Trang này không mang tính quy định hay hướng dẫn, mà chỉ dành để mô tả một số khía cạnh về quy phạm, thông lệ, kỹ thuật, hoặc thực tiễn của Wikipedia. Trang có thể phản ánh nhiều mức độ đồng thuận mang tính bất đồng với nhau.
Để tìm quyền truy cập tài khoản của bạn, vào Đặc biệt:Tùy chọn. Quyền của bạn được liệt kê trong tab Chung, phần Thông tin cơ bản ở mục "Thành viên của các nhóm".
Mức truy cập vào Wikipedia của một thành viên được xác định bằng những công cụ được trao cho thành viên của một nhóm người dùng.
Khi sửa trang, các thành viên không đăng ký sẽ nhìn thấy thông tin bên dưới xuất hiện:
Bạn hiện không đăng nhập. Sửa đổi theo cách này sẽ khiến cho địa chỉ IP của bạn bị ghi lại công khai. Nếu bạn đăng nhập hoặc tạo tài khoản, sửa đổi của bạn sẽ không hiển thị địa chỉ IP mà sẽ gán với tên thành viên của bạn, đồng thời nhận được nhiều lợi ích khác.
Ngoài các quyền trên, thành viên đã đăng nhập vào một tài khoản mới tạo chưa đến bốn ngày có thể tạo trang; gửi thư điện tử cho các thành viên khác nếu họ đã đăng ký một địa chỉ thư trong tùy chọn thành viên. Họ bắt buộc phải trả lời một CAPTCHA khi thêm một liên kết ngoài mới.
Thành viên tự động xác nhận (nhóm "autoconfirmed") là những thành viên Wikipedia đã có tài khoản và đã mở tài khoản từ 4 ngày trở lên và có từ 10 lần sửa đổi trở lên.
Bạn hiện không đăng nhập, vì vậy bạn không phải là thành viên tự xác nhậnTài khoản của bạn đã được xác nhậnchưa được xác nhận.
Các thành viên tự xác nhận, ngoài các quyền như thành viên mới, có thể thực hiện một số tác vụ như di chuyển trang, tải tập tin lên và sửa đổi trang bị hạn chế sửa đổi (bán khóa). Các thành viên tự xác nhận cũng không cần phải điền CAPTCHA khi thực hiện các sửa đổi.
Thành viên tự xác nhận có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:
Bạn hiện không đăng nhập, vì vậy bạn không phải là thành viên được xác nhận mở rộngTài khoản của bạn đã được xác nhận mở rộngđã được xác nhận mở rộngchưa được xác nhận mở rộng.
Thành viên được xác nhận mở rộng (hay thành viên kỳ cựu được xác nhận) (nhóm 'extendedconfirmed') là những thành viên Wikipedia đã đăng nhập, thực hiện các sửa đổi trên không gian Wikipedia từ 30 ngày và có 500 sửa đổi trở lên. Nhóm người dùng này sẽ được cấp quyền tự động khi tài khoản đủ 30 ngày, 500 sửa đổi.
Nhóm người dùng này vẫn được phép sửa đổi các trang thông thường như các thành viên tự xác nhận nhưng được phép sửa các trang khóa 30/500. Thành viên có quyền xác nhận mở rộng cũng có thể sử dụng công cụ Dịch nội dung để dịch bài. Quyền này cũng được trao tự động cho bảo quản viên, điều phối viên và bot. Xem Đặc biệt:Danh sách thành viên/extendedconfirmed để xem các người dùng thuộc nhóm này.
Người dùng được xác nhận mở rộng có thể thêm bản mẫu sau vào trang trang thành viên của mình:
Ngoài những quyền trên, thành viên thuộc nhóm người dùng "điều phối viên" (nhóm 'eliminator') được tin cậy cho việc sử dụng một số công cụ kỹ thuật quản lý nội dung như xóa trang, khóa trang.
Thành viên thuộc nhóm người dùng "bảo quản viên" (nhóm 'sysop') có thể cấm và bỏ cấm các thành viên; xóa và phục hồi trang; khóa và mở khóa trang; sửa đổi các trang bị khóa; xem các trang đã bị xóa, xem một số trang đặc biệt và cấp/rút các quyền riêng lẻ trong đây.
Thành viên thuộc nhóm người dùng "hành chính viên" (nhóm 'bureaucrat') có thể phong mức truy cập "bảo quản viên", "điều phối viên", "hành chính viên", "bot" và "người mở tài khoản" cho một thành viên, nhưng không thể hủy mức truy cập "bảo quản viên", "hành chính viên"
Thành viên trong nhóm người dùng này (nhóm 'rollbacker') có thể lùi sửa các phiên bản dùng tính năng rollback. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.
Thành viên trong nhóm người dùng này (nhóm 'patroller') có thể kiểm tra những sửa đổi do các thành viên tạo ra trong phần "thay đổi gần đây", phát hiện các sửa đổi có hại để loại trừ và đánh dấu "đã tuần tra" vào những sửa đổi hữu ích. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.
Các trang được tạo mới và các sửa đổi bởi thành viên trong nhóm người dùng 'autopatrolled' hoặc 'autoreviewer' sẽ được tự đánh dấu là đã tuần tra trong danh sách các trang mới cũng như các sửa đổi của họ. Họ cũng có thể sử dụng Twinkle và sửa các trang bị khóa đánh dấu tuần tra. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và điều phối viên.
Người dùng được cấp cờ kỹ thuật viên bản mẫu (nhóm templateeditor) được quyền sửa các trang bị khóa bản mẫu, cũng như có thể tạo và sửa thông báo sửa đổi. Khoá kỹ thuật viên bản mẫu chỉ nên được áp dụng cho các trang trong không gian tên bản mẫu và mô đun, cũng như một vài trang trong không gian tên Wikipedia. Quyền này nhằm cho phép các biên tập viên bản mẫu và lập trình viên mô đun có kinh nghiệm thực hiện sửa đổi mà không cần phải yêu cầu bảo quản viên thực hiện các sửa đổi cho họ. Quyền này được tự động cấp cho bảo quản viên.
Người dùng được trao quyền miễn cấm IP (nhóm 'ipblock-exempt') không bị ảnh hưởng bởi các tác vụ cấm tự động và các tác vụ cấm IP không đặt tùy chọn "chỉ cấm thành viên vô danh". Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên và bot.
Bảo quản viên giao diện (nhóm 'interface-admin') có khả năng sửa các thiết lập giao diện dùng chung CSS, JavaScript và JSON (các trang như MediaWiki:Common.js hoặc MediaWiki:Vector.css, hoặc các trang tiện ích liệt kê tại Đặc biệt:Tiện ích), các trang CSS/JS/JSON trong không gian tên thành viên khác, và các trang trong không gian tên MediaWiki. Bắt buộc phải có quyền truy cập của bảo quản viên giao diện, cũng như quyền truy cập của những nhóm có quyền undelete thì mới có thể xem các phiên bản đã bị xóa của những trang mà chỉ có thể được sửa đổi bởi nhóm này.
Người tải lên tập tin (nhóm 'uploader') có khả năng tải lên tập tin từ commons.wikimedia.org – tên miền thuộc WMF và là máy chủ lưu trữ hình của mọi wiki thuộc Wikimedia. Quyền này được sử dụng để tải các tập tin không tự do đã giảm độ phân giải từ các dự án khác theo quy định về nội dung không tự do.
Người được xem địa chỉ IP của tài khoản tạm thời
Thành viên trong nhóm người dùng này có quyền xem (các) địa chỉ IP
của tài khoản tạm thời.
Là một phần của dự án "Che giấu IP", các thành viên không đăng nhập sẽ được tự động tạo một tài khoản tạm thời khi sửa đổi. Điều này sẽ tự động ẩn đi địa chỉ IP của thành viên khi không đăng nhập. Thành viên có quyền này có thể nhấn vào nút "Hiện IP" để hiển thị địa chỉ IP sẽ được hiển thị trước khi dự án "Che giấu IP" được triển khai.
Thành viên được gán quyền "kiểm định viên" (nhóm 'checkuser') có thể xem địa chỉ IP mà một tài khoản người dùng nào đó sử dụng; tài khoản người dùng sử dụng một địa chỉ IP nào đó và xem nhật trình các yêu cầu như vậy.
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.
Thành viên thuộc nhóm người dùng "Giám sát viên" (nhóm 'suppress') có thể giấu vĩnh viễn một phiên bản của trang khỏi mọi người dùng và xem một nhật trình các tác vụ như vậy.
Mọi chức năng đều giống như bot, nhưng chỉ khác một chút là không tự động như cái tên của nó đã nói ra điều đó mà chạy thủ công. Có thể yêu cầu quyền này tại Wikipedia:Yêu cầu cấp quyền/Bot giả. Quyền này là quyền tạm thời và có thể tự gỡ sau khi xong việc.
Các nhóm thành viên khác
Các nhóm này hiện không có ai nắm trên Wikipedia tiếng Việt và không được sử dụng nhưng có trên các Wikipedia ở phiên bản ngôn ngữ khác hay là các quyền đặc biệt của cộng đồng Wikimedia được giới thiệu dưới đây.
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.
Nhóm người dùng này (nhóm 'reviewer') được sử dụng trong Wikipedia:Thay đổi đang chờ (FlaggedRevs). Thành viên thuộc nhóm này có thể xem xét và chấp nhận hoặc không chấp nhận sửa đổi của thành viên khác. Quyền này được trao tự động cho bảo quản viên.
Xem thêm: Đặc biệt:Danh sách thành viên/reviewer để xem các người dùng thuộc nhóm này.
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.
Quyền dùng công cụ đổi tên tập tin (nhóm 'filemover') cho phép người dùng thường xuyên làm việc với các tập tin có thể đổi tên chúng như cách di chuyển bài viết thông thường. Quyền này hiện chỉ có và được trao tự động cho bảo quản viên/điều phối viên.
Quyền dùng công cụ đổi tên trang (nhóm 'extendedmover') cho phép người dùng thường xuyên làm việc với các bài viết có thể đổi tên chúng mà không để lại trang đổi hướng. Quyền này hiện có và được trao tự động cho bảo quản viên, điều phối viên và bot.
Hiện Wikipedia tiếng Việt không có ai thuộc nhóm người dùng này.
Thành viên có quyền tạo tài khoản (nhóm 'accountcreator') không bị giới hạn 6 tài khoản một ngày cho mỗi IP và có thể tạo tài khoản cho chính họ mà không bị giới hạn. Thành viên thuộc nhóm này còn có thể vượt qua kiểm tra anti-spoof khi tạo tài khoản. Quyền này hiện chỉ có và được trao tự động cho bảo quản viên.
Người nhập trang và Người nhập trang giữa các wiki
Thành viên có quyền nhập trang (nhóm 'import') và nhập trang giữa các wiki (nhóm 'transwiki') có thể nhập các trang giữa các dự án Wikimedia khác với Wikipedia tiếng Việt bằng trang Đặc biệt:Nhập. Quyền này hiện chỉ có cho Bảo quản viên.
Các thành viên trong nhóm này có thể tạo, sửa đổi, kích hoạt, vô hiệu hóa và xóa bộ lọc sai phạm cũng như xem các bộ lọc riêng tư và nhật trình liên quan.
Các thành viên của nhóm này có thể xem các bộ lọc chỉnh sửa riêng tư và nhật trình liên quan. Quyền truy cập này cũng được cấp tự động cho bảo quản viên.
Đây là các quyền dành cho các thành viên quản lý các dự án của Wikimedia và là quyền toàn cục trên tất cả dự án và hệ thống các dự án của Wikimedia.
Tiếp viên
Thành viên thuộc nhóm người dùng "tiếp viên" (nhóm 'steward') có thể phong và tước quyền bất kỳ thành viên nào ở bất kỳ dự án wiki nào do Wikimedia Foundation điều hành. Những thành viên này chỉ có tại Meta. Nói chung, họ chỉ thực hiện tác vụ này khi ở một wiki nào đó không có thành viên nào có đủ quyền hạn để thực hiện. Điều này cũng bao gồm cả việc phong mức truy cập "bảo quản viên" tại những wiki chưa có bất kỳ ai là hành chính viên và tước các mức truy cập như vậy trên tất cả các wiki. Một nhật trình các tác vụ như vậy có thể tìm thấy ở meta:Special:Log/rights.
Từ tháng 9 năm 2014, công việc đổi tên người dùng vốn trước đó chỉ giao cho hành chính viên đã được chuyển sang tiếp viên và những người đổi tên toàn cục.
Có một số khu vực "phát triển" mà sự truy cập đến nó bị hạn chế và nó không cụ thể cho bất kỳ wiki nào. Mức truy cập để đăng SVN cho phép phiên bản lập trình của phần mềm MediaWiki có thể được sửa đổi, mức truy cập vào máy chủ công cụ (toolserver) cho phép các tải lên các ứng dụng và chạy chúng trên máy chủ công cụ và một số ít người có toàn quyền truy cập đến máy chủ mà ở đó Wikipedia và các dự án khác của Tổ chức Wikimedia đang đặt máy chủ.
Một danh sách các lập trình viên MediaWiki có thể xem ở mw:Developers.
Sáng lập viên
Thành viên thuộc nhóm người dùng "sáng lập viên" trước đây có thể phong và tước bất kỳ quyền nào của bất kỳ thành viên nào ở mọi dự án wiki, nhưng hiện tại chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa và không có quyền đặc biệt nào. Thành viên duy nhất của nhóm là Jimbo Wales.