Thích Nhật Từ | |
---|---|
Tên khai sinh | Trần Ngọc Thảo |
Pháp danh | Nhật Từ (日慈) |
Hoạt động tôn giáo | |
Tôn giáo | Phật Giáo |
Trường phái | Phật giáo Bắc Tông |
Tông phái | Thiền tông Lâm Tế đời thứ 41 |
Xuất gia | 1984 chùa Giác Ngộ |
Thụ giới | Tỳ kheo 1988 chùa Giác Ngộ |
Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tp. Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | |
18 tháng 6 năm 2022 – nay 2 năm, 315 ngày | |
Trưởng ban trị sự | HT. Thích Lệ Trang |
Tiền nhiệm | HT. Thích Thiện Tâm |
Kế nhiệm | Đương nhiệm |
Vị trí | Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh |
Ủy viên Thường trực Hội đồng trị sự kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Phật giáo Quốc tế Trung ương GHPGVN | |
Nhiệm kỳ | |
29 tháng 11 năm 2022 – nay 2 năm, 151 ngày | |
Chủ tịch Hội đồng trị sự | HT. Thích Thiện Nhơn |
Kế nhiệm | đương nhiệm |
Vị trí | Giáo hội Phật giáo Việt Nam![]() |
Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh | |
Nhiệm kỳ | |
2017 – nay | |
Viện trưởng | TLHT. Thích Trí Quảng |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Tên khai sinh | Trần Ngọc Thảo |
Ngày sinh | 1 tháng 4, 1969 |
Nơi sinh | Gò Vấp, Sài Gòn |
Giới tính | nam |
Học vấn | Tiến sĩ Triết học (2021) |
Quốc tịch | ![]() |
![]() | |
Thích Nhật Từ (sinh năm 1969) là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam, hiện tại là Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo Quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh,[1] Phó Viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng trị sự GHPGVN, trụ trì tại chùa Giác Ngộ (TP. HCM), chùa Quan Âm Đông Hải (Sóc Trăng), chùa Tượng Sơn (Hà Tĩnh), chùa Linh Xứng (Thanh Hóa). Ngoài các hoạt động Phật giáo và từ thiện, Thích Nhật Từ được truyền thông và mạng xã hội biết đến với các phát ngôn gây tranh cãi, các tố cáo liên quan đến chùa Ba Vàng[2], Tịnh thất Bồng Lai[3][4], và đoàn bộ hành Thích Minh Tuệ[5]. Thích Nhật Từ cũng được cho là sở hữu nhiều bằng "tiến sĩ danh dự":[6][7][8][9][10] từ nhiều trường đại học trên thế giới, trong đó có các tổ chức được coi là mua bán chức danh và văn bằng[11][12].
Tiểu sử
Thích Nhật Từ tên khai sinh là Trần Ngọc Thảo, sinh ngày 1 tháng 4 năm 1969 tại Sài Gòn. Ông xuất gia vào năm 1984 tại chùa Giác Ngộ với Hòa thượng Thích Thiện Huệ lúc 14 tuổi, thọ giới tỳ kheo năm 1988.
Theo như sơ yếu lý lịch[13] thì ông học ở trường THPT Trần Khai Nguyên từ năm 1985-1987. Năm 1992 ông học cử nhân Anh văn hệ vừa học vừa làm tại Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và tốt nghiệp năm 1994. Ông sang Ấn Độ du học năm 1995 và tốt nghiệp thạc sĩ triết học tại Đại học Delhi năm 1997. Sau đó ông lấy bằng tiến sĩ triết học năm 2001 tại Đại học Allahabad với luận văn là "A Comparative Study of Buddhist Ethics".[14]
Thích Nhật Từ là người sáng lập "Hội Ấn Tống đạo Phật ngày nay", "Hội Từ thiện đạo Phật ngày nay" và chủ nhiệm Đại Tạng kinh Việt Nam.
Tháng 12 năm 2010, ông được Giáo hội Phật giáo Việt Nam phong làm Thượng tọa.[15]
Tiến sĩ danh dự
Ông được các trường đại học sau trao bằng tiến sĩ danh dự:[6][7][8][9][10]:
- Đại học Phật giáo Mahamakut, Thái Lan, 2010
- Đại học Phật giáo Mahachulalongkorn, Thái Lan, 2016
- Đại học Apollos, USA, năm 2016. Trường này là một đại học online, đóng cửa vào năm 2024.[16] Năm 2024, báo Giáo dục Thời đại cho rằng đây là “lò sản xuất bằng cho người Việt thích sính ngoại”, và để nhận được những danh hiệu "tiến sĩ danh dự" và "giáo sư danh dự" của trường này, các cá nhân này đều phải chi trả một khoản tiền dưới hình thức tài trợ cho “Diễn đàn khoa học và kinh tế toàn cầu”. Mức phí đóng góp được ban tổ chức đưa ra rất đa dạng và lên tới gần 400 triệu/một trường hợp.[17] Đại học này cũng từng phong "tiến sĩ danh dự" cho các chức sắc khác ở Giáo hội Phật giáo Việt Nam và phong "giáo sư danh dự" cho bà Nguyễn Phương Hằng.[12]
- Đại học Swami Vivekanand Subhrati, Ấn Độ, 2019
- Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja, Cambodia, 2019
- Intemational University of Morality, USA, 2021[13] (bằng tiến sĩ danh dự của trường này có thể được nạp online với phí 500 đô la Mỹ[18])
Hoạt động hoằng pháp
Hoạt động từ thiện
Thượng tọa Thích Nhật Từ sáng lập Hội từ thiện Đạo Phật Ngày Nay (2000). Trong đợt dịch cao điểm COVID-19 tại Việt Nam, quỹ này có nhiều hoạt động từ thiện: tặng các suất cơm, thực phẩm và nhu yếu phẩm miễn phí[19][20], tăng nhu yếu phẩm miễn phí, cung cấp bình oxy miễn phí, tặng xe cứu thương cho các bệnh viên, tặng túi thuốc hỗ trợ điều trị COVID-19, tặng thiết bị y tế (khấu trang, máy hỗ trợ thở...) đến các bệnh viện, hỗ trợ quan tài cho người không may qua đời vì COVID-19... Đặc biệt, vào tháng 12 năm 2021, chùa Quan Âm Đông Hải ở Sóc Trăng do ông làm trụ trì đã được sử dụng để làm nơi cách ly, điều trị COVID-19 cho tỉnh Sóc Trăng, và Quỹ Đạo Phật Ngày nay hỗ trợ toàn bộ chi phí.[21][22][23] Thượng tọa Thích Nhật Từ còn là trưởng nhóm điều phối tình nguyện viên Phật giáo tham gia tình nguyện hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 tại các bệnh viện dã chiến thầy đã kêu gọi được hơn 400 tình nguyện viên Phật giáo chia thành các đợt để tham gia hỗ trợ.[24][25]
Chùa Giác Ngộ do ông trụ trì đã đóng góp cùng với Ban Văn Hóa Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và GHPGVN TPHCM hỗ trợ Ấn Độ 33 máy thở trị giá 3.4 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của chùa Giác Ngộ (1,8 tỷ đồng), Ban Văn hóa Giáo hội Phật giáo TPHCM (1,2 tỷ đồng), số tiền còn lại từ sự đóng góp của GHPGVN TPHCM.[26]
Ngoài ra, Quỹ Đạo Phật ngày nay còn tổ chức các hoạt động như hiến máu nhân đạo, hiến mô tạng cứu người - hiến xác cho y học, hỗ trợ kinh phí mổ tim cho trẻ em, các hoạt động phát triển giáo dục, hỗ trợ học bổng cho sinh viên, tăng - ni sinh...[27]
Hoạt động văn hóa Phật giáo
Thích Nhật Từ đã thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ Phật giáo năm 2002–2007, tập hợp giới văn nghệ sĩ tên tuổi trong nước, hướng về Phật pháp, sáng tác và biểu diễn các ca khúc, kịch bản Phật giáo. Ông là nhà biên tập và xuất bản hơn 100 CD, VCD, DVD về tân nhạc, cổ nhạc và tiếng thơ Phật giáo từ năm 2002 đến nay. Thích Nhật Từ đã viết cuốn sách Phật Tích Ấn Độ và Nepal. Chính cuốn sách này là nguồn cảm hứng khiến đoàn làm phim VTC1, Truyền hình Cáp và Đài Truyền hình Việt Nam đã lên đường cùng Thượng tọa Thích Nhật Từ sang Ấn Độ làm phim ký sự.[28][29]
Tranh cãi
Tụng kinh ủng hộ vaccine Nanocovax
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, trong thời điểm Đại dịch COVID-19, mạng xã hội xôn xao khi Thượng tọa Thích Nhật Từ tổ chức lễ cầu nguyện cho vaccine Nanocovax được lưu hành. Trong bài viết trên Facebook cá nhân, Thượng tọa Thích Nhật Từ nhân danh "tiếng nói của hàng triệu người Việt Nam" để "nguyện cầu mười phương Phật gia hộ cho những nỗ lực của tập đoàn Nanogen sớm được thành tựu mỹ mãn". Tuy nhiên, bài viết và video buổi cầu nguyện sau khi vấp phải phản ứng của dư luận đã bị gỡ bỏ khỏi trang.[30]
Ngày 19 tháng 9, 2021, Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Quốc gia thông tin vaccine Covid-19 Nanocovax "đạt yêu cầu về tính an toàn, chưa có dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ".[30]
Liên quan đến Tịnh thất Bồng Lai
Tịnh Thất Bồng Lai nổi tiếng trên mạng xã hội khoảng năm 2017-2018, khi những thành viên tại đây tham gia các trò chơi truyền hình. Thích Nhật Từ đã cho rằng rằng những người ở tịnh thất không phải là người giả mạo tăng sĩ để lừa đảo bất kỳ ai như một số báo chí đã cáo buộc và "khu Bồng Lai Viên chỉ là một tịnh thất, không có bản hiệu chùa, nên không có đăng kí tự viện với Giáo hội Phật giáo tỉnh Long An". Vị này cũng nói rằng "cụ Thích Tâm Đức (tức Lê Tùng Vân) chưa bao giờ từng xưng mình là Hoà Thuợng và chưa nói mình là trụ trì Chùa Bồng Lai."[31]
Ngày 14/12/2021 và 20/12/2021, ông Trương Ngọc Toàn (tức Thích Minh Thiện) đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam và trụ trì Chùa Thiên Châu, tỉnh Long An cùng với ông Trần Ngọc Thảo (tức Thích Nhật Từ), tố cáo các bị can đã có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm cá nhân, xúc phạm Phật giáo.[32] Trao đổi với báo Thanh Niên vào tháng 1 năm 2022, Thích Nhật Từ cho rằng nhóm ‘Tịnh thất Bồng Lai’ đã "giả chùa" và "giả sư".[3]
Tháng 7 năm 2022, Tòa án Nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cáo buộc các thành viên Tịnh thất Bồng Lai đã dùng mạng xã hội YouTube đăng các clip sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm đến uy tín, danh dự của cá nhân ông Trần Ngọc Thảo (tức Thượng tọa Thích Nhật Từ), Công an huyện Đức Hòa, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An.[33] Tòa tuyên phạt sơ thẩm bị cáo Lê Tùng Vân mức án 5 năm tù; 3 bị cáo Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương cùng mức án 4 năm tù; bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên mức án 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc mức án 3 năm tù cùng tội danh lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Nói lời sau cùng tại tòa, các bị cáo phủ nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình và kêu oan.[4] Tháng 11 năm 2022, TAND tỉnh đã xét xử phúc thẩm và tuyên án y án bản án sơ thẩm.[33]
Bị bà Phạm Thị Yến kiện
Khi truyền thông đưa tin về tranh cãi xung quanh việc thỉnh vong và cúng oan gia trái chủ xảy ra tại chùa Ba Vàng vào cuối tháng 3 năm 2020, Thích Nhật Từ đã sử dụng hai kênh YouTube là "Đạo Phật ngày nay" và "Thích Nhật Từ Official" để đăng các bài nói chuyện với Phật tử và nói rằng bà Phạm Thị Yến đã phạm tội truyền bá mê tín dị đoan và bị cấm cư trú ở tỉnh Quảng Ninh.[2]
Bà Yến gửi đơn kiện tại TAND quận 10 cho rằng ông Thích Nhật Từ đã “bịa đặt, xúc phạm, gây tổn hại đến hình ảnh, uy tín, danh dự, nhân phẩm” của bà Yến và yêu cầu đính chính và bồi thường thiệt hại[34]. Tại phiên xét xử sơ thẩm, tòa đã bác yêu cầu của bà Yến và cho rằng việc bà Yến bị xử phạt hành chính là có thật và việc ông Thích Nhật Từ chỉ nói lại theo thông tin báo chí nhưng nói chưa chính xác. Khi bà Yến khởi kiện thì ông đã chỉnh sửa video và cắt những phần nói không đúng khỏi video đã phát. Bà Yến tiếp tục kháng cáo bản án, đề nghị cấp phúc thẩm hủy án sơ thẩm để giải quyết lại do bản án vi phạm tố tụng và đưa ra nhận định chủ quan.[35]
Ngày 5 tháng 1 năm 2023, UBND phường Quang Trung, thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) đã gửi công văn cho tòa, xác nhận "quyết định xử phạt hành chính đối với bà Yến đã bị thu hồi" - tức thông tin ông Thảo đăng trên mạng về bà Yến là sai. Tuy nhiên, ngày 13 tháng 1 năm 2023, bà Yến rút đơn kiện ông Thích Nhật Từ và cho biết vào ngày 4/1, phía bị đơn đã chủ động gặp, trao đổi cởi mở với tinh thần "cầu thị", tháo gỡ bất đồng và thống nhất chấm dứt vụ kiện.[36]
Tố cáo đoàn khất sĩ Thích Minh Tuệ
Ngày 17 tháng 4 năm 2025, khi Thích Minh Tuệ cùng 37 khất sĩ hạnh đầu đà khi ngang qua thị trấn Narammala, thuộc tỉnh Tây Bắc Bộ, Sri Lanka đã buộc phải dừng bộ hành do cảnh sát tới làm việc về đơn thư tố cáo của Thượng tọa Thích Nhật Từ, với cương vị phó Ban Thường trực Ban Phật giáo quốc tế Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong thư, Thích Nhật Từ cho rằng đoàn bộ hành là giả sư, âm mưu lập giáo phái mới, đe dọa thể diện và trật tự quốc gia.[37][38], bức thư yêu cầu hợp tác với Giáo hội Phật giáo Việt Nam ngăn chặn hoạt động tôn giáo của đoàn bộ hành.[5]
Vai trò trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2017–2022)
- Ủy viên Hội đồng Trị sự GHPGVN
- Phó Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN
- Phó Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN
- Phó Ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN
- Phó Ban Từ thiện xã hội Trung ương GHPGVN
- Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
- Phó viện trưởng thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM[39]
- Ủy viên Thường trực GHPGVN TP.HCM.
Vai trò trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2022–2027)
- Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự GHPGVN[40]
- Phó Ban Thường trực Ban Phật giáo quốc tế Trung ương GHPGVN[41]
- Phó Viện trưởng – Tổng thư ký Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam[42]
- Phó Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN[43]
- Phó Trưởng ban Ban Trị sự kiêm Trưởng ban Phật giáo quốc tế Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh[44]
- Phó viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM[45]
Chú thích
- ^ "Suy cử Ban trị sự GHPGVN TP HCM nhiệm kỳ 2022-2027".
- ^ a b "Vụ thượng tọa Thích Nhật Từ bị kiện, hủy án sơ thẩm". TUOI TRE ONLINE. ngày 13 tháng 1 năm 2023. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b thanhnien.vn (ngày 10 tháng 1 năm 2022). "Theo giáo luật, nhóm 'Tịnh thất Bồng Lai' đã giả chùa, giả sư". thanhnien.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b An Long (ngày 21 tháng 7 năm 2022). "Tuyên án vụ Tịnh thất Bồng Lai: Ông Lê Tùng Vân bị tuyên phạt 5 năm tù". Báo Lao Động. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 8 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 7 năm 2022.
- ^ a b "Hành giả Minh Tuệ dừng đi bộ ở Sri Lanka, lộ nội dung thư của Thích Nhật Từ". RFA Tiếng Việt. ngày 17 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b "TT.Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự". Giác ngộ Online. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
- ^ a b "TT. Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học Mahachulalongkorn - Thái Lan". Đạo phật ngày nay.
- ^ a b "Thượng tọa Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự tại Thái Lan". Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2016.
- ^ a b "HT. Thích Thiện Nhơn, HT. Thích Thiện Pháp nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học Apollos, Mỹ". Đạo Phật ngày nay.
- ^ a b Diệu Hiền. "Ấn Độ: TT. Thích Nhật Từ nhận bằng tiến sĩ danh dự về văn học tại trường Đại học Subharti". nguoiphattu.com. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2022.
- ^ "Hoa Kỳ: Đại học Apollos trao bằng danh dự cho HT.Thích Thiện Tâm, TT.Thích Nhật Từ". phatgiao.org.vn. ngày 14 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b "Trường đại học phong Giáo sư cho bà Nguyễn Phương Hằng hoạt động thể nào?". Đời sống và Pháp luật (bằng tiếng Anh). ngày 1 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b "Curriculum vitae - Thích Nhật Từ" (PDF).
- ^ "Thích Nhật Từ - Về tác giả". thuvienhoasen.org. Lưu trữ bản gốc ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Vài nét về Thầy Thích Nhật Từ". Đạo Phật ngày nay.
- ^ "Closed Institutions | DEAC". www.deac.org (bằng tiếng Anh). ngày 5 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ Huy, Nguyễn Long-Bảo (ngày 3 tháng 4 năm 2024). "Nhiều bất ngờ về các giáo sư, tiến sĩ được đại học nước ngoài sắc phong". Giáo dục thủ đô. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ "APPLICATION FOR HONORARY PH.D. DEGREE". ium-world (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "TP.HCM: Chùa Giác Ngộ phát cơm Chay miễn phí cho bà con khó khăn trong tâm dịch". Dân tộc - Tôn giáo - Báo Tài nguyên & Môi trường. ngày 3 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ Thanh Tùng; Ngọc Lý (ngày 25 tháng 7 năm 2021). "Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch nhận 30 tấn nông sản từ Quỹ Đạo Phật ngày nay". Báo Người lao động. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Tăng ni, Phật tử TP.HCM đồng hành với bệnh nhân COVID-19". Báo Tuổi trẻ. ngày 17 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Tăng, ni, phật tử TP Hồ Chí Minh tích cực hỗ trợ công tác phòng, chống dịch". Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. ngày 23 tháng 8 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Trưng dụng tăng xá chùa Quan âm Đông Hải làm khu điều trị Covid-19". soctrang.gov.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Tạo điều kiện để các tôn giáo phát huy tối đa nguồn lực". Báo Nhân Dân điện tử. ngày 15 tháng 7 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ Long Hồ. "Đón và tri ân tình nguyện viên tôn giáo hoàn thành nhiệm vụ hỗ trợ tuyến đầu chống dịch Covid -19". Trang tin Điện tử Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Giáo hội Phật giáo TPHCM trao tặng 33 máy thở trị giá 3,4 tỷ đồng ủng hộ nhân dân Ấn Độ". VOV.VN. ngày 28 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 3 tháng 8 năm 2022.
- ^ "Quỹ Đạo Phật ngày nay - Trao yêu thương cho những phận đời bất hạnh". dantoctongiao.congly.vn. ngày 12 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Những nẻo đường của Phật Thích Ca". Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2014. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ ""Thế giới nghệ thuật" - Những nẻo đường của Đức Phật Thích Ca". Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 4 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2009.
- ^ a b "VN: Hội đồng Đạo đức nói chưa đủ dữ liệu đánh giá hiệu lực bảo vệ của Nanocovax". BBC News Tiếng Việt. ngày 19 tháng 9 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Từ vụ Tịnh Thất Bồng Lai: Đạo đức và... lên đồng!". VOA. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2022. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2022.
- ^ "Long An: Xét xử các bị cáo ở "Tịnh thất Bồng lai"". kinhtedothi.vn. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ a b NLD.COM.VN. "Vụ án tại Tịnh thất Bồng Lai: Khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên về hành vi lừa đảo". Báo Người Lao Động Online. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ VnExpress. "Bà Phạm Thị Yến kiện thượng toạ Thích Nhật Từ". vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Thượng tọa Thích Nhật Từ bị kiện". TUOI TRE ONLINE. ngày 26 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 4 năm 2025.
- ^ VnExpress. "Bà Phạm Thị Yến rút đơn kiện thượng tọa Thích Nhật Từ". vnexpress.net. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 11 năm 2024. Truy cập ngày 21 tháng 4 năm 2025.
- ^ Hòa, Khánh (ngày 17 tháng 4 năm 2025). "Thích Nhật Từ yêu cầu Sri Lanka 'chặn' chuyến bộ hành của sư Minh Tuệ". Nguoi Viet Online (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Sri Lankan police pull plug on Vietnamese monk's tour until he changes visa". Radio Free Asia (bằng tiếng Anh). ngày 17 tháng 4 năm 2025. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.
- ^ "TT. Thích Nhật Từ".
- ^ "Danh sách Hội đồng Trị sự GHPGVN 2022-2027".
- ^ "Danh sách Ban Phật giáo quốc tế trung ương GHPGVN 2022-2027".
- ^ Huy, Đăng (ngày 23 tháng 3 năm 2023). "Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam đón nhận quyết định và ra mắt nhân sự nhiệm kỳ IX (2022 -2027)". Website Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2025.
- ^ "QUYẾT ĐỊNH V/v Chuẩn y nhân sự Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương GHPGVN Khóa IX, nhiệm kỳ (2022 - 2027)". Dữ iệu số Văn Bản Giáo Hội. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2025.
- ^ "Danh sách Ban Trị sự GHPGVN TP.HCM nhiệm kỳ X (2022-2027) đã được chuẩn y". Giác Ngộ Online. ngày 27 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2025.
- ^ "TT. TS. Thích Nhật Từ". HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM tại TP. HCM. ngày 9 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2025.
Liên kết ngoài
- Người Thành phố Hồ Chí Minh
- Người Sài Gòn
- Người họ Trần
- Người họ Trần tại Việt Nam
- Sinh năm 1969
- Người ủng hộ bất bạo động
- Tiến sĩ
- Người giữ kỷ lục Việt Nam
- Dịch giả Việt Nam
- Sơ khai nhạc sĩ Việt Nam
- Nhân vật còn sống
- Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Tăng sĩ Việt Nam
- Tu sĩ Phật giáo Việt Nam
- Chức sắc tôn giáo Việt Nam