
Lambada là một điệu nhảy Latinh có nguồn gốc từ tiểu bang Pará ở Brazil. Điệu nhảy này đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới trong những năm 1980, đặc biệt là ở Philippines, Mỹ Latinh và các quốc gia Caribe khác. Điệu nhảy này đã tiếp biến các tiết tấu của các điệu nhảy như Maxixe, carimbó, forró, Salsa và Merengue. Lambada thường là một điệu nhảy đôi với tiết tấu nhanh, bạn nhảy sẽ cuốn lấy nhau theo từng nhiệp điệu chuyển động bốc lửa. Các vũ công thường nhảy với đôi chân cong, với các bước từ bên này sang bên kia, xoay hoặc thậm chí lắc lư ưỡn ẹo, với chuyển động rõ rệt của phần hông eo. Vào thời điểm điệu nhảy này trở nên phổ biến, váy ngắn đang là mốt đối với phụ nữ và đàn ông thì mặc quần dài, và điệu nhảy này đã gắn liền với trang phục như vậy, đặc biệt là đối với phụ nữ mặc váy ngắn cuộn tung lên khi người phụ nữ xoay hông để lộ đồ lót lọt khe thong theo phong cách thập niên 90.
Đại cương
Sau một thời gian, một đài phát thanh địa phương từ Belém (thủ phủ của Pará) bắt đầu gọi thể loại nhạc mới này là "nhịp điệu rực lửa" và "nhịp điệu của lambada". Thuật ngữ "lambada" có sức hấp dẫn mạnh mẽ và bắt đầu gắn liền với diện mạo mới nổi của một phong cách nhảy trước đó[1]. Từ lambada có nghĩa là "cái tát mạnh" hoặc "cú đánh" trong tiếng Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, với tư cách là một điệu nhảy, lambada có nguồn gốc từ nguyên mơ hồ. Trong tiếng Bồ Đào Nha, nó có thể ám chỉ chuyển động giống như sóng của một chiếc roi. Chuyển động sóng chảy này được tái hiện bằng cơ thể của người nhảy và là một trong những yếu tố chính phân biệt Lambada với các điệu nhảy Latin khác[2]. Trước khi Kaoma đạo nhạc bài hát Llorando se fue của Los Kjarkas vào năm 1989 để chế thành bài hát Lambada (Chorando Se Foi) thì đã có hàng chục nhóm nhạc và một số ca sĩ đã biểu diễn bài hát này bằng cách sử dụng nhịp điệu nhảy, chẳng hạn như vào năm 1984[3] với Cuarteto Continental, International Sextet[4][5] và ca sĩ người Puerto Rico Wilkins Velez[6][7], ca sĩ người Argentina Juan "Corazón" Ramón vào năm 1985[8] cũng rất thành công với các bản cover. Các nhóm nhạc khiêu vũ phổ biến khác, Tropicalisimo Apache từ Mexico[9] và Los Hermanos Rosario từ Cộng hòa Dominica[10] và sau này không thể không kể đến là bài hát On the Floor của Jennifer Lopez hợp tác với ca sĩ nhạc rap người Mỹ Pitbull.
Chú thích
- ^ Dance History Lưu trữ ngày 22 tháng 9 năm 2007 tại Wayback Machine
- ^ Lambada History - www.lambadamecrazy.co.uk Lưu trữ ngày 27 tháng 8 năm 2007 tại Wayback Machine
- ^ Armonia 10 Lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2016 tại Wayback Machine. Rosita Producciones Armonía 10 radionuevaq.com.pe
- ^ 44 Aniversario de la creacion de la Cumbia Peruana frente al club de tiro del Rimac entrada libre lima.cuandodonde.com
- ^ Julio César Mejía y el "Sexteto Internacional" Biography. 10-31-2006.
- ^ Lambada (Llorando Se Fue) mp3 at Amazon.com
- ^ Wilkins biography wilkinsmusic.com (Official Site)
- ^ Biography Lưu trữ ngày 23 tháng 4 năm 2011 tại Wayback Machine juanramonfans.com.ar
- ^ Album: Exitos quemantes by Tropicalisimo Apache. Published by Mercury Latino, 1988.
- ^ Diaz, Carlos.Los Hermanos discography: Album Otra Vez (1988)[liên kết hỏng]. elsoldelasamericas.com. 10-16-2010.
Liên kết ngoài
- Loalwa Braz official website
- Lambada-Zouk dancing, international congresses & dance holidays
- Overview page with links of Lambada-Zouk dancing scene websites
- History of Lambada by Luis Floriao
- History of Lambada - Hungarian language
- Thomson, L. P; Stein, L. A; Fish, W. W (1991). "Lambada Fracture". New England Journal of Medicine. 324 (12): 852. doi:10.1056/NEJM199103213241217. PMID 1997864.
- Urquía, Norman (2005). "The Re-Branding of Salsa in London's Dance Clubs: How an Ethnicised Form of Cultural Capital was Institutionalised". Leisure Studies. 24 (4): 385–97. doi:10.1080/02614360500200698. S2CID 144253303.
- McGowan, Chris; Pessanha, Ricardo (1998). "Carimbó, Lambada, and the North". The Brazilian Sound: Samba, Bossa Nova, and the Popular Music of Brazil. Temple University. tr. 154–7. ISBN 978-1-56639-545-8.