Hệ thống vành đai là một vành đai quay quanh một thiên thể, bao gồm vật chất rắn như bụi vũ trụ và tiểu vệ tinh, và là một phần phổ biến của satellite system xung quanh các hành tinh khổng lồ. Một hệ thống vành đai xung quanh một hành tinh còn được gọi là hệ thống vành đai hành tinh.[1]
Hệ thống vành đai hành tinh nổi bật nhất và nổi tiếng nhất trong Hệ Mặt Trời là hệ thống vành đai xung quanh Sao Thổ, nhưng ba hành tinh khổng lồ khác (Sao Mộc, Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương) cũng có hệ thống vành đai. Ngoài ra, còn có các vòng bụi xung quanh Mặt Trời ở khoảng cách giữa Sao Thủy, Sao Kim và Trái Đất, có nghĩa là cộng hưởng quỹ đạo với các hành tinh này.[1][2][3] Một số bằng chứng gần đây cho thấy rằng các hệ thống vành đai cũng có thể được tìm thấy xung quanh các loại thiên thể khác, bao gồm các hành tinh nhỏ, vệ tinh, sao lùn nâu và các ngôi sao khác.
Hệ thống vành đai của các hành tinh
Sao Mộc
Hệ thống vành đai của Sao Mộc là hệ thống vành đai thứ ba được phát hiện, khi nó được quan sát lần đầu tiên bởi tàu thăm dò Voyager 1 vào năm 1979,[4] và được quan sát kỹ lưỡng hơn bởi tàu thăm dò Galileo vào những năm 1990.[5] Bốn phần chính của nó gồm một vành đai hình xuyến dày mờ được gọi là "vành đai hào quang"; một "vành đai chính" mỏng, tương đối sáng; và hai "vòng vải mỏng" mờ nhạt.[6] Hệ thống này bao gồm phần lớn là bụi vũ trụ.[4][7]
Sao Thổ
Hệ thống vành đai của Sao Thổ là hệ thống vành đai rộng lớn nhất so với của bất kỳ hành tinh nào khác trong Hệ Mặt Trời, do đó, sự tồn tại của nó đã được con người biết đến trong một thời gian khá dài. Galileo Galilei lần đầu tiên quan sát thấy hệ thống vành đai này vào năm 1610, nhưng nó không được mô tả chính xác như một đĩa (disk) quanh Sao Thổ cho đến năm 1655, khi Christiaan Huygens mô tả nó.[8]
Sao Thiên Vương
Hệ thống vành đai của Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1977 bởi James L. Elliot, Edward W. Dunham và Jessica Mink.[9] Trong khoảng thời gian từ đó đến năm 2005, các quan sát của Voyager 2[10] và của Kính viễn vọng không gian Hubble[11] đã giúp xác định được rằng hệ thống vành đai của Sao Thiên Vương có tổng cộng 13 vành đai riêng biệt, hầu hết trong số đó đều mờ đục và chỉ rộng vài kilômét.
Sao Hải Vương
Hệ thống vành đai xung quanh Sao Hải Vương bao gồm năm vành đai chính, khu vực có mật độ cao nhất của vành đai Sao Hải Vương có thể so sánh với các khu vực có mật độ thấp của vành đai Sao Thổ. Tuy nhiên, nó mờ nhạt và nhiều bụi, có cấu trúc giống với cấu trúc của vành đai Sao Mộc hơn.[12] 20 đến 70 phần trăm vành đai Sao Hải Vương là bụi, một tỷ lệ tương đối cao.[12]
Xem thêm
Chú thích
- ^ a b NASA (12 tháng 3 năm 2019). “What scientists found after sifting through dust in the solar system”. www.eurekalert.org. EurekAlert!. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2019.
- ^ Petr Pokorný; Marc Kuchner (12 tháng 3 năm 2019). “Co-orbital Asteroids as the Source of Venus's Zodiacal Dust Ring”. The Astrophysical Journal Letters. doi:10.3847/2041-8213/ab0827.
- ^ Leah Crane (18 tháng 2 năm 2023). “Weird dust ring orbits the sun alongside Mercury and we don't know why”. New Scientist.
- ^ a b Smith, Bradford A.; Soderblom, Laurence A.; Johnson, Torrence V.; Ingersoll, Andrew P.; Collins, Stewart A.; Shoemaker, Eugene M.; Hunt, G. E.; Masursky, Harold; Carr, Michael H. (1 tháng 6 năm 1979). “The Jupiter System Through the Eyes of Voyager 1”. Science (bằng tiếng Anh). 204 (4396): 951–972. Bibcode:1979Sci...204..951S. doi:10.1126/science.204.4396.951. ISSN 0036-8075. PMID 17800430. S2CID 33147728.
- ^ Ockert-Bell, Maureen E.; Burns, Joseph A.; Daubar, Ingrid J.; Thomas, Peter C.; Veverka, Joseph; Belton, M. J. S.; Klaasen, Kenneth P. (1 tháng 4 năm 1999). “The Structure of Jupiter's Ring System as Revealed by the Galileo Imaging Experiment”. Icarus. 138 (2): 188–213. Bibcode:1999Icar..138..188O. doi:10.1006/icar.1998.6072.
- ^ Esposito, Larry W. (1 tháng 1 năm 2002). “Planetary rings”. Reports on Progress in Physics (bằng tiếng Anh). 65 (12): 1741–1783. Bibcode:2002RPPh...65.1741E. doi:10.1088/0034-4885/65/12/201. ISSN 0034-4885. S2CID 250909885.
- ^ Showalter, Mark R.; Burns, Joseph A.; Cuzzi, Jeffrey N.; Pollack, James B. (1 tháng 3 năm 1987). “Jupiter's ring system: New results on structure and particle properties”. Icarus. 69 (3): 458–498. Bibcode:1987Icar...69..458S. doi:10.1016/0019-1035(87)90018-2.
- ^ “Historical Background of Saturn's Rings”. www.solarviews.com. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 5 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2016.
- ^ Elliot, J. L.; Dunham, E.; Mink, D. (26 tháng 5 năm 1977). “The rings of Uranus”. Nature (bằng tiếng Anh). 267 (5609): 328–330. Bibcode:1977Natur.267..328E. doi:10.1038/267328a0. S2CID 4194104.
- ^ Smith, B. A.; Soderblom, L. A.; Beebe, R.; Bliss, D.; Boyce, J. M.; Brahic, A.; Briggs, G. A.; Brown, R. H.; Collins, S. A. (4 tháng 7 năm 1986). “Voyager 2 in the Uranian System: Imaging Science Results”. Science (bằng tiếng Anh). 233 (4759): 43–64. Bibcode:1986Sci...233...43S. doi:10.1126/science.233.4759.43. ISSN 0036-8075. PMID 17812889. S2CID 5895824.
- ^ Showalter, Mark R.; Lissauer, Jack J. (17 tháng 2 năm 2006). “The Second Ring-Moon System of Uranus: Discovery and Dynamics”. Science (bằng tiếng Anh). 311 (5763): 973–977. Bibcode:2006Sci...311..973S. doi:10.1126/science.1122882. ISSN 0036-8075. PMID 16373533. S2CID 13240973.
- ^ a b Smith, B. A.; Soderblom, L. A.; Banfield, D.; Barnet, C; Basilevsky, A. T.; Beebe, R. F.; Bollinger, K.; Boyce, J. M.; Brahic, A. (15 tháng 12 năm 1989). “Voyager 2 at Neptune: Imaging Science Results”. Science (bằng tiếng Anh). 246 (4936): 1422–1449. Bibcode:1989Sci...246.1422S. doi:10.1126/science.246.4936.1422. ISSN 0036-8075. PMID 17755997. S2CID 45403579.