Loại | Wagashi |
---|---|
Xuất xứ | Nhật Bản |
Thành phần chính | Rong biển (tengusa, ogonori) |
Tokoroten (心太/ ところてん) là một món ăn trong ẩm thực Nhật Bản được chế biến từ agarophyte. Tokoroten đã được người Nhật ăn từ hơn một ngàn năm nay.[1] Tokoroten được cho là đã được giới thiệu đến Nhật Bản từ Trung Quốc trong thời kỳ Nara. Tokoroten truyền thống được thực hiện bằng cách đun sôi tengusa (Gelidium amansii) và sau đó hỗn hợp được đông cứng lại để trở thành thạch.[1] Tokoroten có thể ăn nóng (trong trạng thái được hòa tan) hoặc lạnh (như gel).[2]
Tokoroten là một món ăn vặt nổi tiếng trong mùa hè ở Edo (Tokyo) trong thời kỳ Edo. Ban đầu, nó được chế biến ra để có thể ăn ngay lập tức và thường được bán quanh các nhà máy. Vào thế kỷ thứ 17, người ta đã khám phá ra rằng, đông lạnh tokoroten sẽ cho ra một sản phảm cứng và khô, được biết như kanten (agar).[2][1]
Trong khi tokoroten có thể làm từ kanten, thành phần là rong biển như tengusa (Gelidiaceae) và ogonori (Gracilaria), ngày nay sản xuất thương mại kanten chủ yếu là làm từ ogonori.[3]
Sử dụng dụng cụ để làm tokoroten, thạch sẽ được tạo ra hình dáng như những sợi mì. Không giống như các món tráng miệng từ thạch khác, tokoroten có kết cấu cứng hơn. Hương vị và các cách trang trí có thể khác nhau giữa các vùng địa phương và có thể bao gồm các biến thể được thực hiện với sự kết hợp của các thành phần như giấm, nước tương, nori, tiêu cay, hoặc mè. Ở Nhật Bản, tokoroten thường được ăn với hỗn hợp giấm và nước tương.[4]
Tham khảo
- ^ a b c Mouritsen 2013, tr. 93.
- ^ a b Armisen & Galatas 1987.
- ^ Shimamura 2010.
- ^ “ところてん、関西ではなぜ黒蜜?” [Why is tokoroten eaten with kuromitsu in Kansai?] (bằng tiếng Nhật). The Nikkei. ngày 25 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2017.
Tài liệu
- Armisen, Rafael; Galatas, Fernando (1987). “PRODUCTION, PROPERTIES AND USES OF AGAR”. Trong McHugh, Dennis J. (biên tập). Production and utilization of products from commercial seaweeds. Food and Agriculture Organization. ISBN 9251026122. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2017.
- Ito, Keiji; Hori, Kanji (1989). “Seaweed: Chemical composition and potential food uses”. Food Reviews International. 5 (1). doi:10.1080/87559128909540845.
- Mouritsen, Ole G. (2013). Seaweeds: edible, available, and sustainable. The University of Chicago Press. ISBN 9780226044361.
- Shimamura, Natsu (ngày 4 tháng 8 năm 2010). “Agar”. The Tokyo Foundation. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2016.
- Stephen, Allistair M. (1995). Food Polysaccharides and Their Applications. Taylor & Francis Group.