Vịnh Guinea | |
---|---|
Bản đồ vịnh Guinea cho thấy chuỗi đảo núi lửa do đường Cameroon hình thành | |
Tọa độ | 0°0′B 0°0′Đ / 0°B 0°Đ |
Nguồn sông | Sông Niger |
Nguồn nước biển/đại dương | Đại Tây Dương |
Lưu vực quốc gia | Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo, Benin, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích Đạo, Gabon, São Tomé và Príncipe, Congo-Brazzaville, Congo-Kinshasa, Angola |
Diện tích bề mặt | 2.350.000 km2 (910.000 dặm vuông Anh) |
Các đảo | Bioko, đảo São Tomé, Príncipe, Ilhéu Bom Bom, Ilhéu Caroço, Elobey Grande, Elobey Chico, Annobón, Corisco, đảo Bobowasi |
Vịnh Guinea (chữ Anh: Gulf of Guinea, chữ Pháp: Golfe de Guinée, chữ Bồ Đào Nha: Golfo da Guiné) là vịnh biển nằm ngoài bờ biển Tây Phi, là một bộ phận của Đại Tây Dương, nó bao gồm vịnh Benin và vịnh Biafra.
Xích đạo và kinh tuyến gốc giao nhau tại vịnh Guinea.[1] Vịnh Guinea là vịnh biển lớn nhất châu Phi. Từ mũi Lopez sát gần Xích đạo kéo dài về phía tây đến mũi Palmas ở 7° kinh tây.[2] Phía tây bắt đầu từ mũi Palmas ở Liberia, phía đông kết thúc tại mũi Lopez ở Gabon.[3] Các nước ven bờ có Liberia, Bờ Biển Ngà, Ghana, Togo, Benin, Nigeria, Cameroon, Guinea Xích Đạo, Gabon, cùng với São Tomé và Príncipe - đảo quốc nằm ở đầu vịnh. Có các sông như sông Volta, sông Niger, sông Sanaga, sông Congo và sông Ogooué đổ vào, mang đến lượng lớn vật trầm tích hữu cơ cho vịnh biển, trải qua hàng triệu năm đã hình thành dầu mỏ, khiến cho các nước ven biển những năm gần đây được cộng đồng quốc tế hết sức coi trọng. Có vịnh Biafra và các đảo núi lửa nằm ở phía nam như đảo Bioko, đảo São Tomé, đảo Príncipe,... Thềm lục địa có chiều rộng trung bình không đến 20 hải lí, phía tây của nó tụt giảm cấp tốc đến bồn trũng biển Guinea với độ sâu 4.000 mét, chỗ sâu nhất đạt 6.363 mét so với mặt nước biển. Nằm ở đới Xích đạo, có hải lưu ấm Guinea chảy vào từ tây sang đông, khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thuỷ vực 25 - 26℃, độ mặn 34 - 3‰, gần bờ có sông cả như sông Niger đổ vào, giảm còn 30‰. Ven bờ nhiều bãi cạn, đầm phá và rừng ngập mặn xum xuê. Trong thềm lục địa cất giấu dồi dào dầu mỏ. Có các thuỷ sản như cá trích, cá xa-đin, cá nheo, tôm rồng,... Bến cảng chủ yếu có Abidjan, Accra, Lomé, Cotonou, Lagos và Libreville.
Nguồn gốc tên gọi
Châu Phi có ba quốc gia dùng chữ Guinea đặt tên, chúng là Guinea, Guinea-Bissau và Guinea Xích Đạo. Danh xưng vịnh Guinea đến từ tên nước Guinea. Ý nghĩa của chữ Guinea trong tiếng Susu - ngôn ngữ địa phương, chính là Tôi là phụ nữ.[4] Theo người ta nói, lúc nhà thám hiểm châu Âu lần đầu đổ bộ lên bờ biển của vịnh Guinea, gặp được một người phụ nữ, họ đã hỏi thăm cô ấy tên gọi của quốc gia này. Người phụ nữ này nghe không hiểu câu hỏi của họ, bèn nói là Guinea (nghĩa là "Tôi là phụ nữ, xin hỏi có việc gì. Tôi không hiểu"). Người châu Âu hiểu sai thành đây chính là tên nước, sử dụng dựa theo lối cũ cho đến nay.
Ngoài ra, cũng có một cách nói khác, chữ Guinea bắt nguồn từ tiếng Berber, đại khái nghĩa là quốc gia của người da đen.
Bối cảnh lịch sử
Vào thế kỉ XV, vịnh Guinea sau khi bị các nhà thực dân châu Âu xâm lược, trở thành tuyến đường mậu dịch giữa Tây Phi và châu Mĩ, dọc sát bờ là căn cứ địa trọng yếu để cướp đoạt hồ tiêu, vàng, ngà voi và buôn bán - vận chuyển nô lệ, cho nên những đoạn đất khác nhau ấy được gọi là Bờ Biển Nô Lệ (en), Bờ Biển Vàng (en), Bờ Biển Ngà và Bờ Biển Hồ Tiêu (en). Bến cảng ven bờ chủ yếu có Abidjan, Accra, Lomé, Porto-Novo, Lagos, Douala và Libreville.
Môi trường địa lí
Địa chất
Đường bờ biển của vịnh Guinea tạo thành một bộ phận của rìa tây mảng châu Phi, khớp nhau rõ rệt với đường bờ biển Nam Mĩ từ Brasil đến Guyana. Sự ăn khớp về phương diện địa chất và địa mạo của hai đường bờ biển này, là luận cứ rõ ràng nhất cung cấp cho lí luận Trôi dạt lục địa.
Thềm lục địa của vịnh Guinea hầu như chật hẹp, chỉ có khu vực nằm giữa quần đảo Bissagos từ Sierra Leone đến Guinea-Bissau, cùng với bên trong vịnh Biafra là tương đối rộng, đạt 160 kilômét (100 dặm Anh). Sông Niger tích tụ bùn cát có từ Thế Holocen (cách nay không đến 12.000 năm) tạo thành một vùng tam giác châu rộng lớn, sự tương hợp giữa mảng châu Phi và mảng Nam Mĩ chỉ có tại chỗ này nhưng bị phá huỷ nghiêm trọng. Khu vực núi lửa còn sống duy nhất ở vịnh Guinea là vòng cung đảo tạo thành một đường thẳng với núi lửa Cameroon (cao 4.040 mét (13.250 ft)) toạ lạc ở bờ biển thuộc Cameroon.[2] Những hòn đảo nằm trên vòng cung đảo này có đảo Bioko, đảo Príncipe, đảo São Tomé và đảo Annobón kéo dài một đường về phía tây nam 724 kilômét (450 dặm Anh) ở gần biển.
Thuỷ văn
Hải lưu ấm Guinea chảy từ tây sang đông đi dọc sát toàn bộ bờ phía bắc của vịnh Guinea, từ Senegal đến vịnh Biafra dài liên tục 400 - 480 kilômét. Hải lưu lạnh Benguela và hải lưu Canary chảy về Xích đạo lần lượt bị rìa bờ biển sắc nhọn của sông Congo và sông Senegal ngăn cách với vùng biển nhiệt đới của vịnh Guinea. Hải lưu lạnh Benguela đổi hướng về phía tây dần dần hình thành hải lưu Nam Xích đạo, chảy về phía nam của hải lưu Guinea, đồng thời chảy ngược chiều với hải lưu Guinea.
Nước biển nhiệt đới ấm áp của vịnh Guinea vì nguyên do vật trầm tích dòng sông ở ven bờ và lượng mưa rơi nhiều cho nên chứa độ mặn khá thấp. Giữa tầng biển ấm này với tầng biển sâu - tầng nước có độ mặn cao cũng khá lạnh, bị tầng nhảy nhiệt độ (en) - tầng nước làm trung gian giữa tầng nước trên và tầng nước dưới, có độ sâu thông thường không tới 30 mét (100 ft), khá mỏng ngăn cách. Vùng ngoại hải của Senegal và Congo-Kinshasa, cùng với bờ biển của Bờ Biển Ngà và Ghana nằm ở trung tâm của vịnh Guinea, sẽ xuất hiện dòng trồi có tính mùa và tính khu vực, cũng vì nguyên do đó mà sở hữu sinh thái động thực vật phong phú.[2]
Khí hậu
Ven bờ vịnh Guinea, một khu vực rộng lớn ở hai bên nam bắc của khí hậu rừng mưa nhiệt đới là khí hậu thảo nguyên nhiệt đới, cao nguyên Đông Phi mặc dù ở sát gần Xích đạo, nhưng chiều cao so với mặt nước biển khá cao, không đủ sẵn hình thành điều kiện của rừng mưa nhiệt đới, cho nên cũng là khí hậu thảo nguyên nhiệt đới. Khí hậu sa mạc nhiệt đới phân bố sát gần chí tuyến hai bên của khí hậu thảo nguyên nhiệt đới, nhưng phạm vi khí hậu sa mạc nhiệt đới ở phía nam rất hẹp. Phạm vi khí hậu Địa Trung Hải cũng ít, giới hạn ở ven biển phía cực nam. Khí hậu của cả châu Phi lấy Xích đạo làm trục trung tâm, phân bố đối xứng nam bắc.
Khí hậu thảo nguyên nhiệt đới phân bố ở hai bên của khí hậu rừng mưa nhiệt đới - miền tây và miền trung lục địa, một năm chia làm hai mùa khô và ẩm rõ rệt: Mùa ẩm, gió từ biển thổi đến, giáng thuỷ phong phú. Cỏ trên thảo nguyên thưa cây có thể dài 2 mét, lá cành trên cây xanh non, có thể cung cấp nhu yếu cho các động vật ăn cỏ như ngựa vằn, hươu cao cổ, linh dương,... ở trên thảo nguyên. Lúc này cũng là mùa các loài động vật ăn thịt như sư tử, báo,... hoạt động mạnh mẽ nhất. Ở khu vực thảo nguyên nhiệt đới đã khẩn hoang rồi, vào mùa ẩm nếu như giáng thuỷ kịp thời, lượng mưa tràn đầy, thì có thể gặt hái tốt mùa màng trong đồng ruộng.
Mùa khô, dưới sự kiểm soát áp cao á nhiệt đới, khô hanh ít mưa. Cỏ cao trên thảo nguyên thưa cây, đa phần khô héo cháy vàng, chỉ còn lại bụi cỏ thấp lùn lẻ tẻ, lá trên cây toàn bộ héo rụng, động vật hoang dã tập hợp thành đàn thiên di đến những nơi có nước và cỏ, canh tác đồng ruộng trở nên khó khăn. Có năm, thời gian mùa khô kéo dài hoặc liên tục mấy năm khô hạn, thì sẽ xuất hiện tai hoạ đói kém mất mùa.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Vịnh Guinea. |
Tham khảo
- ^ Rosenberg, Matt (30 tháng 1 năm 2020). “Where Do the Prime Meridian and the Equator Intersect?”. ThoughtCo. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b c “Gulf of Guinea”. www.britannica.com. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.
- ^ “Limits of Oceans and Seas, Draft 4th Edition: North Atlantic Ocean and its Sub-Divisions”. International Hydrographic Organization. 2002. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 5 tháng 4 năm 2017.
- ^ Jamie Stokes (2009). Encyclopedia of the Peoples of Africa and the Middle East. Infobase Publishing. tr. 266. ISBN 978-1-4381-2676-0.