý...
- ^ Đại Việt sử ký toàn thư, bản dịch của Ngô Đức Thọ, Nxb KHXH, H., 1993. tập I, tr 316, 317.
- ^ Vua Lê Anh Tông tên thật là Lê Duy Bang.
- ^ Bác Hồ đặt tên cho tỉnh Quảng Ninh
- ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa II ngày 30-10-1963.
- ^ Quyết định số 185-CP năm 1966 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 214-TTg năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 614-VP18 năm 1977 của Bộ trưởng Phủ thủ tướng.
- ^ Nghị quyết của Quốc hội khóa VI ngày 29-12-1978.
- ^ Quyết định số 17-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 22-CP năm 1979 của Hội đồng Chính phủ.
- ^ Quyết định số 63-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 77-HĐBT năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 37-HĐBT năm 1984 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 62-HĐBT năm 1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 62-HĐBT năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng.
- ^ Quyết định số 284-TCCP năm 1991 của Ban Tổ chức Chính phủ.
- ^ Nghị định 102-CP năm 1993 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 28-CP năm 1994 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 78-CP năm 1994 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 94-CP năm 1995 của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 66-CP năm 1996 của Chính phủ.
- ^ Nghị định só 23/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 52/1998/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 83/1999/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 59/2001/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 111/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 58/2006/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 56/2007/NĐ-CP của Chính phủ.
- ^ Nghị định số 03/NĐ-CP năm 2008 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 07/NQ-CP năm 2010 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 12/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 89/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 100/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 04/NQ-CP năm 2012 của Chính phủ.
- ^ Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH13 năm 2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- ^ Nghị quyết số 769/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- ^ Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ^ Nghị quyết số 1199/NQ-UBTVQH15 năm 2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.