![]() |
|

Quy trình đề cử
- Hãy xem các tiêu chuẩn của một bài viết tốt và phải chắc chắn rằng bài viết mà bạn định đề cử thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn đó trước khi đề cử.
- Đặt {{UCVBVT}} (viết tắt của Ứng cử viên bài viết tốt) vào đầu trang thảo luận của bài được đề cử.
- Từ đó, nhấn vào liên kết "một lời nhận xét từ bạn", bạn sẽ được dẫn tới trang đề cử cho bài viết và nhận được hướng dẫn tiếp theo:
- Bên dưới dòng === {{thế:SUBPAGENAME}} ===, hãy viết rõ lý do đề cử bài viết và ký tên bằng dấu ~~~~. Nếu thấy bài viết đã từng được đề cử, hãy lưu lại nội dung cũ đó bằng cách di chuyển chúng tới trang "Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/"tên bài được đề cử"/1". Tiếp theo, bạn tạo một liên kết trong tại trang đề cử tới phần lưu trữ.
- Chép lại dòng:{{/tên bài được đề cử}}, sau đó sửa trang này (trang bạn đang đọc) và dán vào đầu danh sách các ứng cử viên, "tên bài được đề cử" chính là tên của bài bạn muốn đề cử.
- Để đảm bảo chất lượng bài viết tốt, mỗi thành viên không được đề cử quá 2 bài trong cùng một tháng (dương lịch).[1]
- Nhằm thu hút mọi người tham gia và cho ý kiến, bạn có thể đến trang thảo luận của các thành viên và gửi thư mời bằng đoạn mã {{thế:Thư mời tham gia biểu quyết bài viết tốt|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:TMTGBQBVT|tên bài được đề cử}} hoặc {{thế:ctcb}} (viết tắt của Chúng tôi cần bạn, thư mời chung cho mọi biểu quyết thuộc không gian nội dung chất lượng).
Quy trình nhận xét
![]() |
{{OK}} | Đồng ý |
![]() |
{{OK?}} | Bài viết còn vấn đề |
![]() |
{{YK}} | Bình luận, ý kiến |
- Xin hãy đọc bài viết được đề cử một cách kỹ lưỡng và so sánh với các tiêu chuẩn cần có trước khi quyết định ủng hộ hoặc phản đối một đề cử.
- Tất cả phiếu biểu quyết và quy tắc khi biểu quyết phải theo quy định được nêu trong Quy chế biểu quyết.
- Mọi thành viên tự xác nhận đều có quyền mở biểu quyết.[2]
- Để bỏ phiếu, tài khoản của bạn phải được mở ít nhất 30 ngày, có ít nhất 100 sửa đổi cũng như có 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu (trừ trường hợp tài khoản đã mở trên 90 ngày và có trên 3000 sửa đổi trước khi biểu quyết bắt đầu).[2] Không tính các sửa đổi ở không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép cho ý kiến.
- Để trả lời cho một đề cử, nhấn vào [sửa] phía bên phải tiêu đề bài viết (không phải nút "Sửa" để sửa nguyên cả trang đề cử này).
- Nếu bạn nhận thấy bài viết đủ điều kiện làm bài viết tốt, hãy bày tỏ sự ủng hộ bằng cách viết mã *{{Đồng ý}} kèm lý do. Nếu bạn là người đóng góp nhiều vào bài viết, hãy nói rõ điều đó.
- Nếu bạn thấy bài viết vẫn còn những vấn đề cần giải quyết để đạt đủ tiêu chuẩn bài viết tốt, hãy viết mã *{{Chưa đồng ý}} và chỉ ra các điểm mà bạn nghĩ rằng bài viết chưa đạt được. Bạn cần nêu rõ các điểm này để người viết có thể chỉnh sửa và cải thiện bài. Trước khi bỏ phiếu chống, bạn cần đọc qua quy định Vô hiệu lá phiếu, trong đó có ghi rõ một số luận điểm không được chấp nhận khi bỏ phiếu chống. Nếu phiếu chống của bạn thuộc diện này, nó có thể sẽ bị tuyên vô hiệu theo cơ chế Vô hiệu lá phiếu. Sau đó, bạn cũng nên quay lại trang đề cử để xem bài viết đã thỏa mãn các đề nghị của bạn chưa. Nếu bài viết đã được cải thiện, bạn có thể gạch phiếu chống bằng cách ghi <del>...</del>. Bạn cũng có thể chuyển nhận xét của mình thành *{{Đồng ý}} hoặc *{{Ý kiến}}.
- Nếu bạn chỉ muốn nêu một nhận xét, có thể sử dụng *{{Ý kiến}}.
- Người đề cử có quyền đóng biểu quyết bất cứ lúc nào.[3]
Kết luận
- Một bài để được gắn sao Bài viết tốt thì cần thỏa mãn 3 điều kiện:
- Có ít nhất 3 phiếu "Đồng ý" hợp lệ.
- Giải quyết hết những điểm "Chưa đồng ý" (hoặc đạt được đồng thuận với người đưa điểm chưa đồng ý rằng những điểm đó chưa thể hoặc không cần thiết phải giải quyết, hoặc đã hủy các phiếu chống theo thẩm định dựa trên quy định Vô hiệu lá phiếu).
- Thời gian ứng cử đúng 30 ngày mới được gắn sao bài viết tốt.[4] (Đối với bài đã đạt đủ phiếu thuận, nếu phát sinh phiếu chống trong vòng 3 ngày trước khi hết hạn biểu quyết thì người đề cử hoặc người viết chính được yêu cầu gia hạn thêm 7 ngày tính từ khi biểu quyết kết thúc. Không được bỏ phiếu trong thời gian gia hạn và chỉ được gia hạn một lần.)[5]
- Sau 30 ngày, nếu vẫn còn phiếu "Chưa đồng ý" (hoặc sau thời gian gia hạn) mà tình trạng chưa được giải quyết (bằng cải thiện bài hoặc đạt đồng thuận) thì coi như ứng cử thất bại.
- Các "Ý kiến" không có giá trị trong việc kết luận.
- Thành viên nào cũng được phép đóng biểu quyết[6] nhưng phải đưa ra lý do hợp lý, tránh việc đóng biểu quyết không lý do.
- Nếu biểu quyết đề cử diễn ra thành công, tức các thành viên đều cho rằng bài viết đủ điều kiện để trở thành BVT, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử thành công.
- Thêm bản mẫu {{Sao bài viết tốt}} vào bài viết. Hãy đọc hướng dẫn chi tiết tại Bản mẫu:Sao bài viết tốt để biết cách điền các tham số.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm {{Bài viết tốt}} vào trang thảo luận của bài.
- Cập nhật thông tin tại danh sách bài viết tốt, cổng thông tin nội dung tốt và danh sách bài viết tốt chưa lên Trang Chính.
- Trên khoản mục Wikidata của bài, gắn biểu tượng "bài viết tốt" trước tên bài viết Wikipedia tiếng Việt, như vậy thì biểu tượng bài viết tốt sẽ được tự động thêm vào thanh ngôn ngữ của tất cả phiên bản ngôn ngữ khác khi xem bài viết ở phiên bản khác.
- Thông báo cho thành viên tham gia viết bài bằng cách chèn bản mẫu {{thế:WPBVT|Tên bài}} vào trang thảo luận của họ.
- Nếu các thành viên thấy bài viết chưa đủ điều kiện để trở thành bài viết tốt, xin tiếp tục thực hiện các sửa đổi:
- Đóng trang thảo luận đề cử bằng mã {{đầu biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~}} Nội dung trang thảo luận {{kết biểu quyết}} hoặc mã {{biểu quyết|KQ=Đề cử không thành công.~~~~|ND=Nội dung trang thảo luận}}.
- Rút tên bài khỏi danh sách đề cử và thêm vào danh sách đề cử không thành công.
- Xóa bản mẫu {{UCVBVT}} và thêm bản mẫu {{UCVBVTTB}} vào trang thảo luận của bài.
Chú thích
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Thảo luận/Sửa quy trình đề cử bài viết chọn lọc/biểu quyết
- ^ a b Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG III (1)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết.
- ^ Thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt.
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Gia hạn thời gian biểu quyết tại nhóm bài viết chất lượng (BVT, BVCL, DSCL)
- ^ Được thông qua tại Wikipedia:Biểu quyết/Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt#PHẦN II - CHƯƠNG IV - (2)
Gợi ý
|
|
Đề cử hiện hành
- Nhận xét: Robert Pattinson là một nam diễn viên người Anh. Tài tử khởi đầu nghiệp diễn với vai Cedric Diggory trong Harry Potter và Chiếc cốc lửa (2005), nhưng chỉ thật sự gây tiếng vang toàn cầu khi hóa thân thành Edward Cullen trong series The Twilight Saga (2008–2012). Hậu Twilight, anh chuyển hướng thành công sang dòng phim độc lập với các vai diễn phức tạp trong Cosmopolis (2012), Good Time (2017), The Lighthouse (2019). Kể từ năm đầu tiên của thập niên 2020 trở đi, Pattinson tái xuất với dòng phim thương mại kinh phí lớn trong Tenet (2020), Batman: Vạch trần sự thật (2022) và gần đây nhất là Mickey 17 (2025). Nó được dịch từ FA bên enwiki, thật đáng tiếc khi không thể đem bài viết này đi ứng cử BCB trước 😥 Bài vẫn còn một số thiếu sót, mong mọi người hãy nhiệt tình góp ý xây dựng ạ 🙂 Hongkytran (thảo luận) 13:55, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Bạn bổ sung hết (bằng tiếng Anh) cho toàn bộ nguồn trong bài nhé. Squirrel (talk) 15:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432:
Đã thực hiện! Hongkytran (thảo luận) 13:11, ngày 29 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mình nghĩ bạn nên thay "màn hóa thân" thành "diễn xuất" cho đơn giản. Dotruonggiahy12 (thảo luận) 03:06, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Bình luận: @CalCoWSpiBudSu: Thư mục chỉ có vài quyển sách thì không cần chia cột làm gì đâu bạn, nó làm giảm tính thẩm mỹ cho bài thôi. Theo tôi thì khi nào chú thích khoảng 10 nguồn trở lên thì có thể chia cột. Với cả, việc bạn sửa năm xuất bản sách khiến cho các chú thích rút gọn trong bài này không trỏ đến mục tiêu, hy vọng trước khi sửa thì bạn lưu ý việc này. Squirrel (talk) 07:07, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Một nhân vật hư cấu trong trò chơi Genshin Impact. Một sự pha trộn giữa 'tự viết' và 'dịch'.
- Người nhận xét: Inteyvat (thảo luận) 18:10, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý Phần mở đầu quá ngắn. Đề nghị bạn viết thêm hoặc dịch phần mở đầu từ bên En về. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:02, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mới thấy tác giả có viết thêm đoạn intro. Tuy nhiên, đề nghị phải tiếp tục mở rộng gấp đôi đoạn intro so với ở thời điểm hiện tại. Tôi đối chiếu với BVT bên En và Zh thì thấy đoạn intro bên họ thì ngon lành hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:18, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ngon lành hơn chỗ nào cơ, vì nó dài hơn? Cộng thêm việc bê đoạn mở đầu từ en và zh sẽ bị trùng thông tin (và tôi không biết cách xử lý như thế nào, nếu bạn có ý khác hay hơn vì hãy góp ý) – Inteyvat (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Bạn cứ thử dịch hết đoạn mở đầu. Đôi khi mở đầu cần hai đến ba đoạn là chuyện bình thường. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 12:14, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Inteyvat Tôi nhất trí với Nguyentrongphu, có lẽ thái độ trả lời của bạn như không muốn tiếp thu ý kiến của chúng tôi vậy. Đã là bài dịch thì phải dịch full, gồm cả nội dung và nguồn (riêng nguồn tiếng Anh có thể châm trước, nhưng cần phải dịch nguồn tiếng Trung). Đấy là yêu cầu tối thiểu cần phải được đáp ứng. Nếu chỉ chọn mỗi bài bên en thì có thể dịch bên en là đủ, nhưng vì bạn nói rằng dịch cả bản Trung và bên tiếng Anh, nên bắt buộc phải dịch full hết toàn bài từ tiếng Trung, đồng thời đối chiếu hai bản tiếng Trung và tiếng Anh, xem bản tiếng Anh có ý nào mà bản tiếng Trung chưa có thì bổ sung nốt. – Jimmy Blues ♪ 12:34, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hình như bài chỉ được dịch từ En + tự viết thêm. Tuy nhiên, so với Zh thì vẫn thiếu kha khá thông tin. Do đó, đề nghị bạn Inteyvat tự viết thêm cho bài viết đầy đủ thông tin hơn từ các nguồn đã có hoặc tìm thêm nguồn để viết. Không nhất thiết phải dịch từ Zh, tự viết thêm cũng ok. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Lưu ý, tôi có quyền đối chiếu với các phiên bản Wikipedia khác để xem bài viết đã được viết đầy đủ thông tin hay chưa. Bạn có thể dịch thêm hoặc tự viết thêm (cách nào cũng ok). Còn nếu đã là bài dịch thì bắt buộc là phải dịch đầy đủ (ví dụ, nếu có dịch từ En thì phải dịch cho hết). Đó là quan điểm đó giờ của tôi. Tôi không đồng ý với hành vi dịch xong rồi tự cắt xén, trừ phi có lý do để cắt xén. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Phần intro có nhiệm vụ tóm tắt thông tin toàn bộ bài. Phần intro của bạn hiện tại là chưa đầy đủ ý tóm tắt. Bạn ngoan cố không nghe thì phiếu chống tôi vẫn cứ giữ, thế nhé. Tôi không có time thảo luận dài dòng. Trùng là như thế nào? Bạn tự đối chiếu với phiên En và Zh rồi xem câu nào còn thiếu thì bổ sung thêm, có gì khó? Bạn không đủ khả năng tự viết 1 cái intro ra hồn thì cứ xóa hết rồi dịch intro 100% từ bên En về là ổn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:10, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Ngon lành hơn chỗ nào cơ, vì nó dài hơn? Cộng thêm việc bê đoạn mở đầu từ en và zh sẽ bị trùng thông tin (và tôi không biết cách xử lý như thế nào, nếu bạn có ý khác hay hơn vì hãy góp ý) – Inteyvat (thảo luận) 12:09, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mới thấy tác giả có viết thêm đoạn intro. Tuy nhiên, đề nghị phải tiếp tục mở rộng gấp đôi đoạn intro so với ở thời điểm hiện tại. Tôi đối chiếu với BVT bên En và Zh thì thấy đoạn intro bên họ thì ngon lành hơn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:18, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý Nhất trí với ý kiến của Nguyentrongphu, bài dịch từ GA ko chỉ dịch thiếu mà còn sắp xếp đề mục lộn xộn. Lâu lắm rồi mới thấy một bài dịch từ GA cẩu thả đến vậy. Jimmy Blues ♪ 07:04, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
- Nhận xét: Trận đấu được xem là "scandal" lớn nhất trong lịch sử giải vô địch bóng đá Đông Nam Á, diễn ra cách nay đã 27 năm trên sân Thống Nhất, khi hai đội Thái Lan và Indonesia "đá cuội" và thi đấu không hết mình, đỉnh điểm với bàn phản lưới phút cuối của cầu thủ Indonesia. Hai đội bị dư luận chỉ trích và nhận các án phạt của FIFA (Liên đoàn bóng đá thế giới) và AFF (Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á). Bài được CVQT tự viết, làm chủ bút chính và HuyNome42 tham gia hỗ trợ hiệu đính, bổ sung một số chi tiết. Trong lần trở lại khu vực đánh giá bài chất lượng này, mời cộng đồng cho ý kiến về bài viết.
- Người nhận xét: MessiM10 17:02, ngày 18 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Nguồn 9 không thể đọc được đối với độc giả đại chúng cần tra cứu tham khảo ở thời điểm năm 2025: Ngµy 31-8 trªn s©n Thèng NhÊt. §ã kh«ng ph¶i lµ nhËn xÐt cña chóng t«i. §ã lµ lêi nhËn xÐt cña mét b¹n ®ång nghiÖp ngêi Anh - rÊt tiÕc gi÷a kh«ng khÝ sôc s«i ph¶n øng cña c¶ cÇu trêng, chóng t«i quªn hái tªn anh - nãi víi chóng t«i nh vËy [...] Bạn cần bổ sung ghi chú cách để đọc nguồn này bên trong thẻ ref kế bên bản mẫu chú thích. Ngoài ra, tôi có thắc mắc một ý: Tờ The New Paper của Singapore khi viết về trận đấu đã chạy dòng tít "Thật nực cười" (ridiculous) Việc một tờ báo giật tít có tầm quan trọng/ảnh hưởng nào đối với trận đấu không. Squirrel (talk) 13:54, ngày 19 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Bài tôi đem ứng cử lên DSCL cũng có mấy nguồn giống vậy. Giờ làm sao để ghi chú 1 lần rồi áp vào cho mấy nguồn này, hay là cứ mỗi nguồn phải ghi bên cạnh một cái nhỉ? – T H V B (THVĩnhBiệt) 04:57, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42: Đành thôi, hoặc có thể tạo một bản mẫu để thống nhất nội dung ghi chú "Nguồn sử dụng bảng mã TCVN3 tiêu chuẩn cũ của Việt Nam (trợ giúp)." rồi viết một trang trợ giúp để hướng dẫn độc giả/biên tập viên cách convert sang Unicode để đọc chú thích dùng bảng mã này trong bài. – Squirrel (talk) 06:57, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: Bài tôi đem ứng cử lên DSCL cũng có mấy nguồn giống vậy. Giờ làm sao để ghi chú 1 lần rồi áp vào cho mấy nguồn này, hay là cứ mỗi nguồn phải ghi bên cạnh một cái nhỉ? – T H V B (THVĩnhBiệt) 04:57, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432: (1) đã giải quyết. (2) Thông tin này đưa vào bài với dụng ý là một dẫn chứng để minh họa việc báo chí khu vực Đông Nam Á (ngoài 2 nước Thái Lan và Indonesia) đưa ra bình phẩm về trận đấu này, mang tính châm biếm, chê cười thái độ thi đấu của 2 đội trong trận đấu. The New Paper là một nhật báo có lượng người đọc đông đảo ở Singapore (thị phần đứng thứ hai), khi xét đến bối cảnh năm 1998 internet chưa phát triển mạnh ở khu vực "vùng trũng" như Đông Nam Á, việc kiếm được các tư liệu báo giấy còn sót lại qua lưu trữ trên website của Thư viện Quốc gia Singapore để tìm thông tin và dẫn chứng đã là quý lắm rồi. Ở vào thời điểm năm 1998, trận đấu tai tiếng này đã gây chấn động khu vực và thậm chí là thế giới, truyền thông quốc tế lên án và chê cười mạnh mẽ (tờ báo tận nước Mỹ là The New York Times cũng đưa tin, đã trích dẫn trong bài viết), vì thái độ thi đấu có lẽ là "có một không hai" của hai đội ở thời điểm đó (không ai muốn thắng, đội thì phản lưới nhà để thua bằng mọi giá). Ngay trong bài viết cũng có 1/2 là các nguồn ngoại ngữ, đa số là tiếng Anh như NYT, The Times, ESPN,... Hệ quả nó trở thành "vết nhơ" không thể gột rửa của cả 2 đội, bị xem là "scandal" của giải đấu cho đến tận bây giờ (đã dẫn nguồn). Với 2 đội, tâm lý thi đấu đè nặng sau đó khiến họ đều bị loại tại bán kết và sau là phải nhận các án phạt của các cơ quan quản lý bóng đá. –MessiM10 16:46, ngày 19 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @CVQT: Trừ khi một người nghiên cứu học thuật hay chuyên gia lý luận về bóng đá phê bình một trận như vậy là "nực cười" thì có thể chấp nhận bổ sung lời bình này vào bài, còn không thì bạn nên loại bỏ đối với những phản ứng giật tít của một bài báo. Trò này chỉ có lá cải mới dùng thôi nhằm mục đích thu hút nhiều người mua báo của họ hơn, và nhan đề kiểu vậy thậm chí vẫn xuất hiện ở báo chính thống với tần suất nhất định như thường. Bạn có thể đọc bài luận Wikipedia:Xếp hạng nguồn mạnh, nguồn yếu của Băng Tỏa. Ngoài ra, việc đặt tít như vậy tôi thấy không có liên quan/tác động quá nhiều đến trận đấu này và "lạc quẻ" so với những thông tin mạnh khác. Đồng ý là nguồn thông tin eo hẹp, nhưng không có nghĩa là luôn phải tìm đủ mọi cách để khiến bài viết từ một chủ đề đơn giản thành một chủ đề lớn (trích lại lời của NXL ở bài Fading của tôi: Thật ra không đủ thông tin để viết thì cũng không nên cố rặn đẻ, có những bài viết dù có cố gắng bôi ra thì nó vẫn sẽ mãi mãi là bài hạng C hạng B hoy). – Squirrel (talk) 08:42, ngày 20 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- TheSquirrel1432 Đã xóa –MessiM10 09:30, ngày 20 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @CVQT: Trong phần mở đầu, bạn sửa đoạn song cả hai đội đều muốn tránh phải di chuyển ra Hà Nội để gặp đội đứng nhì bảng B (đội tuyển Việt Nam) thành "song cả hai đội đều không muốn gặp đội đứng nhì bảng B (đội tuyển Việt Nam) tại vòng bán kết". Về câu : Vì tư tưởng không muốn phải ra Hà Nội gặp tuyển Việt Nam ở phần "Trận đấu" bạn nên sửa thành: "Vì không muốn phải gặp đội tuyển Việt Nam ở Hà Nội", vì mình thấy rằng lý do như vậy hợp lý và đúng hơn là "không muốn ra Hà Nội gặp Đội tuyển Việt Nam", và từ "tư tưởng" thì có vẻ không phù hợp trong ngữ cảnh này (tư tưởng là một thứ to lớn hơn và trừu tượng hơn). ChopinTheChemistTrò chuyện 02:43, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Richard Madden là một diễn viên người Scotland. Anh trở nên nổi tiếng với vai diễn Robb Stark trong loạt phim Trò chơi vương quyền và được trao Giải Quả cầu vàng vào năm 2019. Một số vai diễn nổi bật khác bao gồm Ikaris trong Chủng tộc bất tử và Joseph Blake trong 1917. Bài viết được dịch từ BVT bên enwiki, được gắn sao vào năm 2020. Mong mọi người cho ý kiến!
- Người nhận xét: Dotruonggiahy12 (thảo luận) 01:42, ngày 14 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý @Dotruonggiahy12: Đề nghị người dịch đổi hết tất cả các liên kết của những bài chưa có trên WP tiếng Việt sang liên kết đỏ, chứ không được để link dẫn thẳng sang tiếng Anh như hiện tại. Ngoài ra tôi cũng thấy một số bài chưa có bản tiếng Việt cũng bị tẩy đen, xóa hết liên kết đỏ, đề nghị phục hồi lại toàn bộ. Xem mẫu bài Brie Larson. Jimmy Blues ♪ 05:14, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đã bổ sung liên kết đỏ. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:55, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12 Có một số câu dịch lủng củng hoặc chưa hợp lý lắm:
- 1. anh đoạt Giải Quả cầu vàng vì vai diễn Trung sĩ --> anh đoạt Giải Quả cầu vàng nhờ vai diễn Trung sĩ.
- 2. ...Madden tham gia Nhà hát Thanh niên PACE và được chọn vào vai diễn đầu tiên là Andy thời trẻ trong bộ phim Complicity, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Iain Banks, được phát hành vào năm 2000. Quá nhiều vế trong một câu, cần tách để thoát ý --> ...Madden tham gia Nhà hát Thanh niên PACE và vai diễn đầu tiên của anh là vai Andy thời trẻ trong phim Complicity. Đây là bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Iain Banks, được phát hành vào năm 2000.
- 3. Madden xuất hiện trên danh sách Time 100 và đóng vai quản lý âm nhạc John Reid trong bộ phim tiểu sử Rocketman và Trung úy Blake trong bộ phim chiến tranh 1917, Lặp từ "và" --> Madden vừa xuất hiện trên danh sách Time 100, vừa thủ vai quản lý âm nhạc John Reid trong bộ phim tiểu sử Rocketman và nhập vai Trung úy Blake trong bộ phim chiến tranh 1917.
- 4: Ưu tiên sử dụng thể chủ động trong câu thay vì bê nguyên phần bị động bên tiếng Anh (nếu có phần chủ ngữ rõ ràng), đồng thời tách câu để thoát ý. VD: Năm 2009, anh đóng vai Mark McNulty trong vở kịch Be Near Me của Nhà hát Quốc gia Scotland, được Benedict Nightingale của tờ báo The Times đánh giá là "bản chuyển thể khéo léo" từ tiểu thuyết cùng tên của Andrew O'Hagan. --> Năm 2009, anh đóng vai Mark McNulty trong vở kịch Be Near Me của Nhà hát Quốc gia Scotland. Benedict Nightingale của tờ báo The Times đánh giá tác phẩm này là "bản chuyển thể khéo léo" từ tiểu thuyết cùng tên của Andrew O'Hagan.
- 5: Năm 2019, Madden vào vai quản lý âm nhạc John Reid trong bộ phim tiểu sử về Elton John Rocketman, lủng củng --> Năm 2019, Madden vào vai quản lý âm nhạc John Reid trong Rocketman - bộ phim tiểu sử về Elton John. Phim Rocketman có phát hành chính thức tại các rạp ở VN với tựa đề Người hỏa tiễn, nên đề nghị đưa tên này vào bài thay tên Rocketman.
- Tôi mới chỉ điểm qua một vài lỗi như vậy, còn một số lỗi tương tự hoặc lỗi khác mà tôi chưa phát hiện ra thì bạn Dotruonggiahy12 cần rà lại toàn bài và sửa thêm nhé!
- – Jimmy Blues ♪ 16:16, ngày 29 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đã chỉnh sửa lỗi dịch và rà soát lại bài viết. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 02:43, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Dotruonggiahy12 Có một số câu dịch lủng củng hoặc chưa hợp lý lắm:
- Đã bổ sung liên kết đỏ. Mong bạn tiếp tục cho ý kiến. – Dotruonggiahy12 (thảo luận) 18:55, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
- Nhận xét: "This Love" là một trong những bài hát nổi tiếng nhất và làm nên tên tuổi của nhóm nhạc pop Maroon 5, cũng như đem về cho họ một giải Grammy. Ca khúc đã nhiều lần được Maroon 5 biểu diễn ở nhiều sân khấu lớn nhỏ suốt hai chục năm qua, gần đây nhất là khi nhóm này lần đầu đặt chân đến VN tham dự 8Wonder Winter Festival ở Phú Quốc. Như thường lệ, bài được tôi dịch từ bài GA bên en, có chỉnh lại định dạng+dịch nguồn. Mục "biểu diễn trực tiếp+cover" bên en ngắn quá nên tôi tách làm hai và bổ sung/cập nhật mỗi mục một ít. Mời cộng đồng review về bài viết.
- Người nhận xét: Jimmy Blues ♪ 09:16, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Bài viết tốt. Squirrel (talk) 16:31, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Như đoạn ghi đề cử. Jimmy Blues ♪ 00:08, ngày 30 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến @Mintu Martin: Câu Cái video đó đáng là việc mà một 'ngôi sao nhạc pop' cần làm nên thay thành "Cái video đó là điều mà một 'ngôi sao nhạc pop' hay làm" vì câu nói trong tiếng Anh nghĩa là điều này hay được người trong nhóm đó làm.
- "Thật hoàn hảo" trong phần Nhạc và lời nghe không tự nhiên nên mình đề xuất thay thành "Như vậy mới hoàn hảo" (phù hợp hơn, và bạn có thể dịch sao cho giống văn nói hơn).
- Ở Wikipedia tiếng Anh cũng có bài This love nhưng là của Taylor Swift, nên sau này nếu bạn có tạo bài viết về tác phẩm này thì bạn nhớ đổi tiêu đề của bài viết này nhé.ChopinTheChemistTrò chuyện 02:56, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist
Xong Cảm ơn bạn, tớ đã đổi tên luôn để sau tránh rắc rối và đã hoàn thành các yêu cầu trên. Mời bạn tiếp tục nêu ý kiến. – Jimmy Blues ♪ 03:41, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Associated Press cho biết Maroon 5 bước vào nền âm nhạc đại chúng nhờ vào This Love này lọt vào top 10 bb và Songs About Jane bán được 1,5 triệu bản, sách Maroon 5: Shooting For the Stars của Chloé Govan viết ở trang 98 là Maroon 5 nhanh chóng nổi tiếng nhờ vào đĩa đơn thứ hai chứa ca từ nhục dục rõ ràng, Ludington Daily News đề cử ca khúc là track tiêu biểu của SAJ đưa album đến thành công thương mại năm 2004 mặc dù album ra mắt năm 2002, New Straits Times cũng chọn là track tiêu biểu của SAJ, chứa yếu tố nhạc bounce, This Love lên sóng MTV và VH1 vào tháng 11 năm 2003, hậu trường MV công chiếu vào 13/1/2004, biểu diễn trực tiếp trên TRL ngày 15/1/2004, cuốn sách hồi ký của cựu tay trống Ryan Dusick có diễn tả nguồn gốc tiến trình hợp âm của bài này ở trang 126, sách Hooks in Popular Music có diễn tả hiệu ứng điều chỉnh âm tần (EQ) phần mở đầu của bài hát ở trang 276. Nguồn cuối năm Brasil Crowley là nguồn rác, cần phải loại bỏ. Squirrel (talk) 15:28, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tớ đã bổ sung các ý+nguồn mà @Sóc đề xuất, nhưng mà nguồn cuối năm Brasil thì có thể thay nguồn Crowley bằng nguồn nào đây nhỉ? – Jimmy Blues ♪ 14:51, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Bỏ luôn bạn ơi theo thảo luận này. Mình tìm rồi và rốt cuộc không có bảng xếp hạng cuối năm thay thế cho quốc gia này đâu. – Squirrel (talk) 15:15, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tớ đã bổ sung các ý+nguồn mà @Sóc đề xuất, nhưng mà nguồn cuối năm Brasil thì có thể thay nguồn Crowley bằng nguồn nào đây nhỉ? – Jimmy Blues ♪ 14:51, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Nhôm có lẽ không còn là kim loại quá xa lạ bởi ứng dụng đa dạng của nó trong rất nhiều lĩnh vực: từ ngành vận tải(máy bay), xây dựng, cho đến ngành dân dụng (điện thoại thông minh, lá nhôm,
những lon nước tăng lực mà mình uống để chạy deadline,...) Với nhiều ứng dụng như vậy, nhưng nhôm chỉ mới được sản xuất quy mô lớn trong thế kỷ 19 bởi Charles Martin Hall và Paul Héroult với công nghệ Hall-Héroult và quá trình chiết tách nhôm trước đó đã mất rất nhiều thời gian. - Bài viết được dịch từ BVT bên en và đã được cập nhật với những tài liệu gần đây nhất (+ số trang). Quá trình biên tập bài này cũng có nhiều thử thách bởi mình phải tìm và thêm nguồn cho bên wiki tiếng Anh (và sau đó là tiếng Việt). Một sự thay đổi lớn mà mình đã làm ở bài này là bỏ phần "Từ nguyên". Phần này thảo luận về hai cách phiên âm của nhôm trong tiếng Anh: Aluminium và Aluminum. Lý do mình bỏ là vì phần này chỉ liên quan đến tiếng Anh và chi tiết trong phần này không áp dụng với tên tiếng Việt của nguyên tố. Từ nguyên của nguyên tố được hợp nhất vào phần "Lịch sử Nhôm" để đảm bảo không bị thiếu. Mong nhận được đánh giá của mọi người.(bài viết khá dài: 145k byte)
- Người nhận xét: ChopinTheChemistTrò chuyện 01:05, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Bài viết hóa học cơ bản rất tốt, vote một phiếu. Jimmy Blues ♪ 02:13, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết không có vấn đề gì. AsaHiguitaMizu (thảo luận) 10:47, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Bình luận:Thêm nguồn và nội dung cho tên tiếng Việt của nguyên tố. ChopinTheChemistTrò chuyện 15:32, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Bình luận: Đã việt hóa một số bức ảnh.ChopinTheChemistTrò chuyện 12:40, ngày 23 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến "Sự khác biệt là do những hư hỏng cơ học nhỏ trên bề mặt xin mau phát sinh từ quy trình công nghệ" => xin mau là cái gì? - Vô ngã (Vô thường) 10:53, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Đã sửa. Mong bạn tiếp tục xem xét và góp ý. – ChopinTheChemistTrò chuyện 17:27, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- ..."trong nhôm có thể lý giải cáu trúc mềm"... bạn vướng chính tả nữa nhỉ. mình nghĩ bạn hãy rà soát cho thật kỹ rồi hãy ứng cử, chính tả chỉ là lỗi nhỏ thôi nhưng cho thấy bạn ẩu thế nào - Vô ngã (Vô thường) 10:31, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Đã sửa. Mong bạn xem xét và thông cảm. Những lỗi này đối với mình có thể khó phát hiện do mình muốn tập trung vào việc dịch bài sao cho tốt và dùng nguồn sao cho đúng. Nhiều khi chuyển đổi giữa sửa trực quan và sửa mã nguồn thì mình bị mất dấu nên những lỗi như này khó tránh khỏi. – ChopinTheChemistTrò chuyện 04:07, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- ..."trong nhôm có thể lý giải cáu trúc mềm"... bạn vướng chính tả nữa nhỉ. mình nghĩ bạn hãy rà soát cho thật kỹ rồi hãy ứng cử, chính tả chỉ là lỗi nhỏ thôi nhưng cho thấy bạn ẩu thế nào - Vô ngã (Vô thường) 10:31, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE Đã sửa. Mong bạn tiếp tục xem xét và góp ý. – ChopinTheChemistTrò chuyện 17:27, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @ChopinChemist: Xin được có một vài góp ý:
- 1. Đồng vị của Nhôm (Infobox đầu bài) – "Nhôm" có gì đặc biệt mà lại được viết hoa cuối câu!
- 2. Có ba loại trihydroxide chính: bayerit, gibbsit và nordstrandite, chúng khác nhau về cấu trúc tinh thể (Đa hình). (đề mục Tính chất hóa học) – "Đa hình" cũng tương tự. Bạn rà soát lại xem còn chỗ nào bị lỗi như thế nữa không?
- 3. Giá thật của nhôm đã giảm từ 14.000 đô la một tấn vào năm 1900 xuống còn 2.340 đô la vào năm 1948 (theo đô la Mỹ năm 1998). (đề mục Lịch sử) – Cụm "theo đô la Mỹ năm 1998" rốt cuộc có nghĩa là gì? Mong bạn diễn giải câu cú lại cho dễ hiểu hơn! Hongkytran (thảo luận) 10:58, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Đã sửa 2 ý đầu. Ý thứ 3 thì mình đã diễn giải lại. Ở đây nói đến giá nhôm tính theo giá trị của đồng đô la mỹ trong năm 1998 (làm vậy để loại bỏ yếu tố lạm phát). – ChopinTheChemistTrò chuyện 00:03, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Đây là ca khúc đầu tay làm nên tên tuổi solo của ca sĩ Taeyeon, thành viên nhóm nhạc nữ "quốc dân" Hàn Quốc SNSD. Bài hoàn toàn tự viết và đã đầy đủ nội dung các phần.
- Người nhận xét: Squirrel (talk) 10:24, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến @TheSquirrel1432: Bạn xem qua một số lỗi trong đoạn đầu của mục "Bối cảnh" nhé:
- "Giới chuyên môn đánh giá cao Taeyeon nhờ vào chất giọng xuất sắc của nữ ca sĩ xuyên suốt sự nghiệp hoạt động cùng nhóm nhạc Girls' Generation, dự án phụ Girls' Generation-TTS, trình diễn loạt ca khúc chủ đề cho nhiều bộ phim Hàn Quốc và hợp tác với nhiều nhạc sĩ khác.": Câu này có phần dài dòng.
- "Nhiều sản phẩm âm nhạc có sự góp giọng của Taeyeon đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc.": lặp từ "âm nhạc", có thể sửa thành "Nhiều ca khúc có sự góp giọng của Taeyeon đạt thành tích cao trên các bảng xếp hạng âm nhạc."
- "Cô được mệnh danh là 'thần tượng có giọng hát xuất sắc nhất', 'nữ hoàng OST' hoặc 'ca sĩ có giọng hát truyền cảm nhất'.": Bạn nên thay "hoặc" bằng "và" để làm rõ các danh xưng này đều được công nhận thay vì loại trừ nhau.
- "...trong đó có sự hợp tác của nam nhạc sĩ kiêm rapper Verbal Jint." → "...với sự góp mặt của nhạc sĩ kiêm rapper Verbal Jint."
- "Theo ghi chú trong sách ảnh đi kèm với I, 'I' bắt nguồn từ một bản phối khí với tiêu đề 'American Beauty' do các nhạc sĩ Myah Marie Langston, Bennett Armstrong, Justin T. Armstrong, Cosmopolitan Douglas, David Quinones, Jon Asher và Ryan S. Jhun biên soạn.": "với tiêu đề" có thể thay bằng "mang tên".
- "G-high đảm nhận công việc chỉ đạo giọng hát, vận hành công cụ Pro Tools và chỉnh sửa giọng hát bổ sung cho 'I' tại phòng thu MonoTree." → "G-high đảm nhận vai trò chỉ đạo giọng hát, vận hành công cụ Pro Tools và thực hiện chỉnh sửa cho phần hát bổ sung của ca khúc tại phòng thu MonoTree."
- "Nhạc sĩ Kim Chul-soon phụ trách thu âm và trộn âm ca khúc tại phòng thu SM Blue Ocean, còn kỹ sư Yoo Ji-sang thì thu âm 'I' tại MonoTree.": lặp cụm "thu âm...tại...". AsaHiguitaMizu (thảo luận) 14:25, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Phía trên đã sửa hết. Còn cái cuối thì do hai người cùng vai trò "thu âm" nhưng ở hai địa điểm khác nhau, khó mà tìm cách paraphrase. – Squirrel (talk) 14:46, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @TheSquirrel1432: Khúc ""I" là đĩa đơn đầu tay của ca sĩ người Hàn Quốc Taeyeon nằm trong đĩa mở rộng đầu tay cùng tên của cô" nên sửa lại thành ""I" là một bài hát của ca sĩ người Hàn Quốc Taeyeon [...]", bởi vì lặp từ "đầu tay" không cần thiết 😊 Hongkytran (thảo luận) 15:08, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran: Sao không cần thiết vậy bạn, khối bài FA/GA debut single bên enwiki cũng đều bắt đầu bằng "Bla bla is the debut single... from his/her/their debut album, XYZ (aaaa)." – Squirrel (talk) 15:18, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @TheSquirrel1432: Tiếp nhé:
- "Osen cho biết 'I' là một cú lột xác hoàn toàn mới của Taeyeon so với lúc hoạt động ở Girls' Generation cũng như những bản ballad nhạc phim truyền hình, cho thấy nữ ca sĩ đã mở rộng tư duy âm nhạc của cô.": Câu dài, có nhiều vế dễ gây rối.
- "Từ những đoạn điệp khúc nốt cao như 'Bicheul ssonneun sky / Geu arae seon I / Kkumkkudeushi fly / My life is a beauty', nữ ca sĩ chứng minh được bản thân xứng đáng với lời ví von của người hâm mộ dành cho cô là một 'gangster âm sắc'.": "Chứng minh được bản thân xứng đáng với lời ví von... dành cho cô" hơi rườm rà, có thể viết lại thành "Qua những đoạn điệp khúc ở tông cao như 'Bicheul ssonneun sky / Geu arae seon I / Kkumkkudeushi fly / My life is a beauty', Taeyeon cho thấy cô hoàn toàn xứng đáng với biệt danh người hâm mộ dành tặng: 'gangster âm sắc'".
- "Trên chương trình You Hee-yeol's Sketchbook, Taeyeon cho biết ý nghĩa của từ 'I' lặp lại trong điệp khúc bài hát nhằm nhấn mạnh bản thân theo cách tự do hơn trong lúc đang vượt qua những trắc trở.": hơi lủng củng, có thể sửa lại thành "Trong chương trình You Hee-yeol's Sketchbook, Taeyeon chia sẻ rằng việc lặp lại từ "I" trong điệp khúc là để nhấn mạnh bản thân nữ ca sĩ theo cách tự do hơn, khi cô đang vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.".
- "Hết điệp khúc đầu tiên là một phân đoạn rap dài duy nhất của Verbal Jint đóng vai trò làm cố vấn cho Taeyeon tìm đến ước mơ...": cụm "đóng vai trò làm cố vấn cho Taeyeon tìm đến ước mơ" chưa rõ nghĩa.
- "Ở phân đoạn hát duy nhất, Taeyeon nhìn lại những lần cô phải chịu đựng và thể hiện cảm xúc run rẩy.": "phân đoạn hát duy nhất" có thể gây hiểu nhầm (cô không chỉ hát ở đoạn đó), gợi ý chỉnh sửa: "Trong phân đoạn thể hiện riêng, Taeyeon hồi tưởng lại những lần phải chịu đựng và truyền tải cảm xúc đầy run rẩy qua giọng hát.".
- "Đến đoạn bridge chuyển tiếp của 'I', nữ ca sĩ mơ ước chính mình sẽ không còn phải thất vọng như thế này và được bay đến một nơi cao hơn.": hơi lủng củng. AsaHiguitaMizu (thảo luận) 00:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Tôi thấy những đoạn trên không có gì quá lủng củng và khó hiểu để sửa lại cho lắm, một bài bách khoa Wikipedia không có nhiệm vụ phải giải thích quá chi tiết và lan man rườm rà cho độc giả có thể không đáp ứng mức tối thiểu Wikipedia:Năng lực là phải có. Tôi thấy rất nhiều bài về lĩnh vực khác đọc khô khan khó hiểu còn hơn bài này, không thể quy như vậy mà bảo là lủng củng. Ngoài ra, cách diễn đạt và hành văn của mỗi người không ai giống ai, bạn nhận thấy văn ai đó không hay thì bạn có thể trực tiếp vào sửa cho họ, chứ bây giờ góp ý dài biểu quyết thì chính tôi cũng khó mà thấy cái "lỗi sai" ở những đoạn tiếp theo vì bản thân tôi đã đọc và đủ hiểu (rút kinh nghiệm và sửa câu cú trực tiếp như bạn Hongkytran). Việc tách câu mà bạn cho nó là quá dài thành những câu ngắn hơn, dẫn đến đọc được chút là lại ngắt nghỉ, khiến cho bài rất monotone (tôi đã thử và thấy không hiệu quả, xin kiếu). "Phân đoạn hát duy nhất" ý chỉ là "verse hát dài" duy nhất của Taeyeon trong bài, diễn tả lại cấu trúc lyrics này thôi: Chorus - Rap Verse - Chorus - Verse - Chorus - Bridge - Chorus (cố ý nguyên văn tiếng Anh cho bạn hình dung luôn). – Squirrel (talk) 03:08, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Tôi đồng ý với bạn rằng mức độ "lủng củng" và "khó hiểu" là chủ quan và có thể khác nhau tùy theo từng độc giả. Tuy nhiên, mục tiêu của Wikipedia là hướng đến sự rõ ràng và dễ tiếp cận cho người đọc. Cho dù bạn thấy bài viết hiện tại đã đủ dễ hiểu thì việc chỉnh sửa câu cú trong bài để tăng tính mạch lạc sẽ giúp độc giả dễ dàng nắm bắt thông tin hơn. Việc so sánh với các bài viết khác có thể khô khan hơn tương đối bảo thủ và cũng không có nghĩa là bài viết này không có dư địa để cải thiện thêm về mặt diễn đạt. Về việc Wikipedia không có nhiệm vụ giải thích quá chi tiết và lan man, tôi có cùng quan điểm với bạn. Tuy nhiên, việc diễn đạt rõ ràng và mạch lạc không đồng nghĩa với việc giải thích lan man. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc sửa đổi trực tiếp để cải thiện bài viết như bạn có thể thấy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể có những đoạn mà tôi cảm thấy cần thảo luận để đảm bảo đồng thuận. – AsaHiguitaMizu (thảo luận) 04:55, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Mạch lạc ở đây có nghĩa là các câu và các ý trong bài đều liên quan và có sự gắn kết với nhau. Bạn chỉ nên bắt bẻ khi đọc một câu tiếng Việt viết sai ngữ pháp, thiếu chủ vị tùm lum, câu trước với câu sau không đá động với nhau. Tôi thấy đây không phải là vấn đề cải thiện đáng kể. Hiện tại tôi thấy sau khi sửa lại như trên chỉ có tác dụng là paraphrase ý thôi, chứ gần như tôi không thấy có sự cải thiện thêm phần nào về khả năng đón nhận thông tin. Đọc hay hơn thì có thể thừa nhận, nhưng không có gì cải thiện về mặt truyền tải thông tin, các ý vẫn như vậy và có khi diễn đạt dài dòng hơn cho "rõ" một chút thôi. – Squirrel (talk) 06:09, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Cảm ơn bạn nhiều đã giải thích. ^^ Nhân tiện, tôi xin mạn phép được hỏi bạn một câu hỏi. Theo tôi thấy thì bài viết sử dụng rất nhiều nguồn tiếng Hàn. Tuy nhiên, theo như userbox của bạn thì bạn không sử dụng được ngôn ngữ này. Vậy bạn làm thế nào để có thể đảm bảo được độ chính xác về mặt nội dung với dẫn chứng từ các nguồn đó nhỉ? – AsaHiguitaMizu (thảo luận) 12:50, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Tôi sử dụng công cụ dịch kết hợp với từ điển Anh-Hàn của Naver: https://papago.naver.com/. Cách làm của tôi là cho qua dịch máy trước để nắm sơ bộ ý, rồi sau đó dịch từng cụm từ theo tra cứu từ điển và ghép câu, đối chiếu với máy dịch ban đầu rồi biên tập lại, cuối cùng chốt kết quả bản dịch. Ví dụ nhập đoạn: 태연은 "사실 (버벌진트가) 피처링을 도와줬지만, 아직 만나 뵙지 못했다. 직접 찾아가서 만나 뵙고 인사를 드렸어야 했는데, 죄송하다" Papago của Naver sẽ tách từng cụm từ Hàn ra riêng để giải thích từng cụm đó có nghĩa là gì, bên phải là bản dịch máy tiếng Anh để đối chiếu. Từ điển phụ để tham khảo cụm dịch: https://korean.dict.naver.com/koendict/ (cũng của Naver). Ngoài ra, đây cũng là một chủ đề rất dễ biên tập, chỉ cần đọc báo qua Papago một chút là nắm được 90% đại ý của bài báo nào đó rồi. Nếu cần trích dẫn lên Wikipedia ý nào thì làm thực hiện cách thức trên để chắc cú hơn. – Squirrel (talk) 13:07, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- bạn trả lời như vậy chứng tỏ bạn ko biết gì về tiếng Hàn. Một sản phẩm mò mẫm và dùng công cụ làm sao có thể trở thành Bài viết chất lượng trên wikipedia tiếng Việt. Cái người học tiếng Hàn sơ cấp cũng thường vay mượn tiếng Anh, nhưng chỉ là vay mượn bảng từ thông dụng 6000 từ phổ biến nhất trong tiếng Hàn (song ngữ Hàn-Anh), và dùng nó để học từ vựng mà thôi. người học tiếng Hàn kinh nghiệm ko bao giờ học gián tiếp qua tiếng Anh, chứ đừng nói tới dùng tiếng Anh để dịch. nó khác gì 1 đứa Hàn dịch văn bản tiếng Việt gián tiếp qua tiếng Anh. bạn có biết cái ngữ pháp tiếng Việt ko trực tiếp có thể hiểu qua bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả tiếng Anh, cái tiếng Anh đó làm sao làm được. tiếng Hàn cũng vậy, văn phạm của nó khó như tiếng Việt, một từ của nó chồng lên 1 thô câu là viết và đọc khác biệt rồi, rồi chưa kể nó có lớp từ "bất nguyên tắc" như tiếng Anh vậy á. ko rành dùng từ hay cụm câu mà cái gì bạn cũng mò. Cái độ chính xác của cái gọi là Bài viết chất lượng nó có tương xứng hya không. mình chỉ muốn nói ngay bài BVT tiếng Anh dịch lại tiếng Việt, một người không giỏi tiếng Anh, có thể lần mò từng câu từng chữ là đôi khi cái người giỏi tiếng Anh người ta đã chê rồi, thì hỏi 1 ngôn ngữ không hề biết gì mà bạn "mò mẫm" cho nó thành BVT tiếng Việt thì có bao nhiêu vấn đề tồn đọng trong bài - Vô ngã (Vô thường) 15:40, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- mình xem lịch sử sửa đổi của bài. vào ngày 6 tháng 4 bạn bắt đầu đập và xây lại từ 17.000 bytes và đến 9 tháng 4 tức là trong vòng 4 ngày nó lên tới hơn 73.000 bytes với 78 chú thích trong đó một số lớn chú thích tiếng Hàn. mình nói thiệt, với 1 thời gian ngắn chỉ 4 ngày mà tăng tốc độ dung lượng lên với ngần ấy chú thích, nếu chú thích chỉ là tiếng Việt thôi là đầu tôi đã bốc khói vì phải đọc từ từ mà xử lý. bạn xử lý thứ ngôn ngữ bạn ko hiểu mà nhanh như vậy à. mình nghĩ bạn thuộc diện siêu nhân chứ không phải biên dịch - Vô ngã (Vô thường) 15:49, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- bạn có đưa ra 1 cái trang bên trên ( https://korean.dict.naver.com/koendict/#/main ) nhưng hỏi bạn, bạn làm sao bạn hiểu được câu tiếng Hàn đó, hay là bạn chỉ đọc cái câu tiếng Anh bên dưới mà tiếng Anh vốn dĩ sở trường của bạn. Bạn nói bạn dùng từ điển và công cụ phân tích, rồi liệu bạn mò hết các câu trong mấy chục cái nguồn ko? tôi từng học tiếng Hàn (cùi bắp thôi) nhìn vô văn bản tiếng Hàn thấy nhiều từ quen thuộc vài mẫu câu quen quen. chỗ nào là trợ từ ưn/nưn (to be), chỗ nào khuyết đại từ, chỗ nào động từ tính từ chồng lên thô câu và biến đổi, chỗ nào cái đuôi Ni tà/ni ká,...dòm kỹ kỹ lại là con mắt tôi xoay vòng vòng rồi. mà tôi còn chưa dám múa lửa bài tiếng Hàn đi ứng cử. tôi ko nói nó kém độ chính xác khi dựa vào tiếng Anh, nhưng nó có đúng với cách làm việc thật sự chất lượng và tiêu chuẩn để đưa 1 bài viết bằng 1 ngôn ngữ mà một người ko rành lên làm BVT. wikipedia từng có thành viên mấy nước nào đó Đông Âu dịch bài ứng cử mà tôi nhớ ko lầm có nói định cư tại nước đó. Thà bạn nói dối bạn rành tiếng Hàn và bạn đang sống tại Seoul tui coi như ko biết gì tui nhắm mắt cho bạn ứng cử luôn. mà bạn nói toẹt luôn về bạn ko rành tiếng Hàn là ôi thôi rồi - Vô ngã (Vô thường) 16:15, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE: Bài này là bài tự viết. Đâu phải như các trường hợp trước là bài dịch từ wiki khác đâu mà so bạn ơi, kiếm thử trên kowiki xem có tồn tại bài này gắn sao không. – Squirrel (talk) 16:26, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- bạn có đưa ra 1 cái trang bên trên ( https://korean.dict.naver.com/koendict/#/main ) nhưng hỏi bạn, bạn làm sao bạn hiểu được câu tiếng Hàn đó, hay là bạn chỉ đọc cái câu tiếng Anh bên dưới mà tiếng Anh vốn dĩ sở trường của bạn. Bạn nói bạn dùng từ điển và công cụ phân tích, rồi liệu bạn mò hết các câu trong mấy chục cái nguồn ko? tôi từng học tiếng Hàn (cùi bắp thôi) nhìn vô văn bản tiếng Hàn thấy nhiều từ quen thuộc vài mẫu câu quen quen. chỗ nào là trợ từ ưn/nưn (to be), chỗ nào khuyết đại từ, chỗ nào động từ tính từ chồng lên thô câu và biến đổi, chỗ nào cái đuôi Ni tà/ni ká,...dòm kỹ kỹ lại là con mắt tôi xoay vòng vòng rồi. mà tôi còn chưa dám múa lửa bài tiếng Hàn đi ứng cử. tôi ko nói nó kém độ chính xác khi dựa vào tiếng Anh, nhưng nó có đúng với cách làm việc thật sự chất lượng và tiêu chuẩn để đưa 1 bài viết bằng 1 ngôn ngữ mà một người ko rành lên làm BVT. wikipedia từng có thành viên mấy nước nào đó Đông Âu dịch bài ứng cử mà tôi nhớ ko lầm có nói định cư tại nước đó. Thà bạn nói dối bạn rành tiếng Hàn và bạn đang sống tại Seoul tui coi như ko biết gì tui nhắm mắt cho bạn ứng cử luôn. mà bạn nói toẹt luôn về bạn ko rành tiếng Hàn là ôi thôi rồi - Vô ngã (Vô thường) 16:15, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE: Mình trả lời luôn là không thiếu gì cách thức để biên tập bài này. Ví dụ, mình tham khảo thông tin đâu đó ở trên mạng, fanpage VN của Taeyeon, diễn đàn các kiểu rồi kiếm nguồn mạnh của Hàn chứng minh thì sao? Với cả nguồn tiếng Anh tiếng Việt cho K-pop đa phần toàn lá cải với tin rác như Kênh 14 thì bạn đòi hỏi mình viết bài này kiểu gì. Có rất nhiều chỗ thực chất chẳng cần hiểu tiếng Hàn cũng viết được như "Biểu diễn trực tiếp", danh sách các "Giải thưởng" -- chứng minh sự tồn tại của nó là xong! Cuối cùng, chất lượng bài viết còn phụ thuộc vào sự am hiểu của người viết, bạn thử đưa bài này cho một người chẳng biết gì về Taeyeon, không hâm mộ hay chưa bao giờ nghe bài hát này xem thì có viết nổi không. – Squirrel (talk) 15:54, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- nói cái này đơn giản thôi, một động từ/tính từ tiếng Hàn khi đưa nó vào câu, tức là nó nằm trong hệ thống chủ-vị, cái tính từ/động từ đó sẽ kết hợp với 1 thô câu (khẳng-phủ-nghi vấn gì đó) thì cái cụm đó sẽ biến đổi về cách viết lẫn cách đọc. bạn ko biết tiếng Hàn mà chỉ dựa vào từ điển và công cụ phân tích, đố bạn hiểu đó, cho bạn sắm từ điển xịn luôn. có nghĩa là bạn chỉ hiểu bằng công cụ dịch, mà nói hơi thô là bấm và thả cho trình duyệt và web chuyển ngữ, thật sự chả hiểu gì đâu - Vô ngã (Vô thường) 16:29, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- mình thử theo cái bạn nói bên trên: "Ví dụ nhập đoạn: 태연은 "사실 (버벌진트가) 피처링을 도와줬지만, 아직 만나 뵙지 못했다. 직접 찾아가서 만나 뵙고 인사를 드렸어야 했는데, 죄송하다" Papago của Naver". Nó hiện ra 2 cột, tiếng Hàn và tiếng Anh. tiếng Anh thì bạn hiểu, chứ tiếng Hàn bạn hiểu kiểu gì, xắt khúc từ từ từng cụm hả. bạn xắt tới bao giờ. tôi biết chút đỉnh tiếng Hàn mà phải dòm chầm chậm mò cho kỹ đây, tốn thời gian đây. web tiếng Hàn bấm trình duyệt nó dịch thì nói đại là bấm trình duyệt, hoa lá hẹ. Thật thà khai báo "em dùng google dịch kết hợp nút chuyển ngữ trình duyệt", nổ quá xá hà - Vô ngã (Vô thường) 16:42, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- ngày trước SNSD về VN, mình với mấy người bạn có đi xem. ko biết bạn đã có dịp nào chưa. Năm đó thằng nào cũng hẻo, vét tiền gần 1 triệu 1 vé 3 đứa gần 3 triệu ngồi cánh gà. nhưng cũng mãn nguyện, sướng phải biết - Vô ngã (Vô thường) 16:53, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- nói bạn đừng buồn, cứ thật thà ăn ngay nói thẳng, đời có ai mà không gian dối dù là trong tình yêu hay công việc, kể cả chính trị, JAV hay Kpop. mà mình thấy ai nổ là mình quăng lựu đạn hà. Nam mô A di đà Phật. từ nay bạn cứ dịch mấy bài BVT của SNSD từ en qua, với bên đó mình thấy nhiều bài viết tốt Kpop các nhóm khác lắm. tha hồ. vậy cho dễ vì dù gì tiếng Anh bạn cũng giỏi mà - Vô ngã (Vô thường) 17:02, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE: Nếu bạn cảm thấy như vậy là sai lầm thì mời bạn tố cáo mình ra TNCBQV. Mình xin không thảo luận về vấn đề này. – Squirrel (talk) 17:03, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- ý của mình không phải là 80-90% văn bản có thể hiểu được, vì tỉ lệ này tương đối tốt và dù gì cũng chỉ là bài hát chứ ko phải bài chính trị hay khoa học. vấn đề nằm ở chỗ là sự biện minh cách làm việc. vậy thôi, còn lại thì ko có gì nghiêm trọng - Vô ngã (Vô thường) 17:07, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Và loạt BVT của enwiki về SNSD mình đã đọc rồi, đa phần chất lượng chỉ ở mức C thôi chứ chưa đạt tới GA đâu, thiếu tùm lum nhiều mục. – Squirrel (talk) 17:05, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TUIBAJAVE: Nếu bạn cảm thấy như vậy là sai lầm thì mời bạn tố cáo mình ra TNCBQV. Mình xin không thảo luận về vấn đề này. – Squirrel (talk) 17:03, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- nói bạn đừng buồn, cứ thật thà ăn ngay nói thẳng, đời có ai mà không gian dối dù là trong tình yêu hay công việc, kể cả chính trị, JAV hay Kpop. mà mình thấy ai nổ là mình quăng lựu đạn hà. Nam mô A di đà Phật. từ nay bạn cứ dịch mấy bài BVT của SNSD từ en qua, với bên đó mình thấy nhiều bài viết tốt Kpop các nhóm khác lắm. tha hồ. vậy cho dễ vì dù gì tiếng Anh bạn cũng giỏi mà - Vô ngã (Vô thường) 17:02, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- ngày trước SNSD về VN, mình với mấy người bạn có đi xem. ko biết bạn đã có dịp nào chưa. Năm đó thằng nào cũng hẻo, vét tiền gần 1 triệu 1 vé 3 đứa gần 3 triệu ngồi cánh gà. nhưng cũng mãn nguyện, sướng phải biết - Vô ngã (Vô thường) 16:53, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Ví dụ mình xem video này [1] là có ý tưởng Taeyeon sẽ hát bài này ở M Countdown với Kanto, mình tự viết xong rồi lấy nguồn tiếng Hàn chứng minh thôi. Như vậy có sai không? – Squirrel (talk) 15:59, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mình đính chính luôn là bài này mình soạn lâu trong vòng một tuần vì cần phải check fact tiếng Hàn, đến ngày 6 tháng 4 là xuất bản một lượt. Các bài tiếng Anh là mình speedrun vài ngày là xong, như Rap God với Not Afraid, cũng đồ tự viết không. – Squirrel (talk) 16:10, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Cách dịch này có thể chấp nhận được nhỉ, hay có bị tính là dịch máy có biên tập không? – Jimmy Blues ♪ 01:17, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- thành viên:Mintu Martin Gặp tv khác tôi sẽ cho ăn cấm vì cái tội dịch tiếng Hàn khi bản thân không biết gì về tiếng Hàn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào bạn Sóc (có đối chiếu với nguồn tiếng Anh lẫn tiếng Việt). Tôi hoạt động linh hoạt chứ không hoạt động cứng nhắc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:20, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- hình như bạn chưa hiểu đúng vấn đề. để mình nói lại chầm chậm, thật ra cái công cụ dịch hiện tại, của Google dịch, hay app trên trình duyệt, hay AI,.v.v...chất lượng dịch tự động càng ngày càng cao. bất cứ ngôn ngữ nào cũng có thể dịch ở mức tốt mình nghĩ là 90% hoặc hơn. việc viết bài bằng nguồn ngôn ngữ mà thành viên ko biết cũng chả có gì to tát đâu. Với lại như bạn Sóc đã nói, hành văn là của bạn ấy, cái chú thích chỉ là cái được tìm rồi gắn vô mà thôi, kiểu như râu cắm vô cằm nó ko ảnh hưởng lắm chất lượng bài. mình cũng có thể bỏ qua 5-10% nghi ngại cũng được, chả sao. nhưng mà mình ghét "nổ", ghét cái kiểu "làm màu", đã ko biết tiếng Hàn còn màu mè giải thích là làm sao - làm sao đọc thiệt hết sức buồn cười. Bây giờ hỏi bạn Phú thế này, mấy ngôn ngữ Á Đông nó là chữ tượng hình bạn nhìn vô 1 chữ bạn biết chữ đó là gì không, nghĩa của nó, rồi đọc nó sao ko, đây là 2 điểm chết. Cụ thể ở đây là tiếng Hàn, tất nhiên 1 người học tiếng Hàn vỡ lòng chỉ cần 1 buổi sáng là có thể đọc và viết chính xác tất cả chữ cái tiếng Hàn và dựa vào đó đọc được 1 chữ, thậm chí đọc thô thiển 1 câu, nhưng 1 người ko biết, như bạn bạn nhìn vô cái chữ Hàn cái chữ tượng hình đó bạn đọc được ko, bạn hiểu nghĩa chữ đó ko. nếu mà nói 1 người đối sánh tiếng Pháp tiếng Anh tôi thấy còn tin được, vì cái chữ cái Latin tiếng Pháp với tiếng Anh bạn nhìn vào mò mẫm cũng có thể đoán, bao gồm từ vựng tiếng Pháp và Anh nó hao hao nhau, còn đối sánh tiếng Hàn với tiếng Anh thì biết cái gì, chả qua xắt lát vế bên này nhìn qua vế bên kia rồi "ừ thì đúng là nó", cái đó thì có gì khác biệt 1 câu tiếng Hàn dài dịch luôn sang tiếng Anh hay sang tiếng Việt. Thì thà nói là công cụ nó dịch, tôi tin tưởng nó dịch 90-99% gì đó, hay là tôi tin tưởng công cụ dịch 100%; chứ nhìn vô chữ và câu tiếng Hàn mà ko biết thứ tiếng đó, tôi hỏi thẳng hiểu kiểu gì. nói chung, cái vấn đề ko phải là dịch máy hay máy dịch, mà máy dịch chất lượng thì OK luôn. tôi chỉ lên tiếng thành viên "làm màu". rồi nếu như mà bây giờ có thành viên ko biết tiếng Hindi, hoặc trường hợp thành viên ko biết tiếng Bengal, tiếng Ả rập, tiếng Do Thái,... mà trước mặt bạn Phú hay BQV nào khác rồi vòng vo thể hiện "kỹ thuật xử lý ngôn ngữ điêu luyện tài tình" thì các bạn sẽ tin răm rắp hết kể từ nay về sau hả. các bạn đặt niềm tin vô 1 người các bạn biết sở trường của người đó, khi người đó tung ra sở đoản thế là các bạn nhắm mắt "trước giờ bạn rất giỏi nên tôi hoàn toàn tin tưởng", hay cái kiểu "giỏi như bạn ấy thì ko thể có vấn đề gì". vậy có phải lầm lạc ko. giỏi là giỏi, mà giỏi cái nào, chứ thể hiện cái gọi là tài hoa, rồi múa lửa với người khác, tui thấy tui cũng nhột. cái đó là gian dối, là lừa bạn bè - Vô ngã (Vô thường) 13:02, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- cái kỹ thuật mà bạn gọi là đối chiếu không thể tồn tại được trong trường hợp này. như thế này dễ hiểu, tôi dịch 1 câu tiếng Anh sang tiếng Việt, tôi dò và đối sánh 2 vế trên công cụ, cột tiếng Anh tôi nhìn sang cột tiếng Việt, tôi dò và hiểu rồi sửa chầm chậm vì tôi có thể hiểu cả hai ngôn ngữ. cái đối chiếu chỉ tồn tại dựa trên việc am hiểu cả 2 ngôn ngữ ở 2 cột mặc dù có thể 1 ngôn ngữ trong đó yếu kém chứ ko giỏi. nhưng bây giờ 2 cột Hàn - Anh thì đối chiếu kiểu gì, khi cái cột tiếng Hàn mù tịt 1 chữ cắn làm đôi ko biết. nhìn vô chữ tượng hình tiếng Hàn (Hangeul) có đọc được ko, có hiểu nghĩa của nó ko? mà như mình có nói bên trên, cái tính từ/động từ nó hợp với thô câu để thành 1 câu hoàn chỉnh nó sẽ như thế nào: một chữ tiếng Hàn đó sẽ bị ngắt bỏ 1 hoặc vài chữ cái dưới nó, còn 1 hoặc vài chữ cái đầu trong cái từ đầu tiên của thô câu cũng bị ngắt bỏ. rồi 2 cái sẽ ghép lại với nhau. chỉ bao nhiêu đây thôi, cái kỹ thuật đối sánh, xắt lát từng cụm bạn dựa vào đâu mà hiểu được. học tiếng Hàn biết chút ít như cưỡi ngựa xem hoa nhìn vô 1 câu mà ngồi nghiệm cái tính từ/động từ nguyên ban đầu của nó là cái gì còn chưa mò ra nữa là. mà thôi, nói riết mắc mệt. tui mệt quá tui ko nói nữa, nói riết ai cũng nghĩ tui ác, riết mang nghiệp - Vô ngã (Vô thường) 13:32, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Có lời thẩm định của đích thân BQV Nguyentrongphu, bạn @TheSquirrel1432 yên tâm rồi nhé!! =)) – Jimmy Blues ♪ 09:22, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Còn không thì có cách khác hay hơn mà cầu kì hơn là viết bài này ở cả vi lẫn enwiki. Phía enwiki thì nộp lên trang GAN chờ một người rành tiếng Hàn/K-pop vô review, sửa lại xong xuôi rồi gắn sao bên đó, rồi quay ngược bên viwiki đề cử BVT. Với loạt bài tự soạn của mình hiện nay thì tha hồ xuất khẩu làm GA cho enwiki, miễn là viết lại bằng tiếng Anh chuẩn ngữ pháp. – Squirrel (talk) 09:45, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tôi nghĩ cách này ổn. Có một số tv bên En biết tiếng Anh lẫn Hàn. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:25, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Lầu trên căng thẳng quá, mình cũng căng theo nên xé nháp rồi, đang viết dở một bài siêu hit của nhóm Big Bang với nhiều link nguồn chưa đọc. Nhiều bài K-pop bên đó nói thật có GA mình cũng không muốn về dịch giữ nguyên 100% rồi ứng cử BVT đâu, vì thiếu nội dung nhiều lắm trừ mấy bài hot tầm BTS, Blackpink thì chất lượng ổn. – Squirrel (talk) 09:50, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Chất lượng GA thì hên xui lắm vì chỉ có 1 người thẩm định là xong. Một số GA chất lượng còn thua hạng B. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 11:26, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Còn không thì có cách khác hay hơn mà cầu kì hơn là viết bài này ở cả vi lẫn enwiki. Phía enwiki thì nộp lên trang GAN chờ một người rành tiếng Hàn/K-pop vô review, sửa lại xong xuôi rồi gắn sao bên đó, rồi quay ngược bên viwiki đề cử BVT. Với loạt bài tự soạn của mình hiện nay thì tha hồ xuất khẩu làm GA cho enwiki, miễn là viết lại bằng tiếng Anh chuẩn ngữ pháp. – Squirrel (talk) 09:45, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- hình như bạn chưa hiểu đúng vấn đề. để mình nói lại chầm chậm, thật ra cái công cụ dịch hiện tại, của Google dịch, hay app trên trình duyệt, hay AI,.v.v...chất lượng dịch tự động càng ngày càng cao. bất cứ ngôn ngữ nào cũng có thể dịch ở mức tốt mình nghĩ là 90% hoặc hơn. việc viết bài bằng nguồn ngôn ngữ mà thành viên ko biết cũng chả có gì to tát đâu. Với lại như bạn Sóc đã nói, hành văn là của bạn ấy, cái chú thích chỉ là cái được tìm rồi gắn vô mà thôi, kiểu như râu cắm vô cằm nó ko ảnh hưởng lắm chất lượng bài. mình cũng có thể bỏ qua 5-10% nghi ngại cũng được, chả sao. nhưng mà mình ghét "nổ", ghét cái kiểu "làm màu", đã ko biết tiếng Hàn còn màu mè giải thích là làm sao - làm sao đọc thiệt hết sức buồn cười. Bây giờ hỏi bạn Phú thế này, mấy ngôn ngữ Á Đông nó là chữ tượng hình bạn nhìn vô 1 chữ bạn biết chữ đó là gì không, nghĩa của nó, rồi đọc nó sao ko, đây là 2 điểm chết. Cụ thể ở đây là tiếng Hàn, tất nhiên 1 người học tiếng Hàn vỡ lòng chỉ cần 1 buổi sáng là có thể đọc và viết chính xác tất cả chữ cái tiếng Hàn và dựa vào đó đọc được 1 chữ, thậm chí đọc thô thiển 1 câu, nhưng 1 người ko biết, như bạn bạn nhìn vô cái chữ Hàn cái chữ tượng hình đó bạn đọc được ko, bạn hiểu nghĩa chữ đó ko. nếu mà nói 1 người đối sánh tiếng Pháp tiếng Anh tôi thấy còn tin được, vì cái chữ cái Latin tiếng Pháp với tiếng Anh bạn nhìn vào mò mẫm cũng có thể đoán, bao gồm từ vựng tiếng Pháp và Anh nó hao hao nhau, còn đối sánh tiếng Hàn với tiếng Anh thì biết cái gì, chả qua xắt lát vế bên này nhìn qua vế bên kia rồi "ừ thì đúng là nó", cái đó thì có gì khác biệt 1 câu tiếng Hàn dài dịch luôn sang tiếng Anh hay sang tiếng Việt. Thì thà nói là công cụ nó dịch, tôi tin tưởng nó dịch 90-99% gì đó, hay là tôi tin tưởng công cụ dịch 100%; chứ nhìn vô chữ và câu tiếng Hàn mà ko biết thứ tiếng đó, tôi hỏi thẳng hiểu kiểu gì. nói chung, cái vấn đề ko phải là dịch máy hay máy dịch, mà máy dịch chất lượng thì OK luôn. tôi chỉ lên tiếng thành viên "làm màu". rồi nếu như mà bây giờ có thành viên ko biết tiếng Hindi, hoặc trường hợp thành viên ko biết tiếng Bengal, tiếng Ả rập, tiếng Do Thái,... mà trước mặt bạn Phú hay BQV nào khác rồi vòng vo thể hiện "kỹ thuật xử lý ngôn ngữ điêu luyện tài tình" thì các bạn sẽ tin răm rắp hết kể từ nay về sau hả. các bạn đặt niềm tin vô 1 người các bạn biết sở trường của người đó, khi người đó tung ra sở đoản thế là các bạn nhắm mắt "trước giờ bạn rất giỏi nên tôi hoàn toàn tin tưởng", hay cái kiểu "giỏi như bạn ấy thì ko thể có vấn đề gì". vậy có phải lầm lạc ko. giỏi là giỏi, mà giỏi cái nào, chứ thể hiện cái gọi là tài hoa, rồi múa lửa với người khác, tui thấy tui cũng nhột. cái đó là gian dối, là lừa bạn bè - Vô ngã (Vô thường) 13:02, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- thành viên:Mintu Martin Gặp tv khác tôi sẽ cho ăn cấm vì cái tội dịch tiếng Hàn khi bản thân không biết gì về tiếng Hàn. Tuy nhiên, tôi tin tưởng vào bạn Sóc (có đối chiếu với nguồn tiếng Anh lẫn tiếng Việt). Tôi hoạt động linh hoạt chứ không hoạt động cứng nhắc. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 01:20, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Cách dịch này có thể chấp nhận được nhỉ, hay có bị tính là dịch máy có biên tập không? – Jimmy Blues ♪ 01:17, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- mình xem lịch sử sửa đổi của bài. vào ngày 6 tháng 4 bạn bắt đầu đập và xây lại từ 17.000 bytes và đến 9 tháng 4 tức là trong vòng 4 ngày nó lên tới hơn 73.000 bytes với 78 chú thích trong đó một số lớn chú thích tiếng Hàn. mình nói thiệt, với 1 thời gian ngắn chỉ 4 ngày mà tăng tốc độ dung lượng lên với ngần ấy chú thích, nếu chú thích chỉ là tiếng Việt thôi là đầu tôi đã bốc khói vì phải đọc từ từ mà xử lý. bạn xử lý thứ ngôn ngữ bạn ko hiểu mà nhanh như vậy à. mình nghĩ bạn thuộc diện siêu nhân chứ không phải biên dịch - Vô ngã (Vô thường) 15:49, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- bạn trả lời như vậy chứng tỏ bạn ko biết gì về tiếng Hàn. Một sản phẩm mò mẫm và dùng công cụ làm sao có thể trở thành Bài viết chất lượng trên wikipedia tiếng Việt. Cái người học tiếng Hàn sơ cấp cũng thường vay mượn tiếng Anh, nhưng chỉ là vay mượn bảng từ thông dụng 6000 từ phổ biến nhất trong tiếng Hàn (song ngữ Hàn-Anh), và dùng nó để học từ vựng mà thôi. người học tiếng Hàn kinh nghiệm ko bao giờ học gián tiếp qua tiếng Anh, chứ đừng nói tới dùng tiếng Anh để dịch. nó khác gì 1 đứa Hàn dịch văn bản tiếng Việt gián tiếp qua tiếng Anh. bạn có biết cái ngữ pháp tiếng Việt ko trực tiếp có thể hiểu qua bất kỳ ngôn ngữ nào, kể cả tiếng Anh, cái tiếng Anh đó làm sao làm được. tiếng Hàn cũng vậy, văn phạm của nó khó như tiếng Việt, một từ của nó chồng lên 1 thô câu là viết và đọc khác biệt rồi, rồi chưa kể nó có lớp từ "bất nguyên tắc" như tiếng Anh vậy á. ko rành dùng từ hay cụm câu mà cái gì bạn cũng mò. Cái độ chính xác của cái gọi là Bài viết chất lượng nó có tương xứng hya không. mình chỉ muốn nói ngay bài BVT tiếng Anh dịch lại tiếng Việt, một người không giỏi tiếng Anh, có thể lần mò từng câu từng chữ là đôi khi cái người giỏi tiếng Anh người ta đã chê rồi, thì hỏi 1 ngôn ngữ không hề biết gì mà bạn "mò mẫm" cho nó thành BVT tiếng Việt thì có bao nhiêu vấn đề tồn đọng trong bài - Vô ngã (Vô thường) 15:40, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Tôi sử dụng công cụ dịch kết hợp với từ điển Anh-Hàn của Naver: https://papago.naver.com/. Cách làm của tôi là cho qua dịch máy trước để nắm sơ bộ ý, rồi sau đó dịch từng cụm từ theo tra cứu từ điển và ghép câu, đối chiếu với máy dịch ban đầu rồi biên tập lại, cuối cùng chốt kết quả bản dịch. Ví dụ nhập đoạn: 태연은 "사실 (버벌진트가) 피처링을 도와줬지만, 아직 만나 뵙지 못했다. 직접 찾아가서 만나 뵙고 인사를 드렸어야 했는데, 죄송하다" Papago của Naver sẽ tách từng cụm từ Hàn ra riêng để giải thích từng cụm đó có nghĩa là gì, bên phải là bản dịch máy tiếng Anh để đối chiếu. Từ điển phụ để tham khảo cụm dịch: https://korean.dict.naver.com/koendict/ (cũng của Naver). Ngoài ra, đây cũng là một chủ đề rất dễ biên tập, chỉ cần đọc báo qua Papago một chút là nắm được 90% đại ý của bài báo nào đó rồi. Nếu cần trích dẫn lên Wikipedia ý nào thì làm thực hiện cách thức trên để chắc cú hơn. – Squirrel (talk) 13:07, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Cảm ơn bạn nhiều đã giải thích. ^^ Nhân tiện, tôi xin mạn phép được hỏi bạn một câu hỏi. Theo tôi thấy thì bài viết sử dụng rất nhiều nguồn tiếng Hàn. Tuy nhiên, theo như userbox của bạn thì bạn không sử dụng được ngôn ngữ này. Vậy bạn làm thế nào để có thể đảm bảo được độ chính xác về mặt nội dung với dẫn chứng từ các nguồn đó nhỉ? – AsaHiguitaMizu (thảo luận) 12:50, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @AsaHiguitaMizu: Mạch lạc ở đây có nghĩa là các câu và các ý trong bài đều liên quan và có sự gắn kết với nhau. Bạn chỉ nên bắt bẻ khi đọc một câu tiếng Việt viết sai ngữ pháp, thiếu chủ vị tùm lum, câu trước với câu sau không đá động với nhau. Tôi thấy đây không phải là vấn đề cải thiện đáng kể. Hiện tại tôi thấy sau khi sửa lại như trên chỉ có tác dụng là paraphrase ý thôi, chứ gần như tôi không thấy có sự cải thiện thêm phần nào về khả năng đón nhận thông tin. Đọc hay hơn thì có thể thừa nhận, nhưng không có gì cải thiện về mặt truyền tải thông tin, các ý vẫn như vậy và có khi diễn đạt dài dòng hơn cho "rõ" một chút thôi. – Squirrel (talk) 06:09, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Tôi đồng ý với bạn rằng mức độ "lủng củng" và "khó hiểu" là chủ quan và có thể khác nhau tùy theo từng độc giả. Tuy nhiên, mục tiêu của Wikipedia là hướng đến sự rõ ràng và dễ tiếp cận cho người đọc. Cho dù bạn thấy bài viết hiện tại đã đủ dễ hiểu thì việc chỉnh sửa câu cú trong bài để tăng tính mạch lạc sẽ giúp độc giả dễ dàng nắm bắt thông tin hơn. Việc so sánh với các bài viết khác có thể khô khan hơn tương đối bảo thủ và cũng không có nghĩa là bài viết này không có dư địa để cải thiện thêm về mặt diễn đạt. Về việc Wikipedia không có nhiệm vụ giải thích quá chi tiết và lan man, tôi có cùng quan điểm với bạn. Tuy nhiên, việc diễn đạt rõ ràng và mạch lạc không đồng nghĩa với việc giải thích lan man. Tôi hoàn toàn ủng hộ việc sửa đổi trực tiếp để cải thiện bài viết như bạn có thể thấy. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, có thể có những đoạn mà tôi cảm thấy cần thảo luận để đảm bảo đồng thuận. – AsaHiguitaMizu (thảo luận) 04:55, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu: Đó là lý do vì sao tôi luôn cân nhắc khi chọn bài GA về chủ đề CNTT để dịch sang đây và đem ứng cử BVT. Tôi cân nhắc cả về mặt độ dài, cũng như ngày nó được lên GA. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 13:10, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @TheSquirrel1432: Ghi chú a và b không thống nhất đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất (lúc "tôi" lúc "em") Hongkytran (thảo luận) 09:07, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran:
Không liên quan đến tình yêu cho lắm nên đã sửa lại thành "tôi" và "cô". – Squirrel (talk) 09:31, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran:
Ý kiến chất lượng bài này theo tôi ko vấn đề gì đâu. mọi người cứ tin tưởng nhé. cái nguồn cũng chỉ có vai trò phục vụ bài viết. đây ko phải sản phẩm biên dịch song ngữ mà là bài tự viết - Vô ngã (Vô thường) 14:02, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: HTC First là dòng điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android hợp tác với Facebook được HTC phát hành vào ngày 12 tháng 4 năm 2013. Tuy được đánh giá không quá tệ nhưng sản phẩm lại là một thất bại doanh số đến mức được sale với giá 0.99$ ngay sau vài tuần ra mắt. Bài được dịch và chỉnh sửa từ GA bên en. Mong được mọi người góp ý.
- Người nhận xét: I So bad 14:54, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý BVT. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết đã cải thiện. Ralph (⚓︎) 05:05, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Chưa thấy giải quyết vấn đề bạn Sóc đã nêu. Tôi sẽ gạch phiếu sau khi vấn đề này được giải quyết. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:07, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)Chưa đồng ý
- @Nguyentrongphu@TheSquirrel1432 Mình đã viết lại phần này và thêm nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo yêu cầu – I So bad 17:21, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: Bài có lỗi chính tả. "Nhiều đánh giá tích cực" mà sao nội dung lại xen lẫn với những nhận xét chê bai chỉ trích nhỉ? Ở phía trên phần mở bài ghi là "nhiều đánh giá tiêu cực" rồi xuống dưới lại thành "tích cực", rốt cuộc là thế nào? – Squirrel (talk) 15:20, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 sửa thông tin bên dưới thành "đánh giá trái chiều". Thông tin bên trên thì là hợp lí vì đã có ý "khen" đằng trước – I So bad 15:59, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: Bài có lỗi chính tả. "Nhiều đánh giá tích cực" mà sao nội dung lại xen lẫn với những nhận xét chê bai chỉ trích nhỉ? Ở phía trên phần mở bài ghi là "nhiều đánh giá tiêu cực" rồi xuống dưới lại thành "tích cực", rốt cuộc là thế nào? – Squirrel (talk) 15:20, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu@TheSquirrel1432 Mình đã viết lại phần này và thêm nhiều nguồn khác nhau để đảm bảo yêu cầu – I So bad 17:21, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
Ý kiến Đơn giản là tôi "Pre-taped statement" trong ngữ cảnh này không phải "bài phát biểu được ghi âm trước". Hàm ý các bài phát biểu dạng có cả giọng người nói và hình ảnh được quay trước. phongđăng (thảo luận) 13:30, ngày 11 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG Đã sửa thành "Được ghi hình trước" – I So bad 14:08, ngày 11 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đơn giản là tôi "Đây sẽ là một dòng điện thoại Android được tùy chỉnh 'mang tính xã hội sâu sắc'". --> bản En có phần tối nghĩa. Tôi nghĩ nên thêm ghi chú tại điểm này hoặc sửa diễn đạt. Gợi ý "một phiên bản Android tùy biến với khả năng tích hợp Facebook ở mức độ sâu rộng". phongđăng (thảo luận) 14:39, ngày 11 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG đã chỉnh sửa và thêm ghi chú – I So bad 08:46, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đơn giản là tôi Có phần vẫn tối nghĩa, bản dịch có phần thêm dài nhưng chưa làm rõ đúng chi tiết (bản dịch trước đó ổn hơn hiện tại). Đề xuất sử dụng bản mẫu {{Efn}} để bổ sung ghi chú cho trường hợp này, cụm từ "mang tính xã hội sâu sắc" có thể khiến độc giả đặt câu hỏi ý nghĩa cụ thể. Ý tôi làm rõ điểm này. phongđăng (thảo luận) 14:05, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG cái này trích nguyên văn từ một bài phỏng vấn nên khó mà giải thích nghĩa đầy đủ được, do bài viết không đưa ra một ngữ cảnh cụ thể – I So bad 14:36, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đơn giản là tôi Ngữ cảnh cụ thể của câu là Facebook, "deeply social" bên Wikipedia En họ không dẫn ghi chú tôi nghĩ vì lợi thế ngôn ngữ (hy vọng người đọc tự tra cứu). Cần diễn giải cụm từ này ra tiếng Việt để làm rõ. Ý câu đó là dòng máy này được thiết kế đưa các tính năng của Facebook vào giao diện của nó. Tôi có gợi ý trên. Câu đó đang nói Facebook và HTC hợp tác nên căn bản "deeply social" nói đến Facebook. phongđăng (thảo luận) 14:58, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Một số trang báo tiếng Việt đề cập chức năng này của HTC First (Buffy trong bài tương tự) nên có thể tham khảo. phongđăng (thảo luận) 15:18, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG Mình đã mở rộng ý ở cuối câu, mong bạn xem xét – I So bad 17:25, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG cái này trích nguyên văn từ một bài phỏng vấn nên khó mà giải thích nghĩa đầy đủ được, do bài viết không đưa ra một ngữ cảnh cụ thể – I So bad 14:36, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đơn giản là tôi Có phần vẫn tối nghĩa, bản dịch có phần thêm dài nhưng chưa làm rõ đúng chi tiết (bản dịch trước đó ổn hơn hiện tại). Đề xuất sử dụng bản mẫu {{Efn}} để bổ sung ghi chú cho trường hợp này, cụm từ "mang tính xã hội sâu sắc" có thể khiến độc giả đặt câu hỏi ý nghĩa cụ thể. Ý tôi làm rõ điểm này. phongđăng (thảo luận) 14:05, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG đã chỉnh sửa và thêm ghi chú – I So bad 08:46, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đơn giản là tôi "Đây sẽ là một dòng điện thoại Android được tùy chỉnh 'mang tính xã hội sâu sắc'". --> bản En có phần tối nghĩa. Tôi nghĩ nên thêm ghi chú tại điểm này hoặc sửa diễn đạt. Gợi ý "một phiên bản Android tùy biến với khả năng tích hợp Facebook ở mức độ sâu rộng". phongđăng (thảo luận) 14:39, ngày 11 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG Đã sửa thành "Được ghi hình trước" – I So bad 14:08, ngày 11 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Phần đón nhận có câu HTC First khi ra mắt đã nhận về nhiều đánh giá trái chiều mà trong khi ngược lại, bài chỉ cung cấp 2 trang đánh giá thì không đảm bảo được tính khách quan (WP:UNDUE). Bạn cần phải tìm thêm nguồn review điện thoại này và bổ sung vào (không khó để tìm thấy). Squirrel (talk) 15:47, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mai mốt bạn nên cho hẳn phiếu chống để tv có động lực sửa. Tôi thấy nhiều trường hợp cho ý kiến thì chả ai thèm sửa. Cho phiếu chống cái thì sửa liền, hiệu quả thật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Trường hợp này chỉ là tình cơ thôi. Tháng này mình bận thi nên Wikibreak, chứ mấy cái nguồn để viết mình lên từ 2 tuần trước rồi – I So bad 06:05, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhiều trường hợp như vậy rồi, mặc dù không tính trường hợp này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 08:55, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyentrongphu Trường hợp này chỉ là tình cơ thôi. Tháng này mình bận thi nên Wikibreak, chứ mấy cái nguồn để viết mình lên từ 2 tuần trước rồi – I So bad 06:05, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mai mốt bạn nên cho hẳn phiếu chống để tv có động lực sửa. Tôi thấy nhiều trường hợp cho ý kiến thì chả ai thèm sửa. Cho phiếu chống cái thì sửa liền, hiệu quả thật. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 02:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Giới thiệu: Dòng xoáy là một tiểu thuyết của nữ nhà văn Trần Thị Nhật Tân, theo chân cuộc đời Trần Thị Lý – một giáo viên trẻ đấu tranh chống tiêu cực với ngành giáo dục địa phương nơi cô công tác. Những tình tiết trong tác phẩm phần lớn dựa trên sự kiện có thật của Nhật Tân, trong quá trình bà làm giáo viên tại thành phố Nam Định. Vì nội dung phản ánh tệ nạn giáo dục Việt Nam đương thời, bản thảo Dòng xoáy từng bị rất nhiều cá nhân, tổ chức từ chối và tác giả của nó bị gây sức ép bởi những tên tuổi lớn trong bộ máy chính quyền. Dù vậy, cuốn sách khi ấn hành vẫn nhanh chóng tạo nên làn sóng dư luận lớn tại Nam Định khi mọi người liên tục chuyền tay nhau đọc và bàn tán về nội dung tiểu thuyết. Sau cùng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã viết thư tay ủng hộ Trần Thị Nhật Tân; cộng với bài giới thiệu đăng trên báo Nhân Dân giúp Dòng xoáy trở nên nổi tiếng và được đón nhận khắp cả nước. Khoảng cuối thập niên 2000, tác phẩm một lần nữa được đón nhận trở lại nhờ tác động truyền thông từ báo Tiền phong lẫn tạp chí Người cao tuổi. Năm 2009, tiểu thuyết đã được Nhà xuất bản Thanh niên tái bản dưới dạng gộp hai tập thành một nội dung hoàn chỉnh. Về sau, Dòng xoáy trở thành tiểu thuyết thành công nhất của nhà văn với hàng chục lần tái bản và là một trong số các tác phẩm văn học nổi bật thời kỳ Đổi Mới.
- Ghi công: Bài này được mình tự viết toàn bộ và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB vào ngày 30 tháng 3 năm 2025.
- Người nhận xét: Rất mong các bạn sẽ tham gia đóng góp ý kiến để chất lượng bài được hoàn thiện và đầy đủ hơn, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:10, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Đồng ý
Đồng ý Bài tự viết tốt như mọi khi từ bạn My. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 19:48, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết đa dạng nguồn và rất cuốn hút. ChopinTheChemistTrò chuyện 00:40, ngày 23 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Rất hay! ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 10:56, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Chưa đồng ý Cảm ơn bạn My đã bỏ công viết bài này, tôi rất trân trọng những đóng góp của bạn nhưng tôi đành phải đặt phiếu chống vì một vấn đề lớn duy nhất. Ngoài lý do quan trọng nhất là WP:KHONGNHAKHO (quy định chính thức của Wikipedia), bài hiện đang chứa toàn văn nội dung gốc của thư từ đang hoài nghi về tình trạng bản quyền. Nếu tác giả biện hộ là đang sử dụng hợp lý thì tôi phản biện lại đây là sai lầm. Cách sử dụng này vi phạm tiêu chí số 3 nguyên tắc SDHL trên Wikipedia là do chỉ chép lại toàn văn tác phẩm gốc thay vì trích dẫn đoạn nhỏ quan trọng để diễn giải/bình luận trong bài. Ngoài ra, cách dùng cũng vi phạm tiêu chí số 1, là nội dung không tự do hoàn toàn có thể thay thế được bằng cách diễn đạt lại bằng lời văn tự do của tác giả mà không làm mất đi ý nghĩa gốc. Nếu như tác giả lập luận rằng việc để lại toàn văn là cho thấy người đọc hiểu được sức quan trọng của lá thư theo tiêu chuẩn không tự do số 8 thì tôi dẫn ra các đoạn trong bài quá dư dả cho người đọc thấu hiểu điều đó thay vì đưa nguyên văn bức thư: Khoảng giữa năm 1989, Trần Thị Nhật Tân đã nhận một bức thư viết bằng tay của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, được gửi đến địa chỉ Nhà xuất bản Thanh niên và chuyển tiếp tới bà thông qua đường bưu điện về thành phố Nam Định. Toàn văn bức thư, đề ngày 25 tháng 6 năm 1989 tại Hà Nội, đã được một nhân viên tại bưu điện đọc to trước mặt tất cả mọi người với sự cho phép của nhà văn [...] Sau sự kiện bức thư của Nguyễn Văn Linh cùng bài báo Đảng tuyên dương, tên tuổi Trần Thị Nhật Tân và Dòng xoáy lan rộng khắp cả nước. Hàng trăm độc giả từ mọi miền đã viết thư tay gửi đến nữ nhà văn để thể hiện sự chia sẻ và cảm thông. Nhờ "cú hích" của Tổng bí thư, các tác phẩm sau này bà viết cũng dễ dàng được xuất bản hay tái bản hơn. Tôi sẽ gạch phiếu này nếu tác giả đồng ý loại bỏ toàn văn bức thư ra khỏi bài, hoặc nếu như tác giả muốn giữ lại toàn văn bức thư thì có thể thực hiện Wikipedia:Vô hiệu lá phiếu – quyết định chung vẫn thuộc về cộng đồng. Squirrel (talk) 11:55, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Mình đã thay nội dung văn bản thành hình bức thư gốc, bạn thấy được chưa? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:53, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Cũng bỏ luôn vì vẫn chứa toàn văn thư. Nếu bạn làm vậy thì mốt sẽ có tiền lệ cho mình viết tay toàn bộ lời bài hát xong đăng lên với lý do sử dụng hợp lý, chắc ok. – Squirrel (talk) 15:59, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Vậy thì mình tuyên bố từ chối lời góp ý của bạn. Mình sẽ mở đồng thuận vô hiệu lá phiếu bên dưới. Nếu đồng thuận không thành thì cũng không có chuyện mình gỡ đoạn văn khỏi bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:01, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Cũng bỏ luôn vì vẫn chứa toàn văn thư. Nếu bạn làm vậy thì mốt sẽ có tiền lệ cho mình viết tay toàn bộ lời bài hát xong đăng lên với lý do sử dụng hợp lý, chắc ok. – Squirrel (talk) 15:59, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đoạn văn bạn trích ra chỉ diễn giải những sự kiện trước và sau khi bức thư cùng bài báo Đảng được công bố, chưa đủ để chứng minh tầm quan trọng của lá thư gốc. Trên thực tế, nguyên bản lá thư, với đầy đủ nội dung của nó, có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong việc chứng minh tính nổi bật của chủ thể tại bài viết. Vs việc tóm tắt lại nội dung lá thư mang nặng tình cảm cá nhân là rất khó. Bạn chắc chắn không muốn phải miêu tả cụ thể từng cách dùng từ của tác giả thể hiện thái độ cá nhân vì không muốn bài bị lan man, tiểu tiết hoá, trong khi cố gắng tóm ý chính tại bài lại gần như không thể bởi không có cách nào truyền tải nết nội dung và tinh thần đoạn văn tới người đọc được. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:58, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Việc đưa những văn bản chứa đựng tình cảm cá nhân (như bạn mô tả) của người viết hay bất cứ tác giả nào vào một bài bách khoa là vi phạm thái độ trung lập của Wikipedia - đó có thể là một trong những lý do quy định WP:KHONGNHAKHO ra đời để hạn chế việc thiếu trung lập. Giả sử mình có văn bản truyện ngắn thuộc phạm vi công cộng gốc và mình được quyền sao chép nguyên văn thoải mái, nhưng mình có được viết giống y chang bao gồm lối hành văn bay bướm đầy tình cảm của tác giả trong mục cốt truyện không, câu trả lời là không vì quy định trung lập. Mình không tập trung vào vấn đề này vì quá hiển nhiên, mà chỉ nhắm đến WP:KHONGNHAKHO và bản quyền. Ngoài ra, chủ thể chính là một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là bức thư của ông NVL gửi cho nhà văn Nhật Tân. Do đó, trong bài bạn chỉ cần diễn tả ngắn gọn bức thư đó mang nội dung gì và cảm xúc bao quát dựa trên từ khóa ông dùng thôi (ví dụ từ "vui sướng"), còn nếu người đọc muốn biết toàn văn chi tiết hơn thì bạn để lại đường liên kết ngoài cho họ là được. Rõ ràng tập trung nhiều vào bức thư quá thì lan man vì một lần nữa, chủ thể là cuốn tiểu thuyết. Với cả, cá nhân mỗi người cảm nhận cảm xúc trong văn chương cũng khác nhau, nên việc bạn phân tích tinh thần thông qua cách ông bày tỏ bằng lá thư có thể vi phạm đăng nghiên cứu chưa công bố (lỡ như thực tế ông không có ý nghĩ giống như bạn phân tích thì sao). Thư từ là loại nguồn sơ cấp rất dễ hiểu sai, không nên dùng để phân tích mà chỉ nên dùng để cung cấp thông tin thôi. Mình thấy bài chỉ cần có đề cập đến sự tồn tại của bức thư do ông NVL gửi cho tác giả là quá quan trọng và thừa nổi bật rồi, còn lại thì bạn diễn giải thêm phía sau cho rõ hơn. Nói thật mình chịu khó bỏ thời gian ra rà bài góp ý vậy là quá có tâm rồi đấy, đừng nói mình ép bạn, bạn dịch bài sang enwiki rồi nộp lên chuyên mục GAN/FAC hay thậm chí DYK của họ là đảm bảo lên chảo lửa nướng chín - bắt bẻ bằng dẫn chứng quy định giống vậy thôi mà có khi sửa/gọt theo ý họ là mệt trong người thêm, không người này thì cũng có người khác. Hầu hết thành viên enwiki không phải là người Việt nên việc đón nhận và cảm nhận sự quan trọng của lá thư này cũng sẽ khác, bạn nói ra thì mình thấu hiểu chứ độc giả tổng quát trên toàn cầu thì chưa chắc. – Squirrel (talk) 18:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- "Ngày 25 tháng 6 năm 1989, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh gửi một bức thư tay đến Trần Thị Nhật Tân để bày tỏ cảm nghĩ sau khi đọc xong tiểu thuyết Dòng xoáy của bà. Bức thư được gửi đến địa chỉ Nhà xuất bản Thanh niên và chuyển tiếp tới Trần Thị Nhật Tân thông qua đường bưu điện về thành phố Nam Định. Toàn văn đã được một nhân viên tại bưu điện đọc to trước mặt tất cả mọi người với sự cho phép của nhà văn.
- Trong thư, Nguyễn Văn Linh chia sẻ đã đọc hết tác phẩm trong một lần dù công việc bận rộn, vì bị cuốn hút bởi nội dung và văn phong. Dù bối cảnh là giai đoạn chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ nhưng ông đánh giá cao tính thời sự cũng như thông điệp chống tiêu cực và lạm quyền trong xã hội của tiểu thuyết. Tổng Bí thư ban đầu thắc mắc trong thư về giới tính của Trần Thị Nhật Tân và khẳng định ông sẽ vui sướng nếu biết được tác giả là nữ. Nguyễn Văn Linh so sánh bà với nhân vật cô giáo Lý – mẫu hình người giáo viên dũng cảm, sáng tạo và tận tâm với học trò. Tổng Bí thư tiếc nuối vì Dòng xoáy chỉ in 4.000 bản, trong khi nhiều sách kém chất lượng lại được in nhiều. Ông hy vọng Dòng xoáy sẽ được lan truyền rộng rãi, đặc biệt trong giới nhà giáo, cũng như sách sẽ được tái bản. Cuối thư, Nguyễn Văn Linh bày tỏ mong muốn gặp Trần Thị Nhật Tân và đọc thêm tác phẩm của bà."
- Đây là phiên bản viết lại theo văn phong bách khoa và tóm tắt của lá thư, nếu bạn cần. – Squirrel (talk) 19:11, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Việc đưa những văn bản chứa đựng tình cảm cá nhân (như bạn mô tả) của người viết hay bất cứ tác giả nào vào một bài bách khoa là vi phạm thái độ trung lập của Wikipedia - đó có thể là một trong những lý do quy định WP:KHONGNHAKHO ra đời để hạn chế việc thiếu trung lập. Giả sử mình có văn bản truyện ngắn thuộc phạm vi công cộng gốc và mình được quyền sao chép nguyên văn thoải mái, nhưng mình có được viết giống y chang bao gồm lối hành văn bay bướm đầy tình cảm của tác giả trong mục cốt truyện không, câu trả lời là không vì quy định trung lập. Mình không tập trung vào vấn đề này vì quá hiển nhiên, mà chỉ nhắm đến WP:KHONGNHAKHO và bản quyền. Ngoài ra, chủ thể chính là một cuốn tiểu thuyết chứ không phải là bức thư của ông NVL gửi cho nhà văn Nhật Tân. Do đó, trong bài bạn chỉ cần diễn tả ngắn gọn bức thư đó mang nội dung gì và cảm xúc bao quát dựa trên từ khóa ông dùng thôi (ví dụ từ "vui sướng"), còn nếu người đọc muốn biết toàn văn chi tiết hơn thì bạn để lại đường liên kết ngoài cho họ là được. Rõ ràng tập trung nhiều vào bức thư quá thì lan man vì một lần nữa, chủ thể là cuốn tiểu thuyết. Với cả, cá nhân mỗi người cảm nhận cảm xúc trong văn chương cũng khác nhau, nên việc bạn phân tích tinh thần thông qua cách ông bày tỏ bằng lá thư có thể vi phạm đăng nghiên cứu chưa công bố (lỡ như thực tế ông không có ý nghĩ giống như bạn phân tích thì sao). Thư từ là loại nguồn sơ cấp rất dễ hiểu sai, không nên dùng để phân tích mà chỉ nên dùng để cung cấp thông tin thôi. Mình thấy bài chỉ cần có đề cập đến sự tồn tại của bức thư do ông NVL gửi cho tác giả là quá quan trọng và thừa nổi bật rồi, còn lại thì bạn diễn giải thêm phía sau cho rõ hơn. Nói thật mình chịu khó bỏ thời gian ra rà bài góp ý vậy là quá có tâm rồi đấy, đừng nói mình ép bạn, bạn dịch bài sang enwiki rồi nộp lên chuyên mục GAN/FAC hay thậm chí DYK của họ là đảm bảo lên chảo lửa nướng chín - bắt bẻ bằng dẫn chứng quy định giống vậy thôi mà có khi sửa/gọt theo ý họ là mệt trong người thêm, không người này thì cũng có người khác. Hầu hết thành viên enwiki không phải là người Việt nên việc đón nhận và cảm nhận sự quan trọng của lá thư này cũng sẽ khác, bạn nói ra thì mình thấu hiểu chứ độc giả tổng quát trên toàn cầu thì chưa chắc. – Squirrel (talk) 18:16, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- TheSquirrel1432 Tôi nghĩ cần thảo luận. Quy định WP:TCKTD đưa ra một tiêu chuẩn cao cho các vấn đề bản quyền, và áp dụng cho cả văn bản và các nội dung tương tự khi tải lên Wikipedia. Tuy nhiên, chính sách này cũng đồng thời nêu ra ngoại lệ: "[Các bài viết và các trang Wikipedia khác], với điều kiện phù hợp với hướng dẫn, [có thể sử dụng đoạn trích nguyên văn một văn bản từ loại hình phương tiện có bản quyền, khi đã ghi công lại hoặc chú thích] đến nguồn gốc hoặc tác giả của văn bản đó một cách đúng đắn (như được mô tả trong Wikipedia:Chú thích nguồn gốc), và được chỉ rõ theo cách đặc biệt là một đoạn trích dẫn trực tiếp đặt trong dấu trích dẫn, thẻ <blockquote> hoặc các phương thức tương tự." Đây là chính sách quy định Wikipedia:Tiêu chuẩn cho nội dung không tự do nêu ra cho phần xử lý văn bản (tức là bài viết hoàn toàn có quyền trích nguyên văn một văn bản khi đã ghi công cụ thể; các tiêu chuẩn không tự do bạn nêu thuộc "Những nội dung không tự do khác—bao gồm toàn bộ [hình ảnh, đoạn âm thanh hay đoạn video có bản quyền], cùng các tập tin phương tiện khác bị thiếu giấy phép nội dung tự do—[có thể được sử dụng trong Wikipedia tiếng Việt khi và chỉ khi nó đã thỏa mãn tất cả 10 tiêu chuẩn sau.]."' Nói vắn gọn, bài viết này chỉ đang vi phạm duy nhất WP:KHONGNHAKHO, đúng với quy định chúng ta có thể đánh giá. Bức thư đang thảo luận khả năng cao còn bảo hộ bản quyền, đối với cả Hoa Kỳ và Việt Nam vì Tuyên cáo 7161 đã quy định các tác phẩm xuất bản tại Việt Nam trước ngày 23 tháng 12 năm 1998, mà vẫn còn bản quyền ở Việt Nam vào ngày này thì sẽ được phép Hoa Kỳ bảo hộ bản quyền (nếu trước đó không được bảo hộ do thiếu điều kiện). Tức việc chuyển sang Wikisource đối với tác giả là bất khả thi; việc dùng hình ảnh trong điều kiện SDHL thì vi phạm WP:KHONGNHAKHO (vì 10 tiêu chuẩn chỉ áp dụng cho video, hình ảnh... quy định bạn nêu trọng tâm thảo luận này). Đối với WP:KHONGNHAKHO, một điểm chưa thể ổn thỏa trong quy định này là chỉ nêu việc có thể giải quyết bằng cách "nên chuyển đến Wikisource", nhưng không đưa viễn kiến cụ thể khi tác phẩm không thể chuyển đến Wikisource thì nên xử lý thế nào. Thực tế, bài viết We choose to go to the Moon được ứng cử trong năm gần đây cũng có trích đoạn. Có vẻ vấn đề cần thảo luận. Ralph (⚓︎) 18:37, ngày 29 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG: Bạn dẫn ra bài We choose to go to the Moon chỉ là đoạn trích một phần bài phát biểu thì không liên quan gì đến việc sao chép toàn văn 100% bức thư vào bài viết cả, thậm chí bài diễn văn đó còn thuộc phạm vi công cộng nữa cơ trong khi đây là bức thư đang hoài nghi về tình trạng bản quyền. Về các đoạn trích trong chính sách không tự do mà bạn dẫn ra, tôi giải thích luôn là chính sách yêu cầu sử dụng "đoạn trích" (bản chính sách của enwiki gốc có thêm chữ brief rõ ràng hơn nữa) chứ không đề cập là được sử dụng "toàn văn". Về việc câu sau [hình ảnh, đoạn âm thanh hay đoạn video có bản quyền] không đề cập đến văn bản là bởi vì thực sự, văn bản rất ít khi nào sử dụng hợp lý nguyên văn được và đa phần đều có thể viết lại thành lời diễn đạt tự do (paraphrasing), ngay tiêu chuẩn số 1 luôn và thậm chí câu trước đó đã đề cập việc này rồi. Ngoại lệ "không thể viết lại" trước giờ tôi chỉ thấy thơ ca, lời bài hát, thuật ngữ thôi (ví dụ như "nouveau-punk" -- không thể diễn đạt lại được), vì nó liên quan đến nghệ thuật văn chương và tính chuyên môn. Thư từ thì không phải là nghệ thuật văn chương hay bài viết học thuật mà chỉ là tác phẩm chữ viết được thể hiện bằng lời ăn tiếng nói đời thường, hoàn toàn có thể diễn đạt lại một cách tự do. Chính bạn cũng đã nói ở dưới quá rõ là nội dung không tự do đều phải hướng đến việc chuyển thành tài liệu tự do thay vì sử dụng một lời biện hộ sử dụng hợp lý còn gì. Tôi không chỉ nói riêng cho thư từ đâu mà cho tất cả văn bản nhật dụng khác như bản tin, tờ báo, tạp chí khoa học,... nếu như cố gắng để tìm cách sử dụng hợp lý "toàn văn", để cho việc này thông qua thì bạn sẽ hiểu rằng về sau sẽ có thành viên dùng lập luận này để qua mặt cả WP:C13 (ê, tôi đang sử dụng hợp lý mà bảo tôi vi phạm bản quyền). – Squirrel (talk) 20:35, ngày 29 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Mình đã thay nội dung văn bản thành hình bức thư gốc, bạn thấy được chưa? – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:53, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
Ý kiến @Nguyenmy2302: Có khá nhiều nguồn bị thiếu |archive-date=, |archive-url= và |url-status=! Mong bạn bổ sung 😊 Hongkytran (thảo luận) 15:00, ngày 13 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Công cụ IA Bot mình làm cứ gặp lỗi không tháo tác đc. Bạn giúp mình với – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:25, ngày 14 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Bạn nên lưu thủ công nếu chạy không được. Cái tool này hay bị "ba sồn ba sựt" lắm nên mình không dựa vào nó từ lâu. – Squirrel (talk) 04:11, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran Công cụ IA Bot mình làm cứ gặp lỗi không tháo tác đc. Bạn giúp mình với – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:25, ngày 14 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mình không rành lắm về công việc này. Vì thế, mình xin tag bạn NgocAnMaster hỗ trợ 😊 Hongkytran (thảo luận) 12:04, ngày 14 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran IABot đôi lúc không phản hồi do tải cao. Tôi vừa qua trang phân tích và thông báo có ghi "The bot is currently experiencing a high load. This may cause delays in processing your request. The current estimated lag is 7234 minute(s) and 22 second(s). Nếu bạn gặp lỗi quá thời gian trên trang, yêu cầu của bạn có thể vẫn đang được xử lý. Vui lòng đợi một chút và kiểm tra lại nếu bot đã thực hiện sửa đổi." Có lẽ nên chờ đến khi nó hết high load rồi mới xử lý được. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:48, ngày 15 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @NgocAnMaster: Nên xem lại bản dịch ở translatewiki. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 09:53, ngày 15 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Hongkytran IABot đôi lúc không phản hồi do tải cao. Tôi vừa qua trang phân tích và thông báo có ghi "The bot is currently experiencing a high load. This may cause delays in processing your request. The current estimated lag is 7234 minute(s) and 22 second(s). Nếu bạn gặp lỗi quá thời gian trên trang, yêu cầu của bạn có thể vẫn đang được xử lý. Vui lòng đợi một chút và kiểm tra lại nếu bot đã thực hiện sửa đổi." Có lẽ nên chờ đến khi nó hết high load rồi mới xử lý được. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 09:48, ngày 15 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mình không rành lắm về công việc này. Vì thế, mình xin tag bạn NgocAnMaster hỗ trợ 😊 Hongkytran (thảo luận) 12:04, ngày 14 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Ế quá, ai cho góp ý với? Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:02, ngày 21 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302 Tặng bạn ý kiến nhé: Đổi từ "tiếp nhận" sang "đón nhận" ở tiêu đề "Phát hành và tiếp nhận" vì đây là từ phổ thông hơn trong Wikipedia tiếng Việt.
- Nhật Tân nhận về gần 50 cuộc điện thoại của những người trẻ từ Bắc vào Nam chỉ trong hai ngày 23, 24 tháng 10. Sau khi sách tái bản, nhiều độc giả trẻ lẫn lão niên, các đồng nghiệp cũ ngành giáo dục Nam Định liên tục tới nhà Nhật Tân để mua sách đồng thời thăm gặp tác giả nên sửa thành "Nhật Tân nhận về gần 50 cuộc điện thoại của những người trẻ từ Bắc vào Nam chỉ trong hai ngày 23 và 24 tháng 10. Sau khi sách tái bản, nhiều độc giả trẻ lẫn lão niên và các đồng nghiệp cũ ngành giáo dục Nam Định liên tục tới nhà Nhật Tân để mua sách đồng thời thăm gặp tác giả" (thay dấu phẩy thành "và").
- Dự định kết hôn với một lính bộ đội xuất ngũ của nhà văn cũng bị phá đám, khi người ta đồn rằng bà viết tiểu thuyết thường xuyên bị nhắc nhở, cần cân nhắc bạn có thể sửa thành "... khi người nhà của chú rể* đồn rằng bà thường xuyên bị nhắc nhở vì viết tiểu thuyết, nên "[người lính] cần cân nhắc" cho rõ ràng hơn. – ChopinTheChemistTrò chuyện 03:29, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist Cái thứ nhất mình đã sửa, còn cái thứ hai mình chưa sửa vì nguồn không nói rõ nguồn đồn có phải người nhà không, chỉ nói đại loại là "người ta" nên mình phải viết theo nguồn. Ngoài ra mời bạn góp ý thêm ạ, mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:15, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Bạn có thể mở rộng từ "Tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam" thành "Tổng bí thư Ban Chấp hành trung uơng Đảng Cộng sản Việt Nam" để giúp giải nghĩa cụm từ viết tắt trong bức thư của Nguyễn Văn Linh.
- Bài viết đến giờ đã đủ tốt nên những đánh giá về văn phong sẽ có vẻ hơi "bới lông tìm vết" nên mong bạn thông cảm. – ChopinTheChemistTrò chuyện 00:39, ngày 23 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist Mình đã sửa lại ở mục "Bức thư của Nguyễn Văn Linh", bạn xem giúp mình với ạ ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:49, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @ChopinChemist Cái thứ nhất mình đã sửa, còn cái thứ hai mình chưa sửa vì nguồn không nói rõ nguồn đồn có phải người nhà không, chỉ nói đại loại là "người ta" nên mình phải viết theo nguồn. Ngoài ra mời bạn góp ý thêm ạ, mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:15, ngày 22 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Bạn nên cân nhắc dời toàn văn bức thư sang Wikisource và liên kết trang đó trong bài Wikipedia, do Wikipedia không phải là kho lưu trữ bản sao nội dung. Trong bài viết, bạn chỉ cần diễn giải phân tích nội dung của bức thư đó là được. Squirrel (talk) 11:33, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- V@TheSquirrel1432 Mình không chắc lắm bức thư của NVL có phải thuộc PVCC để di sang wikisource ko. Vs cả một phần rất quan trọng của bài là bức thư của Tổng bí thư, nên tất nhiên phải cho người đọc thấy toàn văn bức thư chứ nhỉ? Tóm tắt lại cũng được thôi nhưng như vậy sẽ không truyền tải hết được ý nghĩa của bức thư đó đối với nhà văn và tính nổi bật của tiểu thuyết trong xã hội VN đương thời. Nếu bức thư không thực sự có nhiều ý nghĩa mật thiết với nội dung bài viết (VD trường hợp Tám Lê Thanh mình có từng góp ý) thì mình sẽ không ngần ngại bỏ nó ra khỏi bài ấy. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:47, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Giả sử bạn lo ngại bản quyền thì bức thư này nói thật cũng không được chép nguyên văn lên Wikipedia đâu. Mình vẫn giữ quan điểm là theo quy định chính thức "không nhà kho" của Wikipedia là gỡ bỏ toàn văn và chỉ diễn giải nội dung, nếu đó là trang hướng dẫn thì mình cũng không nói làm gì. – Squirrel (talk) 15:47, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Mình tin rằng bức thư này được SDHL trong bài, với lý do nó có ý nghĩa quan trọng đối với chủ thể và là chủ đề thảo luận của một phần nội dung đáng kể trong bài viết. Giả như không chép thư lên thì up ảnh bức thư gốc của TBT cũng vậy, nhưng chất lượng sẽ kém hơn rất nhiều và khó nhận ra chữ. Cũng đã có bài viết trích nguyên văn bức thư lên Wiki và được chấp nhận, Lũy thép Vĩnh Linh. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:03, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Cho dù có sử dụng hợp lý thì điều đó cũng vi phạm quy định "Không nhà kho" mình gửi. Bạn dẫn chứng một bài viết khác hoàn toàn không có ý nghĩa gì vì nó cũng không phải là một bài viết chất lượng tốt/chọn lọc để so sánh. – Squirrel (talk) 16:40, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Bạn cho rằng bức thư không được dẫn nguyên văn lại vì vi phạm KHONGNHAKHO, mình cho rằng bức thư có thể dùng vào bài trên cơ sở SDHL, vậy ai đúng ai sai? Quy định nào nên được ưu tiên hơn? Nếu không thể phân bua được chi bằng nhờ ai có quan tâm vào phán xử, nói nữa cũng mâu thuẫn nhau thôi? Cái bài viết mình dẫn trên kia đã được thẩm định chất lượng qua chuyên mục BCB, nên có thể hiểu việc trích dẫn nguyên văn thư tín đã được chấp nhận và từng có tiền lệ trên đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:46, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mời bạn mở thảo luận nếu cần. Nếu như bài này đủ 3 phiếu đồng ý thì mình sẵn sàng bỏ phiếu chống cho tới khi vấn đề này được thảo luận, hoặc bạn loại toàn văn bức thư ra khỏi bài. – Squirrel (talk) 16:51, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Thế này thì bạn nói thẳng là ép làm luôn đi, còn bày ra nên làm này làm kia. Mình không có thói quen ép người khác đến cùng chỉ vì ý kiến cá nhân, nên cũng rất bất ngờ khi nó lần đầu xảy ra tại đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:56, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Ủa mình rõ ràng chỉ mời bạn thôi chứ có ép đâu, một là loại bỏ bức thư, hai là mở thảo luận để cộng đồng quyết định giữ hoặc gỡ lá thư này, vậy thôi, quá hợp lý với câu hỏi "vậy ai đúng ai sai" của bạn còn gì. – Squirrel (talk) 16:01, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Ai đúng ai sai thì người khác phân giải, không phải bạn là người phân giải. Nếu bạn muốn gây áp lực bằng cách cho phiếu chống ép mình sửa thì mình từ chối, và cũng sẵn sàng mở đồng thuận vô hiệu lá phiếu vì mình có đầy đủ cơ sở, lý lẽ để giữ lại phần mục này trong bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:05, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Ủa mình rõ ràng chỉ mời bạn thôi chứ có ép đâu, một là loại bỏ bức thư, hai là mở thảo luận để cộng đồng quyết định giữ hoặc gỡ lá thư này, vậy thôi, quá hợp lý với câu hỏi "vậy ai đúng ai sai" của bạn còn gì. – Squirrel (talk) 16:01, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Thế này thì bạn nói thẳng là ép làm luôn đi, còn bày ra nên làm này làm kia. Mình không có thói quen ép người khác đến cùng chỉ vì ý kiến cá nhân, nên cũng rất bất ngờ khi nó lần đầu xảy ra tại đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:56, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mời bạn mở thảo luận nếu cần. Nếu như bài này đủ 3 phiếu đồng ý thì mình sẵn sàng bỏ phiếu chống cho tới khi vấn đề này được thảo luận, hoặc bạn loại toàn văn bức thư ra khỏi bài. – Squirrel (talk) 16:51, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Bạn cho rằng bức thư không được dẫn nguyên văn lại vì vi phạm KHONGNHAKHO, mình cho rằng bức thư có thể dùng vào bài trên cơ sở SDHL, vậy ai đúng ai sai? Quy định nào nên được ưu tiên hơn? Nếu không thể phân bua được chi bằng nhờ ai có quan tâm vào phán xử, nói nữa cũng mâu thuẫn nhau thôi? Cái bài viết mình dẫn trên kia đã được thẩm định chất lượng qua chuyên mục BCB, nên có thể hiểu việc trích dẫn nguyên văn thư tín đã được chấp nhận và từng có tiền lệ trên đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:46, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Cho dù có sử dụng hợp lý thì điều đó cũng vi phạm quy định "Không nhà kho" mình gửi. Bạn dẫn chứng một bài viết khác hoàn toàn không có ý nghĩa gì vì nó cũng không phải là một bài viết chất lượng tốt/chọn lọc để so sánh. – Squirrel (talk) 16:40, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Mình tin rằng bức thư này được SDHL trong bài, với lý do nó có ý nghĩa quan trọng đối với chủ thể và là chủ đề thảo luận của một phần nội dung đáng kể trong bài viết. Giả như không chép thư lên thì up ảnh bức thư gốc của TBT cũng vậy, nhưng chất lượng sẽ kém hơn rất nhiều và khó nhận ra chữ. Cũng đã có bài viết trích nguyên văn bức thư lên Wiki và được chấp nhận, Lũy thép Vĩnh Linh. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:03, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Mình mới search thì theo The Guardian, bức thư vẫn có khả năng được bảo hộ bản quyền văn học. – Squirrel (talk) 15:53, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Giả sử bạn lo ngại bản quyền thì bức thư này nói thật cũng không được chép nguyên văn lên Wikipedia đâu. Mình vẫn giữ quan điểm là theo quy định chính thức "không nhà kho" của Wikipedia là gỡ bỏ toàn văn và chỉ diễn giải nội dung, nếu đó là trang hướng dẫn thì mình cũng không nói làm gì. – Squirrel (talk) 15:47, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- V@TheSquirrel1432 Mình không chắc lắm bức thư của NVL có phải thuộc PVCC để di sang wikisource ko. Vs cả một phần rất quan trọng của bài là bức thư của Tổng bí thư, nên tất nhiên phải cho người đọc thấy toàn văn bức thư chứ nhỉ? Tóm tắt lại cũng được thôi nhưng như vậy sẽ không truyền tải hết được ý nghĩa của bức thư đó đối với nhà văn và tính nổi bật của tiểu thuyết trong xã hội VN đương thời. Nếu bức thư không thực sự có nhiều ý nghĩa mật thiết với nội dung bài viết (VD trường hợp Tám Lê Thanh mình có từng góp ý) thì mình sẽ không ngần ngại bỏ nó ra khỏi bài ấy. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:47, ngày 25 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến mình ko rành mấy vụ này. nhưng cho hỏi, Nguyễn Văn Linh đã mất rồi, ai nắm bản quyền của ổng mà lại ko được đăng - Vô ngã (Vô thường) 13:11, ngày 26 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tác giả mất rồi thì theo luật của Việt Nam, thư từ thuộc dạng tác phẩm thể hiện bằng chữ viết là được bảo hộ tới 50 năm tiếp theo từ năm tác giả mất (1998-2048). Tức là tới ngày 1 tháng 1 năm 2049 thì lá thư này mới được sử dụng toàn văn tự do. Trừ khi có giấy phép xác nhận sử dụng tự do thì Wikipedia, Commons hay Wikisource mặc định không rõ tình trạng bản quyền = có bản quyền, tức là không được đăng lên toàn văn. Toàn văn là gần như auto trượt sử dụng hợp lý ở tiêu chuẩn số 3: sử dụng tối thiểu (amount and substantiality) nếu bị kiện. – Squirrel (talk) 16:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Cái bạn nói chỉ nêu thời hạn bảo hộ bản quyền đối với các tác phẩm di cảo, tức được công bố sau khi tác giả mất. Trong khi bức thư này đã được công bố toàn văn trên báo Nhân Dân từ 1989 và gắn liền với lịch sử của chủ thể là cuốn tiểu thuyết, vì vậy việc đưa nội dung lá thư vào bài là hợp lý vì nó là chủ thể lịch sử của một lượng thông tin đáng kể được thảo luận tại bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:48, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tác giả mất rồi thì theo luật của Việt Nam, thư từ thuộc dạng tác phẩm thể hiện bằng chữ viết là được bảo hộ tới 50 năm tiếp theo từ năm tác giả mất (1998-2048). Tức là tới ngày 1 tháng 1 năm 2049 thì lá thư này mới được sử dụng toàn văn tự do. Trừ khi có giấy phép xác nhận sử dụng tự do thì Wikipedia, Commons hay Wikisource mặc định không rõ tình trạng bản quyền = có bản quyền, tức là không được đăng lên toàn văn. Toàn văn là gần như auto trượt sử dụng hợp lý ở tiêu chuẩn số 3: sử dụng tối thiểu (amount and substantiality) nếu bị kiện. – Squirrel (talk) 16:23, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mời các thành viên am hiểu về bản quyền @Băng Tỏa, P. ĐĂNG, và Hide on Rosé: có quan tâm cho ý kiến về phiếu chống trên. Mình sẽ mở đồng thuận vô hiệu lá phiếu bên dưới, nhưng chắc sẽ lâu đấy vì mình hơi lười :v ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:13, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Có bài Einstein–Szilard letter đăng nguyên hình thư trả lời của tổng thống Roosevelt's với mục đích lịch sử chẳng hạn, mình cũng đăng nguyên hình nhưng bị từ chối vì người bỏ chống cho rằng vi phạm KHONGNHAKHO – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:21, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- TheSquirrel1432 và Nguyenmy2302 Các tác phẩm tải lên Commons yêu cầu tuân thủ quy tắc thỏa cả luật bản quyền của quốc gia sở tại và Hoa Kỳ (nơi có máy chủ); ngược lại, Wikipedia và Wikisource chỉ cần đáp ứng luật bản quyền Hoa Kỳ là có thể sử dụng. Hình đó bên Wikipedia En có thể sử dụng vì thuộc phạm vi công cộng, ngược lại, nếu là SDHL thì không thỏa vì chính sách Wikipedia về điều khoản sử dụng nội dung hợp lý bị ràng buộc cả hình ảnh và văn bản: "nội dung không tự do đều phải hướng đến việc chuyển thành tài liệu tự do thay vì sử dụng một lời biện hộ sử dụng hợp lý, hoặc được thay thế bằng một bản thay thế tự do hơn nếu tồn tại bản thay thế đó ở chất lượng chấp nhận được".
- Tôi đã đọc qua toàn thảo luận, tôi nghĩ bạn My có thể tham khảo ý kiến của TheSquirrel1432 một lần nữa. Thực tế, một bài viết được cải thiện tốt, phần trăm phụ thuộc rất lớn vào cộng động thời điểm tham gia bỏ phiếu. Quy tắt của WP:KHONGNHAKHO là Wikipedia không phải là nơi lưu trữ tài liệu gốc (chúng ta có Wikisource là để dự án đó phát huy việc này). Ngay cả khi các bài Thủ tục làm người còn sống, Mùa xuân nhớ Bác cũng là các phân tích bằng câu chữ. Tôi nghĩ việc diễn đạt bằng văn bản cũng đã giúp bài viết truyền đạt đủ đến độc giả. P.S Không rõ sao chức năng tag tên lần này tôi không nhận được tin nhắn. Thứ lỗi cho thảo luận chậm trễ nào. Ralph (⚓︎) 11:02, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @P. ĐĂNG Bài Mùa xuân nhớ Bác dẫn nguyên văn bức thư Thủ tướng Phạm Văn Đồng vào bài mà nhỉ? Nói chung vấn đề SDHL nó mơ hồ lắm, trên tinh thần "phải hướng đến" nhưng nếu đã có lý do giải thích mục đích sử dụng hợp lý (ở đây dùng vào mục đích minh họa lịch sử) thì chẳng có cơ sở rõ ràng gì để xóa nó đi khỏi bài cả. Vi phạm KHONGNHAKHO chỉ là quan điểm chủ quan của thành viên bỏ phiếu chống. Như mình đã nói, nguyên văn bức thư cũng là một phần minh họa lịch sử quan trọng và là chủ đề thảo luận của lượng lớn nội dung trong bài. Nếu không dẫn ra nguyên văn bức thư thì không thể cho người đọc thấy hết được ý nghĩa của lá thư đó làm bước ngoặt cho độ nổi bật của cuốn tiểu thuyết, mà việc diễn đạt lại không tài nào bắt được cái tứ chính đó. Mình chấp nhận bài bị thất cử nếu bị ép phải xóa bức thư khỏi bài. Hoặc là dẫn hình hoặc là dẫn chữ, còn không thì mình từ chối yêu cầu của thành viên bỏ phiếu chống bên trên. Cảm ơn bạn đã góp ý cho mình ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:13, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Có bài Einstein–Szilard letter đăng nguyên hình thư trả lời của tổng thống Roosevelt's với mục đích lịch sử chẳng hạn, mình cũng đăng nguyên hình nhưng bị từ chối vì người bỏ chống cho rằng vi phạm KHONGNHAKHO – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:21, ngày 27 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến xin phép góp ý bạn My nha. bài này của bạn là bài Dòng xoáy (tiểu thuyết) nếu mà đọc từ trên xuống mà bạn viết nguyên văn (vi phạm bản quyền) nội dung tiểu thuyết vào bài mình thấy hợp lý hơn là bức thư á. đằng này lại là bức thư. Ai mà lượn ngang bài này đọc qua loa mà thấy nội dung lá thư lại tưởng nó nằm trong cuốn tiểu thuyết, tức là dễ khiến người ta đọc bài một đường lại hiểu một nẻo. nghĩa là bây giờ mình ko nói chuyện bản quyền, mình nói cái nội dung có phù hợp với bài hay ko. Thứ hai, phần đánh giá của một người tầm cỡ dành cho phim, nhạc,.v.v.v có thể trích hoặc ko cần trích lời người đó đều được, vì khi mục đánh giá có xướng tên một người tầm cỡ đánh giá là quá đủ uy tín rồi, cũng ko nhất thiết trích nguyên văn hay trích full nguyên văn lời của người đó. Với lại bạn viết đoạn tóm tắt đại ý là NVL nói cái gì, miễn là đủ đại ý là cũng OK rồi - Vô ngã (Vô thường) 09:38, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Vấn đề bạn Sóc đặt ra thật ra cũng chả to tát, nó như cục đá nhỏ. đừng vì cục đá nhỏ lại ngán đường chiếc xe lớn đang chạy. thân mến - Vô ngã (Vô thường) 09:41, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Tôi cũng nghĩ diễn đạt lại là ok. Có vẻ chờ tác giả phản hồi. Ralph (⚓︎) 11:34, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nếu bạn đọc kỹ bài sẽ thấy bức thư này đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc thể hiện ý nghĩa lịch sử của cuốn tiểu thuyết và tính đặc biệt của tác phẩm trong thời kì Đổi Mới. Đọc qua bài mà đưa ra đánh giá bức thư đưa vào bài làm sai lệch ý hiểu người đọc có thể cho thấy họ không thực sự đọc bài và đọc tên đề mục chứa bức thư đó ("Bức thư của Nguyễn Văn Linh"). Mình có thể chấp nhận bài bị thất cử nhưng không chấp nhận việc xóa bức thư khỏi bài, xét trên việc nó có đầy đủ lý do và cơ sở để SDHL tại bài (ý nghĩa minh họa lịch sử, là đối tượng thảo luận lượng đáng kể nội dung trong bài). Còn việc đây là vấn đề lớn hay nhỏ nó tuy vào góc nhìn của mỗi người. Đối với mình, bức thư này quan trọng và xóa nó đi sẽ làm giảm đáng kể chất lượng của bài. Cảm ơn bạn đã đưa ra góp ý ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:20, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Vấn đề bạn Sóc đặt ra thật ra cũng chả to tát, nó như cục đá nhỏ. đừng vì cục đá nhỏ lại ngán đường chiếc xe lớn đang chạy. thân mến - Vô ngã (Vô thường) 09:41, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Quan điểm của tôi là bình thường không nên chép nguyên xi nội dung lá thư vô bài, trừ phi tác giả có lý do thuyết phục nào đó (ví dụ, lá thư có ý nghĩa quan trọng đối với bài viết). Mấy cái này thì nên xét case by case basis, chứ không thể nhắm mắt nhắm mũi rồi áp dụng WP:KHONGNHAKHO được. Tôi thấy vẫn có một số trường hợp đặc biệt bên En họ đăng nguyên hình nội dung lá thư. Nói chung, tùy trường hợp mà xem xét. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 17:53, ngày 28 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Giới thiệu: Cơ bản là giáo viên nghi học trò ăn trộm tiền quỹ lớp nên đã dẫn em lên công an để lấy lời khai. Em bị công an ép cung và trở nên điên loạn khi trở về nhà. Vụ việc sau khi bị phát hiện đã gây chấn động dư luận đương thời. Giáo viên, cán bộ trường và công an hỏi cung em bị cách chức, thuyên chuyển công tác. Vụ việc được xếp vào trong số những sự kiện xã hội gây xôn xao tại Việt Nam năm 2007
- Ghi công: Bài này được mình tự viết toàn bộ và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB. Bạn Bluetpp có góp ý thêm với mình về mặt sử dụng khái niệm liên quan tới luật pháp để bài viết được chuẩn xác hơn, vô cùng cảm ơn bạn. Sau đây mời các bạn đọc bài và cho thêm ý kiến xây dựng bài viết ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 15:50, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.
- Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Đồng ý
Đồng ý Squirrel (talk) 16:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết đầy đủ và đa dạng nguồn.ChopinTheChemistTrò chuyện 23:03, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý —Pminh141 [ Thảo luận ] 01:12, ngày 10 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:07, ngày 12 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Đã xem qua bài viết và kiểm tra vài nguồn ngẫu nhiên. BVT – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:50, ngày 15 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Đoạn cơ quan công quyền vẫn còn một số chỗ dùng từ hỏi cung... Tiểu Phương「睿渊」 01:45, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Bluetpp Mình đã thay lại hết rồi ạ, bạn xem qua giúp bài còn lỗi gì không ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:30, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Ui, cuối cùng bài này cũng đã hoàn thành, nhưng hình như chỉ báo/tạp chí in nghiêng, còn hãng thông tấn (AP, Thông tấn xã Việt Nam) và đài (BBC News, Đài Á Châu Tự Do) thì không cần in nghiêng thì phải. – Kd289 𝖙𝖍ả𝖔 𝖑𝖚ậ𝖓 05:52, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Kd289 Mình đã chỉnh lại hết rồi, bạn xem giúp vs ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:36, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến Mục Hệ quả trong Infobox hơi dài, bạn gọt bớt được không? Ngữ pháp: Chiều 16 tháng 4 ngày 2007. Không rõ phần Đọc thêm có thông tin gì cần bổ sung vào bài không bạn? Nếu không thì nên loại bỏ khỏi bài. Squirrel (talk) 15:33, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Mình không thể gọt thêm được nữa, vì cơ bản đó là mấy cái hệ quả rõ nhất trong vụ việc rồi, nếu bạn có đề xuất rút gọn hay hơn thì cứ gợi ý ra đây nhé, mình sẽ bổ sung vào bài.
- Phần đọc thêm gồm những bài báo liên quan đến vụ việc nên mình chưa thấy lý do gì để gọt đi cả. Tuy không có thông tin bổ sung vào bài nhưng mục này có thể giúp người đọc mở rộng thông tin về vụ việc hơn. Ví dụ, bài "Nhiều trẻ em bị tâm thần, do đâu?", "Giúp trẻ vượt qua cú sốc" của Tuổi Trẻ, "Sẽ đưa sự việc 'bé Trâm' vào chương trình quản lý giáo viên" của VnExpress (vì thông tin này chỉ mang tính chất "hứa-sẽ-làm" nên mình không dùng, chỉ xài thông tin đã xảy ra và kiểm chứng được). – Nguyenmy2302 (thảo luận) 14:20, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mình góp ý theo tiêu chuẩn dung lượng thôi, bởi vì cách đây vài tháng trước có thành viên phàn nàn các bài chất lượng dự án từ dịch đến tự viết là "spam nguồn" và "viết lan man dài dòng", từ đó mình cũng mạnh tay trong vấn đề chọn lọc nội dung hơn trước. Theo mình, thông tin nào không quá cần thiết hay không còn hoặc quá ít liên quan/tác động đến chủ đề là mình thẳng tay loại luôn. Kể cả nguồn dẫn như sách, báo, web, tạp chí nào không sử dụng trong bài là mình loại. – Squirrel (talk) 15:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Bạn có thể nói rõ người phàn nàn này là ai và ở bối cảnh nào không? Mình thực sự không biết và nắm rõ. Theo mình, mục đọc thêm hoàn toàn có thể tồn tại độc lập trong bài với mục đích giúp người đọc mở rộng thêm cái nhìn về tác động và quy mô của sự việc mà không làm bài lan man dài dòng hay bị "spam nguồn". – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:09, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Bạn tìm chữ "spam nguồn" trong ngoặc kép và chọn không gian tìm kiếm là Wikipedia sẽ thấy thôi (ngày sửa là cuối tháng 1 năm nay), mình không liên kết trực tiếp để tránh va chạm không cần thiết. Về tổng thể thì mình đánh giá bài ok, đi vào chi tiết đầy đủ sự việc, còn lấn cấn về mục Đọc thêm thì này tùy bạn thôi nhé. – Squirrel (talk) 16:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hihi, mình biết bạn đó là ai rồi, nick bắt đầu bằng chữ L. =)) – Jimmy Blues ♪ 01:14, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Thề từ lời chỉ trích đó là mình ghét bỏ hầu hết BVCL/BVT năm ngoái mình viết, vì đối với mình lúc đó đã cảm thấy chất lượng nội dung không còn ổn để xứng với ngôi sao đó :)) – Squirrel (talk) 05:34, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Hihi, mình biết bạn đó là ai rồi, nick bắt đầu bằng chữ L. =)) – Jimmy Blues ♪ 01:14, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Bạn tìm chữ "spam nguồn" trong ngoặc kép và chọn không gian tìm kiếm là Wikipedia sẽ thấy thôi (ngày sửa là cuối tháng 1 năm nay), mình không liên kết trực tiếp để tránh va chạm không cần thiết. Về tổng thể thì mình đánh giá bài ok, đi vào chi tiết đầy đủ sự việc, còn lấn cấn về mục Đọc thêm thì này tùy bạn thôi nhé. – Squirrel (talk) 16:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @TheSquirrel1432 Bạn có thể nói rõ người phàn nàn này là ai và ở bối cảnh nào không? Mình thực sự không biết và nắm rõ. Theo mình, mục đọc thêm hoàn toàn có thể tồn tại độc lập trong bài với mục đích giúp người đọc mở rộng thêm cái nhìn về tác động và quy mô của sự việc mà không làm bài lan man dài dòng hay bị "spam nguồn". – Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:09, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Nguyenmy2302: Mình góp ý theo tiêu chuẩn dung lượng thôi, bởi vì cách đây vài tháng trước có thành viên phàn nàn các bài chất lượng dự án từ dịch đến tự viết là "spam nguồn" và "viết lan man dài dòng", từ đó mình cũng mạnh tay trong vấn đề chọn lọc nội dung hơn trước. Theo mình, thông tin nào không quá cần thiết hay không còn hoặc quá ít liên quan/tác động đến chủ đề là mình thẳng tay loại luôn. Kể cả nguồn dẫn như sách, báo, web, tạp chí nào không sử dụng trong bài là mình loại. – Squirrel (talk) 15:19, ngày 9 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nhận xét: Trong cuộc sống có thể chúng ta đã nghe qua về nhiều vụ việc rò rỉ dữ liệu, thường là từ các công ty, tổ chức lớn rồi. Việc rò rỉ dữ liệu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và mang nhiều động cơ khác nhau, thậm chí có thể liên quan đến chính trị. Đây là một trong số bài viết về lĩnh vực an toàn thông tin, do tôi tự dịch từ GA bên Wikipedia tiếng Anh và đang chờ được duyệt lên Bạn có biết. Cảm ứng dịch bài này xuất phát từ vụ hàng chục nghìn tài khoản trên hệ thống Wikimedia bị xâm nhập và từ việc dịch bài Nhồi nhét thông tin đăng nhập. Đây là lần ứng cử Bài viết tốt thứ hai của tôi, rất mong được lắng nghe những góp ý từ các bạn!
- Người nhận xét: ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:38, ngày 1 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Bài hữu ích và dễ hiểu đối với mình. 1 vote cho công sức của bạn ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 16:23, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết tốt về một chủ đề còn khá ít bài tại wiki tiếng Việt. —Pminh141 [ Thảo luận ] 06:23, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài có ích trong lĩnh vực còn khá ít bài tại Wikipedia tiếng Việt. Dịch thuật tốt. Anster trò chuyện · đặt yêu cầu 10:58, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ýSquirrel (talk) 11:32, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết có ích về chủ đề ít được quan tâm. The Weird Kid talk contributons 13:55, ngày 18 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Một số từ tiếng Anh không cần thiết do đã được phổ biến trong tiếng Việt hay không đủ đặc thù để có từ riêng: data breach hay data leakage
(mở bài);
malware; bring your own device. Với cả hỗ trợ dịch sang tiếng Anh thì đã có Wikitionary. (đã gạch từ do những ý ở dưới)
Một số từ tiếng Anh có thể dịch sang tiếng Việt:
nguyên tắc principle of least privilege
--> Nguyên tắc đặc quyền tối thiểu.Nên thống nhất cách dùng "phising" vì mỗi nơi dùng một kiểu.ChopinTheChemistTrò chuyện 16:30, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Malware là từ dịch được nhưng dài, do từ gốc bản chất là ghép từ 2 từ khác nhau, có thể dùng luân phiên. Plantaest (thảo luận) 17:16, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Một số từ tiếng Anh được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt thì tôi nghĩ dùng được. Malware là một ví dụ. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 21:15, ngày 3 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Đã sửa. Về malware, tôi có cùng cách giải thích với Plantaest. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 14:00, ngày 4 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Ý kiến
- Trần Ngọc Tuấn (28 tháng 11 năm 202).
- Đã có người giúp sửa và bổ sung ISSN. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 08:15, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Nguồn "Forum on Cyber Resilience Workshop Series" hình như do hai người báo cáo mà sao tham số author lại để tên tổ chức.
- Đã sửa thành hai author. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 09:23, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Bạn cần bổ sung đầy đủ language cho các nguồn ngoại ngữ. Nếu đã dịch tiêu đề ở phần Chú thích rồi thì bạn nên dịch nốt ở phần Tài liệu. Squirrel (talk) 15:02, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đã bổ sung và đã dịch. ⋆˚。⋆୨✧୧˚ 강혜원 ˚୨✧୧⋆。˚⋆🎀 𝑪𝑼𝑻𝑬 🎀 09:23, ngày 8 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- Trần Ngọc Tuấn (28 tháng 11 năm 202).
- Nhận xét: Một trận đấu vòng loại World Cup 2002 đã xô đổ hàng loạt kỷ lục trong những trận đấu bóng đá quốc tế, trong đó có kỷ lục về chiến thắng cách biệt lớn nhất, cầu thủ ghi nhiều bàn nhất trong trận... Ngoài ra, nó cũng trở thành một phần nguyên do để Úc giã biệt Liên đoàn bóng đá châu Đại Dương và chuyển sang Liên đoàn bóng đá châu Á kể từ năm 2006. Bài viết này được dịch từ bài GA bên enwiki từ năm 2018, và sau khi trải qua n lần hiệu đính của tôi thì nay chính thức mang ra đề cử ở khu vực này. Rất mong mọi người để lại ý kiến nhận xét cho bài viết.
- Người nhận xét: – T H V B (THVĩnhBiệt) 04:28, ngày 31 tháng 3 năm 2025 (UTC)
Đồng ý
Đồng ý Không thấy vần đề gì. I So bad 02:19, ngày 6 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết không còn vấn đề gì khúc mắc nữa! Hongkytran (thảo luận) 12:07, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài viết tốt.ChopinTheChemistTrò chuyện 13:18, ngày 16 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý —Pminh141 [ Thảo luận ] 14:00, ngày 19 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Đồng ý Bài ổn, không còn vấn đề gì nữa. Jimmy Blues ♪ 02:20, ngày 24 tháng 4 năm 2025 (UTC)
Chưa đồng ý
Ý kiến
Ý kiến Ngày truy cập nguồn nên là thời điểm viết bài, thay vì dịch lại thời điểm của bài bên en, bởi không chắc những nguồn truy cập cách đây cả 15 năm đến giờ vẫn còn tồn tại. Caruri (thảo luận) 10:44, ngày 31 tháng 3 năm 2025 (UTC)
- @Caruri: Bạn nhắc tôi mới nhớ có một nguồn ESPN dẫn đến link trang không tồn tại, tôi đã chỉnh lại trong bài. Tuy nhiên thì các nguồn trong bài đã được tôi cho lưu trữ hết rồi nên bạn cũng không cần quá lo lắng chuyện nó tồn tại hay không (trừ khi web archive sập (?) may ra link mới chết). Tất nhiên là tôi đã kiểm tra cả link gốc lẫn link lưu trữ của từng nguồn và đều còn hoạt động tốt. Còn về việc thay đổi ngày truy cập mà bạn nói, tôi đang cân nhắc. – T H V B (THVĩnhBiệt) 12:57, ngày 31 tháng 3 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42 Cái này tôi ủng hộ bạn Caruri nhé. Dù chỉ là tiểu tiết và không bắt buộc, nhưng việc sửa ngày truy cập cho thấy người viết đã trau chuốt bài cẩn thận ra sao, kể cả khi đó là dịch bài từ bên en. Trước đây tôi cũng không để ý việc này lắm, nhưng gần đây đang cố gắng thay đổi ở các bài viết của mình, như bài You Know My Name. Đề cử tận năm 2025 mà ghi một số ngày truy cập từ tận năm 2009 (?!) đúng là hơi kỳ, chí ít cũng phải sửa lại sau mốc khởi tạo bài (24.6.2018) – Jimmy Blues ♪ 01:07, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- À, tôi mới phát hiện ra nguồn số 25 tiếng BĐN chưa dịch nhé, nguồn tiếng Anh thì có thể châm trước được. – Jimmy Blues ♪ 01:09, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Đã định dạng lại tất cả ngày tháng trong nguồn và dịch những tiêu đề không phải tiếng Anh. – T H V B (THVĩnhBiệt) 03:21, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42 Vị trí của các cầu thủ ở mục "chi tiết" dịch nốt nhé, VD "GK" --> "TM", "FW" --> "TĐ"... – Jimmy Blues ♪ 03:37, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Mintu Martin: Đã định dạng lại tất cả ngày tháng trong nguồn và dịch những tiêu đề không phải tiếng Anh. – T H V B (THVĩnhBiệt) 03:21, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- À, tôi mới phát hiện ra nguồn số 25 tiếng BĐN chưa dịch nhé, nguồn tiếng Anh thì có thể châm trước được. – Jimmy Blues ♪ 01:09, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @HuyNome42 Cái này tôi ủng hộ bạn Caruri nhé. Dù chỉ là tiểu tiết và không bắt buộc, nhưng việc sửa ngày truy cập cho thấy người viết đã trau chuốt bài cẩn thận ra sao, kể cả khi đó là dịch bài từ bên en. Trước đây tôi cũng không để ý việc này lắm, nhưng gần đây đang cố gắng thay đổi ở các bài viết của mình, như bài You Know My Name. Đề cử tận năm 2025 mà ghi một số ngày truy cập từ tận năm 2009 (?!) đúng là hơi kỳ, chí ít cũng phải sửa lại sau mốc khởi tạo bài (24.6.2018) – Jimmy Blues ♪ 01:07, ngày 7 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Caruri: Bạn nhắc tôi mới nhớ có một nguồn ESPN dẫn đến link trang không tồn tại, tôi đã chỉnh lại trong bài. Tuy nhiên thì các nguồn trong bài đã được tôi cho lưu trữ hết rồi nên bạn cũng không cần quá lo lắng chuyện nó tồn tại hay không (trừ khi web archive sập (?) may ra link mới chết). Tất nhiên là tôi đã kiểm tra cả link gốc lẫn link lưu trữ của từng nguồn và đều còn hoạt động tốt. Còn về việc thay đổi ngày truy cập mà bạn nói, tôi đang cân nhắc. – T H V B (THVĩnhBiệt) 12:57, ngày 31 tháng 3 năm 2025 (UTC)
Ý kiến @HuyNome42: Phiền bạn tìm nguồn cho thông tin "Úc ra sân với một đội hình gồm một số cầu thủ dự bị do nhiều cầu thủ chính đang nghỉ hoặc không được chọn vào đội tuyển" I So bad 09:29, ngày 5 tháng 4 năm 2025 (UTC)
- @Đơn giản là tôi: Nguồn số 2 trong bài nói về sự thiếu vắng các ngôi sao của Úc như Harry Kewell, Mark Viduka, Danny Tiatto và John Aloisi. Nguồn này còn nói về việc Archie Thompson chỉ được trao cơ hội vì huấn luyện viên trưởng không gọi những cầu thủ tốt nhất tham dự vòng loại này. Ngoài ra tôi còn bổ trợ bằng nguồn báo Tây Ban Nha. – T H V B (THVĩnhBiệt) 12:32, ngày 5 tháng 4 năm 2025 (UTC)