Dây thần kinh gai | |
---|---|
Dây thần kinh gai có rễ sau và rễ trước | |
Latinh | nervus spinalis |
Thần kinh gai (hay thần kinh sống, thần kinh tủy, thần kinh tủy sống, thần kinh tủy gai) là thần kinh hỗn hợp, mang các sợi vận động, sợi cảm giác, sợi tự chủ từ tủy gai đến các cơ quan trên cơ thể. Trong cơ thể người, có 31 đôi thần kinh gai thoát ra ở hai bên cột sống, tương ứng với 31 đốt tủy. Thần kinh gai được gọi tên và phân nhóm theo các đốt sống có liên quan với chúng: tám đôi thần kinh gai cổ, mười hai đôi thần kinh gai ngực, năm đôi thần kinh gai thắt lưng, năm đôi thần kinh gai cùng, một đôi thần kinh gai cụt.[1] Các thần kinh tủy gai là một phần của hệ thần kinh ngoại biên, cùng với các thần kinh sọ.
Thuật ngữ
Ở Việt nam, các thuật ngữ liên quan đến chủ đề này còn đa dạng. Thuật ngữ Latin nervus spinalis gồm hai phần, mỗi phần đều có nhiều thuật ngữ tương ứng. Ví dụ, thần kinh tủy gai còn được gọi là thần kinh gai, thần kinh tủy,[2] thần kinh tủy sống, thần kinh gai sống,...
Nervus
Nervus được dịch thành thần kinh theo Hòa chế Hán ngữ. Trong đó chữ kinh (經) có nghĩa sợi tơ, sợi dây, con đường; chữ thần (神) trong tinh thần, thần khí, thần thái. Đôi khi, thuật ngữ dây thần kinh và dây được sử dụng khi nói về các thần kinh cụ thể.
Spinalis
Có ba hình vị là sống, tủy và gai được sử dụng để dịch thành phần này. Đôi khi, hai hình vị được sử dụng cùng lúc (ví dụ: (dây) thần kinh tủy sống, (dây) thần kinh gai sống). Hiện nay, thuật ngữ được sử dụng rộng rãi hơn trong giảng dạy các ngành trong y tế là "gai" (ví dụ: thần kinh gai).[3][4][5][6] Theo hệ thống đó, medulla spinalis được dịch thành tủy gai (thay vì tủy sống, dây sống), nervus spinalis là thần kinh gai. Các tác giả dùng cách này thường để dành chữ "sống" để nói về phần xương, tức để dịch vertebra (ví dụ: đốt sống, xương sống, lỗ sống).[7]
Cấu trúc
Mỗi thần kinh gai là một thần kinh hỗn hợp, hình thành từ các sợi thần kinh rễ từ rễ bụng và rễ lưng. Rễ lưng còn được gọi là rễ sau, rễ cảm giác; nó mang tín hiệu cảm giác từ cơ quan về tủy gai và não. Rễ bụng còn gọi là rễ trước hay rễ vận động, nó mang tín hiệu vận động từ hệ thần kinh trung ương ra các cơ quan. Mỗi rễ này tỉa ra từ tủy gai, luồn qua các lỗ ghép (lỗ gian đốt sống) giữa mỗi hai đốt sống, kết hợp để tạo thành thần kinh hỗn hợp, rồi đi đến các cơ quan. Các đôi thần kinh gai chi phối các vùng từ cổ trở xuống. Các thần kinh gai chia thành nhánh trước và nhánh sau (hoặc nhánh bụng và nhánh lưng, mỗi nhánh đều là dây hỗn hợp), các nhánh trước thường kết hợp với nhau để tạo thành các đám rối.[8][9][10][11]
Về tên gọi, ở vùng ngực (T1 - T12) và thắt lưng (L1 - L5), đôi thần kinh mang tên của đốt sống ngay trên nó. Ở vùng cổ, đôi thần kinh mang tên của đốt sống dưới nó (C1 - C7), còn C8 là đôi dây ở trên đốt sống T1. Ở vùng cùng, các đôi thần kinh luồn qua các lỗ trên xương cùng thay vì luồn qua lỗ gian đốt sống và được đánh số từ trên xuống dưới (S1 - S5). Có 1 đôi thần kinh cụt (Co).
Các nhánh lưng chi phối vùng sau của thân mình. Các nhánh bụng chi phối vùng trước của thân mình và các chi. Ngoài ra còn có một số nhánh quặt ngược (hay nhánh màng tủy)[12] luồn ngược về lỗ ghép để chi phối cột sống (các dây chằng, màng cứng, mạch máu, đĩa gian đốt sống, khớp mặt và màng quanh xương của đốt sống). Mỗi nhánh đều có thần kinh cảm giác và thần kinh vận động. Nhánh thông [13] là nhánh nối thần kinh gai với thân giao cảm, có hai loại nhánh thông: nhánh trắng chứa các sợi giao cảm trước hạch từ thần kinh gai tới các hạch của thân giao cảm, nhánh xám chứa các sợi giao cảm sau hạch từ các hạch của thân giao cảm tới thần kinh gai .
Các nhánh bụng thường ghép lại với nhau để hình thành các đám rối thần kinh. Các dây trong đám rối thần kinh đi cùng nhau đến cơ quan đích. Những đám rối thần kinh lớn là đám rối cổ, đám rối cánh tay, đám rối thắt lưng, đám rối cùng và đám rối cụt (đám rối cụt nhỏ hơn nhiều).[14]
Với các nhánh trước, từ khi ra khỏi xương sống, các đoạn của thần kinh được đặt tên kiểu khác, theo thứ tự từ trong ra là: rễ, thân, ngành, bó, nhánh tận (tiếng Anh: root, trunk, division, cord, branch). Trong đó các rễ tương ứng với nhánh trước, và rễ này cũng tách bạch khỏi rễ bụng và rễ lưng. Vì các thần kinh có thể dung hợp hoặc tách ra, số lượng của các đơn vị này trong cùng đám rối có thể khác nhau (ví dụ: đám rối cánh tay có 5 rễ, 3 thân, 6 ngành, 3 bó, và nhiều nhánh tận). Trong tiếng Việt, các nhánh tận được đặt tên theo cấu trúc thần kinh [từ mô tả], ví dụ như thần kinh cơ bì.
Thần kinh định khu
Các dây cổ
Các thần kinh cổ là các thần kinh phát ra từ tủy gai trong các đốt sống cổ. Dù chỉ có 7 đốt sống cổ, có tận 8 đôi thần kinh cổ. Thần kinh C1–C7 luồn ra trên đốt sống có số tương ứng, còn C8 luồn dưới đốt sống C8. Các đôi thần kinh khác đều luồn dưới đốt sống cùng số.
Phân bố sau bao gồm thần kinh dưới chẩm (C1), thần kinh chẩm to (C2) và thần kinh chẩm thứ ba (C3). Phân bố trước bao gồm đám rối cổ (bốn dây đầu) và đám rối cánh tay (bốn dây sau, T1).
Các nhánh trước (rễ) của bốn dây cổ đầu nối với nhau thành 3 quai tạo thành đám rối cổ. Đám rối cổ phân thành ba loại nhánh:[15]
- Cảm giác: dây tai lớn, dây chẩm nhỏ, dây ngang cổ và dây trên đòn
- Vận động: chi phôi các cơ vùng gáy và cổ
- Nối: Thần kinh cổ C1 - C3 nối với thần kinh XII tạo một vòng thần kinh gọi là quai cổ. Vòng này chi phối các cơ ức móng, cơ ức giáp và cơ vai móng.
Các nhánh trước (rễ) của bốn dây cổ sau và dây T1 tạo thành đám rối cánh tay (5 rễ, 3 thân, 6 ngành (3 ngành trước và 3 ngành sau), 3 bó) từ đó cho ra 7 nhánh tận chi phối các chi trên. Từ đám rối cánh tay, quan trọng nhất là 5 thần kinh này:[15]
Thần kinh gai ngực
Có 12 đôi thần kinh ngực luồn ra từ các đốt sống ngực. Mỗi thần kinh ngực T1-T12 luồn ra từ dưới đốt sống cùng số. Một vài nhánh đi trực tiếp đến hách bên cột sống để tham gia chi phối các cơ quan là tuyến của đầu, cổ, ngực và bụng. Các dây ngực không tạo thành đám rối mà chủ yếu tạo thành các dây gian sườn có chức năng chi phối vận động cho các cơ gian sườn và chi phối cảm giác cho thành ngực và thành bụng trước trên.
Phân bố trước
Các nhánh trước T1 - T11 hình thành các thần kinh gian sườn chạy giữa các xương sườn. Ở T2 và T3, cách nhánh xa hình thành nên thần kinh gian ngực cánh tay. Đây thần kình dưới ngực đến từ dây T12, và chạy dưới xương sườn số 12.
Phân bố sau
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Thần kinh gai thắt lưng
Thần kinh gai cùng
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Thần kinh gai cụt
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Lâm sàng
Phần này cần được mở rộng. Bạn có thể giúp bằng cách mở rộng nội dung của nó. |
Đau thần kinh tọa phần lớn là do thần kinh L4, L5, S1, S2, S3 hoặc thần kinh ngồi bị đè nén.
Chú thích và tham khảo
- ^ “Spinal Nerves”. National Library of Medicine. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Sinh học 8 | Tóm tắt kiến thức cơ bản Bài 45. Dây thần kinh tủy”. Trường THCS Nguyễn Tông Quai,.Quản lý CS1: dấu chấm câu dư (liên kết)
- ^ BS.CKII. Trịnh Thị Kim Cúc. Giáo trình Mô-đun Cấu tạo và Chức năng Cơ thể người. Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai.
- ^ “GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG HỆ THẦN KINH: ĐÁM RỐI CÁNH TAY - PHCN Online”. 11 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
- ^ Trang, Nguyễn Thùy (16 tháng 9 năm 2022). “Các dây thần kinh sọ: Vị trí, cấu tạo và chức năng”. Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc - TCI Hospital. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
- ^ “ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG NÃO TỦY ỨNG DỤNG VÀO THỰC HÀNH LÂM SÀNG THẦN KINH – Hội Thần Kinh Học Việt Nam”. Truy cập ngày 6 tháng 10 năm 2024.
- ^ Giản Yếu Giải Phẫu Người.
- ^ Tiếng Anh: Posterior ramus, Dorsal ramus
Tiếng Việt: Nhánh sau, Nhánh lưng, xem Giải phẫu người, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, tái bản lần thứ hai, nhà xuất bản Y học, tr.318 - ^ Tiếng Anh: Epaxial muscles
Tiếng Việt (tạm dịch): Các cơ dưới trục, chưa rõ tài liệu - ^ Tiếng Anh: Hypaxial muscles
Tiếng Việt (tạm dịch): Các cơ trên trục, chưa rõ tài liệu - ^ Tiếng Anh: Anterior ramus, Ventral ramus
Tiếng Việt: Nhánh trước, Nhánh bụng, xem Giải phẫu người, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, tái bản lần thứ hai, nhà xuất bản Y học, tr.319 - ^ meningeal branches (recurrent meningeal or sinuvertebral nerves
Tiếng Việt: Nhánh màng tủy (nhánh quặt ngược), xem Giải phẫu người, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, tái bản lần thứ hai, nhà xuất bản Y học, tr.318 - ^ Ramus communicans
Tiếng Việt: Nhánh thông, xem Giải phẫu người, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, tái bản lần thứ hai, nhà xuất bản Y học, tr.318 - ^ Saladin, Kenneth S. (2011). Human anatomy (ấn bản thứ 3). New York: McGraw-Hill. tr. 382–388. ISBN 9780071222075.
- ^ a b PGS.TS. Phạm Đăng Điệu. Giản Yếu Giải Phẫu Người. ISBN 978-604-66-6309-6.
Xem thêm
Tài liệu
- Atlas Giải phẫu người, Frank H.Netter, MD, Vietnamese Edition, tái bản lần thứ sáu, nhà xuất bản Y học - 2017, ELSEVIER
- Atlas of Human Anatomy, Frank H.Netter, MD, 7th edition, ELSEVIER MASSON
- Atlas d'anatomie humaine, Frank H.Netter, MD, 5e édition, Traduction de Pierre Kamina, ELSEVIER MASSON
- Bài giảng Giải phẫu học, PGS Nguyễn Quang Quyền, tái bản lần thứ mười lăm
- Giải phẫu người, PGS.TS Nguyễn Quang Huy, tái bản lần thứ hai, nhà xuất bản Y học
- Blumenfeld H. 'Neuroanatomy Through Clinical Cases'. Sunderland, Mass: Sinauer Associates; 2002.
- Drake RL, Vogl W, Mitchell AWM. 'Gray's Anatomy for Students'. New York: Elsevier; 2005:69-70.
- Ropper AH, Samuels MA. 'Adams and Victor's Principles of Neurology'. Ninth Edition. New York: McGraw Hill; 2009.