Loại hiệp ước | Hiệp định thương mại tự do |
---|---|
Ngày thảo | 19 tháng 11 năm 2011 Bali, Indonesia[1] |
Ngày kí | 15 tháng 11 năm 2020 |
Nơi kí | Hà Nội, Việt Nam (tổ chức trực tuyến) |
Điều kiện | Được phê chuẩn bởi ít nhất 6 nước thành viên ASEAN và 3 nước không thành viên. |
Bên kí | 16 |
Người gửi lưu giữ | Tổng Thư ký ASEAN[2] |
Ngôn ngữ |
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (tiếng Anh: Regional Comprehensive Economic Partnership, viết tắt RCEP) là một hiệp định thương mại tự do (FTA) bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Trung Quốc) được ký kết tại Hà Nội vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hướng tới mục tiêu hình thành Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và khởi đầu cho Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA).[3] Trong đó, 15 nước thành viên chiếm gần tới 30% của dân số thế giới (2,2 tỉ người) và 30% của tổng sản phẩm nội địa GDP toàn cầu (26,2 nghìn tỉ USD) vào thời điểm năm 2020, làm nó trở thành một khối thương mại lớn nhất trong lịch sử.[4] Được ký tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN trực tuyến tại Việt Nam vào ngày 15 tháng 11 năm 2020, hiệp định sẽ có hiệu lực trong hai năm tiếp theo, sau khi được phê chuẩn bởi các quốc gia thành viên.[5][6][7]
Hiệp định thương mại bao gồm các quốc gia có nền kinh tế thu nhập cao, thu nhập trung bình, và thu nhập thấp, đã được đưa ra ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2011 ASEAN tại Bali, Indonesia, trong khi được thảo luận chính thức ở hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm 2012 tại Campuchia.[8][9] Hiệp định được mong đợi là sẽ xóa bỏ 90% thuế quan nhập khẩu giữa các nước thành viên ký kết trong 20 năm tiếp theo, và thành lập được một quy tắc chung cho thương mại điện tử, trao đổi hàng hóa, và sở hữu trí tuệ.[10]
RCEP là hiệp định thương mại tự do đầu tiên giữa các nước Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, là ba trong bốn nền kinh tế lớn nhất của Châu Á.[10] Kể từ thời điểm nó được ký, các chuyên gia khẳng định rằng nó sẽ giúp điều tiết lại nền kinh tế giữa đại dịch COVID-19, cũng như là việc "kéo trọng lực kinh tế trung tâm về phía châu Á," trước sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ.[11][12]
Hiệp định RCEP được khởi xướng và dẫn dắt bởi ASEAN[13] được nhận định là có sự chống đỡ đằng sau của Trung Quốc để đối chọi lại với TPP[14] từng được Mỹ đỡ đầu.
Mối quan hệ với các khuôn khổ khác
Hiệp định thương mại tự do Đông Á & Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á
RCEP có tính đến sáng kiến Hiệp định thương mại tự do Đông Á (EAFTA) và Đối tác kinh tế toàn diện Đông Á (CEPEA), với sự khác biệt là RCEP không hoạt động dựa trên các mối quan hệ thành viên được xác định trước. Thay vào đó, RCEP dựa trên việc kết nạp công khai, điều này cho phép sự tham gia của bất cứ đối tác nào của ASEAN FTA (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Australia-New Zealand) ngay từ đầu hoặc sau khi các nước đã sẵn sàng tham gia. Hiệp định cũng không hạn chế với các đối tác kinh tế khác, chẳng hạn như các nước ở Trung Á và các quốc gia còn lại ở Nam Á và châu Đại Dương.[15]
Trong khi TPP được coi là một hiệp định thương mại thế hệ mới có "chất lượng vượt trội" thì RCEP chỉ mang tính chất của một hiệp định thương mại truyền thống không có thêm điểm gì mới nổi trội[16].
Được giới quan sát phân tích, những điểm mạnh của TPP bao gồm điều khoản bảo vệ quyền của người lao động và bảo vệ các tiêu chuẩn về môi trường, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ, cắt giảm thuế quan mạnh mẽ và hơn hết, TPP không cho phép các nước tham gia gây áp lực lên việc carve-outs (công ty tách một phần hoạt động của mình thành lập công ty mới và bán cổ phần công ty mới ra công chúng)[17] ở các ngành công nghiệp nhạy cảm.[18]
Các nước tham gia
RCEP hoan nghênh sự tham gia của các đối tác kinh tế khác, chẳng hạn như các quốc gia ở Trung Á và các quốc gia còn lại ở Nam Á và châu Đại Dương.[15]
15 nước tham gia RCEP
- 3 thành viên của ASEAN+3
- 10 nước thành viên ASEAN
- 1 Quốc gia đang là quan sát viên của ASEAN
- Cộng thêm 2 thành viên của châu Đại Dương để trở thành ASEAN+6 (thiếu Ấn Độ)
Các chỉ số cơ bản của 15 nước RCEP (có thêm Ấn Độ)
Nội dung
Hiệp định được đưa nhằm để giảm thiểu thuế quan và quan liêu. Nó bao gồm việc thống nhất các quy tắc xuất xứ thông qua khối, có thể tạo điều kiện cho chuỗi cung ứng quốc tế và trao đổi trong toàn bộ khu vực.[20][21] Nó cũng bao gồm việc cấm các loại thuế quan nhất định. Hiệp định không tập trung vào công đoàn, bảo vệ môi trường, hoặc tiền trợ cấp chính phủ.[20]
RCEP sẽ không được toàn diện giống như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, vốn là một hiệp định thương mại tự do khác nhưng có cùng một số những nước thành viên.[10] RCEP "không thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất về lao động và môi trường, hoặc cam kết các quốc gia mở cửa dịch vụ và các lĩnh vực dễ bị tổn thương khác của nền kinh tế của họ."[22]
Giá trị
Thành viên của RCEP chiếm gần một phần ba dân số của thế giới và 29% của nền kinh tế toàn cầu. Khối thương mại tự do này sẽ lớn hơn khối thương mại giữa Hoa Kỳ, Mexico và Canada, cũng như lớn hơn cả Liên minh châu Âu.[23] GDP cộng lại của các nước thành viên RCEP vượt qua GDP cộng lại của Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào năm 2007. Theo quá trình phát triển kinh tế, khối thành viên RCEP sẽ đạt được hơn 100 nghìn tỉ USD trước năm 2050.[24] Vào ngày 23 tháng 1 năm 2017, việc Tổng thống Donald Trump đã ký một bản ghi nhớ rút Mỹ khỏi TPP, là một bước đệm tạo nên sự ra đời thành công của RCEP.[25]
Theo một ước tính năm 2020, thỏa thuận này dự tính sẽ thêm 186 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.[21][26]
Lịch sử
2011
- Tháng 8 năm 2011, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Bộ trưởng Kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản thông báo về 'Sáng kiến Thúc đẩy Tiến độ EAFTA và CEPEA'.[27]
- Tháng 11 năm 2011, tại hội nghị ASEAN thứ 19 ở Bali, Indonesia, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được đề ra.[1]
2012
- Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM) thứ 44 được tổ chức tại Siem Reap, Campuchia, từ 25 tháng 8 – 1 tháng 9 năm 2012.[28]
- Các lãnh đạo tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN thứ 21 diễn ra 18–20 tháng 11 năm 2012 tại Phnôm Pênh, Campuchia chấp thuận khung cơ sở cho RCEP và tuyên bố bắt đầu đàm phán.[29]
2013
- Vòng đàm phán RCEP đầu tiên diễn ra ngày 9–13 tháng 5 năm 2013 tại Brunei.[30]
- Vòng đàm phán thứ hai của RCEP diễn ra ngày 23–27 tháng 9 năm 2013 tại Brisbane, Úc.[31]
2014
- Vòng đàm phán RCEP thứ ba diễn ra ngày 20–24 tháng 1 năm 2014 tại Kuala Lumpur, Malaysia.[32]
- Vòng đàm phán RCEP thứ tư diễn ra ngày 31 tháng 3 – 4 tháng 4 năm 2014 tại Nam Ninh, Trung Quốc.[33]
- Vòng đàm phán RCEP thứ năm diễn ra ngày 21–27 tháng 6 năm 2014 tại Singapore.[34]
- Vòng đàm phán RCEP thứ sáu diễn ra ngày 1–5 tháng 12 năm 2014 tại New Delhi, Ấn Độ.[35] Chính phủ Ấn Độ tổ chức một sự kiện tiếp cận với cộng đồng doanh nghiệp để phổ biến mục tiêu của RCEP. Phái đoàn Nhật được mời tổ chức một workshop về thương mại điện tử.
2015
- Vòng đàm phán RCEP thứ bảy diễn ra ngày 9–13 tháng 2 năm 2015 tại Băng Cốc, Thái Lan. Một nhóm các chuyên gia về thương mại điện tử gặp mặt nhau. Trung tâm Thương mại Châu Á (đặt tại Singapore) gửi một kiến nghị về chương thương mại điện tử và thuyết trình về kiến nghị này.[36]
- Vòng đàm phán RCEP thứ tám diễn ra ngày 5–13 tháng 6 năm 2015 tại Kyoto, Nhật Bản.[37]
- Vòng đàm phán RCEP thứ chính diễn ra ngày 3–7 tháng 8 năm 2015 tại Nay Pyi Taw, Myanmar.[38]
- Vòng đàm phán RCEP thứ mười diễn ra ngày 12–16 tháng 10 năm 2015 tại Busan, Hàn Quốc. Cuộc họp diễn ra tại BEXCO (Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Busan). Vòng này bao gồm cuộc họp đầu tiên với cổ đông trên toàn vùng.[39]
2016
- Vòng đàm phán RCEP thứ 11 diễn ra ngày 14–19 tháng 2 năm 2016 tại Bandar Seri Begawan, Brunei.[40]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 12 diễn ra ngày 17–29 tháng 4 năm 2016 tại Perth, Úc.[41]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 13 diễn ra ngày 12–18 tháng 6 năm 2016 tại Auckland, New Zealand.[42]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 14 diễn ra ngày 15–18 tháng 8 năm 2016 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.[43][44]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 15 diễn ra ngày 11–22 tháng 10 năm 2016 tại Thiên Tân, Trung Quốc.[45]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 16 diễn ra ngày 6–10 tháng 12 năm 2016 tại Tangerang, Indonesia.[46]
2017
- Vòng đàm phán RCEP thứ 17 diễn ra ngày 27 tháng 2 – 3 tháng 3 năm 2017 tại Kobe, Nhật Bản.[47]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 18 diễn ra ngày 8–12 tháng 5 năm 2017 tại Manila, Philippines.[48]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 19 diễn ra ngày 24–28 tháng 7 năm 2017 tại Hyderabad, Ấn Độ.[49]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 20 diễn ra ngày 17–28 tháng 10 năm 2017 tại Incheon, Hàn Quốc.[50]
- Hội nghị RCEP đầu tiên được tổ chức ngày 14 tháng 11 năm 2017 tại Manila, Philippines.[51][52]
2018
- Vòng đàm phán RCEP thứ 21 diễn ra ngày 2–9 tháng 3 năm 2018 tại Yogyakarta, Indonesia.[53]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 22 diễn ra ngày 28 tháng 4 – 8 tháng 5 năm 2018 tại Singapore.[54]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 23 diễn ra ngày 17–27 tháng 7 năm 2018 tại Băng Cốc, Thái Lan.[55]
- Tháng 8–9 năm 2018, một chuỗi các cuộc họp cấp bộ trưởng diễn ra tại Singapore và Auckland.[56]
- Vòng đám phán RCEP thứ 24 diễn ra ngày 18–27 tháng 10 năm 2018 tại Auckland, New Zealand.[57]
- 14 tháng 11 năm 2018, một cuộc họp cấp lãnh đạo tại Singapore diễn ra.[58][59]
2019
- Vòng đàm phán RCEP thứ 25 diễn ra ngày 19–28 tháng 2 tại Bali, Indonesia.[60]
- Ngày 2 tháng 3 năm 2019, hội nghị các bộ trưởng kinh tế RCEP được tổ chức tại Campuchia. Các bộ trưởng nhất trí đẩy nhanh quá trình đàm phán đến hết năm (bao gồm tổ chức nhiều cuộc họp hơn).[61]
- Các quan chức cấp cao tổ chức những cuộc họp liên ngành từ 24 tháng 5 năm 2019 tại Băng Cốc, Thái Lan để giải quyết những vấn đề trong lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ.[62]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 26 diễn ra ngày 3 tháng 7 năm 2019 tại Melbourne, Úc.[63]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 27 diễn ra ngày 22–31 tháng 7 năm 2019 tại Trịnh Châu, Trung Quốc.[64]
- Ngày 2–3 tháng 8 năm 2019, một cuộc họp cấp bộ trưởng của các bộ trưởng kinh tế RCEP diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.[65]
- Hội nghị thượng đỉnh RCEP thứ 3 diễn ra ngày 31 tháng 10 – 3 tháng 11 năm 2019 tại Thái Lan, cùng ngày với hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 35.
- Vòng đàm phán RCEP thứ 28 diễn ra ngày 19–27 tháng 9 năm 2019 tại Đà Nẵng, Việt Nam.[66]
- Ấn Độ rút khỏi RCEP ngày 4 tháng 11 năm 2019 tại hội nghị ASEAN+3, với lý do tác động tiêu cực mà nước này cho là thỏa thuận sẽ gây ra cho công dân nước này.[67] Nhật Bản và Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ tái gia nhập hiệp định.[68][69]
2020
- Vòng đàm phán RCEP thứ 29 diễn ra ngày 20–24 tháng 4 năm 2020 dưới hình thức trực tuyến, do tác động của đại dịch COVID-19.[70]
- Ngày 30 tháng 4 năm 2020, Tuyên bố chung của Hội nghị Ủy ban Thương mai RCEP thứ 29 được đưa ra.[71]
- Vòng đàm phán RCEP thứ 30 diễn ra ngày 15–20 tháng 5 năm 2020 dưới hình thức trực tuyến do đại dịch COVID-19.[72]
- Hội nghị Bộ trưởng Liên ngành RCEP thứ 10 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 23 tháng 6 năm 2020.[73] Các quan chức thể hiện quyết tâm ký kết RCEP tại Hội nghị Thượng đỉnh RCEP lần thứ tư vào tháng 11.
- Vòng đàm phán RCEP thứ 31 diễn ra ngày 9 tháng 7 năm 2020 theo hình thức trực tuyến, do tình hình của đại dịch COVID-19.[74]
- Hội nghị Bộ trưởng RCEP lần thứ 8 diễn ra ngày 27 tháng 8 năm 2020 theo hình thức trực tuyến, do tác động của đại dịch COVID-19.[75] Các bộ trưởng đưa ra một tuyên bố chung[76] về tiến độ trong việc hoàn thành Hiệp định và khẳng định RCEP luôn mở cửa cho Ấn Độ tham gia trở lại.[77]
- Hội nghị Bộ trưởng Liên ngành RCEP thứ 11 diễn ra theo hình thức trực tuyến ngày 14 tháng 10 năm 2020.[78]
- Hội nghị Bộ trưởng RCEP để chuẩn bị được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 11 tháng 11 năm 2020.[79]
- RCEP được ký ngày 15 tháng 11 năm 2020,[5][6] trong một buổi lễ hiếm thấy với 15 nước thành viên tham gia gọi video.[20]
2021
- Đến ngày 02/11/2021, đã có 06 nước ASEAN (Brunei, Campuchia, Lào, Singapore, Thái Lan, Việt Nam), và 04 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định RCEP của mình cho Tổng Thư ký ASEAN. [80]
Xem thêm
Liên kết ngoài
Tham khảo
- ^ a b “Nineteenth ASEAN Summit, Bali, Indonesia | 14–ngày 19 tháng 11 năm 2011”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 6 năm 2013.
- ^ http://fta.mofcom.gov.cn/rcep/rceppdf/d20z_en.pdf
- ^ Asia’s Regional Comprehensive Economic Partnership|ngày 27 tháng 8 năm 2012|East Asia Forum
- ^ “India stays away from RCEP talks in Bali”. Nikkei Asian Review. Jakarta. ngày 4 tháng 2 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 2 năm 2020.
- ^ a b “Asia-Pacific nations sign world's largest trade pact RCEP”. CNA. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ a b Ng, Charmaine (ngày 15 tháng 11 năm 2020). “15 countries, including Singapore, sign RCEP, the world's largest trade pact”. The Straits Times. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “RCEP: Asia-Pacific nations sign world's biggest trade pact”. www.aljazeera.com (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Archived copy”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
- ^ “RCEP: Challenges and Opportunities for India, ngày 25 tháng 7 năm 2013, RSIS, Singapore” (PDF). rsis.edu.sg. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2018.
- ^ a b c “What is RCEP and what does an Indo-Pacific free-trade deal offer China?”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 12 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “US being left behind after Asia forms world's biggest trade bloc RCEP: US Chamber”. CNA (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Why the U.S. Could Be the Big Loser in the Huge RCEP Trade Deal Between China and 14 Other Countries”. Time (bằng tiếng Anh). ngày 18 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
- ^ “ASEAN and Partners Launch Regional Comprehensive Economic Partnership”. https://www.csis.org. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ “China-backed trade deal may not gain from TPP's loss. Blame India”. CNBC.
- ^ a b “What is the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)? Ministry of Trade and Industry Singapore November 2012”. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 4 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2014.
- ^ “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực có thay thế được Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương?”. vov.vn.
- ^ “Sáp nhập và mua lại, một xu hướng cần lưu ý trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế”. Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
- ^ “ASEAN and Partners Launch Regional Comprehensive Economic Partnership”. https://www.csis.org/. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Joint Statement The First Meeting of Trade Negotiating Committee ngày 10 tháng 5 năm 2013
- ^ a b c “China Signs R.C.E.P. Trade Deal. Will Biden Follow?”. The New York Times. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020.
- ^ a b “Subscribe to read”. Financial Times. ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2020. Chú thích có tiêu đề chung (trợ giúp)
- ^ Kurtenbach, Elaine (ngày 15 tháng 11 năm 2020). “China, 14 other countries sign world's biggest trade pact”. The Globe and Mail Inc. The Associated Press.
- ^ “RCEP: Asia-Pacific countries form world's largest trading bloc”. BBC News (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Understanding and applying long-term GDP projections”. eaber.org. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 5 năm 2019. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2016.
- ^ Reichert, Corinne. “Trump dumping Trans-Pacific Partnership”. ZDNet.com. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2017. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “China declares victory as 15 nations sign world's biggest free-trade deal”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). ngày 15 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Background to the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Initiative”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 2 tháng 11 năm 2019.
- ^ “ASEAN plus 6 agree to start RCEP talks – CCTV News”. english.cntv.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Announcement of the Launch of Negotiations for the Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Ministry of Economy, Trade and Industry Japan ngày 20 tháng 11 năm 2012”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Joint Statement The First Meeting of Trade Negotiating Committee”. ngày 10 tháng 5 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 2 năm 2015.
- ^ “Australia hosts second round of Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Negotiations in Brisbane”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 10 năm 2013.
- ^ “Media Release: 3rd Meeting of the RCEP Trade Negotiation Committee 20–ngày 24 tháng 1 năm 2014, Kuala Lumpur, Malaysia”. The Ministry of International Trade and Industry, Malaysia. 27 tháng 1 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 2 năm 2014.
- ^ “Fourth Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Joint press release of Japanese Ministry of Economy, Trade, and Industry with the Ministry of Foreign Affairs. ngày 4 tháng 4 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “5th negotiation of Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement (RCEP)”. Ministry of Industry and Trade of the Socialist Republic of Vietnam. ngày 30 tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2015.
- ^ “Department of commerce”. commerce.nic.in. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Seventh Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) to be held in Thailand”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 5 tháng 2 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Eighth Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) to be held in Kyoto”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 4 tháng 6 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Ninth Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) to be held in Myanmar”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 30 tháng 7 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Tenth Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) to be held in Korea”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 8 tháng 10 năm 2015. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “China FTA Network”. fta.mofcom.gov.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “The 12th Round of Negotiation of Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Held in Perth”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Thirteenth Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) to be held in Auckland”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 8 tháng 6 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “14th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership(RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 10 tháng 8 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Phiên đàm phán thứ 14 của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực”. Báo Công Thương điện tử, kinh tế, chính trị, xã hội. ngày 15 tháng 8 năm 2016. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
- ^ “The 14th Round of Negotiation of Regional Comprehensive Economic Partnership Held in Ho Chi Minh City, Vietnam”. english.mofcom.gov.cn. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “16th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 1 tháng 12 năm 2016. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “17th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership(RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 22 tháng 2 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 11 năm 2020.
- ^ S, Arun (ngày 27 tháng 7 năm 2017). “India pressed to open up procurement”. The Hindu. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “20th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 12 tháng 10 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Najib: RCEP likely to be signed in Nov 2018”. ngày 15 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Now push RCEP, Abe-san”. The Straits Times (bằng tiếng Anh). ngày 24 tháng 11 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “21st Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 29 tháng 1 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “22nd Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 25 tháng 4 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “23th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 12 tháng 7 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ Livemint (5 tháng 9 năm 2018). “India wins key concession on services at RCEP Singapore Ministerial”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “23th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 16 tháng 10 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Summit”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 14 tháng 11 năm 2018. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ South China Morning Post (3 tháng 9 năm 2018). “US trade war and Japan push raise prospects for China-backed Asia free-trade deal”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2020.
- ^ “25th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 14 tháng 2 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Seventh Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Ministerial Meeting”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 1 tháng 3 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ India, Press Trust of (ngày 22 tháng 4 năm 2019). “Senior officials of RCEP countries to meet in Bangkok on May 24”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2019 – qua Business Standard.
- ^ “26th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 18 tháng 6 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “27th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 19 tháng 7 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “Eighth Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Intersessional Ministerial Meeting”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 1 tháng 8 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2019.
- ^ “28th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 17 tháng 9 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “India decides to opt out of RCEP, says key concerns not addressed”. The Economic Times. ngày 4 tháng 11 năm 2019. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2019.
- ^ Bloomberg, Enda Curran |. “Analysis | What's the RCEP and What Happened to the TPP?”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2019 – qua www.washingtonpost.com.
- ^ “India's exit from RCEP leaves Japan and China unsure about future direction of free trade pact”. The Japan Times Online (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 11 năm 2019. ISSN 0447-5763. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 11 năm 2019.
- ^ “29th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 16 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “Joint Statement of the 29th Regional Comprehensive Economic Partnership Trade Negotiating Committee (RCEP TNC) Meeting”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 30 tháng 4 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “30th Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 13 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2020.
- ^ “RCEP members determined to sign deal in November”. National ASEAN 2020 Committee. ngày 13 tháng 5 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2020.
- ^ “31st Round of Negotiations for Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP)”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 7 tháng 7 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 9 tháng 7 năm 2020.
- ^ “Eighth Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Ministerial Meeting”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 25 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Joint Media Statement of the 8th RCEP Ministerial Meeting”. Australian Government Department of Foreign Affairs and Trade. ngày 27 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
- ^ “8th Virtual Ministerial Meeting, ngày 27 tháng 8 năm 2020”. Australian Government Department of Foreign Affairs and Trade. ngày 27 tháng 8 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2020.
- ^ “Eleventh Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Intersessional Ministerial Meeting”. Ministry of Foreign Affairs of Japan. ngày 13 tháng 10 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 10 năm 2020.
- ^ “Preparatory Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP) Ministerial Meeting to be Held”. Ministry of Economy, Trade and Industry of Japan. ngày 10 tháng 11 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2020.
- ^ “TTWTO VCCI - RCEP”. trungtamwto.vn. Truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2024.