Cổng thông tin Hợp chúng quốc Hoa Kỳ |
Giới thiệu
Hợp chúng quốc Hoa Kỳ là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong tây bán cầu: 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương.
Với diện tích 3,79 triệu mi2 (9,83 triệu km2) và dân số 318 triệu người, Hoa Kỳ là quốc gia lớn thứ ba về dân số và lớn thứ ba hoặc thứ tư về tổng diện tích trên thế giới (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết). Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương).Hình quang cảnh mở rộng
Bài viết chọn lọc
Washington, D.C. là thành phố thủ đô của Hoa Kỳ, được thành lập vào ngày 16 tháng 7 năm 1790. Mang tên chính thức District of Columbia (viết tắt D.C.), có nghĩa Đặc khu Columbia, thành phố này còn thường được gọi là Washington, the District, hoặc đơn giản hơn D.C. Trong tiếng Việt, District of Columbia cũng được dịch là Quận Columbia nhưng dễ nhầm lẫn vì có đến 8 quận tại Hoa Kỳ mang tên Columbia, đặt biệt nhất là quận Columbia, Washington, một quận nằm trong tiểu bang Washington. Về địa vị chính trị thì Washington, D.C. được xem là tương đương với các tiểu bang của Hoa Kỳ.
Thành phố Washington ban đầu là một đô thị tự quản riêng biệt bên trong Lãnh thổ Columbia cho đến khi một đạo luật của Quốc hội Hoa Kỳ năm 1871 có hiệu lực kết hợp thành phố và lãnh thổ này thành một thực thể duy nhất được gọi là Đặc khu Columbia. Đó là lý do tại sao thành phố này trong khi có tên gọi chính thức là Đặc khu Columbia lại được biết với tên gọi là Washington, D.C., có nghĩa là thành phố Washington, Đặc khu Columbia. Thành phố nằm bên bờ bắc sông Potomac và có ranh giới với tiểu bang Virginia ở phía tây nam và tiểu bang Maryland ở các phía còn lại. Tuy đặc khu này có dân số 591.833 người nhưng do nhiều người di chuyển ra vào từ các vùng ngoại ô lân cận nên dân số thực tế lên đến trên 1 triệu người trong suốt tuần làm việc. Vùng đô thị Washington, bao gồm cả thành phố, có dân số 5,3 triệu người là vùng đô thị lớn thứ 8 tại Hoa Kỳ.50 tiểu bang "tạo nên" Hoa Kỳ
Đơn vị hành chính chủ yếu của Hoa Kỳ sau liên bang là tiểu bang. Tuy nhiên các tiểu bang không phải là các "đơn vị hành chính" được tạo ra từ Hoa Kỳ mà là các đơn vị hành chính "tạo nên" Hoa Kỳ. Dưới luật Hoa Kỳ, các tiểu bang được xem là các thực thể có chủ quyền, nghĩa là quyền lực của các tiểu bang trực tiếp đến từ người dân của các tiểu bang đó chớ không phải là đến từ chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang Hoa Kỳ lúc đầu được thành lập khi các tiểu quốc (bang) có chủ quyền gởi một số đại diện cho chủ quyền của mình đến tham gia vào chính phủ trung ương. Tuy nhiên chủ quyền mà họ gởi đến trung ương không phải là toàn bộ vì vậy chính phủ liên bang được hưởng chủ quyền có giới hạn và các tiểu bang vẫn duy trì được bất cứ phần chủ quyền nào mà họ chưa từng nhượng lại cho chính phủ liên bang qua đại diện của họ.
Danh sách 50 tiểu bang
Alabama • Alaska • Arizona • Arkansas • Bắc Carolina • Bắc Dakota • California • Colorado • Connecticut • Delaware • Florida • Georgia • Hawaii • Idaho • Illinois • Indiana • Iowa • Kansas • Kentucky • Louisiana • Maine • Maryland • Massachusetts • Michigan • Minnesota • Mississippi • Missouri • Montana • Nam Carolina • Nam Dakota • Nebraska • Nevada • New Hampshire • New Jersey • New Mexico • New York • Ohio • Oklahoma • Oregon • Pennsylvania • Rhode Island • Tây Virginia • Tennessee • Texas • Utah • Vermont • Virginia • Washington • Wisconsin • Wyoming
Các vùng chính thức của Hoa Kỳ
- Vùng 1 (Đông Bắc)
- Phân vùng 1 (Tân Anh Cát Lợi)
- Phân vùng 2 (Trung-Đại Tây Dương)
- Vùng 2 (Trung Tây)
- Phân vùng 3 (Trung Đông Bắc)
- Phân vùng 4 (Trung Tây Bắc)
- Vùng 3 (Nam)
- Phân vùng 5 (Nam Đại Tây Dương)
- Phân vùng 6 (Trung Đông Nam)
- Phân vùng 7 (Trung Tây Nam)
- Vùng 4 (Tây)
- Phân vùng 8 (Miền núi)
- Phân vùng 9 (Thái Bình Dương)
Hình ảnh chọn lọc
Nhân vật chọn lọc
James Earl "Jimmy" Carter, Jr (sinh ngày 1 tháng 10 năm 1924) là chính khách, và là Tổng thống thứ 39 của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ (1977–1981), cũng là quán quân Giải Nobel Hòa bình năm 2002. Trước đó ông là thống đốc thứ 76 của Tiểu bang Georgia (1971-1975). Năm 1976, Carter giành được sự đề cử của Đảng Dân chủ, được xem là "ngựa ô" trong cuộc đua, rồi vượt qua Tổng thống đương nhiệm Gerald Ford với chiến thắng sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1976.
Nhiệm kỳ tổng thống của Carter đánh dấu với sự suy thoái sau khi nước Mỹ gánh chịu những vết thương nhức nhối như Chiến tranh Việt Nam, cùng với sự trì trệ kinh tế trong nước. Với vụ khủng hoảng con tin tại Iran, và sự kiện quân đội Liên Xô tiến chiếm Afghanistan năm 1979, Hoa Kỳ chứng kiến ảnh hưởng của mình đang bị suy giảm trên trường quốc tế. Lạm phát và lãi suất lên đến đỉnh điểm kể từ Đệ Nhị Thế chiến, khi chính phủ cho đóng băng giá dầu nội địa hầu đối phó với việc tăng giá dầu từ OPEC; các chỉ số lạm phát và thất nghiệp tăng 50% trong bốn năm.
Trong số các thành tựu chính phủ Carter đạt được cần kể đến Thoả ước Kênh đào Panama, Hòa ước Trại David, Hiệp ước SALT II với Liên Xô, và việc thiết lập bang giao đầy đủ với Trung Quốc. Bên cạnh đó, Carter tích cực tranh đấu cho nhân quyền trên qui mô toàn cầu và xem nhân quyền là tâm điểm cho chính sách đối ngoại của chính phủ ông. Carter theo đuổi chính sách khuyến khích các nước khác tuân theo những tiêu chuẩn đạo đức khả dĩ cao nhất, là chuẩn mực đạo đức mà ông tin rằng người dân Mỹ cũng muốn tuân thủ.Thuật từ về phân cấp hành chính của Hoa Kỳ
- Quận: đơn vị hành chính của tiểu bang
- Xã: chỉ có khoảng 20 tiểu bang có đơn vị xã
- Khu chưa hợp nhất: chưa có chính quyền tự quản
- Hội đồng khu tự quản: là chính quyền tự quản địa phương
- Khu tự quản: là thành phố, thị trấn, làng có chính quyền tự quản.
- Khu quốc hội: Hoa Kỳ được chia thành 435 khu, mỗi khu có một dân biểu.
- Vùng quốc hải: là các hải đảo thuộc Mỹ trong Thái Bình Dương và biển Caribe
- Quận-thành phố thống nhất: có chính quyền thành phố và chính quyền quận là một.
- Vùng đô thị: gồm 1 thành phố hạt nhân cộng các thành phố vệ tinh xung quanh và khu vực nông thôn lân cận.
- Nơi ấn định cho điều tra dân số': nhằm mục đích cho điều tra dân số ở những nơi không có chính quyền tự quản
- Thành phố/thị trấn: đa số nằm trong 1 quận, một số lấn vào các quận lân cận, cũng có một số có cùng địa giới với quận. Đặc biệt Thành phố New York bao gồm đến 5 quận.
- Khu học chánh: Khu vực đặc trách về giáo dục công cộng, thường thường địa giới bằng một thành phố hay một quận với quyền lực riêng bao gồm thuế, trưng dụng và lực lượng cảnh sát riêng.
- Khu bưu điện: ít nhất 1 khu trong một khu tự quản nhỏ trong khi một thành phố lớn có nhiều khu. Một khu bưu điện có thể nằm chồng lấn giữa các thành phố.
Bạn có biết?
- ...Chiếc thủy phi cơ lớn nhất thế giới, Hughes H-4 Hercules, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Hàng không Evergreen, McMinnville, Oregon?
- ...Ngũ Đại Hồ chứa đựng gần 20% thể tích nước ngọt trên thế giới, gần bằng thể tích của hồ Baikal?
- ...Virginia là nơi sinh ra tám Tổng thống Hoa Kỳ, nhiều hơn bất cứ tiểu bang nào khác?
- ...thành phố San Jose, California là thành phố có số người Mỹ gốc Việt đông nhất so với các thành phố khác ở Hoa Kỳ?
- ...Quản đốc thành phố tuy dưới quyền một thị trưởng nhưng đảm nhiệm gần như các chức năng hành chính công cho một thành phố có chính quyền kiểu hội đồng-quản đốc?
Chính phủ và chính trị Hoa Kỳ
|
Địa lý Hoa Kỳ
|
Lịch sử Hoa Kỳ
|
|
Kinh tế Hoa Kỳ
|
|
Các cổng thông tin khác