![]() |
|

Quy trình đề cử
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
![]() |
{{OK}} | Đồng ý |
![]() |
{{OK?}} | Bài viết còn vấn đề |
![]() |
{{YK}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
- Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốt và danh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
- Nhận xét: Lịch sử thế giới (hay còn gọi là lịch sử loài người và lịch sử nhân loại) là ghi chép về hành trình phát triển của nhân loại từ thời tiền sử cho đến hiện tại. Bài được dịch từ GA bên enwiki, đánh dấu bài viết mang tính hàn lâm đầu tiên và cũng là duy nhất trong sự nghiệp Wikipedia của mình. Nó cũng lên sóng BCB hôm nay (tức ngày 17 tháng 2). Thực sự mình đã tiêu tốn gần 1 triệu VND (hơi chát với một người không dư dả về tiền nong như mình) để tậu về ba cuốn sách hết sức quan trọng về lịch sử Homo sapiens gồm Nexus: A Brief History of Information Networks from the Stone Age to AI (Yuval Noah Harari), Guns, Germs, and Steel: The Fates of Human Societies (Jared Diamond) và A History of Warfare (John Keegan). Ba quyển vừa đề cập đã giúp mình rất nhiều trong việc trau dồi vốn từ, tra cứu thuật ngữ chuyên môn, cải thiện khả năng hiệu chỉnh văn phong, v.v.. Nói chung bài viết vẫn còn nhiều sạn nên mong mọi người nhiệt tình góp ý để cải thiện chất lượng của nó hơn nữa nha 😊😊
- Người nhận xét: Hongkytran (thảo luận) 09:12, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến wow. Hai bài viết cơ bản đề cử bài chất lượng cao cùng một lúc. Mình sẽ vất vả lắm đây.
- Dù sao thì về bài viết này bạn Hongkytran có thể thêm Bản mẫu:Lịch sử loài người vào đầu trang nhé. Giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về lịch sử loài người. Với cả mình đã thêm bản mẫu{{UCVBVT}} vào trang thảo luận rồi nhé. ChopinTheChemistTrò chuyện 16:28, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Bạn cần đánh tham số ngôn ngữ tiếng Anh cho toàn bộ thư mục, và việt hóa tên bản mẫu chú thích. Naver là nguồn bách khoa tổng hợp hạng ba, bạn nên thay nguồn khác. Squirrel (talk) 07:56, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến (1) Nên sửa "Đế chế" thành "Đế quốc", ví dụ "Đế chế Mông Cổ" → "Đế quốc Mông Cổ". "Đế chế" dùng để đến một hệ thống cai trị chuyên chế do một hoàng đế đứng đầu. "Đế quốc" để chỉ một quốc gia do một vị hoàng đế (hoặc các tước vị tương đương) đứng đầu. Trong bối cảnh này thì sử dụng "đế quốc" sẽ phù hợp hơn. (2) Ngoài ra thì hình như ngày xưa các thành viên chuyên sử có thống nhất là dùng tên gốc, hoặc phiên âm tên gốc của các nhân vật lịch sử, thay vì dùng tên tiếng Anh mặc dù tên tiếng Anh phổ biến hơn (nhưng tôi không nhớ thảo luận chỗ nào nữa): Ví dụ Aristotle → Aristoteles, Trajan → Traianus, Constantine I → Constantinus I. Leeaan (thảo luận) 09:08, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Ưu tiên dùng tên theo nguồn hàn lâm tiếng Việt. Nếu nguồn hàn lâm tiếng Việt dùng tên tiếng Anh thì chúng ta sẽ dùng theo tên tiếng Anh. Nếu như không có nguồn hàn lâm tiếng Việt dùng tên đó thì giữ tên gốc. Khoảng năm 2010, nguồn hàn lâm tiếng Việt ít ỏi nên nhiều tv thời đó đã quyết định dùng tên gốc cho nhiều nhân vật châu Âu. Thời nay có nhiều nguồn hàn lâm hơn thì sẽ khác. Wikipedia luôn tuân theo tôn chỉ là viết theo nguồn mạnh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:42, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ta nên thống nhất một cách để tên chung. Chứ nếu ví dụ bài về Jean I của Pháp thì có sách tiếng Việt xài tên tiếng Anh nên ta đặt theo là “John I của Pháp”, sang đến François I của Pháp lại vẫn giữ nguyên tên tiếng Pháp, vì chưa có sách tiếng Việt nào nhắc đến ông này chẳng hạn, thì nó cứ lộn xộn, không thống nhất, không biết đường nào mà lần. Bạn thấy đúng không? – Leeaan (thảo luận) 18:58, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Giống tên anime thôi. Một số anime để tên gốc, còn một số anime để tên tiếng Việt (tùy theo có bản quyền ở VN hay không). SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 00:50, ngày 19 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ta nên thống nhất một cách để tên chung. Chứ nếu ví dụ bài về Jean I của Pháp thì có sách tiếng Việt xài tên tiếng Anh nên ta đặt theo là “John I của Pháp”, sang đến François I của Pháp lại vẫn giữ nguyên tên tiếng Pháp, vì chưa có sách tiếng Việt nào nhắc đến ông này chẳng hạn, thì nó cứ lộn xộn, không thống nhất, không biết đường nào mà lần. Bạn thấy đúng không? – Leeaan (thảo luận) 18:58, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Leeaan Ưu tiên dùng tên theo nguồn hàn lâm tiếng Việt. Nếu nguồn hàn lâm tiếng Việt dùng tên tiếng Anh thì chúng ta sẽ dùng theo tên tiếng Anh. Nếu như không có nguồn hàn lâm tiếng Việt dùng tên đó thì giữ tên gốc. Khoảng năm 2010, nguồn hàn lâm tiếng Việt ít ỏi nên nhiều tv thời đó đã quyết định dùng tên gốc cho nhiều nhân vật châu Âu. Thời nay có nhiều nguồn hàn lâm hơn thì sẽ khác. Wikipedia luôn tuân theo tôn chỉ là viết theo nguồn mạnh. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:42, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist, TheSquirrel1432, và Leeaan:
Đã thực hiện Hongkytran (thảo luận) 16:04, ngày 22 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist, TheSquirrel1432, và Leeaan:
Ý kiến Bài có Lỗi không có mục tiêu Harv và Sfn, theo như đang thấy ở thể loại ẩn. Phạm Ngọc Phương Linh ♥
(T • C • CA • L • B • UR) 00:35, ngày 24 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Hide on Rosé: Bạn có thể nêu cụ thể thêm lỗi ấy nằm ở đâu được không ạ! Mình đã rà soát qua mà vẫn thấy bình thường 😊 Hongkytran (thảo luận) 09:02, ngày 24 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Một trong những bài hát hay nhất năm 2024, đến từ album phòng thu thứ sáu của Charli XCX, Brat. Đây là một bài hát mình khá là thích nên đã quyết định dịch từ bài GA bên enwiki. Lần đầu mình ứng cử cho bài viết tốt nên mọi người đóng góp ý kiến mạnh tay lên nhé.
- Người nhận xét: Imacharlixcxfan (thảo luận) 07:33, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến @Imacharlixcxfan: Bài chưa được liên kết ngôn ngữ! Hongkytran (thảo luận) 10:05, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Mấy cái này thì bot có thể tự quét và thêm vào sau được – I So bad 13:11, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: Bot nào đang làm cái này? Dang (thảo luận) 02:00, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Không có bot nào đang làm cả, nhưng có các IP vô danh với đóng góp tốt giúp ở bên Wikidata. Qua tôi đang dịch dở bài, có một proxy VN giúp liên kết ngoại ngữ cho tôi. Phạm Ngọc Phương Linh ♥
(T • C • CA • L • B • UR) 00:37, ngày 24 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Không có bot nào đang làm cả, nhưng có các IP vô danh với đóng góp tốt giúp ở bên Wikidata. Qua tôi đang dịch dở bài, có một proxy VN giúp liên kết ngoại ngữ cho tôi. Phạm Ngọc Phương Linh ♥
- @Đơn giản là tôi: Bot nào đang làm cái này? Dang (thảo luận) 02:00, ngày 18 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Mấy cái này thì bot có thể tự quét và thêm vào sau được – I So bad 13:11, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Imacharlixcxfan: Bạn cần thêm trường language cho toàn bộ các nguồn. I So bad 13:11, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xong. – Imacharlixcxfan (thảo luận) 05:55, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Imacharlixcxfan Bạn chú ý đẩy các template ở phần "chú thích" xuống cuối bài, tên mục "chú thích" --> "ghi chú", tránh nhầm lẫn với các chú thích ở mục "tham khảo", đồng thời chia cột ở phần "tham khảo". Ngoài ra cần sử dụng IABot để archive toàn bộ các nguồn trong bài. Mấy hôm nữa nếu rảnh tôi sẽ dò bài kĩ hơn về mặt văn phong/ngữ pháp. – Jimmy Blues ♪ 14:27, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin Đã xong. Đã dùng IABot để archive nguồn – Imacharlixcxfan (thảo luận) 05:30, ngày 13 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Imacharlixcxfan Bạn chú ý đẩy các template ở phần "chú thích" xuống cuối bài, tên mục "chú thích" --> "ghi chú", tránh nhầm lẫn với các chú thích ở mục "tham khảo", đồng thời chia cột ở phần "tham khảo". Ngoài ra cần sử dụng IABot để archive toàn bộ các nguồn trong bài. Mấy hôm nữa nếu rảnh tôi sẽ dò bài kĩ hơn về mặt văn phong/ngữ pháp. – Jimmy Blues ♪ 14:27, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Xong. – Imacharlixcxfan (thảo luận) 05:55, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Năm điều ngự thệ là một tuyên bố của Thiên hoàng Minh Trị về các tôn chỉ, chính sách cho quá trình duy tân, hiện đại hóa của Nhật Bản vào thời kỳ Minh Trị. Văn bản có giá trị quan trọng trong lịch sử Nhật Bản và có thể được coi là hiến pháp đầu tiên của Nhật Ban. Bài viết được dịch từ BVT bên enwiki, mình đã bổ sung nguyên văn tiếng Nhật và sửa lại phần trích dẫn. Mời mọi người nhận xét!
- Người nhận xét: Dotruonggiahy12 (thảo luận) 21:18, ngày 6 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý Căn cứ theo phần "đọc thêm" sẵn có, bài này tôi nghĩ còn có thể mở rộng bằng cách khai thác thêm không chỉ ở mục này mà còn thông qua Google Books và Google Scholar. Đề mục đặt là "Nguồn gốc và ảnh hưởng" nhưng chẳng thấy rõ "ảnh hưởng" ở đâu (xã hội, văn hóa, kinh tế,...). Các trích dẫn nguyên văn bài ngự thệ và phần Xét cho cùng, "hội nghị" và "công luận"... dài nhưng thiếu sự diễn giải từng câu từng chữ dẫn đến khó hiểu đối với độc giả chưa có khái niệm về đề tài. Ngoài ra, bên enwiki còn có các tag dọn dẹp trong hàng nhưng đem về đây thì chỉ bị xóa đi mà không sửa chữa hoặc giải thích. Squirrel (talk) 15:13, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Cảm ơn nhận xét của bạn. Mình đã mở rộng phần ảnh hưởng, nguồn gốc và cung cấp phân tích về nội dung của bài ngự thệ. Mong bạn tiếp tục nhận xét. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 23:31, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12: Bạn cứ tiếp tục mở rộng bài viết, tôi thấy còn nhiều tài liệu viết về đề tài này trên internet mà có lẽ bạn còn chưa khai thác (nhiều trong số đó hoàn toàn có thể tra cứu miễn phí) như đây và đây. Chưa nói đến trong Wikipedia Library cũng có nhiều nguồn tài liệu viết về chủ đề này. Tôi chỉ xem xét gạch phiếu nếu như có ít nhất 3 phiếu đồng ý cho rằng bài đã được viết đầy đủ và không còn vấn đề nữa theo WP:DANHGIA. Cũng sẵn nói luôn rằng không phải bài GA nào của enwiki dịch về đều có thể mặc định xem xét gắn sao ở BVT ở viwiki. Bài này thuộc dạng GA "thời cổ đại" từ đầu năm 2007, thời viết qua loa lôm côm cũng được review gắn sao, và sau ngần ấy thời gian thì tiêu chuẩn chất lượng đã tăng lên rất nhiều. Nếu bạn muốn đem nó về đây ứng cử thì bắt buộc bạn phải tự mở rộng cập nhật so với bản gốc trừ khi bạn chứng minh được bài không còn khả năng cải thiện được nữa. – Squirrel (talk) 02:16, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Cảm ơn nhận xét của bạn. Mình đã mở rộng phần ảnh hưởng, nguồn gốc và cung cấp phân tích về nội dung của bài ngự thệ. Mong bạn tiếp tục nhận xét. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 23:31, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý Như trên. Bài này được gắn sao vào năm 2007. Chất lượng là kém so với chất lượng của hiện tại. Bài này tôi đánh giá chất lượng hiện tại là B hoặc thậm chí là C. Cần mở rộng nhiều lắm mới mong đạt tới chất lượng BVT. Tôi nghĩ sẽ phải tốn tiền mua tư liệu (sách) nếu muốn bài đạt chất lượng BVT hoặc BVCL. Nguồn free trên mạng chưa chắc gì khai thác được hết thông tin về chủ thể. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:44, ngày 12 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nguyentrongphu VN chứ ko phải Mỹ, ko phải sách gì kiếm là có đâu nhe - Vô ngã (Vô thường) 02:13, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Thành viên:TUIBAJAVE Thời đại 4.0 rồi bạn. Mua ebook qua mạng được mà? Chỉ cái là hơi tốn kém thôi. Bài bánh mì Việt Nam mất khoảng 1-2 củ để đầu tư tài liệu để viết đấy, không phải chuyện dễ. 1 bài tự viết chất lượng vừa phải tốn công lẫn tốn tài chính. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 03:16, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nguyentrongphu VN chứ ko phải Mỹ, ko phải sách gì kiếm là có đâu nhe - Vô ngã (Vô thường) 02:13, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
Ý kiến bạn ứng cử là phải vào trang thảo luận của bài đính thêm bản mẫu UCVBVT - Vô ngã (Vô thường) 03:05, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Mình đã bổ sung – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 15:15, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến mọi bài viết phần mở bài quan trọng lắm. đôi khi nó cô đọng luôn cả bài. phần mở bài của bạn ko cho thấy bài viết có trọng tâm gì. nó chỉ giới thiệu thông tin chủ đề là gì nhưng ko cho thấy vai trò, chức năng - Vô ngã (Vô thường) 03:06, ngày 7 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Mình đã sửa lại mở bài. Mong bạn tiếp tục nhận xét. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 23:32, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @Dotruonggiahy12: Tại sao các nhân vật được gọi bằng tên thay vì họ? NHD (thảo luận) 23:33, ngày 9 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Đã sửa lại. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 04:21, ngày 10 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Ý kiến cuốn sách: Akamatsu, Paul (1972). Meiji 1868: Revolution and Counter-Revolution in Japan. nó là sách tiếng Anh chứ có phải tiếng Nhật đâu - Vô ngã (Vô thường) 15:37, ngày 16 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- nguồn trong bài viết tốt enwiki khá thiên vị, toàn là sách tiếng Anh. một trong những điều quan trọng với nước Nhật trong buổi đầu canh tân mà ko thấy trích tài liệu tiếng Nhật - Vô ngã (Vô thường) 15:39, ngày 16 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- bài này tuy là BVT bên en nhưng đúng là nó đã lỗi thời rồi, với mặt bằng chung BVT bây giờ kể cả bên en kể cả viwiki khó mà dịch lại rồi ứng cử theo kiểu "giá trị ngang nhau" được. mình thấy bài bên wiki tiếng Nhật rất dài mặc dù không phủ đầy chú thích cho thấy tiềm năng bài này có thể mở rộng. nếu cho rằng bài đáp ứng nội dung căn bản thì hình như đã ko phù hợp. mình e bạn phải làm bài này tốt hơn nữa - Vô ngã (Vô thường) 02:19, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Mình không biết tiếng Nhật, nên chỉ tập trung khai thác tài liệu tiếng Anh :( Mong một bạn nào đó biết tiếng Nhật và có hứng thú với chủ đề giúp mình khai thác tài liệu tiếng Nhật. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 05:37, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Đã sửa lại. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 05:33, ngày 17 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- nguồn trong bài viết tốt enwiki khá thiên vị, toàn là sách tiếng Anh. một trong những điều quan trọng với nước Nhật trong buổi đầu canh tân mà ko thấy trích tài liệu tiếng Nhật - Vô ngã (Vô thường) 15:39, ngày 16 tháng 2 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Kinō Nani Tabeta? là một loạt manga Nhật Bản thuộc thể loại đời thường và nấu ăn do Yoshinaga Fumi sáng tác và minh họa. Nội dung tập trung kể về mối quan hệ giữa một cặp đồng tính nam ở độ tuổi trung niên sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản: Sáng đi làm, chiều về nấu và ăn cơm chung. Tôi biết đến manga này nhờ phim truyền hình chuyển thể trên Netflix (hiện đã gỡ xuống). Cả phim lẫn manga đều đem lại cảm giác giải trí và "chữa lành", rất đáng thưởng thức (không nên khi bụng đang đói). Bài viết được dịch từ bản GA của enwiki, song tôi đã bổ sung thêm phần "Sáng tác" và thông tin đón nhận về phim live action. Mời cộng đồng tham gia góp ý.
- Người nhận xét: Squirrel (talk) 18:26, ngày 4 tháng 2 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Bài viết rất tuyệt vời, nếu có thời gian tôi nhất định sẽ xem bộ phim này, vì cũng là một người đam mê ẩm thực. ^^ Jimmy Blues ♪ 01:37, ngày 24 tháng 2 năm 2025 (UTC)