![]() |
|

Quy trình đề cử
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
![]() |
{{OK}} | Đồng ý |
![]() |
{{OK?}} | Bài viết còn vấn đề |
![]() |
{{YK}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
- Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốt và danh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
- Nhận xét: Một bài viết ca khúc khác của nhóm nhạc Maroon 5, tiếp nối bài "This Love". Đây là một ca khúc rất hay, nằm trong album đầu tay Songs About Jane cực kỳ chất lượng, có thể được xem là album hay nhất của Maroon 5 tính đến nay. Tác phẩm thể hiện sự căng thẳng, được sáng tác rất nhanh trong hoàn cảnh khó khăn, đồng thời mang nội dung kể về một mối tình cũ của Levine. Bài được dịch từ bài GA bên en, có mở rộng thêm phần biểu diễn trực tiếp. Mời cộng đồng review bài viết.
- Người nhận xét: Jimmy Blues ♪ 15:12, ngày 1 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Xin mạn phép tag hai bạn có tham gia biểu quyết bài "This Love" lần trước là @ChopinChemist và TheSquirrel1432: nêu ý kiến giúp, bài chỉ còn một tuần là hết hạn nhưng chưa có ý kiến nào. Jimmy Blues ♪ 11:56, ngày 23 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Một số góp ý cho bạn nhé:
- Phần MV bị thiếu nội dung. Bạn cần xem hết MV và miêu tả MV đó mang nội dung gì vào bài (không cần kể chi tiết nếu là MV mô típ đơn giản). Diễn tả nội dung phim ảnh thì không cần nguồn, có thì càng tốt (chỉ bắt buộc đối với việc giải thích ẩn dụ).
- Sách hồi ký của Ryan: trang 125 nói về nguồn gốc của groove nhạc bài này; trang 150 bàn về sự không thành công của đĩa đơn đầu tay này, ra mắt đã lâu nhưng hơn một năm sau mới chạm đỉnh bảng xếp hạng; trang 180 nói về biểu diễn trực tiếp trên The Ellen DeGeneres Show.
- Sách Maroon 5: Shooting For the Stars: trang 91 nói về Adam cãi lộn với Octone về việc lựa bài này làm đĩa đơn đầu tay; trang 96 nói về việc Adam bất bình trước chính MV "Harder to Breathe" đầy nhàm chán của mình. Octone bỏ ra chỉ có 55.000 đô để làm MV chủ đề biểu diễn trực tiếp. MV chiếu trên MTV2, hoàn toàn bị khán giả ngó lơ. Những tháng tiếp theo sau phát hành MV, doanh số bản single vẫn đáng thất vọng, khiến tên tuổi ban nhạc khi đó vẫn còn mờ nhạt trước công chúng; trang 98 nói về ban nhạc phải quảng bá ròng rã suốt 16 tháng thì bài này mới lọt vào top 40 đài phát thanh mainstream, phát hành đĩa đơn CD ở Anh ngày 27 tháng 10 năm 2003.
- Phần Biểu diễn trực tiếp cần phải cập nhật đầy đủ. Mình thấy Maroon 5 biểu diễn bài này trên toàn bộ chuyến lưu diễn do nhóm chủ trì (từ lúc debut đến nay), bạn cần tìm nguồn setlist đáng tin cậy cho mỗi chuyến để chứng minh (không cần kể chi tiết, chỉ cần chứng minh sự tồn tại của bài hát ở chuyến lưu diễn kiểu liệt kê ra thôi).
- Nhận xét: Robert Pattinson là một nam diễn viên người Anh. Tài tử khởi đầu nghiệp diễn với vai Cedric Diggory trong Harry Potter và Chiếc cốc lửa (2005), nhưng chỉ thật sự gây tiếng vang toàn cầu khi hóa thân thành Edward Cullen trong series The Twilight Saga (2008–2012). Hậu Twilight, anh chuyển hướng thành công sang dòng phim độc lập với các vai diễn phức tạp trong Cosmopolis (2012), Good Time (2017), The Lighthouse (2019). Kể từ năm đầu tiên của thập niên 2020 trở đi, Pattinson tái xuất với dòng phim thương mại kinh phí lớn trong Tenet (2020), Batman: Vạch trần sự thật (2022) và gần đây nhất là Mickey 17 (2025). Nó được dịch từ FA bên enwiki, thật đáng tiếc khi không thể đem bài viết này đi ứng cử BCB trước 😥 Bài vẫn còn một số thiếu sót, mong mọi người hãy nhiệt tình góp ý xây dựng ạ 🙂 Hongkytran (thảo luận) 13:55, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Đồng ý với tư cách đề cử! Hongkytran (thảo luận) 08:12, ngày 17 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Xin ghi nhận những nỗ lực không ngừng của chủ bút cho bài viết này. Mohammed (talk) 10:07, ngày 22 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết đã đủ tốt rồi. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 15:51, ngày 22 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết tốt, không còn vấn đề gì. —Pminh141 [ Thảo luận ] 16:43, ngày 22 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết tốt rồi nà, cảm ơn chủ bút đã tâm huyết với ma cà rồng CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 03:15, ngày 23 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Bạn bổ sung hết (bằng tiếng Anh) cho toàn bộ nguồn trong bài nhé. Squirrel (talk) 15:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432:
Đã thực hiện! Hongkytran (thảo luận) 13:11, ngày 29 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mình nghĩ bạn nên thay "màn hóa thân" thành "diễn xuất" cho đơn giản. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 03:06, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12: Mình sử dụng luân phiên cả hai cụm từ nhằm tránh gây nhàm chán và đơn điệu cho người đọc 😊 Hongkytran (thảo luận) 14:42, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Toàn bài viết chỉ dùng từ "diễn xuất" 19 lần, từ "hóa thân" 15 lần. Mình nghĩ thống nhất thành một trong hai sẽ không gây đơn điệu vì từ này chủ yếu xuất hiện trong phần sự nghiệp. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:22, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tôi nghĩ nếu tác giả muốn luân phiên 2 từ khác nhau để tránh lặp từ thì cứ nên tôn trọng quyết định của tác giả. Đây không phải là vấn đề bắt buộc phải sửa. Hợp nhất 2 từ thì từ "diễn xuất" sẽ được dùng tới 34 lần (quá nhiều). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:31, ngày 1 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Đã tiếp thu ý kiến. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 15:21, ngày 2 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Tôi nghĩ nếu tác giả muốn luân phiên 2 từ khác nhau để tránh lặp từ thì cứ nên tôn trọng quyết định của tác giả. Đây không phải là vấn đề bắt buộc phải sửa. Hợp nhất 2 từ thì từ "diễn xuất" sẽ được dùng tới 34 lần (quá nhiều). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 04:31, ngày 1 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Toàn bài viết chỉ dùng từ "diễn xuất" 19 lần, từ "hóa thân" 15 lần. Mình nghĩ thống nhất thành một trong hai sẽ không gây đơn điệu vì từ này chủ yếu xuất hiện trong phần sự nghiệp. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:22, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12: Mình sử dụng luân phiên cả hai cụm từ nhằm tránh gây nhàm chán và đơn điệu cho người đọc 😊 Hongkytran (thảo luận) 14:42, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mình nghĩ bạn dịch "androgynous" thành "ái nam ái nữ" trong bối cảnh làm người mẫu là chưa chính xác. Trong tiếng Anh, từ này nghĩa là có cả những đặc trưng của nam tính lẫn nữ tính, trong khi "ái nam ái nữ" trong tiếng Việt thường đề cập đến xu hướng tình dục. Có thể dịch thành "phi giới tính" hoặc "nam lẫn nữ tính". Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:30, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12:
Đã thực hiện! Hongkytran (thảo luận) 00:47, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12:
Bình luận: @CalCoWSpiBudSu: Thư mục chỉ có vài quyển sách thì không cần chia cột làm gì đâu bạn, nó làm giảm tính thẩm mỹ cho bài thôi. Theo tôi thì khi nào chú thích khoảng 10 nguồn trở lên thì có thể chia cột. Với cả, việc bạn sửa năm xuất bản sách khiến cho các chú thích rút gọn trong bài này không trỏ đến mục tiêu, hy vọng trước khi sửa thì bạn lưu ý việc này. Squirrel (talk) 07:07, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
đã chỉnh lại, cảm ơn bạn nà. – CalCoWSpiBudSu (thảo luận) 07:47, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến "London" bạn nên sửa thành "Luân Đôn" vì là tên thông dụng trong tiếng Việt. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 19:35, ngày 11 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12:
Đã thực hiện! Hongkytran (thảo luận) 01:12, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12:
- Nhận xét: Một nhân vật hư cấu trong trò chơi Genshin Impact. Một sự pha trộn giữa 'tự viết' và 'dịch'.
- Người nhận xét: Inteyvat (thảo luận) 18:10, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý Phần mở đầu quá ngắn. Đề nghị bạn viết thêm hoặc dịch phần mở đầu từ bên En về. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:02, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mới thấy tác giả có viết thêm đoạn intro. Tuy nhiên, đề nghị phải tiếp tục mở rộng gấp đôi đoạn intro so với ở thời điểm hiện tại. Tôi đối chiếu với BVT bên En và Zh thì thấy đoạn intro bên họ thì ngon lành hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:18, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ngon lành hơn chỗ nào cơ, vì nó dài hơn? Cộng thêm việc bê đoạn mở đầu từ en và zh sẽ bị trùng thông tin (và tôi không biết cách xử lý như thế nào, nếu bạn có ý khác hay hơn vì hãy góp ý) – Inteyvat (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Bạn cứ thử dịch hết đoạn mở đầu. Đôi khi mở đầu cần hai đến ba đoạn là chuyện bình thường. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:14, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Inteyvat Tôi nhất trí với Nguyentrongphu, có lẽ thái độ trả lời của bạn như không muốn tiếp thu ý kiến của chúng tôi vậy. Đã là bài dịch thì phải dịch full, gồm cả nội dung và nguồn (riêng nguồn tiếng Anh có thể châm trước, nhưng cần phải dịch nguồn tiếng Trung). Đấy là yêu cầu tối thiểu cần phải được đáp ứng. Nếu chỉ chọn mỗi bài bên en thì có thể dịch bên en là đủ, nhưng vì bạn nói rằng dịch cả bản Trung và bên tiếng Anh, nên bắt buộc phải dịch full hết toàn bài từ tiếng Trung, đồng thời đối chiếu hai bản tiếng Trung và tiếng Anh, xem bản tiếng Anh có ý nào mà bản tiếng Trung chưa có thì bổ sung nốt. – Jimmy Blues ♪ 12:34, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hình như bài chỉ được dịch từ En + tự viết thêm. Tuy nhiên, so với Zh thì vẫn thiếu kha khá thông tin. Do đó, đề nghị bạn Inteyvat tự viết thêm cho bài viết đầy đủ thông tin hơn từ các nguồn đã có hoặc tìm thêm nguồn để viết. Không nhất thiết phải dịch từ Zh, tự viết thêm cũng ok. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Lưu ý, tôi có quyền đối chiếu với các phiên bản Wikipedia khác để xem bài viết đã được viết đầy đủ thông tin hay chưa. Bạn có thể dịch thêm hoặc tự viết thêm (cách nào cũng ok). Còn nếu đã là bài dịch thì bắt buộc là phải dịch đầy đủ (ví dụ, nếu có dịch từ En thì phải dịch cho hết). Đó là quan điểm đó giờ của tôi. Tôi không đồng ý với hành vi dịch xong rồi tự cắt xén, trừ phi có lý do để cắt xén. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Phần intro có nhiệm vụ tóm tắt thông tin toàn bộ bài. Phần intro của bạn hiện tại là chưa đầy đủ ý tóm tắt. Bạn ngoan cố không nghe thì phiếu chống tôi vẫn cứ giữ, thế nhé. Tôi không có time thảo luận dài dòng. Trùng là như thế nào? Bạn tự đối chiếu với phiên En và Zh rồi xem câu nào còn thiếu thì bổ sung thêm, có gì khó? Bạn không đủ khả năng tự viết 1 cái intro ra hồn thì cứ xóa hết rồi dịch intro 100% từ bên En về là ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:10, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- So với phiên bản Zh tôi thấy thiếu kha khá thông tin đấy. Ví dụ, phần "đón nhận" cho "thiết kế nhân vật" và "tiểu sử nhân vật" đâu? Còn thiếu nhiều... Không nhất thiết phải dịch từ Zh. Bạn có thể tự viết thêm dựa trên nguồn sẵn có hoặc tìm thêm nguồn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:39, ngày 13 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ngon lành hơn chỗ nào cơ, vì nó dài hơn? Cộng thêm việc bê đoạn mở đầu từ en và zh sẽ bị trùng thông tin (và tôi không biết cách xử lý như thế nào, nếu bạn có ý khác hay hơn vì hãy góp ý) – Inteyvat (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mới thấy tác giả có viết thêm đoạn intro. Tuy nhiên, đề nghị phải tiếp tục mở rộng gấp đôi đoạn intro so với ở thời điểm hiện tại. Tôi đối chiếu với BVT bên En và Zh thì thấy đoạn intro bên họ thì ngon lành hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:18, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý Nhất trí với ý kiến của Nguyentrongphu, bài dịch từ GA ko chỉ dịch thiếu mà còn sắp xếp đề mục lộn xộn. Lâu lắm rồi mới thấy một bài dịch từ GA cẩu thả đến vậy. Jimmy Blues ♪ 07:04, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Bạn nên chỉ rõ hơn sự "lộn xộn" mà bạn nhắc tới, nói chung chung vậy người viết không thể biết mà sửa được – I So bad 13:51, ngày 10 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Đơn giản là tôi Thân chào, tôi đã thấy bạn Inteyvat đã có những thay đổi đáng kể lên bài viết. Mà trước tôi đã từng nhắc một số bạn rồi, haizz lại phải nhắc lại vậy: các bạn muốn được phản hồi ý kiến nhanh thì nhớ tag người nêu ý kiến vào, chứ cứ im ỉm sửa bài chả nhắn gì thì lúc hết hạn đề cử chẳng trách được ai được đâu.
- Nếu để nhận xét về bài viết mà người đề cử miêu tả là "sự pha trộn giữa 'tự viết' và 'dịch'", haizz, tôi thấy bài này đúng là nửa nạc nửa mỡ, dịch chả ra dịch mà tự viết cũng chẳng ra tự viết. Bố cục bài hiện tại tuy là na ná bên en, nhưng phần nội dung+nguồn thì lại như trộn lẫn các nguồn nhiều thứ tiếng khác nhau, thành ra cực kỳ khó lấy cơ sở để mà đánh giá nội dung bài. Trước đây đã có tiền bối (hình như là Nguyentrongphu hay một bác nào đó) đã từng bình luận, mà thực ra nếu hoạt động trên wikipedia đủ lâu cũng có thể tự rút ra được: thông thường hầu như mọi editor để lấy kinh nghiệm tự viết bài chất lượng thì đều bắt đầu từ các bài dịch trước, sau khi dịch được nhiều bài và nắm được cách xây dựng bố cục, hành văn thông thạo rồi mới bắt đầu tự xây dựng bài của riêng mình. Những người tự viết giỏi nhất mà tôi biết hiện nay như bạn Sóc (TheSquirrel1432), Nguyenmy2302,... và nhiều bạn nữa đều theo con đường này. Ấy là chưa kể nghi vấn độ chính xác của các bản dịch nguồn là bao nhiêu %, vì tôi chả tin một người cùng lúc có thể thông thạo được cả tiếng Anh, tiếng Việt, Trung, Hàn, Nhật... (may ra có bạn Sóc là trường hợp ngoại lệ)
- Rồi chưa kể nhiều vấn đề khác nữa. Haizz, tôi đành tạm lấy bài GA được xây dựng tương đối chỉn chu để đối chiếu và vừa mới được bầu sao gần đây (2024), còn BVT bên tiếng Trung thì không chọn vì không thạo tiếng:
- Mục Thiết kế --> Sáng tạo và xây dựng nhân vật (tương đương mục "Creation and design"). Nhớ bổ sung nguồn+nội dung tương đương bên en.
- Mục Cốt truyện --> Xuất hiện (tương đương mục "Appearances"), "Storyline" thì mới dịch là "cốt truyện" chứ. Nhớ bổ sung nguồn+nội dung tương đương bên en.
- Ở mục "đón nhận", nhớ bổ sung nguồn+nội dung tương đương bên en.
- Phần chia nguồn sơ cấp và thứ cấp để làm gì, sao không đẩy thẳng lên phần chú thích mà lại dẫn gián tiếp qua link ở phần chú thích? Cách này tôi chỉ thấy áp dụng với những tài liệu hoặc sách thôi (khi mà nhiều trang trong sách được lặp lại trong bài) chứ tôi chưa thấy ai làm thế với các nguồn web cả. Đề nghị sửa lại cách dẫn nguồn như các bài viết bình thường khác (tham khảo bài Natsu Dragneel, Lucy Heartfilia...)
- Phần intro không cần nguồn vì sau các mục trong bài sẽ có ghi nguồn kiểm chứng bên cạnh.
- Dấu gạch dài (—) không có trong văn phong tiếng Việt. Đề nghị diễn đạt lại các câu có dấu này.
- Xóa nguồn Sinh viên Việt Nam vì chẳng có liên quan gì.
- Nguồn HoYoverse có vấn đề về độ đáng tin cậy. Nên bỏ khỏi bài.
- To be continued... – Jimmy Blues ♪ 16:48, ngày 10 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Mục Thiết kế tôi giữ nguyên
- Cốt truyện => Thể hiện, và thêm tiểu mục "Cốt truyện". Một vài thông tin bên en tôi đã truy cập nguồn và chẳng thấy nói đến trong nguồn, như đoạn chiều cao
- Đã sửa, về phần thêm nội dung thì tôi không chắc, viết dài nó lan man
- Một vài thông tin tôi đã đẩy lên để làm đoạn mở đầu, đồng nghĩa với việc sẽ không có nguồn phía dưới, giữ nguyên.
- Dấu — ở đâu cơ
- Đã xóa
- Nguồn HoYoverse thuộc miHoYo, giữ nguyên – Inteyvat (thảo luận) 11:55, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Tôi đã thấy bài đã có tiến bộ, nhưng sao một số ý kiến bạn vẫn không đón nhận để thay đổi nhỉ?
- 1. đẩy nguồn ở phần mở bài (gồm cả trong bảng nữa) xuống phần thân bài, bây giờ đa số các bài GA bên en và cả BVT bên vi cũng đã trình bày theo kiểu này (theo góp ý của bạn Sóc - TheSquirrel1432 ở một bài viết ứng cử của tôi). Cái này liên quan đến mặt thẩm mỹ để trình bày đẹp hơn.
- 2. Về trình bày nguồn, tôi thấy gần như tất cả đều là nguồn web, chẳng có nguồn nào là nguồn sách cả. Đề nghị lần nữa: Thay hết các chú thích có mã {{Sfnp}} cuối câu bằng mã {{chú thích web}} như mọi bài viết bình thường khác, cần điền các tham số ở bản mẫu chú thích web thì bạn chép nguyên ở mục nguồn. Xong hết rồi xóa mục ấy đi.
- VD: {{Sfnp|Moore|2023}} --> {{Chú thích web|url=https://gamerant.com/genshin-impact-furina-human-resilient-strong-female-character/|tiêu đề=Why Genshin Impact's Furina sets an example as a female character|họ=Moore|tên=Blade|ngày=2023-11-19|website=Game Rant|ngôn ngữ=en|url-status=live}}. Các nguồn khác làm tương tự (kể cả các nguồn chú thích video)
- 3. Đừng có dịch mục "Appearances" thành "Thể hiện" chứ?!! Nếu dịch "Thể hiện" người đọc là tưởng nhầm là nói đến các diễn viên lồng tiếng (potrayal). Hãy dịch là "xuất hiện" có vấn đề gì đâu?
- 4. Số nguồn trong bài hiện là 25 bằng với bên en, nhưng thực tế là do bài chêm nguồn từ tiếng Trung, nguồn video..., còn các nguồn ở bài bên en thì thiếu nhiều lắm, cần đối chiếu bổ sung nốt. Lý do thì như tôi đã chỉ ra ở trên rồi, người ta thường dịch sẵn theo sườn bài bên en rồi sau tự phát triển tốt hơn bên đó (tựa như xây phần gốc rồi tới ngọn), còn bạn thì xây phần ngọn trước thì phải bổ sung gốc sau, sẽ cực hơn đấy.
- 5. Cần Việt hóa từ "gameplay", nếu tôi hiểu thì có thể dịch là "Lối chơi" (?!!).
- 6. Phần chú giải thuật ngữ đang bị đưa lẫn vào phần chú thích. Tách riêng hai mục chú thích và chú giải ra.
- 7. Một số địa danh/thuật ngữ trong game cần ghi tên tiếng Anh bên cạnh để người đọc dễ tra cứu, VD: Thủy Thần (Hydro Archon).
- To be continued... Cần lắm các bạn viết bài tốt về game như @Nguyenmy2302, @TheSquirrel1432 nêu ý kiến nữa, chứ ca này có vẻ khó cứu khỏi rớt cử đấy.
- – Jimmy Blues ♪ 10:01, ngày 16 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Tôi đã thấy bài đã có tiến bộ, nhưng sao một số ý kiến bạn vẫn không đón nhận để thay đổi nhỉ?
- @Mintu Martin Bạn nên chỉ rõ hơn sự "lộn xộn" mà bạn nhắc tới, nói chung chung vậy người viết không thể biết mà sửa được – I So bad 13:51, ngày 10 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý Đề mục được sắp xếp khá lộn xộn, dịch thiếu. Tôi nghĩ bài này cần phải được tu sửa nhiều. Tuyết ❄️Yuki Shiromita ✨ 04:42, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Đây không phải bài dịch, và "sắp xếp khá lộn xộn" cụ thể như thế nào như thế nào mời bạn chỉ rõ được không? Trước mắt tôi thấy bài ổn và không có vấn đề gì, hoặc có mà tôi bị mù – Inteyvat (thảo luận) 08:03, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Thì ra là hùa theo cái người dịch "university press" thành cái gì đó liên quan đến báo chí. – Inteyvat (thảo luận) 12:37, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
Ý kiến Có nhất thiết phải tách bạch phần Chú thích và Nguồn, rồi lại phân ra tiếp nguồn sơ cấp và thứ cấp không nhỉ? – T H V B (THVĩnhBiệt) 04:25, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Theo tôi là cần, còn nếu bạn cho rằng là không cần và rườm rà hoa lá hẹ, mời bạn chỉ ra lý do – Inteyvat (thảo luận) 10:04, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Thật ra tôi chỉ thắc mắc vấn đề đó thôi, bởi vì trong các lĩnh vực tôi biên soạn chưa thấy một bài nào trình bày phần tham khảo như bài của bạn cả. Nhưng nếu bạn vẫn muốn trình bày như thế thì bạn có thể tham khảo bài này để định dạng lại gọn gàng hơn nhé. – T H V B (THVĩnhBiệt) 07:00, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Theo tôi thì chỉ dùng chú thích rút gọn trỏ mục tiêu {{sfnp}} đối với các nguồn sách và tập san học thuật khi dùng nhiều trang trong một bài viết (các nguồn kiểu này không nên chú thích đầy đủ trong thẻ ref vì dẫn đến lặp lại mỗi lần cho số trang khác nhau và khó đồng bộ mỗi khi sửa chữa). Đối với các bài đăng online thì đại đa số đều chú thích đầy đủ trong thẻ ref vì 99.5% chỉ có 1 trang duy nhất và không trùng lặp. Nếu toàn là nguồn online với số lượng ít thì bạn cũng không nên chú thích rút gọn vì không chỉ dài dòng phần Chú thích mà trải nghiệm kiểm chứng sẽ phức tạp hơn: di chuột vào số chú thích, rồi lại phải di thêm con chuột nữa vào chú thích rút gọn để hiện chú thích đầy đủ. Bạn chỉ dùng chú thích rút gọn cho nguồn 1 trang khi mà gần hết số chú thích đều là rút gọn (từ sách/tập san học thuật) và chỉ có số ít là chú thích nguồn 1 trang thôi. – Squirrel (talk) 20:06, ngày 21 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Thật ra tôi chỉ thắc mắc vấn đề đó thôi, bởi vì trong các lĩnh vực tôi biên soạn chưa thấy một bài nào trình bày phần tham khảo như bài của bạn cả. Nhưng nếu bạn vẫn muốn trình bày như thế thì bạn có thể tham khảo bài này để định dạng lại gọn gàng hơn nhé. – T H V B (THVĩnhBiệt) 07:00, ngày 12 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- Theo tôi là cần, còn nếu bạn cho rằng là không cần và rườm rà hoa lá hẹ, mời bạn chỉ ra lý do – Inteyvat (thảo luận) 10:04, ngày 6 tháng 5 năm 2025 (UTC)
Bình luận: Đây là UCVBVT, một trong những điều kiện để trở thành BVT là giải quyết các vấn đề của lá phiếu chống. Tôi thấy người cho phiếu chống nên chỉ rõ vấn đề trong bài, lộn xộn như thế nào, từ đó người viết có hướng xử lý. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 13:58, ngày 10 tháng 5 năm 2025 (UTC)
- @Hide on Rosé Trước mắt Mintu đã lên chi tiết vấn đề @Inteyvat Mong bạn nhanh giải quyết – I So bad 01:45, ngày 11 tháng 5 năm 2025 (UTC)